Search Intent là gì? Vai trò của ý định tìm kiếm trong SEO

Nội Dung ChínhSearch Intent là gì? Sự khác nhau giữa Search Intent và Insight của người dùng?Vai trò quan trọng của Search Intent đối với SEO và doanh nghiệp4 dạng Search Intent chính    Informational Search Intent – Ý định tìm kiếm thông tinCommercial Investigation Search Intent – Ý định tìm kiếm điều tra thương mạiTransactional Search Intent … Tiếp tục đọc Search Intent là gì? Vai trò của ý định tìm kiếm trong SEO


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Search Intent là một thuật ngữ quen quen thuộc với các SEOer trong quá trình nghiên cứu khách hàng. Vậy Search Intent là gì? Hãy cùng Vietnix theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về search intent và cách xác định nó hiệu quả nhất.

Search Intent là gì? 

Search Intentý định tìm kiếm của người dùng, là mục đích cuối cùng mà người dùng muốn đạt được khi họ truy cập vào một trang web. Khi người dùng nhập một từ khóa vào thanh tìm kiếm như Google. Search internt sẽ được lưu lại trong các SERP của Google.

Search Intent là gì? 
Search Intent là gì? 
Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Sự khác nhau giữa Search Intent và Insight của người dùng?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Search Intent và Insight của người dùng. Cụ thể đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau chủ yếu ở mức độ mong muốn của người dùng:

Search intent Insight
Thể hiện mong muốn có trong đầu của người dùng ngay khi thực hiện tìm kiếm một vấn đề nhất định nào đó. Thể hiện mong muốn sâu xa bên trong người dùng, thúc đẩy người dùng thực hiện search intent. Có thể ngay cả chính bản thân người dùng cũng không biết mình có mong muốn sâu xa đó.

Ví dụ như khi người dùng muốn tìm kiếm cách dưỡng da họ sẽ thực hiện hành động nhấn vào tìm kiếm trên google hoặc bất kỳ các công cụ tìm kiếm nào, đó gọi là Search intent. Còn người dùng muốn dưỡng da để cải thiện sắc đẹp, thu hút sự chú ý của người khác nên mới tìm kiếm cách dưỡng da thì đó là Insight.

Website của bạn sẽ có nhiều triển vọng nếu bạn đáp ứng được cả Insight khách hàng và cả search intent.

Vai trò quan trọng của Search Intent đối với SEO và doanh nghiệp

Search intent có vai trò giúp doanh nghiệp nghiên cứu và thu thập các dữ liệu của người dùng như lĩnh vực mà khách hàng quan tâm, địa chỉ truy cập,… Các dữ liệu này giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng sâu hơn và có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp với hành vi mua sắm của họ.

Ngoài ra, search intent hiệu quả cũng làm tăng khả năng độ nhận diện thương hiệu, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp đẩy nhanh hoạt động thu hút khách của mình.

Còn đối với quá trình SEO, search intent cũng có vai trò quan trọng không kém. Theo công bố chính thức của Google về các tiêu chí đánh giá chất lượng trang web, ở mục 12.7 có nhắc tới yếu tố search intent.

Google sẽ dựa trên 5 tiêu chí trên để phân loại truy vấn dữ liệu người dùng. Những website có kết quả phù hợp nhất sẽ được đánh giá cao và xếp hạng đầu tiên. Do đó, nếu SEOer không am hiểu về search intent thì có thể dẫn tới việc cung cấp những thông tin sai lệch với truy vấn người dùng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình SEO và khiến website không được Google xếp hạng cao.

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

4 dạng Search Intent chính    

Theo nhiều tài liệu và trên một số công cụ phân tích SEO nối tiếng như Semrush, đều quy định có 4 loại truy vấn mà người dùng thực hiện thường xuyên tìm kiếm.

4 dạng Search Intent chính    

Informational Search Intent – Ý định tìm kiếm thông tin

Người dùng sẽ sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm hiểu về tất cả các thông tin mà họ muốn thấy. Những truy vấn này thường ở dạng câu hỏi hoặc các cụm từ. Ví dụ: Cách nấu món gà rán, hosting là gì,…

Commercial Investigation Search Intent – Ý định tìm kiếm điều tra thương mại

Loại search intent này được thực hiện khi người dùng đang phân vân giữa các thương hiệu hoặc sản phẩm khác nhau, vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng sẽ lựa chọn cái nào. Việc tìm kiếm ở dạng này thường thể hiện dưới dạng so sánh, đánh giá để tìm ra được sản phẩm, dịch vụ mà họ cho là tốt nhất.

Ví dụ: So sánh sự khác biệt giữa WordPress.com và WordPress.org.

Transactional Search Intent – Ý định tìm kiếm giao dịch

Người dùng sẵn sàng giao dịch nếu họ tìm được một sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các yêu cầu của họ. Lúc này tìm kiếm của họ thường gồm tên sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể như địa điểm mua, giá là bao nhiêu và các chương trình khuyến mãi ra sao. Doanh nghiệp nên chú ý tối ưu thông tin ở những bài viết thuộc dạng search intent này để tối ưu chuyển đổi.

Ví dụ: Hosting Vietnix giá bao nhiêu?

Người dùng muốn đi tới một trang web cụ thể để tìm kiếm thông tin mà họ mong muốn.  

Ví dụ: Vietnix, Facebook, Google,…

Một số dạng Search Intent khác

Theo tài liệu của Andrei và Kane Jamison, thì ta lại có 9 loại Search Intent thường gặp, đó là:

  • Research Intent: Đây là loại tìm kiếm phổ biến nhất. Trong đó người dùng muốn tìm kiếm thêm thông tin để phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học hỏi, giải thích của người dùng.
  • Answer Intent: Người dùng muốn tìm câu trả lời, câu hỏi được trả về dưới dạng hộp định nghĩa, hộp trả lời, hộp tính,… Thông thường các kết quả này luôn đứng ở TOP 0 (Featured snippet).
  • Local Intent: Người dùng muốn tìm kiếm một địa điểm, vị trí chỉ định. Trong trường hợp này, bản đồ chỉ đường sẽ hiện lên khi bạn search từ khóa.
  • Transactional Intent: Là dạng ý định tìm kiếm đáp ứng nhu cầu mua sắm sản phẩm. Khi bạn search từ khóa một sản phẩm, hàng hóa thì danh mục sản phẩm của các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee sẽ hiện lên.
  • Video Intent: Người dùng muốn tìm kiếm nội dung video và kết quả trả về là video từ youtube phổ biến nhất hoặc đang nổi bật tại thời điểm tìm kiếm.
  • Visual Intent: Người dùng muốn tìm kiếm ý tưởng hình ảnh liên quan. Kết quả trả về là hình ảnh nằm trong Top 10 hoặc các trang web chia sẻ hình ảnh.
  • News Intent/Fresh Intent: Người dùng muốn tìm thông tin mới nhất. Kết quả trả về là các tin tức nằm trong Story box, các mục xem nhiều trong ngày/tuần/tháng hoặc các link Tweet, Facebook, các trang tin tức.
  • Branded Intent: Người dùng muốn tìm kiếm thương hiệu, nhãn hàng nào đó. Kết quả trả về là các website của thương hiệu lớn hoặc link của một thương hiệu trên sàn thương mại điện tử.
  • Split Intent: Người dùng có ý định tìm kiếm chưa rõ ràng. Kết quả trả về sẽ có hỗn hợp nhiều loại thông tin khác nhau tổng hợp từ research intent, news intent, video intent, visual intent,…

Hướng dẫn cách xác định Search Intent dễ nhất  

Để xác định đúng search intent, bạn có thể sử dụng các từ khóa tìm kiếm hoặc thông qua định dạng SERPs.

Làm sao để xác định Search Intent?
Làm sao để xác định Search Intent?

Nhận biết qua dấu hiệu từ ngữ

Phân tích nghĩa của từ khóa hoặc các cụm từ nằm trong truy vấn tìm kiếm của khách hàng. Chính vì vậy mà Google Search Intent luôn cố gắng đáp ứng và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Một số từ khóa thường dùng nhất của từng loại Search Intent: 

  • Informational: Như thế nào, làm sao, là ai, là gì, hướng dẫn, phương pháp, cách làm, ở đâu,…
  • Navigational: Tên thương hiệu – sản phẩm – dịch vụ.
  • Transactional: Giá bao nhiêu, mua – bán – thuê, sản phẩm + vị trí địa lý, đặt mua, đặt hàng,…
  • Commercial investigation: So sánh, đánh giá, top, rẻ nhất, tốt nhất, màu, version,…

Nhận biết qua định dạng SERPs

Tùy thuộc theo truy vấn người dùng mà SERPs sẽ hiển thị các dạng nội dung khác nhau. Bạn có thể dựa vào định dạng SERPs để phán đoán ngược lại search intent của người dùng:

  • Với Informational Search Intent: Nhận thấy truy vấn của người dùng là tìm kiếm thông tin, Google sẽ cung cấp cho họ kết quả tìm kiếm dưới dạng sơ đồ tri thức, đoạn trích nổi bật, câu hỏi liên quan. Kết quả tìm kiếm nằm trong top đầu thường là các trang Wikipedia, từ điển, trang thông tin tư vấn.
  • Với Navigational Search Intent: Người dùng có ý định tìm kiếm điều hướng, Google cung cấp chính xác trang web mà người dùng muốn được điều hướng đến. Kết quả thường là link trang chủ, sitelink hoặc cả Knowledge Graph ( sơ đồ tri thức).
  • Với Transactional Search Intent: Khi người dùng có ý định tìm kiếm giao dịch, Google trả về kết quả quảng cáo, các trang thương mại điện tử, danh mục sản phẩm hoặc các trang sản phẩm.
  • Với Commercial Investigation Search Intent: Bao gồm kết quả trả phí và đoạn trích nổi bật. Các thông tin trong đoạn trích nổi bật thường không giải thích cho truy vấn mà người dùng tìm kiếm mà sẽ hướng người dùng đến so sánh, xếp hạng các thương hiệu.
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Các cách tối ưu cho Search Intent hiệu quả     

Chúng ta cần tối ưu cho search intent khi đã xác định được và phân tích ý định tìm kiếm của người dùng. Các bước tối ưu cụ thể như sau:

Các cách tối ưu cho Search Intent hiệu quả     
Các cách tối ưu cho Search Intent hiệu quả     

Tối ưu cho Informational Search Intent

Bạn có thể sử dụng những gợi ý từ Google như kiểm tra nội dung top 10, nhìn vào hộp thoại “mọi người cùng tìm kiếm”. Sau đó tổng hợp các tìm kiếm liên quan để từ đó hiểu được những gì người dùng đang muốn tìm kiếm và đưa ra bài viết chất lượng nhất.

Tối ưu cho Transactional Search Intent

Tối ưu Transactional Search Intent bằng cách đưa ra một trang sản phẩm (landing page) cụ thể. Trong đó cần chú ý các yếu tố như:

  • Nút CTA nằm ở vị trí rõ ràng, nổi bật hơn so với các phần còn lại của trang. Chẳng hạn như nổi bật về màu sắc, kích thước, font chữ,… Người dùng cần biết chính xác họ nhận được gì khi nhấn vào nút CTA (mua hàng hay tư vấn thêm,…).
  • Thiết kế dễ nhìn, khi người dùng truy cập sẽ hình thành được ấn tượng về thương hiệu thông qua hình ảnh của trang web. Bạn nên để các thông điệp ngắn gọn và dành nhiều phần hơn cho các hiệu ứng, hình ảnh mô tả.
  • Mô tả sản phẩm chi tiết, khoa học, thuyết phục nhất để tạo được niềm tin từ phía khách hàng, đơn giản hóa quá trình quyết định mua của họ.
  • Các biểu mẫu cần tối giản với những thông tin cần thiết nhất (họ tên, số điện thoại) giúp quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh hơn.

Tối ưu cho Navigational Search Intent

Chú ý đến một số yếu tố trên trang như tên sản phẩm và tên thương hiệu cần được đề cập đến trong title, meta description hoặc các thẻ heading.

Tối ưu hóa Search Intent nâng cao

Có những cụm từ người dùng tìm kiếm với mục đích chưa rõ. Vì vậy bạn cần có được thông tin chi tiết về người dùng để các kết quả tìm kiếm được tối ưu nhất có thể. Với cách này, bạn cần nghiên cứu ý định người dùng dựa trên những kết quả tìm kiếm hàng đầu trên SERP. Từ đó cung cấp dạng bài viết phù hợp nhất theo ý định người dùng

Lời kết 

Trên đây là một vài kiến thức quan trọng về search intent mà bạn cần biết. Mong rằng với những chia sẻ này của Vietnix sẽ giúp bạn hiểu hơn về truy vấn tìm kiếm của khách hàng và cách tối ưu search intent hiệu quả. Chúc bạn tối ưu search intent hiệu quả và nhanh chóng chiếm lĩnh top đầu Google.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Rate this post

Bình luận