5 bước xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay

Nội Dung ChínhChiến lược sản phẩm là gì?Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩmĐối với doanh nghiệp Định hướng rõ ràngXác định rõ về quy trình phát triển sản phẩmĐề xuất các quyết định đúng hướngĐối với khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh Các yếu tố bên trong chiến lược sản phẩm1. Nhãn hiệu và … Tiếp tục đọc 5 bước xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Sản phẩm khi đưa ra thị trường, nếu muốn đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì cần rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là chiến lược sản phẩm. Vậy chiến lược sản phẩm là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược sản phẩm là gì?

Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch hoàn chỉnh và chi tiết về sản phẩm của dự án do cấp quản lý cao nhất đưa ra quyết định. Chiến lược sản phẩm quyết định các mục tiêu dự án được thực hiện thành công hay không. Đồng thời tác động đến các chiến lược khác như: Chiến lược giá, chiến lược phân phối hay xúc tiến hỗ trợ.

Chiến lược phải trả lời được những câu hỏi chính như:

  • Sản phẩm sẽ phục vụ cho ai?
  • Nó mang lại những lợi ích như thế nào cho khách hàng?
  • Mục tiêu của công ty đối với sản phẩm trong suốt vòng đời của nó.
Chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm

Phải khẳng định một điều rằng chiến lược sản phẩm có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược sản phẩm được coi là vũ khí quyết định đến sự thành công của sản phẩm.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm

 3 yếu tố quyết định vị trí của một thương hiệu trên thị trường là:

  1. Sản phẩm của mình có gì nổi trội hơn sản phẩm cạnh tranh của các thương hiệu khác không?
  2. Sản phẩm của mình vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh như thế nào?
  3. Cách để thu hút khách hàng mua hàng của mình?

Các  yếu tố nêu trên muốn thực hiện được thì doanh nghiệp cần có một chiến lược sản phẩm chỉnh chu, đúng đắn, và đi đôi với chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo cho người dùng. Sản phẩm là yếu tố dẫn đến thành công của doanh nghiệp thì chiến lược sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp ấy.

Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm
Tầm quan trọng của chiến lược sản phẩm

Để tìm hiểu thêm chiến lược sản phẩm có tác động như thế nào đối với doanh nghiệp, khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh thì những thông tin dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đối với doanh nghiệp 

Chiến lược sản phẩm đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, là bước đầu để doanh nghiệp triển khai phát triển trong tương lai.

Định hướng rõ ràng

Khi có chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh và định hướng chi tiết sẽ giúp nhân viên trong công ty xác định rõ target cần hướng tới và nỗ lực phát triển bản thân hơn để đạt được mục đích ấy.

Bên cạnh đó, khi đã có một chiến lược rõ ràng, nhân viên phát triển sản phẩm sẽ hiểu rõ ràng hơn mục tiêu cũng như hướng đi của công ty. Như vậy sẽ không bị cuốn vào những chi tiết dư thừa, làm mất thời gian cũng như đi sai mục đích cuối cùng của doanh nghiệp.

Định hướng mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp
Định hướng mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp

Hơn nữa, nếu doanh nghiệp có chiến lược cụ thể thì đội ngũ nhân viên sẽ nắm bắt rõ ràng mục đích công ty đặt ra. Nhờ vậy mà nhân viên bán hàng sẽ hiểu kỹ hơn về sản phẩm. Từ đó đề xuất những ý tưởng bán hàng hoặc tư vấn khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. 

Xác định rõ về quy trình phát triển sản phẩm

Chiến lược sản phẩm như là chìa khóa thành công của chiến lược marketing sản phẩm. Chúng giúp doanh nghiệp xác định rõ được phương hướng đầu tư, hạn chế được những rủi ro, thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Đặc biệt, chiến lược sản phẩm còn liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện các chiến lược còn lại trong marketing hỗn hợp.

Chiến lược sản phẩm giúp xác định quy trình phát triển sản phẩm
Chiến lược sản phẩm giúp xác định quy trình phát triển sản phẩm

Nếu doanh nghiệp không xác định rõ chiến lược sản phẩm từ đầu sẽ dễ bị mắc các lỗi nhỏ, lòng vòng và tốn tiền bạc, thời gian vào những việc không cần thiết khác.

Một khi đã có chiến lược sản phẩm rõ ràng, bạn sẽ nhìn rõ bức tranh toàn cảnh và quy trình phát triển sản phẩm. Nhờ đó có thể xác định các bước đi phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Đề xuất các quyết định đúng hướng

Mỗi quyết định thay đổi trong chiến lược sản phẩm có sự ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình, nguồn lực, thời gian. Chính vì vậy, các chiến lược sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp bắt kịp với những thay đổi để phù hợp với giai đoạn hiện tại. Từ đó, doanh nghiệp phải xác định yếu tố nào cần ưu tiên trước để đầu tư cho phù hợp. 

Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng hướng
Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng hướng

Đối với khách hàng 

Đối với khách hàng, sản phẩm chính là giải pháp tốt nhất giải quyết được các vấn đề mà họ đang đối mặt. Chắc chắn rằng sản phẩm kém chất lượng sẽ không được khách hàng lựa chọn mặc dù giá thành rẻ, nhiều khuyến mãi hay phân phối tiện lợi.

Đối với đối thủ cạnh tranh 

Những yếu tố dễ nhìn thấy rất dễ bị đối thủ sao chép. Ví dụ như: Giá sản phẩm hay những chương trình khuyến mãi. Nếu doanh nghiệp của bạn tổ chức một đợt khuyến mãi tặng quà sản phẩm đi kèm hoặc đợt giảm giá khủng thì ngay lập tức ngày hôm sau đối thủ của bạn làm tương tự.

Đối thủ chỉ có thể bắt chước doanh nghiệp của bạn nếu sản phẩm tương tự với nhau. Do đó, việc đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm với những lợi ích vượt trội sẽ hạn chế được điều này.

Các yếu tố bên trong chiến lược sản phẩm

Bên trong chiến lược sản phẩm bao gồm có 5 yếu tố, cụ thể và chi tiết như sau:

1. Nhãn hiệu và thiết kế bao bì

Bao bì có thể coi như là “đại sứ thường trực” của thương hiệu. Bao bì chính là yếu tố thu hút đầu tiên của sản phẩm với khách hàng, là thứ tiếp cận đầu tiên tới khách hàng. Chính vì vậy, việc chú trọng thiết kế bao bì bắt mắt là yếu tố vô cùng quan trọng.

Nhãn hiệu và thiết kế bao bì là yếu tố thu hút khách hàng
Nhãn hiệu và thiết kế bao bì là yếu tố thu hút khách hàng

2. Xây dựng nhãn hiệu, bao bì

Bên cạnh việc cung cấp thông tin hay chức năng sản phẩm thì bao bì còn dùng để gây dựng uy tín cho thương hiệu. Vì vậy, hãy chi một khoản ngân sách phù hợp mời những designer chuyên nghiệp để nhận được kết quả xứng đáng nhất. 

3. Dịch vụ hỗ trợ

Chiến lược sản phẩm không chỉ nằm ở quy trình trước và trong khi sản phẩm được ra mắt mà còn bao gồm cả sau khi khách hàng mua và sử dụng.

Khi bạn đáp ứng được những nhu cầu của người tiêu dùng và tạo được lòng tin từ họ thì khách hàng sẽ tiếp tục ủng hộ và mua sản phẩm của bạn.

Đối với sản phẩm đang bị bão hòa trên thị trường với mức giá tương đương. Lúc này, yếu tố quyết định là cạnh tranh về dịch vụ.

Dịch vụ, hỗ trợ là yếu tố quyết định khi cạnh tranh sản phẩm
Dịch vụ, hỗ trợ là yếu tố quyết định khi cạnh tranh sản phẩm

Ví dụ cho bạn dễ hiểu: Bạn kinh doanh đồ uống, chiến lược marketing và cách bán hàng tương tự nhau, đẳng cấp về thương hiệu tương đương nhau thì dịch vụ của bên nào làm hài lòng khách hàng hơn thì sẽ thu hút hơn. 

4. Phát triển sản phẩm mới

Cuộc sống ngày càng phát triển, chính vì vậy nhu cầu của khách hàng cũng sẽ thay đổi để phù hợp. Do đó, phát triển sản phẩm mới là một trong những nhiệm vụ mà mỗi doanh nghiệp phải đầu tư chỉnh chu và kỹ lưỡng.

Bạn có thể thấy rằng những nhãn hiệu mới liên tục xuất hiện, bên cạnh đó, một số nhãn hiệu cũng bị mất dần khỏi thị trường theo thời gian. Vì vậy, công tác đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp vô cùng quan trọng nếu muốn cạnh tranh lâu dài.

Phát triển sản phẩm mới giúp cạnh tranh lâu dài
Phát triển sản phẩm mới giúp cạnh tranh lâu dài

5. Chủng loại và danh mục sản phẩm

Danh mục sản phẩm được hiểu là danh sách đầy đủ tất cả các sản phẩm đem bán của một công ty. Danh mục này được sắp xếp thành các chủng loại sản phẩm khác nhau. Chủng loại sản phẩm là nhóm các sản phẩm tương tự nhau về các đặc tính vật lý dành cho các sử dụng tương tự.

Khi bạn nắm rõ những thông tin về chủng loại cũng như danh mục sản phẩm thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định đứng đắn, nhằm xây dựng một chiến lược sản phẩm đúng hướng và hoàn chỉnh nhất.

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

4 loại chiến lược sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay

Dưới đây là những loại chiến lược sản phẩm hiệu quả nhất hiện nay, được phần đông các doanh nghiệp áp dụng:

1. Chiến lược về nhãn hiệu

Tên gọi cho từng sản phẩm sẽ ảnh hưởng tới mức độ thu hút khách hàng, giúp để lại ấn tượng và tăng độ tiếp cận sản phẩm đến với khách hàng.

  • Đặt tên riêng biệt: Mỗi sản phẩm sẽ có tên riêng cho mình, vì vậy từng loại sản phẩm sẽ không ảnh hưởng tới uy tín công ty. Thế nhưng, mỗi sản phẩm mới gắn liền với nhãn hiệu mới được ra đời, lúc này doanh nghiệp phải bỏ công sức cũng như tiền bạc để xây dựng thương hiệu mới thu hút người tiêu dùng.
    • Ví dụ: Honda đặt tên riêng biệt cho các sản phẩm như xe Airblack, Vision hay Winner,…
  • Toàn bộ sản phẩm chung một tên: Với phương án này sẽ rất tiết kiệm chi phí khi quảng bá sản phẩm. Bởi vì, nếu sản phẩm trước được nhiều người yêu thích thì sản phẩm mới sẽ dễ tiếp cận được tới khách hàng hơn. Thế nhưng song song với đó nếu 1 sản phẩm không tốt sẽ ảnh hưởng tới thương hiệu và toàn bộ sản phẩm khác.
    • Ví dụ: Samsung đã lấy tên gọi chung cho toàn bộ sản phẩm của họ như tủ lạnh, máy giặt, điện thoại, máy tính bảng, tivi,…
  • Đặt tên theo từng dòng sản phẩm: Khách hàng dễ dàng nhận biết một “combo” sản phẩm cùng nhóm, chính vì vậy sẽ dễ dàng quảng bá các sản phẩm trong cùng một dòng. Hơn thế nữa khi gặp sự cố về sản phẩm thì chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm trong dòng mà sẽ không ảnh hưởng tới các sản phẩm khác của doanh nghiệp. 
    • Ví dụ: Dòng sản phẩm của Dove gồm có dầu gội, sữa tắm, lăn khử mùi, sữa dưỡng da,…
  • Kết hợp giữa tên thương hiệu của doanh nghiệp và tên của từng sản phẩm: Với cách đặt tên như này vừa giúp tận dụng uy tín của thương hiệu doanh nghiệp, vừa tạo dấu ấn riêng cho sản phẩm.
    • Ví dụ: OPPO F5, OPPO A5s, OPPO Find X, OPPO F11,…
Chiến lược về nhãn hiệu
Chiến lược về nhãn hiệu

2. Chiến lược về tập hợp sản phẩm (Product Mix)

Muốn đưa ra một chiến lược hiệu quả để quản lý sản phẩm một cách tốt nhất, đầu tiên phải nắm bắt bảng kích thước tập hợp sản phẩm.

  • Chiều rộng: Chỉ các dòng sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi một dòng sản phẩm bao gồm chuỗi các sản phẩm có liên quan với nhau theo các tiêu chí như chức năng, đặc điểm, cấu trúc, nhóm khách hàng mục tiêu.
    • Ví dụ: Một công ty về sữa có thể chia sản phẩm thành dòng sữa cho trẻ sơ sinh, dòng sữa cho bé từ 3-5 tuổi, dòng sữa có vị cho trẻ từ 5-8 tuổi, dòng sữa dinh dưỡng cho mẹ bầu,…
  • Chiều sâu: Ở đây thể hiện các mẫu biến thể. Có thể thay đổi một hoặc một vài yếu tố cấu thành nên sản phẩm như mùi vị, thể tích, kiểu dáng, màu sắc, khối lượng,… của sản phẩm trong cùng một dòng.  
    • Ví dụ: Các mẫu biến thể của sữa Vinamilk thay đổi ở mùi vị (Socola, dâu, sữa, nguyên chất,…), thay đổi về thể tích (110ml, 180ml, 220ml,…)
  • Chiều dài: Là tổng số tất cả sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Tính đồng nhất của các sản phẩm: Là mức độ liên quan giữa các sản phẩm với nhau về hệ thống phân phối, mặt công nghệ sản xuất, lĩnh vực kinh doanh,…
Chiến lược về tập hợp sản phẩm
Chiến lược về tập hợp sản phẩm

Khi khởi nghiệp một công ty có thể kinh doanh chỉ một sản phẩm. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, công ty cân nhắc đầu tư thêm các sản phẩm để đa dạng mặt hàng và phân bổ rủi ro.

Bạn cần cân nhắc các chiến lược sau khi đưa ra quyết định về tập hợp sản phẩm:

  • Mở rộng tập hợp sản phẩm: Phát triển thêm các dòng sản phẩm mới phục vụ đến nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
  • Kéo dài các dòng sản phẩm: Tăng thêm số sản phẩm cho mỗi dòng, hoàn chỉnh hơn các dòng sản phẩm.
  • Tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Tăng mẫu biến thể.
  • Tăng hoặc giảm tính đồng nhất sản phẩm: Tùy vào mức độ uy tín, năng lực, nguồn tài chính của doanh nghiệp để tiếp cận sang một lĩnh vực kinh doanh khác hoàn toàn mới.

3. Chiến lược về dòng sản phẩm (Product Line)

Đối với chiến lược sản phẩm, bao gồm một số phương pháp như sau:

Tăng thêm mặt hàng trong dòng sản phẩm

  • Dãn xuống: Ban đầu tập trung phát triển sản phẩm trong phân khúc cao cấp, sau đó mới dần hoàn chỉnh các sản phẩm phân khúc thấp hơn của thị trường.
    • Ví dụ: Honda ra đời dòng SHi trước với mức giá cao khoảng 110-270 triệu, nhắm tới phân khúc xe tay ga cao cấp. Sau đó Honda ra SH mode giá thấp hơn khoảng 60 triệu nhắm tới phân khúc cận trung cấp, bình dân.
  • Dãn lên: Là chiến lược phát triển sản phẩm ở thị trường cấp thấp, có mức độ phát triển nhanh nhằm thâm nhập hoặc cản trở các đối thủ muốn gia nhập thị trường. Sau đó doanh nghiệp sẽ thêm các sản phẩm có phân khúc cao hơn nhằm gia tăng lợi nhuận và phát triển.
    • Ví dụ: Toyota nổi tiếng dòng xe Corolla Altis hạng bình dân, sau này Toyota phát triển lên xe sedan Toyota Camry hạng trung cao cấp, hạng sang Lexus LS.
  • Dãn cả hai phía: Phát triển các sản phẩm theo cả hai chiều lên và xuống nhằm chiếm trọn toàn bộ thị trường.
    • Ví dụ: Chiếc xe đầu tiên của Honda được sản xuất tại Việt Nam là Super Dream (1997) giá khoảng 20 – 25 triệu.  Năm 1999, Honda tiếp tục ra mắt dòng xe chiếc Future phân khúc xe số cao cấp mức giá khoảng 30 – 31 triệu. Đến năm 2000, các dòng xe máy Trung Quốc tràn vào thị trường với  giá khoảng 13 triệu, Honda tung ngay Wave Alpha với giá 11,2 triệu để lật ngược tình thế.
  • Bổ sung dòng sản phẩm: Phát triển thêm mặt hàng mới vào dòng sản phẩm hiện có giúp tăng lợi nhuận, tăng thêm lựa chọn cho người tiêu dùng và làm cản trở phát triển của đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược về dòng sản phẩm
Chiến lược về dòng sản phẩm

Loại bỏ mặt hàng trong dòng sản phẩm (hạn chế dòng sản phẩm)

Loại bỏ những sản phẩm hay dòng sản phẩm không hiệu quả và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thay vào đó, dồn nguồn lực và kinh phí đầu tư cho các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm hiệu quả hơn.

Ví dụ: Edsel bị xem là sự thất bại lớn của Ford, chúng không có gì nổi bật để cạnh tranh với các sản phẩm hiện có trên thị trường. Đến năm 1959, Ford buộc lòng phải ngừng sản xuất sản phẩm này.

Thay đổi dựa vào mặt hàng đang có trong dòng sản phẩm

  • Cải biến dòng sản phẩm: Từ tất cả các mặt hàng đang có trong dòng sản phẩm, sửa đổi các thành phần, cấu trúc như màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, kích thước, bao bì nhãn hiệu,… nhằm thu hút  khách hàng mua và sử dụng nhiều hơn.
    • Ví dụ: Sửa rửa mặt Simple thay đổi bao bì bắt mắt hơn.
  • Hiện đại hóa dòng sản phẩm: Cuộc sống của con người đang ngày càng nâng cao nhờ sự hỗ trợ của công nghệ 4.0, vì vậy nhu cầu khách hàng luôn có sự thay đổi. Doanh nghiệp phải biến đổi sản phẩm phù hợp để đáp ứng những thay đổi ấy. Lúc đầu có thể đổi mới từ một hoặc một vài sản phẩm để xem đánh giá khách hàng và nhà phân phối trước, sau đó mới đổi mới toàn bộ dòng sản phẩm.
    • Ví dụ: Điện thoại bàn, điện thoại di động, điện thoại thông minh, tablet,…

4. Chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm

Bất kỳ sản phẩm nào đều có vòng đời cụ thể. Doanh nghiệp cần nắm rõ từng giai đoạn vòng đời của sản phẩm để đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp.

Giai đoạn1: Tung sản phẩm ra thị trường

Khi sản phẩm được đưa ra thị trường là lúc giai đoạn 1 bắt đầu. Lúc này, doanh nghiệp cần đầu tư chi phí và thời gian để sản phẩm có thể thâm nhập vào thị trường. Tất nhiên, doanh thu lúc này vẫn chưa ổn định do sản phẩm chưa tiếp cận được nhiều khách hàng.

Tung sản phẩm ra thị trường
Tung sản phẩm ra thị trường

Các nhà làm marketing cần đẩy nhanh hoàn thiện sản phẩm dựa trên những phản hồi từ khách hàng. Chi phí marketing sẽ tập trung vào các hoạt động xúc tiến như: Social media, quảng cáo, khuyến mại để sản phẩm nhanh chóng thâm nhập vào thị trường. Đồng thời xây dựng những kênh phân phối trên các trang mạng xã hội như phổ biến như: Facebook, Tiktok,… để phục vụ cho giai đoạn sau. 

Giai đoạn2: Phát triển

Đến giai đoạn phát triển, số lượng sản phẩm tăng lên nhanh chóng do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới. Lúc này cũng bắt đầu xuất hiện đối thủ cạnh tranh và sao chép sản phẩm, mô hình của bạn.

  • Về chiến lược sản phẩm: Bạn nên tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng như cung cấp thêm dịch vụ đi kèm hay mở rộng thêm mẫu mã sản phẩm. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần chú trọng việc huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhằm phát triển lợi thế cạnh tranh về dịch vụ hỗ trợ. 
  • Giá: Cân nhắc lại giá bán. Có thể giữ nguyên giá để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng việc tiêu thụ.
  • Phân phối: Đẩy mạnh phát triển các kênh phân phối. Tập trung các hoạt động xúc tiến trên kênh để mở rộng tiêu thụ.
  • Xúc tiến: Tập trung xây dựng uy tín và quảng cáo tạo tin tưởng cho khách hàng. Khuyến khích họ sử dụng thêm sản phẩm của bạn.

Giai đoạn 3: Trưởng thành

Lúc này doanh nghiệp cần thu hẹp chủng loại sản phẩm, nâng cao thêm chất lượng, cải tiến sản phẩm, đổi mới bao bì, tính năng,… Cân nhắc phát triển sản phẩm mới để làm phương án sau này.

Ngoài ra, giai đoạn này bạn cũng nên phát triển và củng cố kênh phân phối, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đến những khách hàng mới, phân khúc khách hàng độ tuổi mới với tính năng mới,…

Giai đoạn 4: Suy thoái

Sản phẩm nào cũng trải qua giai đoạn cuối chính là suy thoái. Doanh thu và số lượng tiêu thụ giảm một cách rõ rệt. Đây cũng là lúc doanh nghiệp tung sản phẩm mới ra thị trường, một vòng đời sản phẩm mới bắt đầu. 

5 bước xây dựng một chiến lược sản phẩm cho doanh nghiệp 

Để tạo ra một chiến lược sản phẩm rõ ràng, chi tiết và hoàn chỉnh thì cần rất nhiều thời gian và công sức. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu các bước dưới đây để có chiến lược sản phẩm ưng ý nhất nhé.

1. Tìm hiểu nhu cầu người sử dụng

Trước tiên, bạn cần phải xác định được tệp khách hàng trong chiến lược của bạn là ai, sau đó xây dựng bản kế hoạch theo quy trình chuyên nghiệp để đưa ra cách tiếp cận thị trường cũng như giảm mức độ rủi ro cho sản phẩm.

Tiếp đó, bạn phải thu thập thông tin và lắng nghe cảm nhận của khách hàng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm thông qua các phương thức sau:

  • Đặt câu hỏi trên fanpage.
  • Đưa ra các cuộc khảo sát thực tế.
Tìm hiểu nhu cầu người sử dụng
Tìm hiểu nhu cầu người sử dụng

2. Nhận định tầm nhìn với sản phẩm 

Bạn phải xác định được tầm nhìn sản phẩm bởi nó vô cùng quan trọng, có thể nhận thấy ngay thông qua các lợi ích sau:

  • Nếu doanh nghiệp đưa ra tầm nhìn hấp dẫn cho sản phẩm thì sẽ nhận được các phản hồi tích cực từ khách hàng. 
  • Nếu doanh nghiệp bạn truyền đạt tầm nhìn một cách chuẩn xác, ấn tượng sẽ giúp khách hàng ứng dụng sản phẩm trong thực tế một cách hiệu quả.

3. Xác định rõ mục tiêu sản phẩm hướng tới

Bước tiếp theo cần làm để tạo một chiến lược hoàn chỉnh là xác định mục tiêu của sản phẩm từ nội dung đã đề ra trong kế hoạch.

Mục tiêu có thể nhắc đến như:

  • Tăng doanh thu.
  • Tăng khả năng nhận biết thương hiệu.
  • Khả năng thu hút người dùng.
  • Tăng tương tác với khách hàng.
Xác định rõ mục tiêu sản phẩm hướng tới
Xác định rõ mục tiêu sản phẩm hướng tới

4. Xây dựng một lộ trình phát triển cụ thể

Khi xác định xong các mục tiêu sản phẩm thì việc bạn cần làm là xây dựng nên những ý tưởng để đạt được những mục tiêu đó để đưa vào lộ trình phát triển sản phẩm.

5. Kiểm tra 

Việc cuối cùng mà bạn cần làm là đưa ra một danh sách các định hướng, hoạt động và công việc rõ ràng, cụ thể trong chiến lược sản phẩm để đạt được thành công như mong đợi.

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Lưu ý cần nắm khi xây dựng chiến lược sản phẩm

Một chiến lược sản phẩm hoàn chỉnh cần có 4 yếu tố quan trọng sau đây: target khách hàng tiềm năng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, đầu ra cho sản phẩm và yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng.

Chú trọng vào khách hàng tiềm năng

Thứ đầu tiên bạn cần làm là xác định tệp khách hàng bạn muốn hướng tới là ai, nhu cầu của họ như thế nào? Chỉ khi bạn nắm rõ được khách hàng cần gì thì bạn mới xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ấy.

Chú trọng khách hàng tiềm năng
Chú trọng khách hàng tiềm năng

Bên cạnh đó, hãy coi khách hàng như người bạn, luôn luôn biết lắng nghe những phản hồi từ khách hàng để cải thiện hơn sản phẩm của mình. 

Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh hay công tác nào thì bạn cũng sẽ có những đối thủ cạnh tranh riêng. Việc nghiên cứu, so sánh, phân tích, đối thủ của mình là điều tất yếu giúp bạn biết rõ doanh nghiệp mình đang đứng ở đâu trên thị trường, điểm mạnh của mình là gì và phát triển doanh nghiệp một cách đúng hướng nhất.

Hãy nghiên cứu thật kỹ lý do tại sao khách hàng lại lựa chọn sản phẩm của công ty đối thủ mà không phải của công ty mình? Từ đó bạn sẽ nắm rõ được những điểm yếu của doanh nghiệp mình để khắc phục. Hơn thế nữa, khi nghiên cứu đối thủ bạn sẽ có động lực sáng tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ.

Tìm hiểu đầu ra

Nghiên cứu chiến lược phát triển sản phẩm phải dựa trên nhu cầu của khách hàng, bạn nên cân nhắc các vấn đề sau:

  • Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nguồn phân phối chủ yếu là ở đâu?
  • Làm sao để quảng cáo ấn tượng tới khách hàng,…
Tìm đầu ra sản phẩm
Tìm đầu ra sản phẩm

Nghiên cứu đầu ra là yếu tố quan trọng quyết định rằng chiến lược sản phẩm này có thành công hay không. Đã là kinh doanh thì phải có lợi nhuận, nếu không thì đâu được gọi là kinh doanh? Và người giúp chúng ta có lợi nhuận chính là khách hàng. Vì vậy, phải tìm hiểu khi đã có sản phẩm thì làm như nào để khách hàng mua sản phẩm.

Cân nhắc các yếu tố vĩ mô

Môi trường vĩ mô là tất cả yếu tố bên ngoài liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Đó có thể là kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố vĩ mô đa số xảy ra bất ngờ và khó lường trước được. Nhưng bạn vẫn phải chuẩn bị cho mọi tình huống xảy ra để đến khi có vấn đề bạn sẽ xử lý một cách nhanh gọn và hiệu quả nhất.

Ví dụ về chiến lược sản phẩm: Yếu tố vĩ mô có thể kể đến là tình hình dịch bệnh Covid 19 xảy ra. Khi ấy rất nhiều doanh nghiệp gặp phải khó khăn và có nguy cơ phá sản. 

Lời kết

Bài viết trên đây phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược sản phẩm mà Vietnix muốn gửi tới bạn. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin, kiến thức bổ ích. Nếu còn thắc mắc gì hãy comment phía dưới để Vietnix hỗ trợ bạn nhé!

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Rate this post

Bình luận