Marketing là gì? Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp

Nội Dung ChínhMarketing là gì?Ngành marketing là gì?Marketer là gì?Marketing là làm gì? Công việc của các marketer mỗi ngày là gì?Kỹ năng cần có của một marketerKỹ năng nắm bắt và thấu hiểuKỹ năng quan sát và lắng ngheKỹ năng nghiên cứu, phân tích vấn đềKỹ năng sáng tạoKỹ năng giao tiếpKỹ năng làm … Tiếp tục đọc Marketing là gì? Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Marketing là ngành nghề đang trên đà “bùng nổ”, luôn giành được sự quan tâm từ các bạn trẻ mới tìm hiểu về Marketing. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu xem nghề marketing là gì, làm marketing là làm gì, nhân viên Marketing là gì, các hình thức marketing phổ biến và các kỹ năng cần có để bạn nắm chắc “tấm vé thành công” trong ngành Marketing!

Marketing là gì?

Marketing hay tiếp thị – Bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thu hút khách hàng và duy trì mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Marketing là việc nghiên cứu, quảng bá, bán và phân phối sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

“Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn của họ thông qua việc trao đổi.”

Philip Kotler – “Cha đẻ” ngành Marketing hiện đại.

Marketing bắt đầu từ quá trình thấu hiểu mong muốn, yêu cầu của khách hàng, xây dựng sản phẩm phù hợp, xác định khả năng sản xuất với giá thành tối ưu và cuối cùng là xúc tiến bán sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

marketing la gi
Marketing là gì?
Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Ngành marketing là gì?

Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nhân lực Marketing, ngành Marketing đã ra đời và được các trường đại học, cao đẳng chính thức đưa vào chương trình giảng dạy. Ngành học Marketing cung cấp cho người học kiến thức về nghiên cứu nhu cầu khách hàng, cách phân tích hành vi người tiêu dùng và các bước lên chiến lược quảng bá, tiếp thị sản phẩm đến với đúng nhóm khách hàng mục tiêu,…

Tại Việt Nam hiện nay, ngành Marketing đang ngày càng “bùng nổ” khi nó trở thành ngành học HOT được các bạn trẻ vô cùng quan tâm. Marketing được đánh giá là một ngành học thú vị, có tính ứng dụng cao, nhu cầu nhân lực lớn và có tiềm năng tiếp tục phát triển mạnh trong tương lai.

Cụ thể, khi theo học ngành Marketing, người học sẽ được cung cấp cách:

  • Nghiên cứu thị trường.
  • Phân đoạn thị trường.
  • Lựa chọn thị trường mục tiêu.
  • Định vị thương hiệu trên thị trường.
  • Phân tích tiềm lực cạnh tranh.
  • Lên chiến lược Marketing và các chính sách ưu đãi.
  • Hoạch định ngân sách cho Marketing.
  • Cách thức đo lường hiệu quả chiến dịch.

>> Xem ngay: Market research là gì? Marketing research là gì? Có vai trò gì đối với doanh nghiệp?

Marketer là gì?

Marketer dùng để chỉ những người làm việc trong ngành Marketing. Họ có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, từ đó đề xuất các chiến lược tiếp thị nhằm đưa sản phẩm có giá trị đến tay các khách hàng mục tiêu.

Các Marketer cũng là người trực tiếp thực hiện các kế hoạch của phòng Marketing, theo sát kế hoạch nhằm đảm bảo các hoạt động tiếp thị diễn ra trơn tru. Các Marketer chính là người giúp đảm bảo sự gắn kết lâu dài của khách hàng với thương hiệu.

marketer la nguoi lam trong nghanh marketing
Marketer là người làm trong ngành Marketing
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Marketing là làm gì? Công việc của các marketer mỗi ngày là gì?

Để hiểu rõ xem thế nào là Marketing, hãy cùng khám phá người làm Marketing làm gì?

  • Phân tích thị trường, nghiên cứu khách hàng: Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng sẽ giúp các Marketer thấu hiểu hành vi người tiêu dùng. Từ đó, giúp doanh nghiệp xác định chính xác thị trường mục tiêu, đưa ra các chính sách tiếp thị phù hợp để đáp ứng và làm hài lòng người tiêu dùng. 
  • Giám sát các đơn vị trung gian: Các Marketer có trách nhiệm phân tích, lựa chọn và giám sát hoạt động của các bên trung gian phân phối như các đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ. Đó cũng có thể là các Agency quảng cáo, chuyên gia thuê ngoài,…
  • Thực hiện và quản lý các chiến dịch Marketing: Các Marketer là người đề xuất các chiến dịch Marketing sáng tạo, đồng thời là người trực tiếp thực hiện và đảm bảo các chiến dịch diễn ra thành công như kế hoạch.
  • Sản xuất các sản phẩm Marketing: Phòng Marketing có trách nhiệm tạo ra các tài liệu tiếp thị sản phẩm của công ty. Bạn cần liên tục cải thiện để phát triển hiệu quả Marketing hơn nữa.
  • Tối ưu hóa SEO cho website công ty: Một trong các công việc của Marketing là sáng tạo, duy trì nội dung website, tối ưu nhằm đảm bảo trang web của công ty luôn xuất hiện trên Google khi khách hàng tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm.
  • Vận hành hệ thống truyền thông xã hội: Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng và tầm quan trọng của truyền thông qua mạng xã hội. Các Marketer chịu trách nhiệm lên kế hoạch phát triển các nền tảng social của công ty như Facebook, Youtube, Instagram, TikTok,… 
  • Đưa ra các phát ngôn truyền thông: Các Marketer sẽ là người đại diện phát ngôn cho doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông. Từ quảng bá hình ảnh thương hiệu, cho tới xử lý khủng hoảng truyền thông,… đây đều là những công việc của phòng Marketing.

Kỹ năng cần có của một marketer

Để thành công trong ngành Marketing, bạn cần có 6 kỹ năng cơ bản sau đây:

Kỹ năng nắm bắt và thấu hiểu

Sự thấu hiểu sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra các chiến lược tiếp thị sản phẩm “chạm” đến trái tim khách hàng. Các Marketer là những người hiểu rõ nhất về nhu cầu, hành vi, sở thích, xu hướng mua sắm của khách hàng,… đôi khi là hiểu rõ hơn cả chính họ.

Kỹ năng quan sát và lắng nghe

Để hiểu được nhu cầu khách hàng, bạn cần học cách lắng nghe, quan sát họ. Hãy ra ngoài, hãy tiếp xúc với các khách hàng thực sự để lắng nghe những suy nghĩ, những mong muốn của họ. Đây chính là chìa khóa giúp bạn thấu hiểu người tiêu dùng.

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích vấn đề

Trước khi lựa chọn thị trường mục tiêu hay trước khi tung sản phẩm mới ra thị trường, bạn đều cần trải qua bước nghiên cứu thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng. Do đó, kỹ năng phân tích, suy luận và tổng hợp vấn đề sẽ giúp ích cho công việc của bạn đáng kể.

Kỹ năng sáng tạo

Kỹ năng sáng tạo sẽ là công cụ hữu hiệu cho công việc của bạn. Tuy nhiên, sự sáng tạo cũng cần đi đôi với tính thực tế. Bởi cốt lõi của Marketing không phải là các chiến dịch hào nhoáng, mà mục đích quan trọng nhất của nó là giúp doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận.

Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ Marketing, kỹ năng giao tiếp là điểm cộng lớn đối với bất kỳ ngành nghề nào. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn dễ dàng trò chuyện với khách hàng, dễ dàng hợp tác và làm việc với đồng nghiệp, tự tin trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.

Kỹ năng làm việc nhóm

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ cần hợp tác với nhiều người, từ nhiều phòng ban khác nhau. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ giúp công việc của bạn trơn tru hơn, tận dụng được hết nguồn lực của doanh nghiệp.

Kỹ năng sale

Sale và Marketing có mối liên hệ khăng khít với nhau. Do đó, các Marketer có kỹ năng sale tốt sẽ càng có tiềm năng phát triển trong công việc tương lai. Kỹ năng sale giúp bạn thuyết phục các khách hàng, giúp họ nảy sinh ý định mua hàng ngay cả khi đó không phải là ý định ban đầu của họ.

ky nang giao tiep quan trong trong marketing
Kỹ năng giao tiếp là một trong các kỹ năng quan trọng với Marketers
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Vai trò quan trọng của marketing đối với doanh nghiệp

Marketing ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của nó đối với hoạt động của doanh nghiệp:

Cung cấp thông tin cho khách hàng

Nhờ có Marketing, khách hàng có thể tiếp xúc gần hơn với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Họ sẽ biết được thông tin, công dụng, lợi ích đi kèm của sản phẩm. Từ các thông tin này, họ có thể cân nhắn và nhanh chóng đưa ra các quyết định mua hàng.

Cân bằng lợi thế cạnh tranh

Marketing hiện đại qua nền tảng mạng xã hội, email,… là những phương pháp tiếp thị ít tốn kém nhất. Nhờ đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiết kiệm một khoản ngân sách đáng kể, nâng cao lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn trên thị trường.

Giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng

Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng là một trong những vai trò quan trọng nhất của Marketing. Nhờ có tiếp thị, thương hiệu có chỗ đứng vững chắc hơn trong lòng khách hàng, khiến họ thêm yêu thích và tin tưởng công ty, duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng hiện tại. 

Giúp giữ tương tác với khách hàng

Tương tác cùng khách hàng không chỉ dừng lại ở việc mỉm cười, nói chuyện với khách hàng tại các cửa hàng, điểm bán,… Nhờ có Marketing, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi tương tác mọi lúc mọi nơi, để từ đó xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể gửi thông tin, lời chào bán sản phẩm ngay cả khi khách hàng không trực tiếp tìm đến bạn.

Giúp bán hàng, tạo lợi nhuận 

Mục đích cốt lõi của Marketing là làm cách nào để khách hàng mua sản phẩm của mình, từ đó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn bán được hàng, trước tiên bạn phải làm cho khách hàng biết đến sự tồn tại, từ đó cân nhắc và đồng ý mua sản phẩm.

Giúp doanh nghiệp phát triển

Marketing đang được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư hơn bao giờ hết. Bởi nó giúp hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp lớn mạnh thông qua quá trình duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ và mở rộng danh sách nhóm khách hàng mới.

giu moi quan he voi khach hang
Marketing giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ với khách hàng

>> Xem thêm: Các chiến lược marketing nổi tiếng và quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Các hình thức marketing phổ biến hiện nay

Sau đây là các loại Marketing phổ biến:

1. Outbound Marketing

Outbound Marketing là các hình thức Marketing thông qua phương tiện tivi, báo chí, điện thoại và email. Outbound Marketing có mức độ lan tỏa rộng, nhưng lại mang đặc tính đại trà bởi nó được gửi đến tất cả các khách hàng dù họ có nhu cầu hay không.

Outbound Marketing
Outbound Marketing

2. Inbound Marketing

Trái ngược với Outbound Marketing, Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút và tạo ra các giá trị hữu ích cho nhóm khách hàng mục tiêu. Hầu hết các chiến dịch Inbound tập trung ở mảng Digital Marketing.

Inbound Marketing
Inbound Marketing

>> Xem thêm: Marketing Mix là gì? Tổng quan kiến thức về Marketing Mix

3. Traditional Marketing

Traditional Marketing hay là Marketing truyền thống – Các hình thức quảng bá trước kỷ nguyên Internet. Ở giai đoạn này, các kế hoạch Outbound đóng vai trò chủ yếu. Một số hình thức Marketing truyền thống phải kể đến như sách báo, tạo chí, các dịch vụ quảng cáo trên TV, tờ rơi,…

Traditional Marketing
Traditional Marketing

4. Digital Marketing

Digital Marketing – Hình thức Marketing gắn liền với sự bùng nổ của kỷ nguyên Internet. Digital Marketing là các giải pháp Marketing ứng dụng công nghệ hiện đại như mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, website để tiếp cận và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng.

Digital Marketing
Digital Marketing

5. Search Engine Marketing (SEM)

Với hình thức SEM, bạn sẽ cần trả tiền cho Google để tăng sự hiện diện của doanh nghiệp. Người ta gọi nó là là Pay-Per-Click (PPC).

Search Engine Marketing
Search Engine Marketing

6. Content Marketing

Đây là công cụ quan trọng trong Digital và Inbound Marketing. Content Marketing là việc xây dựng, sáng tạo và tối ưu hóa nội dung trên các trang web hay fanpage của doanh nghiệp. Một chiến lược Content Marketing hoàn hảo sẽ là bí quyết “níu chân” khách hàng tiếp tục đồng hành cùng thương hiệu.

 Content Marketing
Content Marketing

7. Social Media Marketing

Các doanh nghiệp thường dùng các nền tảng social media như Facebook, Instagram, LinkedIn, để thực hiện các chiến dịch Social Marketing nhằm tạo ấn tượng cho thương hiệu.

Social Media Marketing
Social Media Marketing

8. Video Marketing

Đây là hình thức Marketing mới nhất hiện nay, được các doanh nghiệp và khách hàng ưa chuộng. Bạn có thể đăng tải các video giải trí nhưng vẫn chứa đựng nhiều giá trị để tạo dấu ấn trong lòng các khách hàng mục tiêu.

Video Marketing
Video Marketing

9. Influencer Marketing

Influencer Marketing hay còn gọi là Marketing người có sức ảnh hưởng. Influencer là những người có tiếng nói và sức ảnh hưởng nhất định tới cộng đồng. Doanh nghiệp có thể dùng sức ảnh hưởng này để khéo léo quảng bá cho sản phẩm.

Influencer Marketing
Influencer Marketing

10. Email Marketing

Với Email Marketing, doanh nghiệp gửi nội dung hoặc các thông tin sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua địa chỉ email của họ. Đây là hình thức Marketing có tính ứng dụng cao, tuy nhiên bạn cần cá nhân hóa nội dung email nhằm thu hút khách hàng.

Email Marketing
Email Marketing

11. Event Marketing

Event Marketing là việc quảng bá thương hiệu thông qua các buổi sự kiện đặc biệt. Đây có thể là sự kiện online hoặc offline. Bạn có thể là người trực tiếp tổ chức event, hoặc đóng vai trò là doanh nghiệp tài trợ cho chương trình. Hình thức này giúp nâng cao độ yêu thích của khách hàng dành cho thương hiệu.

Event Marketing
Event Marketing

12. Affiliate Marketing

Affiliate Marketing – Tiếp thị liên kết là hình thức Marketing được ứng dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Trong đó, doanh nghiệp sẽ trả tiền hoa hồng cho người làm Marketing Affiliate nếu có người mua mặt hàng mà họ đã giới thiệu.

Affiliate Marketing
Affiliate Marketing

13. Word of Mouth Marketing

Tiếp thị truyền miệng là việc các khách hàng truyền thông tin về sản phẩm với nhau. Ví dụ: Người dùng sản phẩm A đánh giá cảm nhận khi dùng sản phẩm đó với người bạn của họ. Nếu áp dụng Tiếp thị truyền miệng đúng cách, sức ảnh hưởng của nó là vô cùng to lớn và thần kỳ.

Word of Mouth marketing
Video Marketing là hình thức Marketing mới nhất hiện nay

Các bộ phận marketing mà người học ngành marketing cần biết

Ngành marketing có rất nhiều bộ phận khác nhau. Dưới đây là một số bộ phận chính mà người học ngành Marketing cần biết:

Marketing Assistant (Trợ lý Marketing)

Nhiệm vụ cơ bản của Trợ lý Marketing:

  • Nhận việc từ người quản lý bộ phận Marketing và xử lý các công việc phòng marketing.
  • Làm việc và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
  • Hỗ trợ thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và kế hoạch phát triển content marketing.
  • Thay mặt quản lý ra thông cáo báo chí.

Account Executive (Quản lý khách hàng)

Account là “cầu nối” giữa team Agency và các đối tác, khách hàng. Bạn sẽ là người trực tiếp trao đổi, bàn bạc cùng khách hàng, sau đó truyền đạt lại cho team chuyên môn. Để trở thành một Account chuyên nghiệp, bạn nên rèn luyện khả năng giao tiếp và kỹ năng thuyết phục, phản biện.

Digital Marketing Coordinator (Điều phối viên Digital Marketing)

Digital Marketing Coordinator là người trực tiếp điều phối hoạt động các chiến dịch Marketing, nhằm đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru, hiệu quả. Bạn cần theo sát mọi quy trình chiến dịch để kịp thời điều chỉnh, giải quyết nếu có sai sót không mong muốn.

SEO Specialist (Chuyên viên SEO)

Chuyên viên SEO Marketing có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Việc này đòi hỏi bạn dành thời gian tìm hiểu các thuật toán của công cụ tìm kiếm để đưa website của doanh nghiệp lên thứ hạng cao hơn.

Digital Strategist

Người hoạch định chiến lược Digital là người xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp trên các nền tảng số như social media, email, website,… Ở một số nơi, công việc này cũng bao gồm nhiệm vụ training cho nhân sự mới của team Marketing. 

Social Media Marketing Coordinator (Điều phối viên Social Media)

Điều phối viên Social Media có trách nhiệm quản lý nội dung, chiến dịch của thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram,… Công việc này đòi hỏi tư duy thẩm mỹ và khả năng sáng tạo tốt.

Marketing Analyst (Nhân viên nghiên cứu thị trường)

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của khách hàng để kịp thời điều chỉnh, cải thiện sản phẩm. Những nhà nghiên cứu thị trường sẽ tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng, sau đó đánh giá mức độ cạnh tranh SWOT và đưa ra các phương án giải quyết hiệu quả.

Content Marketing

Content Marketing là người xây dựng và tối ưu hóa nội dung trên các nền tảng website, social media cho doanh nghiệp. Ngày nay, Content và SEO thường được gộp với nhau.

Product Marketing Manager (Người quản lý sản phẩm)

Người quản lý sản phẩm có nhiệm vụ phân tích và hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm cho thương hiệu. Để làm tốt công việc này, bạn cần có kinh nghiệm thực tế, tầm nhìn xa và khả năng phán đoán.

Câu hỏi thường gặp về Marketing

Mục đích của Marketing là gì?

Marketing hay tiếp thị là quá trình thu hút mọi người quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn. Điều này xảy ra thông qua việc nghiên cứu thị trường, phân tích và hiểu sở thích của khách hàng mục tiêu của bạn. 

Và Marketing là tiếp cận tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm phát triển sản phẩm, phương pháp phân phối, bán hàng và quảng cáo.

Tại sao Marketing lại quan trọng?

Marketing là hình thức để tiếp cận đến nhiều người về một sản phẩm/ dịch vụ nhất định. Khi đã biết đến sản phẩm của bạn, doanh số bán hàng của bạn sẽ tăng lên. 
Marketing là một trợ giúp đắc lực cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh để tạo ra các lựa chọn doanh thu. Đó là khi các lĩnh vực kinh doanh sử dụng các chiến lược marketing khác nhau để tăng lợi nhuận kinh doanh.

Sự khác biệt giữa Marketing và Selling là gì?

Nói một cách dễ hiểu, selling là biến hàng hóa thành tiền, nhưng Marketing là phương thức phục vụ và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng . 
Quá trình tiếp thị bao gồm việc lập kế hoạch về giá cả, khuyến mãi và phân phối của sản phẩm và dịch vụ.

Lời kết

Trên đây, Vietnix đã cùng bạn tìm hiểu nghề Marketing là gì, làm Marketing là làm gì, Marketing bao gồm những gì và các kỹ năng cần có để phát triển trong ngành Marketing. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành Marketing, giúp bạn có thêm hứng thú với công việc hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách này!

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Rate this post

Bình luận