P2E là gì? Xu hướng chơi game kiếm tiền online với P2E

Nội Dung ChínhPlay to Earn là gì? P2E là gì?Lý do P2E “bùng nổ” hiện naySử dụng NFT làm đòn bẩyQuyền sở hữu thực sự (true ownership)Tiềm năng phát triển của P2ENhững thách thức của P2E là gì?1. Vốn chơi game quá cao2. Lối chơi chưa đa dạng3. Cơ sở hạ tầng chưa đủ mạnhSự … Tiếp tục đọc P2E là gì? Xu hướng chơi game kiếm tiền online với P2E


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Chơi game nhưng vẫn kiếm được tiền? Bạn muốn theo đuổi con đường trở thành một game thủ chuyên nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy Play to Earn, hay còn gọi là P2E chắc chắn là điều bạn đang tìm kiếm. Vậy P2E là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Play to Earn là gì? P2E là gì?

Play to earn còn được viết tắt là P2E, là mô hình mà trong đó một nền tảng cung cấp cho người chơi cơ hội chuyển tài sản có được trong trò chơi sang thế giới thực như một tài nguyên có giá trị. Nói ngắn gọn và dễ hiểu là phương thức chơi game kiếm tiền.

Play to Earn là gì? P2E là gì?
Play to earn là gì?

Thực ra, hình thức Play to Earn đã xuất hiện từ rất sớm, đồng hành với người chơi từ những cái tên kinh điển như: Võ Lâm Truyền Kỳ, Đột Kích, Liên Minh Huyền Thoại, FIFA,… Các cách kiếm tiền phổ biến được áp dụng đó chính là bán các vật phẩm, trang bị hay vũ khí hiếm.

Hoặc bán luôn tài khoản có những trang bị khủng, thứ hạng cao cho các game thủ khác. Nếu người chơi có trình độ cao thì có thể tham gia các giải đấu chuyên nghiệp để nhận các giải thưởng, danh hiệu lớn.

Có một điểm chung của các dòng game online từ trước đến nay là người chơi sẽ phải nạp tiền để có thể sở hữu các vật phẩm có giá trị. Vật phẩm giá trị càng cao hay càng quý hiếm thì lại càng mất nhiều tiền.

Tuy nhiên nếu nền tảng trò chơi bị sập thì tiền bạc và mọi công sức ngày đêm “cày cuốc” của người chơi cũng đều tiêu tan. P2E ra đời như một phương pháp cứu cánh cho điều này, các vật phẩm của người chơi sẽ được quy đổi sang giá trị crypto và có thể quy đổi thành tiền thật.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Lý do P2E “bùng nổ” hiện nay

Xuất hiện đã lâu nhưng lý dó vì sao P2E lại mới trở nên bùng nổ hiện nay, đặc biệt trong thời điểm xu hướng tiền điện tử lên ngôi? Có hai lý do then chốt mà chúng ta có thể lý giải cho sự sống dậy này là:

  • Công nghệ NFT làm đòn bẩy.
  • Quyền sở hữu thực sự (true ownership).

Sử dụng NFT làm đòn bẩy

NFT là viết tắt của Non-fungible token có nghĩa là tài sản không thể thay thế, là loại token có tính độc nhất và không thể thay thế bởi cách token khác. Nói một cách dễ hiểu, NFT là một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số (blockchain) và đại diện cho những tài sản có giá trị sưu tầm khác nhau.

NFT là viết tắt của Non-fungible token
NFT là viết tắt của Non-fungible token

Theo phong cách truyền thống, tiềm năng của NFT được phát triển mạnh mẽ nhất trong các tác phẩm nghệ thuật như tranh ảnh, âm nhạc. Trong đó, có hai yếu tố làm nên giá trị cơ bản cho một token đó chính là: câu chuyện bên lề và tính sưu tầm cùng giá trị mua bán.

Ngày nay, gaming đã tạo nên một giá trị thứ ba cho token đó chính là tính ứng dụng. Điều này tăng đáng kể độ tiếp cận cho NFT, từ đó thúc đẩy thị trường tiềm năng ngày càng mở rộng và dần tiến tới mainstream.

Quyền sở hữu thực sự (true ownership)

Thực chất, hầu hết các tựa game hiện nay, các vật phẩm có giá trị hay không đều phụ thuộc vào bàn tay của nhà sản xuất. Trang bị quý hiếm bậc nhất server (máy chủ) trong thời điểm này mà người chơi sở hữu có thể ngay lập tức bị mất giá trong thời điểm khác. Lý do là bởi nhà phát hành đã cho ra các vật phẩm tương tự làm giảm giá trị và độ quý hiếm của trang bị ban đầu.

Trong tình huống nghiêm trọng hơn, nhiều nhà phát hành game bị game thua lỗ dẫn đến đóng cửa, đơn cử như Audition, Boom, … Như vậy, mọi giá trị, công sức và cả tiền bạc mà người chơi bỏ ra trong trò chơi đều trở về con số 0. Việc tận dụng NFT và những đặc tính của NFT sẽ giúp giải quyết các bài toán trên cho người chơi.

  • Sở hữu thực sự: Những vật phẩm trong trò chơi sẽ được sở hữu dưới dạng NFT (token), được chứng nhận và giám sát bởi Blockchain. Vì thế, nhà phát hành không có quyền can thiệp vào những vật phẩm, tài sản của người chơi trong game. Hay kể cả sever có sập thì vật phẩm đó cũng không mất giá trị. Người dùng có thể giao dịch với bất kỳ ai mà không bị giới hạn chỉ ở trong game như trước.
  • Tính bảo lưu giá trị: NFT là độc nhất vô nhị, cả số lượng được phát hành và các đặc tính của NFT là cố định và không thể thay đổi. Do đó sẽ không có chuyện vật phẩm hiếm trở nên bớt hiếm đi, hay xuất hiện tình trạng đụng hàng trong game. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của nhiều hệ sinh thái game và các Dapps khác nhau, tính ứng dụng của NFT đang ngày càng tăng, không bị giới hạn ở một game duy nhất.

Tất cả những lợi thế trên giúp lấy lại vị thế vốn có, giúp người chơi có thể tự tin hơn với ước mơ trở thành game thủ chuyên nghiệp. Không chỉ dừng lại là một trò chơi tiêu khiển, người chơi có thể thực sự coi đây là công việc giúp tạo ra thu nhập cho bản thân.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chơi game My DeFi Pet để kiếm tiền

Tiềm năng phát triển của P2E

Newzoo, một trong các trang thu thập data về mảng gaming hàng đầu thế giới, đã tung ra những nghiên cứu chứng tỏ thị trường gaming đang có sự phát triển đều đặn theo từng năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay, việc thị trường có thể đạt đến ngưỡng 200 tỷ đô với 3 tỷ người chơi vào năm 2023 là hoàn toàn có thể.

So sánh với tổng giá trị vốn hóa của top 10 dự án game on-chain hàng đầu hiện tại, thị trường cho mảng Play to Earn còn khá nhỏ, nhưng lại có nhiều tiềm năng để phát triển. Bên cạnh đó, những số liệu của Newzoo nghiên cứu chỉ đang giới hạn trong thị trường gaming truyền thống. Vì vậy, đối với các dự án Play To Earn, “đất” phát triển còn triển vọng hơn rất nhiều.

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Những thách thức của P2E là gì?

Ngoài những tiềm năng phát triển mạnh mẽ, còn có 3 thách thức lớn mà P2E cần phải vượt qua để có sự phát triển vượt bậc trong tương lai.

1. Vốn chơi game quá cao

Ở góc độ người chơi, thực sự gaming-on-chain vẫn còn có nhiều sự rào cản nhất định. Lấy ví dụ đơn giản đối với Axie, tại thời điểm bắt đầu, để đủ điều kiện chơi thì bạn cần bỏ ra trung bình 800$ đến 1000$. Những dự án hot hiện tại đều cần người chơi bỏ ra một khoản vốn không nhỏ để có thể đầu tư nhân vật và chơi game.

Vốn chơi game quá cao
Vốn chơi game quá cao

Đây chính là lý do những người chơi phổ thông đang cảm thấy “rụt rè” hơn khi muốn trải nghiệm blockchain gaming. Mặc dù người chơi có thể đăng ký chơi miễn phí, nhưng để Play to Earn, mong muốn kiếm lời từ game thì phải đầu tư tiền. Người chơi có thể sẽ hoàn vốn sau một thời gian, nhưng không phải ai cũng có thể đủ điều kiện kinh tế để thử sức. Hay với những người chơi không chuyên, khó có ai chấp nhận bỏ một số tiền như vậy để đầu tư trải nghiệm một mô hình trò chơi mới.

2. Lối chơi chưa đa dạng

Đối với những người chơi lâu năm, chắc hẳn có thể dễ dàng nhận thấy sự cách biệt lớn giữa on-chain game và các game truyền thống. Trong khi những tựa game truyền thống thu hút người chơi bởi đồ họa bắt mắt, âm thanh sống động, đa dạng thể loại từ bắn súng, sinh tồn đến nhập vai thì các dự án Play To Earn lại không được như thế.

Chỉ có một vài tựa game Play to Earn là có hình ảnh khá nổi bật và cách chơi hấp dẫn. Chẳng hạn như Star Atlas trên Solana, hay The Ember Sword thì lại đang trong giai đoạn phát triển. Không chỉ dừng lại ở việc đầu cơ thông thường, trong tương lai gần, việc cải thiện lại đồ họa và lối chơi chính là những nước đi cần thiết để những dự án Play to Earn trên blockchain thu hút được càng nhiều người chơi hơn.

The Ember Sword đang trong giai đoạn phát triển
The Ember Sword đang trong giai đoạn phát triển

3. Cơ sở hạ tầng chưa đủ mạnh

Các game Play to Earn cần tìm một nền tảng có thể chịu được lượng giao dịch khổng lồ, tốc độ cao, độ ổn định tốt và chi phí cạnh tranh. Hiện nay, blockchain Ethereum vẫn chưa đáp ứng được điều này. Người chơi có khi phải chờ một giao dịch lên đến vài phút.

Sự phát triển của P2E trong tương lai

Sự phát triển vượt bậc qua các thế hệ

NFT gaming thực chất đã xuất hiện từ năm 2017 với sự ra mắt của CryptoKittie. Tuy nhiên lối chơi còn đang đơn giản, người chơi chỉ có thể mua hoặc ấp trứng để nở ra những con mèo NFT. Sau thế hệ đầu tiên, thế hệ thứ 2 mở ra với những cái tên tiêu biểu như The God UnchainedAxie Infinity.

Thực chất đã có một “cuộc cải cách” đúng nghĩa khi giờ đây, người chơi đã có thể cầm NFT của mình đi chiến đấu với người chơi khác. Nhờ đó, tính tương tác và sự thú vị của game được tăng lên rõ rệt. Chính vì thế, người chơi hoàn toàn có thể tin tưởng ở thế hệ game tiếp theo sẽ có thể giải quyết được những hạn chế hiện tại và đem lại những trải nghiệm tốt hơn.

Storage (Lưu trữ)

Theo những gì Seba Bank công bố, để có thể lữu trữ 1GB dữ liệu trên Ethereum với phí gas 100 gwei thì sẽ cần 60,000 ETH phí giao dịch. Chính vì lưu trữ dữ liệu trên các blockchain tốn kém như vậy nên NFTs sẽ không lưu trữ on-chain. Mà thay vào đó là sẽ chỉ chứa đường link dẫn đến dữ liệu được lưu trữ tại một máy chủ nào đó. 

Nếu máy chủ sập thì NFTs sẽ chỉ còn chứa một link hỏng và người dùng sẽ không thể truy cập được. Như vậy, nhà phát hành cần có một NFT mới để thay thế nhưng cũng không chắc rằng NFT đó có thể giữ được những giá trị như ban đầu. Do đó. trong tương lai, Play to Earn còn tiếp tục phát triển thì mảng Storage được ví như một chiếc “xẻng đào vàng” từ đây. Những dự án nào ứng dụng các nền tảng lưu trữ phi tập trung, ví dụ như Filecoin, Arweave, IPFS,… càng sớm, thì khả năng thành công càng cao so với đối thủ.

Tính ngẫu nhiên 

Tính ngẫu nhiên chính là một trong những chìa khóa chủ chốt trong hầu hết các trò chơi hiện nay. Việc nhận được những phần quà ngẫu nhiên qua các sự kiện mở hòm, mở hộp quà may mắn, … tăng sức hút đáng kể cho game. Mặt khác, tính ngẫu nhiên cũng là một cách để đảm bảo sự công bằng cho người chơi. Bên cạnh đó còn thể hiện tiêu chí rằng tựa game đó có đang thực sự được xây dựng nghiêm túc hay không.

Hiện nay, để on-chain game có thể tích hợp được tính ngẫu nhiên thì cần phải sử dụng VRF (verifiable random function) của công nghệ Chainlink. Các tựa game nổi tiếng hiện nay như Axie, Aavegotchi,… đều đã tích hợp VRF cho riêng mình.

Interoperable NFT 

Interoperable NFT có nghĩa là NFT có thể tương tác, sử dụng trên nhiều game khác nhau. Dù game có thú vị như thế nào đi chăng nữa thì đều có vòng đời sản phẩm nhất định. Khi người dùng muốn chơi game mới trên nền tảng PlayDApp, Interoperable NFT được dùng như một món quà cho game trước đó. Đồng thời, quảng cáo một cách tự nhiên cho game mới. Nhờ đó tăng sức hút cho trò chơi và cung cấp thêm nhiều lợi ích đa dạng cho người dùng.

Interoperable NFT có thể tương tác, sử dụng trên nhiều game khác nhau
Interoperable NFT có thể tương tác, sử dụng trên nhiều game khác nhau

Tuy nhiên, Interoperable NFT hiện tại vẫn đang còn ở giai đoạn sơ khai. Mọi thứ hầu như vẫn còn là ý tưởng chứ chưa thực sự có kết quả cụ thể. Chính vì thế, nếu những dự án triển khai ý tưởng này thành công sẽ đem đến một tương lai mới cho mô hình Play to Earn. 

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Một số tựa game Play to Earn nổi bật nhất

1. Axie Infinity

Hiện tại, không ai có thể phủ nhận sự phổ biến của Axie Infinity trong crypto. Đây là một dự án được lấy cảm hứng từ những tựa game kinh điển như Pokémon và Tamagotchi. Trong Axie Infinity, người chơi có thể thu thập, nuôi dưỡng, buôn bán, … các sinh vật dựa trên token, được gọi là Axie.

Axie Infinity
Axie Infinity

Native token (crypto) của giao thức là AXS, được sử dụng với mục đích để tham gia vào việc quản lý. Bên cạnh đó, còn có một token khác là SLP có thể kiếm được khi chơi game. Cả AXS lẫn SLP đều có thể sử dụng để giao dịch trên sàn Binance.

2. Decentraland

Decentraland là tựa game rất nổi tiếng được bắt đầu khởi động vào 2017. Một trong những tính năng chính của nền tảng là người chơi có khả năng mua các lô đất. Sau đó họ có thể xây dựng và từ đó kiếm tiền từ các lô đất đã mua. 

Decentraland
Decentraland

3. Aavegotchi

Trong tiếng Phần Lan, Aave có nghĩa là ma. Vì vậy, trò chơi Aavegotchi đã xây dựng nên hình tượng chủ chốt là những con ma nhỏ dễ thương. Cũng giống như nhiều tựa game khắc, để bắt đầu chơi Aavegotchi, người chơi cần phải thế chấp một giá trị tài sản nhất định để tạo nhân vật. Những con ma sẽ được tạo với các đặc điểm ngẫu nhiên, có mức độ hiếm nhất định.

Trò chơi Aavegotchi đã xây dựng nên hình tượng chủ chốt là những con ma nhỏ dễ thương
Trò chơi Aavegotchi đã xây dựng nên hình tượng chủ chốt là những con ma nhỏ dễ thương

Hiện tại, dù tựa game này vẫn đang được phát triển chủ yếu như một DeFi nhưng người chơi hoàn toàn có thể trải nghiệm để kiếm tiền điện tử. Trong tương lai, Aavegotchi định hướng phát triển thêm nhiều tính năng mới để tạo thành một hệ sinh thái kiếm tiền hoàn chỉnh.

4. Sorare

Sorare là một trò chơi quản lý đội bóng ảo gồm 5 cầu thủ, người chơi sẽ được nhận vai trò là một huấn luyện viên. Khi tham gia trò chơi, người chơi có thể mua, bán, quản lý và giao dịch một đội bóng ảo với sự trợ giúp của những thẻ cầu thủ kỹ thuật số.

Sorare là một trò chơi quản lý đội bóng ảo gồm 5 cầu thủ,
Sorare là một trò chơi quản lý đội bóng ảo gồm 5 cầu thủ,

Xếp hạng của các đội bóng ảo này sẽ dựa trên hiệu suất của cầu thủ trong các trận bóng của thế giới thực. Người chơi sẽ kiếm tiền bằng cách đánh bại đội bóng đối thủ hay tham gia các giải đấu để nhận thẻ cầu thủ NFT. Sorare cũng thưởng cho người chơi bằng đồngg ETH. Được biết, đây là đồng tiền điện tử có vốn hóa cao trên thị trường hiện nay.

5. Star Atlas

Star Atlas là tựa game Play to Earn chiến lược được xây dựng trên nền tảng blockchain của Solana. Người chơi sẽ được tham gia vào vũ trụ rộng lớn của Star Atlas, khám phá những thiên hà rộng lớn, trải qua nhiều thử thách hiểm nguy. Từ đó thu thập tài nguyên để cạnh tranh và vượt qua những người chơi khác trong vũ trụ metaverse.

Star Atlas là tựa game Play to Earn chiến lược
Star Atlas là tựa game Play to Earn chiến lược

Star Atlas cho phép các game thủ xây dựng thành phố, nền kinh tế cũng như hợp tác với nhau để thành lập các khu tự trị quản lý các khu vực cụ thể. Phần thưởng của người chơi thu được là các vật phẩm ảo dưới dạng NFT. Các vật phẩm này có thể được bán thành tài sản có giá trị trong thế giới thực, từ đó đem đến lợi ích về kinh tế cho những người tham gia.

>> Xem thêm: Game NFT là gì? Top 13 Game NFT kiếm tiền hot nhất

Lời kết

Play to Earn (P2E) hay chơi game kiếm tiền chính là xu hướng của tương lai khi có những tiềm năng phát triển khổng lồ. Mong rằng với bài viết trên, bạn đã biết được P2E là gì và những vấn đề xoay quanh đó.

Nếu cảm thấy Vietnix đã cung cấp những thông tin hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết. Hãy bình luận phía bên dưới nếu có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào để được chúng tôi giải đáp sớm nhất.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Rate this post

Bình luận