UTM Tracking là gì? Cách tạo mã UTM theo dõi chiến dịch

Nội Dung ChínhUTM Tracking là gì?Cấu trúc chuẩn của UTM Code Tracking là gì?Cách tạo mã UTM theo dõi chiến dịchTạo mã UTM Tracking bằng công cụ Campaign URL BuilderTạo mã UTM Tracking thủ côngCách sử dụng UTM TrackingBiết được nguồn Traffic đến từ đâuBiết được đường link mà người dùng click vào trong các … Tiếp tục đọc UTM Tracking là gì? Cách tạo mã UTM theo dõi chiến dịch


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

UTM Tracking là một khái niệm thường được nhắc đến trong Digital Marketing. Vậy UTM Tracking là gì và ứng dụng của nó như thế nào? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

UTM Tracking là gì?

UTM Tracking là một dãy code được thêm vào đường dẫn URL để bổ sung thông tin cho đường dẫn, đồng thời giúp bạn theo dõi lượng truy cập và hiệu quả của chiến dịch marketing

UTM là viết tắt của Urchin tracking module. Khi nhập thêm thông tin code UTM trên URL, bạn có thể phân tích được nguồn truy cập, biết được traffic đã click vào link trang web đến từ nguồn nào.

UTM Tracking là gì?
UTM Tracking là gì?
Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Cấu trúc chuẩn của UTM Code Tracking là gì?

Cấu trúc chuẩn của UTM Code sẽ được chia thành 5 phần, được giải thích chi tiết và đưa ví dụ cụ thể của từng thông số chiến dịch:

Campaign Source = Nguồn truy cập vào Website (utm_source): utm_source được sử dụng để xác định tên bảng tin, công cụ tìm kiếm hay nguồn Google, nguồn Facebook. 

Ví dụ về utm_source:

  • utm_source = google
  • google = Từ Google
  • youtube = Từ Youtube
  • facebook = Từ Facebook
  • vietnix = Từ Vietnix
  • adnet_tên networks = Từ Ad Networks
  • affiliate_booking = Từ Booking
UTM Source là gì?
UTM Source là gì?

Campaign Medium = Phương thức truy cập (utm_medium): utm_medium được dùng để xác định phương tiện truy cập như truy cập qua email, quảng cáo SMS, CPC, CPA, CPE,… 

Ví dụ về utm_medium:

  • utm_medium = display
  • display = Display Banners
  • article = PR Articles
  • cpc = Hình thức mua quảng cáo, trả tiền khi người dùng click vào quảng cáo Facebook Ads, Google Adwords,..
  • cpa = Hình thức mua quảng cáo, trả tiền khi người dùng thực hiện chuyển đổi từ quảng cáo Facebook Ads, Google Adwords,..
  • cpe = Hình thức mua quảng cáo, trả tiền khi người dùng tương tác (like, share, comment,..) với bài quảng cáo Facebook Ads,..
  • email = Truy cập qua email
  • sms = Truy cập qua tin nhắn sms

Campaign name = Tên Brand (utm_campaign): Chiến dịch UTM Tracking này được dùng để phân tích từ khóa, xác định chiến lược hoặc hỗ trợ quảng cáo cho sản phẩm. 

Ví dụ về utm_campaign:

  • utm_campaign = fashion_sale
  • utm_campaign = Chanel
  • utm_campaign = Gucci
  • utm_campaign = Louis Vuitton
  • utm_campaign = Dior
Tracking UTM
Tracking UTM

Campaign Term (utm_term): Campaign Term được dùng để ghi lại các từ khóa cho quảng cáo đó, sử dụng cho quảng cáo trả phí.

Ví dụ về utm_term:

  • utm_term = summer
  • utm_term = travel

Campaign Content (utm_content): utm_content được sử dụng để phân biệt loại nội dung quảng cáo, hoặc liên kết trỏ đến cùng một URL.

Ví dụ về utm_content:

  • utm_content = logolink
  • utm_content = textlink

Cách tạo mã UTM theo dõi chiến dịch

Tạo mã UTM Tracking bằng công cụ Campaign URL Builder

Để tạo mã UTM Tracking, bạn có thể tạo bằng cách truy cập vào website tạo mã UTM của Google. Với những thông số UTM như sau:

  • Website URL: Điền URL mà bạn muốn đo lường.
  • Campaign Source: Điền tên nhà quảng cáo, trang web, ấn phẩm,… đang gửi traffic đến cho trang của bạn. Ví dụ: Google, Newsletter, Facebook,…
  • Campaign Medium: Điền phương tiện quảng cáo. Ví dụ: CPC, email, banner,… Source xác định nguồn truy cập từ đâu thì Medium sẽ xác định cách thức truy cập từ kênh đó đến trang của bạn.
  • Campaign Name: Điền tên chiến dịch, mã khuyến mãi, slogan cho sản phẩm. Ví dụ: spring_sale.
  • Campaign Term: Nhằm xác định những từ khóa có trả phí giúp biết được từ khóa nào mang lại chuyển đổi cao hơn (thường được sử dụng trong kênh Google Search).
  • Campaign Content: Được sử dụng để phân biệt nội dung hoặc các liên kết của một quảng cáo.
Công cụ Campaign URL Builder
Công cụ Campaign URL Builder

Lưu ý khi điền, bạn không được sử dụng dấu cách ( ) hoặc dấu gạch nối (-) khi đặt các thông số mà chỉ được sử dụng dấu gạch dưới (_) để phân biệt với URL của website. Đồng thời, các thông số của URL Tracking có sự phân biệt ký tự in hoa và in thường nên hãy chú ý để không bị nhầm lẫn. 

Tạo mã UTM Tracking thủ công

Ngoài cách tạo mã bằng công cụ, bạn có thể tạo mã UTM bằng cách thủ công để dễ dàng tùy chỉnh chiến dịch với một số lưu ý sau:

  • Tách riêng URL và thông số bằng dấu chấm hỏi (?).
  • Thông số và giá trị được tách nhau bởi dấu bằng (=).
  • Mỗi cặp thông số và giá trị khác nhau được tách nhau bởi dấu (&).

Ví dụ: https://www.vietnix.vn/hosting-gia-re/?utm_source=facebook&utm_medium=post&utm_campaign=hosting40

Tạo mã UTM thủ công
Tạo mã UTM thủ công
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Cách sử dụng UTM Tracking

Sau khi đã biết được UTM code là gì và cách tạo mã UTM, bạn có thể sử dụng nó để theo dõi các chiến dịch Marketing của mình.

Biết được nguồn Traffic đến từ đâu

UTM Tracking sẽ cho bạn biết được nguồn các traffic của website mình đến từ đâu bằng cách sử dụng các thông số source, campaign, medium,… 

Ngoài ra, bạn cũng có thể biết được kênh bắt nguồn và các lượt traffic trực tiếp trên Google Analytics. Để biết trang nào đang tạo ra traffic cho website của bạn, hãy điều hướng đến Acquisition > All Traffic > Referrals.

Nếu bạn có nhiều bài đăng khác nhau trên các kênh truyền thông, bạn có thể thêm thông số &utm_campaign=ten-bai-dang vào cuối đường link để xác định rõ hơn lượng traffic đến từ bài đăng nào.

UTM Tracking in Google Analytics
UTM Tracking in Google Analytics

Chỉ với việc thêm thông số UTM_content vào từng đường link, bạn có thể theo dõi số lượt click vào chúng. 

Sau đó, tại Google Analytics, bạn hãy vào phần Acquisition > Overview > Campaigns > All Campaigns để xem đường link nào mang lại cho bạn nhiều traffic nhất trong chiến dịch.

Phân nhóm Traffic dựa trên các medium

Chẳng hạn như bạn đang chạy chiến dịch Marketing trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter. Những traffic đổ về ở những kênh này đều hiển thị dưới dạng kênh Social.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn chia sẻ chúng trên các trang mạng xã hội mà Google không thể nhận diện là kênh Social (ví dụ Imgur.com), bạn sẽ không thể theo dõi chiến dịch trên tất cả các kênh mạng xã hội.

Google Analytics UTM Tracking
Google Analytics UTM Tracking

Khi đó, chỉ với mã UTM_medium=social, bạn hoàn toàn có thể theo dõi chúng và biết được hiệu suất của chiến dịch như thế nào, traffic đổ về từ kênh mạng xã hội nào để có thể tối ưu chiến dịch.

Biết được hiệu suất mang lại traffic của các chiến dịch

UTM Tracking sẽ giúp bạn theo dõi và biết được hiệu suất mang lại traffic của các chiến dịch Marketing khác nhau bằng cách sử dụng thông số source, campaign,…

>> Xem thêm: Các chiến lược marketing nổi tiếng và quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Ứng dụng của UTM trong Digital Marketing

UTM Tracking thực sự hữu ích trong Digital Marketing. Nó sẽ giúp bạn biết được nguồn traffic đổ về website là từ đâu. Thông qua đó, bạn có thể đánh giá hiệu quả và đưa ra những chiến lược hợp lý. 

UTM trong Digital Marketing
UTM trong Digital Marketing

Theo dõi hiệu quả của Email Marketing

Trong chiến dịch Email Marketing, bạn có thể thêm các thẻ UTM để dễ dàng theo dõi hiệu suất của chiến dịch: biết được lưu lượng truy cập, xác định những email không hiệu quả để cải thiện và đưa ra chiến lược đúng đắn.

Theo dõi hiệu quả CTA

Bằng cách thêm các tham số UTM vào URL, bạn có thể theo dõi lưu lượng truy cập từ các câu kêu gọi hành động CTA để biết được hiệu quả CTA như thế nào.

Thử nghiệm A/B

Các thông số UTM được thêm vào bằng cấu trúc utm_content sẽ giúp bạn biết được các liên kết trỏ đến cùng một sản phẩm hoặc trang web nếu bạn đang thực hiện thử nghiệm A/B.

Đo lường chỉ số ROI 

Khi thêm các thông số UTM vào các liên kết mạng xã hội, bạn sẽ biết được chiến dịch nào có lượng truy cập và tỉ lệ chuyển đổi cao để có chiến lược tối ưu và phát triển.

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Các câu hỏi thường gặp về UTM Tracking

UTM tốt nhất cho điều gì?

Mục đích chính của UTM Tracking là theo dõi chỉ số lưu lượng truy cập website đến từ các nguồn từ bên ngoài. Như hồ sơ social media hoặc email quảng cáo của bạn. Đó cũng là lý do mọi thứ có thể trở nên lộn xộn nếu như bạn bắt đầu theo dõi các liên kết nội bộ, chẳng hạn như chỉ số lưu lượng truy cập mà một bài đăng trên website tới trang đích.

Làm cách nào để sử dụng UTM Tracking trong Google Analytics?

Cách để bạn sử dụng UTM Tracking trong Google Analytics
1. Truy cập vào Google Analytics
2. Chèn URL website và thông tin chiến dịch
3. Tạo mã theo dõi UTM Tracking cho mọi quảng cáo hoặc liên kết
4. Sử dụng mã theo dõi UTM Tracking trong tất cả chiến dịch tiếp thị của bạn

UTM Tracking trong an ninh mạng là gì?

UTM Tracking trong an ninh mạng sẽ quản lý mối đe dọa hợp nhất (UTM) đề cập đến khi nhiều tính năng hay các dịch vụ bảo mật được kết hợp vào một thiết bị duy nhất trong internet của bạn. Sử dụng UTM Tracking, người dùng mạng của bạn được bảo vệ bằng các tính năng khác nhau, gồm chống vi-rút, lọc nội dung, lọc email và web, chống thư rác

Lời kết

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được UTM Tracking là gì, cách tạo và sử dụng nó như thế nào. Hy vọng với việc ứng dụng UTM Tracking vào chiến dịch Marketing, bạn sẽ đưa ra những chiến lược đúng đắn và đạt được hiệu quả cao nhất.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Rate this post

Bình luận