Data Analyst là gì? Cách để trở thành một Data Analyst giỏi
Nội Dung ChínhTổng quan ngành Data AnalystData Analyst là gì?Ưu và nhược điểm của công việc Data AnalystƯu điểmNhược điểmPhân biệt Data Analyst với Data ScientistCông việc Data Analyst là làm gì?Thiết kế báo cáoTư vấn cho doanh nghiệpThực hiện việc được phân côngThu thập dữ liệuXử lý & phân tích dữ liệuNhững kỹ năng … Tiếp tục đọc Data Analyst là gì? Cách để trở thành một Data Analyst giỏi
Data Analyst là từ khoá được nhiều người tìm kiếm khá nhiều hiện nay, bởi lẽ vị trí này được không ít doanh nghiệp, công ty quyết định tuyển dụng. Nếu bạn chưa hiểu về vị trí này, đang tìm hiểu chi tiết để có cái nhìn chính xác hơn về Data Analyst là gì thì hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan ngành Data Analyst
Để tìm ra lời giải chính xác dành cho câu hỏi Data Analyst là gì của bạn đọc, trước tiên chúng ta hãy nắm rõ thông tin tổng quát về ngành Data Analyst đã. Được biết trong thế giới tràn ngập dữ liệu như hiện tại, doanh nghiệp cần nên chắt lọc & phân tích thông tin mà mình đã thu thập. Nhằm đưa ra quyết định kinh doanh thực chính xác. Những người làm vị trí phân tích dữ liệu này sẽ được gọi với cái tên là “Data Analyst”.
>> Xem thêm: BA là gì? Những kỹ năng cần có của một Business Analyst
Data Analyst là gì?
Theo đó, có thể thấy được Data Analyst là những chuyên gia có thể đại diện cho lời nói của nhiều dữ liệu.
Khi làm việc họ sẽ tiến hành phân tích dữ liệu chuyên sâu, hay còn gọi là Data Analytics hoặc Data Analytic. Sau đó phân tích, xử lý & chọn lọc thông tin để báo cáo những Insights hỗ trợ. Giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể dựa trên đó nhằm triển khai kế hoạch & đưa ra quyết định cuối cùng.
Chính vì thế, đây là vị trí quan trọng tại mọi công ty/doanh nghiệp trên thị trường hiện nay. Dù là bất cứ lĩnh vực nào, Data Analyst vẫn đóng góp vai trò lớn cho sự phát triển bền vững, hoạt động ổn định của công ty.
Thông qua Data Analyst, doanh nghiệp sẽ phần nào hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường tiêu thụ & cả đối thủ cạnh tranh của mình. Đồng thời còn chắt lọc thông tin có giá trị, đảm bảo tính phù hợp cùng hướng phát triển cho công ty. Do đó, không quá khó hiểu tại sao hiện nay vị trí này được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao & trả mức lương rất hậu hĩnh khi tuyển dụng nhân viên Data Analyst.
Ưu và nhược điểm của công việc Data Analyst
Để giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn về Data Analyst, chúng tôi đã tổng hợp chi tiết về ưu – nhược điểm của công việc này. Nếu bạn muốn thử sức năng lực của mình với ngành Data Analyst, hãy tham khảo nhé:
Ưu điểm
- Mức lương hậu hĩnh
- Môi trường làm việc hiện đại, năng động, đầy mới mẻ
- Tiếp cận, thu thập được nhiều thông tin xu hướng – mới nhất trên thị trường
- Không quá chú trọng kỹ năng lập trình, chỉ yêu cầu trên cơ bản
- Đánh giá cao sự sáng tạo & visualize
Nhược điểm
- Cần sở hữu tính quan sát rộng rãi – phân tích sâu sắc để tìm được vấn đề, insight quan trọng
- Lượng dữ liệu thu thập & phân tích thường rất lớn
- Cần lọc bỏ chính xác những dữ liệu lỗi
- Tốn khá nhiều thời gian khi làm việc (nếu chưa có nhiều kinh nghiệm)
Phân biệt Data Analyst với Data Scientist
Khi nhắc đến Data Analyst, phần lớn nhiều người hay nhầm lẫn với Data Scientist. Tuy cùng làm việc, tiếp xúc với dữ liệu nhưng 2 vị trí này lại sở hữu nhiệm vụ & vai trò hoàn toàn khác biệt. Cụ thể thì:
- Data Scientist là nhà nghiên cứu dữ liệu chuyên phân tích, tìm hiểu vấn đề của doanh nghiệp. Nhằm trao đổi với ban lãnh đạo để tìm ra hướng nghiên cứu, sau đó triển khai cho các bộ phận khác.
- Data Analyst chỉ chuyên phân tích về dữ liệu, không cần tính toán & triển khai đến chiến lược. Chủ yếu nhận nhiệm vụ cụ thể về những vấn đề đã được doanh nghiệp xác định sẵn. Nhằm thu thập, chắt lọc, phân tích & tổng hợp thông tin để giải đáp chính xác vấn đề của doanh nghiệp.
Công việc Data Analyst là làm gì?
Chính vì tính chất công việc vô cùng hấp dẫn, do đó phần lớn mọi người thường khá băn khoăn về những công việc chính mà một Data Analyst phải làm tại doanh nghiệp, công ty, đơn vị. Trong đó bao gồm:
Thiết kế báo cáo
Data Analyst cần vận dụng kỹ năng visualize & tư duy của mình nhằm chuyển đổi từ con số sang dạng biểu đồ hoặc hình ảnh trực quan để gia tăng hiệu suất báo cáo dữ liệu – thông tin cho doanh nghiệp.
Tư vấn cho doanh nghiệp
Mỗi khi hoàn thành xong việc phân tích, tổng hợp dữ liệu Data Analyst cần báo cáo lại cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp để tìm ra thực trạng & hướng đi chính xác nhất cho sự phát triển – kế hoạch của công ty.
Thực hiện việc được phân công
Nếu bản báo báo của Data Analyst chưa đạt chuẩn hoặc không đủ cơ sở để đáp ứng những yêu cầu từ doanh nghiệp, lúc này Data Analyst cần chỉnh sửa & bổ sung đầy đủ hơn.
Thu thập dữ liệu
Bên cạnh đó, Data Analyst cũng cần thu thập đầy đủ những dữ liệu cần thiết trên mạng xã hội, internet, ý kiến từ khách hàng & các mẫu khảo sát,… dưới dạng chữ hoặc dạng số. Để đảm bảo tính chính xác khi triển khai dự án cho doanh nghiệp, công ty.
>> Xem thêm: Dữ liệu là gì? Tầm quan trọng của data đối với doanh nghiệp
Xử lý & phân tích dữ liệu
Dữ liệu sau khi được Data Analyst thu thập về chưa được phép sử dụng ngay mà cần chắt lọc kỹ càng để tìm ra bộ dữ liệu chuẩn. Bước tiếp theo người dùng cần phân tích dữ liệu thô thông qua những công cụ thống kê như: SPSS, SQL & STATA để đảm bảo những số liệu thống kê chính xác, phù hợp với từng câu hỏi khác nhau.
Những kỹ năng cần có để trở thành Data Analyst giỏi
Một Data Analyst giỏi cần đáp ứng được những yếu tố, kỹ năng nhất định để đảm bảo thông tin – dữ liệu mà mình tổng hợp, chắt lọc & báo cáo lại với ban lãnh đạo doanh nghiệp, công ty thực sự hữu dụng cho hiện tại và tương lai sau này. Do đó, một Data Analyst chuyên nghiệp nên hội tụ đầy đủ những kỹ năng như:
Nên quan sát kỹ càng
Data Analyst cần sở hữu tính quan sát kỹ càng mỗi khi nghiên cứu đề tài, đảm bảo có thể tìm hiểu chính xác đối tượng (khách hàng) nghiên cứu, thông qua hành vi, thói quen. Nhằm tổng hợp lại được những phân tích, kết luận chính xác dành cho doanh nghiệp & công ty.
Cẩn thận, chú ý từng chi tiết
Đặc biệt khi nói đến những kỹ năng cần có để trở thành Data Analyst giỏi, chắc chắn không thể bỏ qua yếu tố cẩn thận. Bởi lẽ chỉ cần một sai sót nhỏ trong phân tích, báo cáo của Data Analyst cũng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả vận hành của doanh nghiệp & đơn vị.
Bảo mật dữ liệu
Mọi doanh nghiệp, công ty đều đặc biệt yêu cầu Data Analyst cần giữ kín dữ liệu, thông tin quan trọng. Bạn không được tự tiện chia sẻ thông tin cho bất cứ đối tượng nào khác (ngoài công ty).
Thiết kế báo cáo
Trên hết một Data Analyst chuyên nghiệp cần triển khai, thiết kế báo cáo thật đẹp mắt, dễ hiểu – dễ so sánh. Nhằm phục vụ cho việc báo cáo cho ban lãnh đạo doanh nghiệp, công ty được tốt hơn.
Giao tiếp, trình bày
Đương nhiên không phải bất cứ ai cũng hiểu chính xác những con số thống kê từ kết quả nghiên cứu của Data Analyst. Do đó, khi báo cáo bạn cần sở hữu kỹ năng giao tiếp – trình bày dễ hiểu để bất cứ người nào trong công ty cũng nhanh chóng hiểu rõ tính thực tiễn của bài báo cáo.
Sắp xếp công việc hợp lý
Như phía trên chúng tôi đã nói, lượng công việc mà Data Analyst cần phải xử lý là rất lớn. Chính vì thế, bạn cần sắp xếp & quản lý công việc thực chính xác để đáp ứng tốt tiến độ làm việc cho doanh nghiệp.
Kỹ năng lập trình
Data Analyst không cần quá giỏi về kỹ năng lập trình, tuy nhiên cần vượt trên mức cơ bản & nắm rõ SQL, Oracle & Python. Đồng thời cũng không cần giỏi toán như nhiều người vẫn nhận định, tuy nhiên nên nắm rõ khái niệm & ý nghĩa các công thức toán.
Phân tích logic
Nhắc tới những kỹ năng cần có để trở thành Data Analyst giỏi, phân tích logic chính là yếu tố quan trọng nhất. Bởi lẽ bạn cần dựa trên những thông tin, dữ liệu & con số khô khan để tìm ra được ý nghĩa, insight ẩn trong đó. Nhằm giúp công ty, doanh nghiệp ổn định được kế hoạch phát triển trong hiện tại & tương lại thật chính xác.
Cơ hội nghề nghiệp của một Data Analyst
Hiện nay, cơ hội nghề nghiệp – ứng tuyển của Data Analyst tại nhiều công ty, doanh nghiệp vô cùng rộng mở. Khi đáp ứng đầy đủ những kỹ năng quan trọng vừa được chia sẻ, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại nhiều ngành nghề như: Mạng xã hội, ngân hàng, tư vấn tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông,… Qua đó, Data Analyst thường làm việc tại vị trí cố định.
Chuyên gia khoa học dữ liệu (Data Scientist – DS)
Đây là công việc chính trong ngành Data Analyst, qua đó Data Scientist thường thu thập dữ liệu cần thiết. Nhằm thiết kế những thuật toán phù hợp với mục đích nghiên cứu của doanh nghiệp. Bao gồm như: Dự đoán xu hướng thị trường, dự đoán mức giá,…
Chief Data Officer (CDO)
Chief Data Officer là vị trí chuyên quản lý bao quát mọi vấn đề liên quan tới dữ liệu, thông tin của công ty/doanh nghiệp. Chính vì thế, CDO thường chịu trách nhiệm về những dự án quan trọng của công ty.
Kỹ sư dữ liệu
Kỹ sư dữ liệu sẽ đảm bảo công việc xây dựng hệ thống lưu trữ, xử lý & xuất dữ liệu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên Data Analyst cần thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tính xử lý chuyển đổi đến kho dữ liệu trung tâm. Góp phần báo cáo chính xác thông tin cho công ty, doanh nghiệp.
Kinh nghiệm ứng tuyển vị trí Data Analyst
Để ứng tuyển vị trí Data Analyst thành công cho bản thân, bạn cần tích luỹ cho mình những kiến thức cần thiết. Nhằm phục vụ tối ưu cho công việc của doanh nghiệp/công ty.
Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích mà một Data Analyst cần biết rõ:
- Nắm chắc kiến thức chuyên ngành: Data Analyst nên có kiến thức vững chắc khi nói tới lập trình, thống kê, toán học,… để giải đáp chính xác câu hỏi của các chuyên gia.
- Tìm hiểu kỹ yêu cầu tại vị trí ứng tuyển: Bạn hãy dựa trên năng lực của mình để xem xét kỹ yêu cầu tuyển dụng Data Analyst mà công ty đăng tải có thực sự phù hợp hay không.
- Học hỏi chăm chỉ – thực hành tốt: Để ứng tuyển vào vị trí Data Analyst, bạn cần thể hiện rõ ràng đức tính chăm chỉ, làm việc hiệu quả của mình.
- Khiêm tốn & tinh thần cầu tiến: Khi đi ứng tuyển Data Analyst, dù bản thân có kinh nghiệm lâu dài nhưng bạn vẫn nên giữ thái độ khiêm tốn & thể hiện ra tinh thần cầu tiến.
Lời kết
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thể hiểu thêm về Data Analyst – vị trí làm việc “hot” nhất thị trường hiện nay. Hy vọng sau khi tham khảo, bạn sẽ biết mình nên làm gì để bản thân trở nên phù hợp hơn với công việc này!