Hacker mũ trắng là gì? Công việc của một hacker mủ trắng
Nội Dung ChínhHacker mũ trắng là gì? Khái niệm Hacker mũ đen là gì? Ethical hacking là gì? Lịch sử của ethical hackingKỹ thuật ethical hackingTầm quan trọng của Hacker mũ trắng? Cần học những gì để trở thành Hacker mũ trắng?Cơ hội nghề nghiệp của Hacker mũ trắng tại Việt NamLời kết Hacker mủ trắng thường được mọi … Tiếp tục đọc Hacker mũ trắng là gì? Công việc của một hacker mủ trắng
Hacker mủ trắng thường được mọi người biết đến là những người đảm bảo an toàn thông tin. Vậy hacker mũ trắng là gì? Có tầm quan trọng như thế nào trên không gian mạng? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay các vấn đề trên tại bài viết này nhé!
Hacker mũ trắng là gì?
Hacker mũ trắng (white hat hacker) là cụm từ chỉ những người có kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng những kiến thức, kỹ năng của mình để thực hiện một số hoạt động đảm bảo an toàn thông tin.
Những hoạt động hacker mũ trắng thực hiện đó là kiểm tra hệ thống và vượt qua các hàng rào bảo mật của doanh nghiệp, công ty để tìm kiếm và khắc phục các lỗ hổng thông tin. Đặc biệt, việc truy cập vào hệ thống để tiến hành “hack” của hacker mũ trắng là hành động được cho phép.
Mục đích hoạt động của hacker mũ trắng chính là đảm bảo sự an toàn thông tin của cá nhân, doanh nghiệp. Hơn nữa, hacker mũ trắng còn có vai trò xâm nhập vào hệ thống thông tin để tìm ra những điểm yếu của hệ thống. Sau đó, thay vì sử dụng điểm yếu đó để đánh cắp dữ liệu thì hacker mũ trắng sẽ báo cáo lại các lỗ hổng cho công ty. Đây được gọi là hoạt động kiểm thử xâm nhập.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Hacker qua bài viết: Hacker là gì? Tất cả thông tin về hacker bạn cần biết của Vietnix.
Khái niệm Hacker mũ đen là gì?
Cũng tương tự như hacker mũ trắng, hacker mũ đen là những người có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hacker mũ đen sẽ thực hiện các hành vi xâm nhập nhằm mục đích phá hoại và trục lợi bất chính từ những lỗ hổng bảo mật của hệ thống website, phần mềm,…
Đây là mối lo ngại vô cùng lớn đối với nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Bởi những thông tin quan trọng có thể bị đánh cắp hoặc phá hoại các hạ tầng mạng, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ethical hacking là gì?
Do sự xuất hiện và phát triển của nhiều thành phần hacker mũ đen đã tạo nên mối lo sợ cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Những đối tượng hacker xấu không chỉ xâm nhập vào hệ thống với mục đích đánh cắp thông tin bảo mật mà còn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống. Chính điều đó đã làm cho từ “hacker” bị cho là những thành phần đáng lo ngại.
Hiện nay, hầu như tất cả các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều sử dụng máy tính và mạng máy tính để tối ưu hiệu suất công việc. Nên việc kiểm tra và đánh giá bảo mật của hệ thống luôn được thực hiện thường xuyên. Điều này nhằm mục đích tránh sự tấn công của những thành phần xấu.
Mọi doanh nghiệp hàng ngày đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm về an toàn thông tin. Do đó, họ đã tiến hành tìm kiếm những ethical hacker hay còn gọi là hacker mũ trắng để kiểm tra và tránh tình huống bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu.
Lịch sử của ethical hacking
Ethical hacking là thuật ngữ được giới thiệu lần đầu vào năm 1995 bởi cựu phó chủ tịch IBM (ông John Patrich). Ông John Patrick đã sử dụng thuật ngữ này khi mô tả sự cố tình xâm nhập và kiểm tra hệ thống để xem xét các lỗ hổng.
Thuật ngữ “ethical hacking” được ứng dụng lần đầu vào việc đánh giá bảo mật của hệ điều hành Multics Os của Không quân Hoa Kỳ. Việc này được thực hiện nhằm kiểm tra thư hệ thống để phục vụ cho những nhiệm vụ tuyệt mật. Quá trình kiểm thử được thực hiện bằng cách mô phỏng những cách thức mà kẻ xấu có thể thực hiện để xâm nhập vào hệ thống.
Vào năm 1998, máy quét lỗ hổng đầu tiên được ra đời bởi ông Dan Farmer. Máy này được gọi là máy COPS, được ra đời với vai trò quét các lỗ hổng trên hệ thống phần mềm của hệ điều hành Unix.
Sau đó, máy quét bảo mật này tiếp tục được phát triển triển bởi Farmer và Wietse Venema, có tên là SATAN. Máy được hoạt động nhằm hỗ trợ thực hiện những công việc của ethical hacking và xây dựng các chiến thuật của ethical hacking trong quá trình đánh giá bảo mật của hệ thống thông tin.
Sự ra đời của ứng dụng này đã hình thành suy nghĩ rằng các hacker sẽ dùng ứng dụng máy quét SATAN để thực hiện những việc làm xấu.
Hiện nay, ngành nghề ethical hacking đang là một trong những ngành có nhu cầu nhân sự rất lớn. Với mục đích đảm bảo an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp lẫn cá nhân. Để có thể làm việc trong lĩnh vực ethical hacking bạn cần phải có chứng nhận CEH.
Kỹ thuật ethical hacking
Kỹ thuật quét cổng (port scanning) là một trong những kỹ thuật được ethical hacker sử dụng dụng phổ biến nhất. Quét cổng là một kỹ thuật được thực hiện nhằm đánh giá bảo bật của hệ thống thông qua việc kiểm tra các lỗ hổng và một số phương pháp khác. Ngoài ra, còn một quy trình tiêu chuẩn khác của hacker mũ trắng chính là mô phỏng lại những kỹ thuật các hacker mũ đen sử dụng.
Những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong ethical hacking là:
- Thu thập những thông tin của website mục tiêu.
- Sử dụng một số trích xuất khác khi thăm dò, nghe trộm, phân tích lỗ hổng và xâm nhập vào bên trong máy chủ hoặc mạng không dây.
Các phương pháp tái tạo những mối đe dọa bảo mật mạng được sử dụng phổ biến như tấn công phi kỹ thuật, tấn công DDoS là những phương pháp được sử dụng trong quá trình kiểm thử. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều kỹ thuật hỗ trợ ethical hacking khác được sử dụng.
Tầm quan trọng của Hacker mũ trắng?
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Internet đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ hacker mũ đen. Những thành phần này luôn là mối đe dọa lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Những thông tin quan trọng có thể bị đánh cắp bất kỳ lúc nào, không chỉ làm ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp.
Vì vậy, các công ty hiện nay đang ngày càng chú trọng vào việc sử dụng ethical hacking. Điều này sẽ giúp công ty kịp thời phát hiện và nắm bắt được những mối nguy hiểm đối với hệ thống bảo mật. Tránh tình trạng bị đánh cắp dữ liệu, thông tin tài chính và tránh nhiều rủi ro quan trọng khác.
Cần học những gì để trở thành Hacker mũ trắng?
Do đặc thù của ngành này là sử dụng công nghệ thông tin và ứng dụng mạng máy tính, nên để có thể trở thành một hacker mũ trắng bạn cần phải có những kiến thức chuyên sâu như:
- Cách xử lý sự cố với hệ điều hành.
- Kiến thức về mạng máy tính.
- Cách sử dụng các thiết bị router, switch,…
Song song đó, còn cần có các kỹ năng quản lý hệ thống máy chủ trên nhiều hệ điều hành như: Windows, Unix, Linux. Các kỹ thuật về xâm nhập, theo dõi, giám sát, tạo trojan, backdoor, virus cũng rất cần thiết để trở thành một hacker mũ trắng. Bên cạnh đó, những kỹ thuật về tấn công DDoS, tạo lỗi tràn bộ đệm, kỹ thuật cướp quyền kiểm soát hệ thống, phá hoại hệ thống website,… cũng cần nắm rõ.
Đồng thời, cần trang bị thêm những kiến thức về ngôn ngữ lập trình như: Python, C, C++, Java,… để phục vụ tốt nhất cho quá trình khai thác và sửa chữa các lỗ hổng hệ thống.
Cơ hội nghề nghiệp của Hacker mũ trắng tại Việt Nam
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, mọi ngành nghề đều đã có sự chuyển mình đáng kể. Vì vậy, mọi hoạt động đều đang dựa trên nền tảng mạng máy tính, điều này đã làm gia tăng số lượng hacker mũ đen.
Do đó, mọi doanh nghiệp đều đang đầu tư về nhu cầu bảo vệ hệ thống thông tin của mình bằng cách sử dụng các hacker mũ trắng. Điều này sẽ giúp bảo vệ các thông tin của doanh nghiệp được an toàn và đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định.
Chính vì thế, đây đã trở thành một cơ hội lớn để các bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành hacker mũ trắng tại Việt Nam. Mở ra một con đường lớn cho những ai có đam mê trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với nhu cầu sử dụng nhân sự cao, bạn có thể kiếm được mức thu nhập không dưới 1.000 USD mỗi tháng. Hơn nữa, với ngành nghề này bạn có thể làm việc ở nhiều môi trường, nhiều công ty khác nhau, không bị bó buộc ở một phạm vi nhất định. Điều này sẽ giúp bạn có thể thoải mái phát huy mọi khả năng của mình.
Lời kết
Như vậy, có thể thấy “hacker” không chỉ là cụm từ chỉ những đối tượng thường xuyên đánh cắp thông tin. Mà từ này còn chỉ những người có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm an toàn thông tin đó là các hacker mũ trắng. Cơ hội phát triển cho ngành này cũng đang vô cùng rộng mở. Nếu bạn có thêm những thông tin hay muốn chia sẻ, có thể để lại bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công trên con đường trở thành hacker mủ trắng.