Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết
Nội Dung ChínhGoogle Tag Manager là gì?Ưu nhược điểm của Google Tag ManagerƯu điểm của Google Tag ManagerNhược điểm của Google Tag ManagerSự khác nhau giữa Google Analytics và Google Tag ManagerCách cài đặt và thiết lập GTMBước 1: Thêm tài khoản Google Tag Manager mớiBước 2: Thiết lập tài khoản và vùng chứaBước 3: … Tiếp tục đọc Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cách sử dụng chi tiết
Google Tag Manager là công cụ không thể thiếu đối với những người làm website. Vậy Google Tag Manager là gì và cách cài đặt, sử dụng như thế nào? Hãy cùng Vietnix theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager (GTM) hay còn gọi là trình quản lý thẻ Tag được cung cấp bởi Google. Đây là công cụ cung cấp chức năng quản trị website, theo dõi và điều chỉnh các thẻ Tag gắn trên website để đo lường hiệu quả của hoạt động Marketing. Theo dõi các thẻ tối ưu trải nghiệm trên website như (Google Optimize, Hotjar, Crazy), Google Analytics, Google Ads, Facebook Ads.
Ưu nhược điểm của Google Tag Manager
Như những công cụ khác, Google Tag Manager cũng có những điểm tốt và chưa tốt. Vậy ưu nhược điểm của Google Tag Manager là gì?
Ưu điểm của Google Tag Manager
- Google Tag Manager giúp các nhà tiếp thị dễ dàng triển khai thẻ dựa trên các thẻ mà không phụ thuộc vào các nhà phát triển web. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, không đầu tư nhiều vào kỹ thuật.
- Google Tag Manager cung cấp trình quản lý thẻ giúp việc chỉnh sửa thẻ dễ dàng hơn và có thể cải thiện tốc độ tải trang web.
- Công cụ có đầy đủ tính năng bảo mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối bằng xác thực bảo mật hai yếu tố. Thêm vào đó, bạn cũng có thể kiểm soát quyền truy cập bằng cách cấp quyền ở cấp tài khoản và cấp vùng chứa.
- Trình quản lý thẻ của Google sẽ cho phép sử dụng miễn phí và không giới hạn. Bạn có thể sử dụng ngay cả với các thẻ được xác định trước như Marin, comScore, AdRoll,…
Nhược điểm của Google Tag Manager
Với câu hỏi nhược điểm của Google Tag Manager là gì thì câu trả lời đó là công cụ có giao diện khó sử dụng cho những người mới bắt đầu.
Để sử dụng Google Tag Manager, đòi hỏi bạn phải có kiến thức kỹ thuật cơ bản để có thể xem tài liệu từ Google về cách thiết lập. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn phải dành ra một khoảng thời gian để nghiên cứu và trải nghiệm công cụ.
Ngay cả khi bạn không thường xuyên sử dụng công cụ, bạn cũng sẽ dễ bị quên và gặp phải những sự cố khi thiết lập thẻ, trình kích hoạt và biến.
>> Xem thêm: Google Assistant là gì? Cách sử dụng trợ lý ảo Google Assistant
Sự khác nhau giữa Google Analytics và Google Tag Manager
Google Analytics (GA) và Google Tag Manager (GTM) đều do Google cung cấp và là những công cụ phổ biến được sử dụng để theo dõi website. Vậy sự khác nhau giữa GA và GTM là gì?
Hai công cụ này hoạt động với hai mục đích khác nhau. Google Tag Manager (GTM) sẽ cho phép bạn quản lý các thẻ tag khác nhau (hay còn gọi là mã theo dõi Javascript). Một trong số mã theo dõi đó là từ Google Analytics.
GTM có chức năng gửi dữ liệu từ trang web đến các công cụ phân tích (trong đó có GA). Và khi đó, nhiệm vụ của GA là phân tích và cung cấp các báo cáo số liệu về website như Traffic, Pageview, Bounce Rate, Conversion Rate,…
Bạn cần đặt mã theo dõi GA trên mọi trang web của mình. Mã GA sẽ được đặt mặc định ở GTM nên việc thiết lập cũng rất dễ dàng.
Thông thường với cách làm trước đây khi gắn mã Google Analytics trên website WordPress thường sẽ gắn vào thẻ . Nhưng nếu website của bạn được quản trị bởi bộ phận lập trình viên riêng nên việc xử lý sẽ mất thời gian trao đổi hơn và làm mất đi tính linh hoạt.
Vì thế Google Tag Manager là công cụ có thể giúp bạn chủ động gắn các đoạn mã như vậy thông qua các thẻ Tag nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Ví dụ:
Mã Google Analytics sẽ có dạng như dưới đây:
Sau khi cài đặt Google Tag Manager trên website, thì trong GTM sẽ cung cấp mẫu thẻ Google Analytics để bạn có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng.
Cách cài đặt và thiết lập GTM
Sau khi đã giới thiệu công cụ Google Tag Manager là gì ở những mục trên, Vietnix sẽ tiếp tục hướng dẫn bạn cách cài đặt Google Tag Manager. Bạn có thể thực hiện cài đặt theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Thêm tài khoản Google Tag Manager mới
Truy cập vào https://tagmanager.google.com, đăng nhập vào tài khoản Google và bấm Tạo tài khoản để tạo mới.
Bước 2: Thiết lập tài khoản và vùng chứa
Trong mục Thiết lập tài khoản, bạn điền tên tài khoản và quốc gia của mình.
Trong mục Thiết lập vùng chứa (Container), bạn điền thông tin vùng chứa sao cho thuận tiện để theo dõi. Tiếp theo bạn sẽ chọn nền tảng vùng chứa như iOS, Android, Web, AMP, Server.
Sau khi đã điền các thông tin, bạn bấm chọn nút Tạo để tạo tài khoản.
Bước 3: Nhập code Google Tag Manager vào website
Lúc này, một cửa sổ sẽ hiện ra những thông tin điều khoản khi sử dụng Google Tag Manager. Bạn hãy đọc và sau đó bấm chọn Có.
Khi đó, bảng chứa 2 mã code xuất hiện. Bạn hãy copy đoạn code đầu tiên dán vào cặp thẻ
, copy đoạn code thứ hai và dán vào cặp thẻ >
Bước 4: Kiểm tra lại cài đặt đã đúng chưa
Sau khi đã hoàn thành việc gắn mã code, bạn cần kiểm tra xem việc cài đặt đã đúng hay chưa?. Bạn cần cài đặt tiện tích Google Tag Assistant vào trình duyệt Chrome và đảm bảo đã thấy nó xuất hiện trên thanh công cụ.
Nếu thẻ có màu xanh hoặc màu vàng thì chứng tỏ bạn đã cài đặt thành công. Nhưng nếu nó có màu đỏ thì bạn hãy kiểm tra lại xem đã làm sai ở bước nào để thực hiện lại.
>> Xem thêm: Google Search Console là gì? Cách cài đặt và sử dụng GSC nhanh chóng
Hướng dẫn cách sử dụng Google Tag Manager
Trước khi tìm hiểu cách sử dụng Google Tag Manager, bạn cần nắm hai thành phần chính ở Google Tag Manager:
- Tag (Hành động): Tính năng này sẽ gửi thông báo đến GTM bạn đang muốn làm gì. Ví dụ bạn muốn gửi một dữ liệu đo lường từ Google tag Manager đến Google Analytics.
- Triggers (Kích hoạt): Tính năng này sẽ thông báo đến GTM khi bạn muốn gắn Tag Manager. Ví dụ bạn cài cơ chế Triggers khi có người ghé thăm website của bạn.
Nếu đã hiểu về hai thành phần chính ở Google Tag Manager là gì rồi, bạn có thể tham khảo các bước sử dụng công cụ dưới đây:
Ví dụ: Khi bạn muốn Google Tag Manager báo cáo 1 Pageview đến Google Analytics khi có người truy cập website.
Bước 1: Tạo thẻ tag mới
Sau khi tạo tài khoản, bạn cần tạo một thẻ tag mới bằng cách: Nhấp vào mục Tag ở thanh menu bên trái và chọn New, GTM sẽ yêu cầu bạn chọn loại sản phẩm bạn muốn gắn thẻ, tại đây bạn chọn Google Analytics.
Bước 2: Lựa chọn phiên bản Analytics
Lúc này, Google Tag Manager sẽ đưa ra 2 sự lựa chọn là Universal hoặc GA4. Thường thì chúng ta sẽ chọn Universal vì đã quen sử dụng trước đây. Nhưng từ tháng 7/2022 Google sẽ chuyển sang sử dụng hoàn toàn bằng phiên bản GA4. Đây là phiên bản mới nhất của GA và nó được mặc định sẵn.
Tiếp theo, bạn chọn Continue và cung cấp nơi thông tin Pageview được gửi đến cho Google Tag Manager.
Bước 3: Định dạng cấu hình thẻ tag
Tại ô ID theo dõi, bạn cần điền thông tin Property ID của mình để hoàn tất quá trình định dạng cấu trúc thẻ Tag Manager. Bước này bạn sẽ lấy Property ID trong phần cài đặt đoạn mã của Google Analytics.
Bước 4: Chọn trình kích hoạt Triggers
Đến đây, bạn cần xác định trình kích hoạt Triggers. Triggers sẽ giúp thông báo cho Google Tag Manager biết được khi nào cần kích hoạt thẻ này.
Trong ví dụ này, để báo cáo số pageview khi có người truy cập vào website, bạn chọn All Page và chọn Create Tag.
Bước 5: Hoàn tất việc thiết lập thẻ tag
Sau khi hoàn thành bước kích hoạt Triggers, bạn hãy đặt tên cho thẻ đó một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
Các biến trong GTM (Variables) là gì?
Các biến trong GTM (Variables) là một chức năng trong Google Tag Manager. Các biến dữ liệu không bắt buộc thiết lập, chúng cho phép GTM truy cập và bổ sung thêm những thông tin cần thiết để hoàn thiện kích hoạt thẻ cho web.
Thay vì sử dụng nhiều biến như GA1, GA2, GA3 như trước đây, giờ bạn chỉ cần thiết lập thẻ “GA của tôi” và gộp các biến lại.
Để tạo biến dữ liệu trong GTM, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Chọn mục Variables để tạo biến.
- Bước 2: Chọn kiểu biến dữ liệu mà bạn muốn tạo.
- Bước 3: Gán giá trị phù hợp rồi sau đó đặt tên cho biến.
- Bước 4: Tùy chỉnh biến dữ liệu.
Các ứng dụng khác trên Google Tag Manager
Ngoài những tính năng chính như Vietnix đã giới thiệu ở trên, Google Tag Manager còn cung cấp nhiều ứng dụng khác, như:
Tạo một thẻ Tag
Để tạo một thẻ tag, nếu bạn muốn kích hoạt các biến có sẵn trong Google Tag Manager, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nhấn vào mục Variables (biến).
- Bước 2: Chọn tất cả các biến Pages và Utilities trong bảng bảng Configure (Cấu hình).
Trình kích hoạt Trigger
Để Google Tag Manager biết khi nào nó sẽ gửi thông báo về các thông tin chi tiết trên đến Google Analytics, bạn phải cần đến Trigger. Bạn hãy chọn “Click > New“.
Biến dữ liệu
Khi đã lưu Trigger cho thẻ Tag của mình, bạn hãy tiếp tục công khai các thay đổi đó. Sau đó, bạn kiểm tra lại bằng Google Analytics thông qua các báo cáo Behavior > Events.
Vai trò của Google Tag Manager đối với SEO
Trong SEO, nó không chỉ đóng vai trò cung cấp dữ liệu, thông báo và báo cáo. Công cụ này còn có vai trò quan trọng khi tăng tỷ lệ chuyển đổi và ảnh hưởng đến nhiều yếu tố SEO.
Tối ưu các chỉ số Analytics
GTM có khả năng đo lường hành vi của người dùng. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng phân tích và có những định hướng cải thiện content, CTA,… để đạt hiệu quả cao hơn.
Code các mã chạy Automation
Google Tag Manager có thể được sử dụng để code các mã chạy Automation trong thẻ
. Theo đó, các mã này sẽ giúp Schema tối ưu thời gian và cho hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, việc nén các mã code lại sẽ giúp tăng tốc độ tải của trang, giúp Google xếp hạng website cao hơn.
Google Tag Manager có ảnh hưởng đến Page Speed không?
“Google Tag Manager là gì và có ảnh hưởng đến Page Speed không?” là một trong những thắc mắc của nhiều nhà tiếp thị. Trên thực tế, GTM sẽ có ảnh hưởng đến Google Page Speed theo chiều hướng tích cực.
Google Tag Manager sẽ giúp giảm lược việc cài đặt nhiều thẻ vào mã nguồn của website. Nhờ đó, giúp giảm tối đa những rủi ro liên quan đến website, đồng thời cho tốc độ load trang nhanh hơn.
Câu hỏi thường gặp về Google Tag Manager
Những gì có thể được theo dõi bằng Google Tag Manager?
Bạn có thể theo dõi các tương tác của người dùng như tải xuống PDF, click vào liên kết hình ảnh, nhấp vào button, gửi form, xem video, scroll, nhấp vào liên kết bên ngoài,…
Google Tag Manager thu thập dữ liệu nào?
Để theo dõi tính ổn định và hiệu suất của hệ thống, GTM của Google có thể thu thập một số dữ liệu tổng hợp về kích hoạt thẻ .
Dữ liệu này không bao gồm địa chỉ IP của người dùng hoặc bất kỳ số nhận dạng người dùng cụ thể nào có thể được liên kết với một cá nhân cụ thể.
Thẻ Google có giúp SEO không?
Google Tag Manager (GTM) là một sản phẩm của Google giúp các chuyên gia SEO hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra trên một trang web. GTM cũng cung cấp một cách để dễ dàng thêm thẻ tag và trigger (Trình kích hoạt) cũng như thêm những thứ như Google Analytics và các phần mềm liên quan đến SEO khác.
Lời kết
Có thể thấy, Google Tag Manager là một công cụ cực kỳ hữu ích đối với những người làm website. Hy vọng với những thông tin mà Vietnix cung cấp trên đây, bạn sẽ biết được công cụ Google Tag Manager là gì, có thể hiểu và tận dụng hết các tính năng mà nó cung cấp.
Bình luận