CEO là gì? Tất tần tật những thông tin về vị trí CEO
Nội Dung ChínhCEO là gì?Công việc của CEO là làm gì?Lập mục tiêu theo giai đoạnTheo dõi báo cáo và chỉ đạo phòng banThực hiện sứ mệnh và triển khai văn hóa công tyXây dựng liên kết khách hàng và nhà đầu tưĐối ứng với truyền thôngMức lương của CEO bao nhiêu?CEO cần những yếu … Tiếp tục đọc CEO là gì? Tất tần tật những thông tin về vị trí CEO
Bạn đang quan tâm đến vị trí CEO hoặc mong muốn tìm được nhân tài hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp của mình? Vậy CEO là gì và nắm giữ vai trò thế nào trong sự thành bại của doanh nghiệp. Hãy cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết sau.
CEO là gì?
CEO là giám đốc điều hành của doanh nghiệp hay còn gọi là Chief Executive Officer. Đây là một trong các vị trí hàng đầu bộ máy quản lý và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của hệ thống doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, họ còn được biết đến với nhiều danh xưng khác:
- President (chủ tịch).
- Chief Executive (người đứng đầu tổ chức).
- Managing Director (Giám đốc điều hành).
CEO nghĩa là gì có lẽ bạn đã hiểu rõ qua nội dung trên. Vậy CEO là nghề gì? Đây là nghề điều hành, đồng thời là người nắm giữ chức vụ cấp cao đối với một tổ chức.
Hiểu đơn giản, Chief Executive Officer là người có quyền điều hành và chỉ đạo hệ thống của doanh nghiệp hướng đến mục tiêu đã được đề ra dựa trên tầm nhìn của họ. Tuy nhiên, mọi kế hoạch trên sẽ được thông qua bởi hội đồng quản trị trước khi bắt đầu tiến hành.
Hầu hết các doanh nghiệp lớn và vững mạnh sẽ hội tụ hoặc chiêu mộ rất nhiều nhân tài trên toàn thế giới. Khi đó, vị trí Chief Executive Officer được đề cử thông qua cấp độ thăng tiến và cống hiến của thành viên trong ban giám đốc sau kỳ đánh giá năng lực.
CEO được xem là kim chỉ nam và là người quyết định sự thành bại trong mỗi tổ chức doanh nghiệp dựa trên đường lối họ đề ra. Bên cạnh vị thế to lớn, đây cũng là người chịu áp lực và trách nhiệm cho mọi quyết định sai lầm.
>> Xem thêm: CTO là gì? Những điều cần biết về Chief Technology Officer
Công việc của CEO là làm gì?
CEO là gì đã được Vietnix giới thiệu tổng quan ở nội dung trên, vậy công việc cụ thể của họ là làm gì? Thông thường các Chief Executive Officer theo từng bộ phận sẽ có nội dung công việc riêng biệt, nhìn chung họ đều thực hiện 5 đầu việc dưới đây.
Lập mục tiêu theo giai đoạn
Việc tạo ra được kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng giai đoạn phát triển đối với mỗi doanh nghiệp là điều quan trọng. Việc này phụ thuộc vào báo cáo thị trường, chiến lược, hành động của đối thủ,…
Tầm nhìn của CEO là gì? Ở vị thế CEO, họ có được tầm nhìn tổng quan và nhận thấy được cơ hội cũng như xử lý những trở ngại trong tương lai. Bên cạnh đó, CEO sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về tất cả các quyết định thành bại của doanh nghiệp.
Theo dõi báo cáo và chỉ đạo phòng ban
Để đề ra được chiến lược tuyệt vời cùng ý tưởng mạo hiểm với tỷ lệ an toàn cao thì CEO sẽ theo dõi các báo cáo và kết hợp với ban giám đốc. Từ đó tổng hợp chất xám cùng các chỉ số của doanh nghiệp để tạo nên dự án hoàn chỉnh.
Sau khi trao đổi và thông qua các ý tưởng dự án ngắn hạn hoặc dài hạn, Chief Executive Officer sẽ tập hợp và giao nhiệm vụ cho phòng ban. Ngoài ra, họ sẽ theo dõi đồng thời chỉ đạo nhân sự hoạt động bám theo lộ trình đã đề ra.
Thực hiện sứ mệnh và triển khai văn hóa công ty
Văn hoá doanh nghiệp có thể là tính cách, phong thái, cách ứng xử,… đối với những cá nhân và chức vụ trong công ty. Đây là nền tảng tạo nên tính hội nhập và phát triển đối với mỗi tổ chức.
Sứ mệnh của CEO là gì? CEO sẽ có trách nhiệm nghiên cứu và tạo nên hồ sơ cũng như quy định, nguyên tắc cốt yếu về sứ mệnh cũng như văn hoá doanh nghiệp. Từ đó điều hành và hướng nhân sự theo một lối cư xử đúng đắn.
Xây dựng liên kết khách hàng và nhà đầu tư
Để con thuyền doanh nghiệp có thể đi xa hơn và tên tuổi của Chief Executive Officer được nhân rộng thì việc giữ mối quan hệ hòa nhã với khách hàng và nhà đầu tư là điều tất yếu. Các chiến dịch tri ân và các nguyên tắc kỷ cương sẽ được đề ra nhằm tạo niềm tin vững chắc.
Đối ứng với truyền thông
CEO sẽ là nhân vật tiếp xúc nhiều nhất đối với truyền thông đồng thời là người phát biểu, đối đáp, giải tỏa băn khoăn của khách hàng,… Có thể nói, đây là người đại diện cho toàn thể doanh nghiệp.
Do đó, việc xây dựng thương hiệu cá nhân đối với CEO cũng góp phần tạo được sự tin cậy và phát triển doanh nghiệp ở nền tảng trực tuyến. Bằng những báo cáo, mục tiêu, thành tựu mà doanh nghiệp đã cống hiến cho xã hội để được công nhận.
>> Xem thêm: 8 bước lập kế hoạch Digital marketing hiệu quả
Mức lương của CEO bao nhiêu?
Với khối lượng công việc có tính quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp thì mức lương mà họ xứng đáng được nhận cũng phải phù hợp.
Thông thường, một Chief Executive Officer chưa có nhiều năm kinh nghiệm nhưng đảm bảo được chất lượng và hiệu quả công việc thì mức lương tối thiểu là 25 triệu/tháng. Đối với tổng giám đốc điều hành – CEO cấp cao chuyên nghiệp thì mức lương có thể vượt mốc 100 triệu/tháng.
Điều này thực chính đáng vì họ gánh trọng trách và những áp lực gấp nhiều lần so với một nhân viên phòng ban thông thường. Đôi khi công việc mà họ thực hiện có thể lên đến 12 thậm chí là 16 tiếng mỗi ngày.
Chính vì thế, so với nhân sự làm việc cơ bản 8 giờ mỗi ngày thì mức lương của CEO gấp 20 đến 30 lần là điều hoàn toàn có căn cứ. Đây là sự đền đáp thích đáng cho hiệu quả công việc mà họ tạo ra.
CEO cần những yếu tố nào?
Yếu tố tạo nên CEO là gì? Khác với những nhân viên thông thường làm việc dựa trên chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể. Chief Executive Officer cần thực hiện và tham gia vào nhiều hạng mục công việc như:
- Lên kế hoạch.
- Sắp xếp lộ trình.
- Chỉ đạo phòng ban.
- Quản lý phòng ban.
- Điều hành hệ thống.
- Quan hệ khách hàng, đối tác, nhà đầu tư.
- Theo dõi báo cáo.
- Ứng biến truyền thông,…
Như những gì Vietnix đã giới thiệu tại phần giải thích CEO là gì, bạn có thể thấy đây là vị trí đảm bảo cho sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Thế nên, một CEO toàn năng cần có một vài tố chất quan trọng.
Trí tuệ và cảm xúc
Giám đốc điều hành có vai trò tất yếu đối với một doanh nghiệp, họ cần rèn luyện cho mình một trí tuệ trên nhiều phương diện. Theo đó là khả năng quản lý được cảm xúc đúng lúc không ảnh hưởng đến quyết định.
Tầm nhìn
Chief Executive Officer chuyên nghiệp và dồi dào kinh nghiệm sẽ thấu hiểu đúng thời điểm và nhận thấy được sự bất ổn cũng như tiềm năng thời cuộc. Đây chính là tầm nhìn của một lãnh đạo hệ thống trong chiến trường thương nghiệp.
Tư duy vượt trội
Tư duy của CEO là gì? Bên cạnh các yếu tố trên, người điều hành cả một hệ thống phải có đủ các loại tư duy như tư duy chiến lược, tư duy phản biện,… Từ đó đề ra được đường lối và thuyết phục ban quản trị ủng hộ đồng thời xây dựng lòng tin.
Khả năng lan toả cảm hứng
Cảm hứng trong công việc có vai trò khá quan trọng và làm tiền đề cho sự sáng tạo vượt bậc của mọi người. Chief Executive Officer cần tập hợp nhiều chất xám “điên rồ” từ những vị trí nhân sự khác nhau và đề ra chiến lược hiệu quả.
Kỹ năng đàm phán
Để doanh nghiệp phát triển, các hợp đồng hỗ trợ kinh doanh với những đơn vị khác là điều không thể thiếu. Lúc này, Chief Executive Officer phải có kỹ năng đàm phán và đưa ra được điều kiện có lợi cho đôi bên để bắt đầu hợp tác.
Học ngành gì có thể trở thành CEO?
Về cơ bản, Chief Executive Officer được tuyển chọn dựa trên năng lực cũng như khả năng sáng tạo và tư duy trên nhiều phương diện khác nhau. Đa phần các ngành nghề đều có thể hướng đến vị trí giám đốc điều hành cho doanh nghiệp.
Thế nhưng, để dễ dàng hơn và thuận tiện cho mong muốn trở thành một CEO chuyên nghiệp. Bạn có thể lựa chọn theo học quản trị kinh doanh, đây cũng là khối ngành mà nhiều Chief Executive Officer tài ba hiện nay đã theo đuổi.
Tuy vậy, không phải ai học quản trị kinh doanh đều có thể trở thành CEO, bạn cần học hỏi thêm vô vàn các vấn đề khác như:
- Quản trị nhân sự.
- Thành lập hệ thống.
- Quản lý quy trình.
- Kỹ năng phân tích (kinh tế, văn hoá, xã hội,…).
- Ngoài ra còn nhiều tố chất khác mà bạn phải đảm bảo để trở thành giám đốc điều hành ưu tú.
Nhìn chung, đối với ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo vô số các yếu tố trên. Tuy vậy, những kiến thức lại không quá chuyên sâu, thế nên bạn cần tự lực tìm hiểu thêm rất nhiều.
>> Xem thêm: Lập trình viên là gì? Developer là gì?
CEO khác gì với tổng giám đốc?
CEO là gì đã được Vietnix giới thiệu rõ ở các nội dung trên, vậy chức vụ này có gì khác so với tổng giám đốc? Để dễ hiểu hơn, chúng ta có thể phân ra thành hai hình thức doanh nghiệp, gồm:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đối với loại hình này thường sẽ không phân định rõ mục tiêu cũng như vị thế của tổng giám đốc và Chief Executive Officer, đôi khi có thể cùng là một cá nhân đảm nhiệm.
- Doanh nghiệp lớn: Trường hợp có các chi nhánh hoặc công ty con thì vị trí tổng giám đốc sẽ có quyền hành cao hơn CEO và các chiến lược hoặc dự án đều cần thông qua ban cấp cao.
Nhìn chung, cả Chief Executive Officer và tổng giám đốc đều là người quản lý và điều hành doanh nghiệp hướng đến sự phát triển. Tùy vào từng mô hình và quy mô doanh nghiệp sẽ phân chia hợp lý các chức vụ này nhằm bổ trợ cho nhau.
Cần bao lâu để trở thành CEO?
Dựa trên một vài nghiên cứu bỏ qua các yếu tố liên quan đến đời sống cá nhân của một nhân sự. Thông thường, bạn phải bắt đầu làm việc tại vị trí sơ cấp sau khoảng 24 năm phát triển để trở thành CEO chuyên nghiệp.
Tuy vậy, thời gian hoàn toàn có thể ngắn hơn tùy thuộc vào vị thế của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Nếu bạn đầu quân cho doanh nghiệp nhỏ và có những bước tiến nổi bật hoặc gánh trọng trách lớn thì có thể chỉ trong 10 – 15 năm sẽ trở thành Chief Executive Officer cấp cao.
Đa phần các công ty hiện nay, nổi bật là startup sẽ tuyển chọn nhân sự dựa trên kỹ năng và kinh nghiệm. Nếu bạn đảm bảo được thực lực sẽ nhanh chóng vương đến vị trí Chief Executive Officer cấp cao.
Top 10 CEO trên thế giới
Khi nói về CEO là gì, chắc hẳn danh sách 10 vị Chief Executive Officer sau đây là người đạt nhiều triển vọng và thành tựu cống hiến vượt bậc cho các tập đoàn lớn trên toàn cầu:
1. Bill Gates (Microsoft)
Bill Gates (tài sản ước tính hơn 105,3 tỷ USD) được xem là vị CEO lừng danh với vô vàn điểm nổi bật trong giới siêu giàu hiện nay. Ông là người đảm nhiệm quyền giám đốc điều hành tối cao dẫn dắt Microsoft đến thành công.
2. Mark Zuckerberg (Meta – Facebook trước đây)
Đây là cái tên thực sự quá quen thuộc trên toàn cầu đặc biệt là hàng triệu người dùng Facebook tại Việt Nam. Tài sản ước tính của Mark Zuckerberg khoảng 73,2 tỷ đô, ông đang là CEO của Meta.
3. Jack Ma (Alibaba)
Trên chiến trường thương mại điện tử toàn cầu, cái tên Jack Ma (tài sản ước tính trên 22,8 tỷ đô) luôn là nổi bật nhất. Hiện tại, ông là nhà sản lập cũng như giữ cương vị CEO của Tập đoàn Alibaba.
4. Elon Musk (Tesla, SpaceX, Neuralink)
Vị tỷ phú hài hước là điều mà mọi người biết đến Elon Musk qua truyền thông và tin tức. Hiện nay, ông là người giàu top 1 hành tinh cũng chính là CEO tối cao sáng lập nên Tesla – hãng xe điện toàn cầu và công ty SpaceX cũng như Neuralink.
5. Sundar Pichai (Google)
Sundar Pichai là vị CEO tài ba của Google, ông đảm nhiệm vị trí này vào năm 2015 trong cuộc thành lập Alphabet Inc (công ty mẹ của Google). Giá trị tài sản của vị CEO này khoảng 1 tỷ đô ở năm 2019.
6. Tim Cook (Apple)
Vị CEO Tim Cook với nhiều thành tựu ở thị trường công nghệ toàn cầu của Apple luôn là luồng gió giúp thương hiệu này đi xa hơn. Vào khoảng năm 2015, tổng tài sản của ông là 1,3 tỷ đô.
7. Jeff Bezos (Amazon)
Bên cạnh nền tảng Alibaba thì có lẽ Amazon cũng chiếm lĩnh thị phần không nhỏ khi Jeff Bezos nắm giữ vị trí CEO. Theo tổng hợp ở năm 2019, giá trị tài sản của ông khoảng 114 tỷ đô.
8. Robert Iger (Walt Disney)
Walt Disney là công ty lớn hàng đầu về lĩnh vực giải trí truyền thông trên nhiều phương tiện. Robert Iger là người nắm giữ vị trí giám đốc điều hành của Tập đoàn Disney với giá trị tài sản của ông khoảng 690 triệu đô ở năm 2020.
9. Aliko Dangote (Dangote)
Aliko Dangote cũng là vị tỷ phú nổi bật ở thời điểm hiện tại nắm giữ vị trí CEO của Dangote. Giá trị tài sản của ông được tổng hợp ở năm 2019 rơi vào khoảng 10,6 tỷ đô.
10. Michael Dell (Dell)
Dell là thương hiệu máy tính đến từ Mỹ nhận được nhiều sự tin dùng của khách hàng toàn cầu. Michael Dell (tài sản tại năm 2019 khoảng 22,7 tỷ đô) là người sáng lập cũng như giữ vị trí CEO của tập đoàn công nghệ này.
Top 10 CEO tại Việt Nam
CEO là gì tại Việt Nam được thể hiện rõ qua danh sách 10 vị CEO nổi bật tại thị trường doanh nghiệp trong nước:
Phạm Nhật Vượng (Vingroup)
Hiện nay, Phạm Nhật Vượng đang là chủ tịch của Tập đoàn Vingroup và là vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam. Tổng lượng tài sản của ông ở thời điểm hiện tại ước tính khoảng 6,2 tỷ đô.
Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjack Air)
Chủ sở hữu hãng hàng không Vietjack Air đang là người phụ nữ nắm giữ vị trí giàu top đầu ở nước ta. Ước tính lượng tài sản của vị CEO đến hiện nay đã hơn 3,1 tỷ đô.
Trần Bá Dương (Thaco)
Thaco là công ty cổ phần chuyên về sản xuất cung cấp ô tô tải đến thị trường chuyên dụng. Trần Bá Dương là người sáng lập cũng như giữ vị trí CEO của đơn vị này cùng giá trị tài sản khoảng 1,6 tỷ đô.
Hồ Hùng Anh (Techcombank)
Ngân hàng Techcombank được CEO Hồ Hùng Anh quản lý và phát triển mạnh trong khoảng 20 năm nay. Tài sản của vị chủ tịch kiêm giám đốc điều hành TCB đang nắm giữ khoảng 2,3 tỷ đô.
Trần Đình Long (Hòa Phát)
Tập đoàn đa ngành nghề Hoà Phát thuộc lĩnh vực kinh doanh đang được CEO Trần Đình Long điều hành và phát triển. Theo thống kê, tài sản hiện tại của ông đã vượt mức 3,2 tỷ đô.
Đoàn Đức Nguyên (Hoàng Anh Gia Lai)
Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai đang được Đoàn Đức Nguyên trực tiếp điều hành cũng những thành tựu đáng mong đợi. Hiện nay, giá trị tài sản thực của vị CEO này khoảng 18,173 tỷ đồng.
Đặng Lê Nguyên Vũ (Trung Nguyên)
Đặng Lê Nguyên Vũ là người sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên và cũng là người điều hành hướng đến sự thịnh vượng như hiện nay. Sau nhiều vấn đề bất cập, giá trị tài sản của ông đang ở mức 4,688 tỷ đồng.
Phạm Thị Việt Nga (Dược Hậu Giang)
Nữ doanh nhân thành đạt Phạm Thị Việt Nga đã khởi xướng và sáng lập công ty Dược Hậu Giang. Tuy nhiên, hiện nay giá trị tài sản của bà chưa được tổng hợp và cập nhật chính xác.
Phạm Thanh Hưng (Cengroup)
Phạm Thanh Hưng là CEO của Cengroup, ông nắm giữ vị thế quan trọng trong sự phát triển của Tập đoàn bất động sản này. Hiện nay, ông đang thuộc top đầu những cá nhân có lượng tài sản vượt mốc 100 tỷ đồng.
Nguyễn Thế Lữ – Louis Nguyễn (SAM)
Nguyễn Thế Lữ còn được biết đến là Louis Nguyễn là giám đốc điều hành đứng đầu của SAM. Tổng lượng tài sản của vị CEO này chưa được tổng hợp rõ ràng ở thời điểm hiện nay.
Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân với CEO
CEO là gì, vị trí này đóng vai trọ thế nào đã được Vietnix đánh giá cụ thể, vậy thương hiệu cá nhân của giám đốc điều hành có cần thiết không? Như bạn đã biết, CEO được xem là bộ mặt của doanh nghiệp do đó cần thể hiện tính chuyên nghiệp nhằm:
- Tuyên truyền văn hoá và tinh thần doanh nghiệp.
- Tạo lòng tin cho khách hàng và nhà đầu tư mới.
- Giúp đối tác coi trọng CEO và nâng tầm doanh nghiệp.
- Thể hiện được quyền lực, chức năng và khả năng răn đe nhân sự.
- Thu hút được nhiều người dùng tin cậy đặt ra được mục tiêu cao hơn.
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO
Trên thực tế, để có thể xây dựng được nền tảng thương hiệu cá nhân đối với một CEO sẽ không tương đồng với cá nhân thông thường. Bạn có thể tham khảo qua 5 tiêu chí gợi ý sau đây.
Phong cách cá nhân
Nếu bạn là một cá nhân muốn dùng thương hiệu để mở rộng con đường sự nghiệp thì có thể theo nhiều phương pháp. Nổi bật nhất là các bạn trẻ hiện nay có thể xây dựng được thương hiệu cá nhân khá tốt và hiệu quả bằng hình thức hoặc vài yếu tố khác.
Tuy vậy, đối với CEO, điều mà họ hướng đến là tập khách hàng, đối tác, và cả nhà đầu tư. Do đó, thương hiệu cá nhân được hình thành nhằm tạo sự uy tín và trách nhiệm cũng như tính chuyên nghiệp.
Thế nên, phong cách cá nhân sẽ không được thể hiện và đánh giá cao thông qua quần áo hoặc thời trang kiểu cách. CEO nên tạo phong cách riêng biệt trong lời nói, cử chỉ, hành động, trí tuệ, khả năng giao tiếp,… thiên hướng về yếu tố cốt lõi.
Kỹ năng thành lập đội nhóm hoặc hệ thống
Việc xây dựng nên một đội nhóm và hệ thống vững mạnh cho doanh nghiệp cũng là cách mà Chief Executive Officer có thể tạo được tiếng tăm trên cương vị của mình. Đây là điều sẽ giúp ích cho những sự phát triển tiếp theo của giám đốc điều hành.
Nếu CEO sở hữu một nền tảng các doanh nghiệp thành công thì bạn dễ dàng nhận được các lời đề nghị hợp tác từ doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, khả năng quản lý hệ thống ngày càng được tăng bật cũng tạo nên thương hiệu cá nhân vững chắc.
Dùng tối đa chức năng CEO
Chức năng của Chief Executive Officer là gì? Bạn nên dùng hết các chức năng khi đảm nhiệm vị trí CEO như: Kỷ luật, mệnh lệnh, quyết định,… Từ đó tạo được thương hiệu được nhiều khách hàng và đối tác xem trọng dựa trên tính công tâm và trách nhiệm.
Bên cạnh đó, để xây dựng tối đa hình ảnh cá nhân đối với một Chief Executive Officer tiềm năng, bạn nên dùng chức danh của mình nhiều hơn trong phỏng vấn, họp báo,… Đây là cách giúp dư luận dễ ghi nhớ và lan truyền tên tuổi của CEO.
Dẫn đầu sáng tạo
Một giám đốc điều hành chuyên nghiệp và có khả năng phát triển doanh nghiệp sẽ phải đề ra những chiến lược cũng như hoạch định tốt các vấn đề về sản phẩm, quảng cáo, quyết định mạo hiểm,…
Việc các sáng kiến của Chief Executive Officer mang lại giá trị hiện thực và hỗ trợ cho vấn đề phát triển đối với doanh nghiệp sẽ là cách giúp thương hiệu cá nhân đi xa hơn. Sáng tạo chính là cơ hội đối với mỗi doanh nghiệp và giám đốc điều hành.
Dùng mạng xã hội để phát triển thương hiệu CEO
Trong các phương thức xây dựng thương hiệu, chắc hẳn mạng xã hội là nền tảng hiệu quả tốt cho vấn đề này. Thế nên Chief Executive Officer có thể hoạt động và chia sẻ những thông tin hữu ích xây dựng cộng đồng khách hàng tiềm năng.
Tuy vậy, bạn cần dùng mạng xã hội một cách có hiểu biết và thông minh. Đây có thể là nền tảng tiềm năng nhưng nó vẫn mang vô vàn các rủi ro về dư luận.
Lời kết
Vietnix đã giải đáp về CEO là gì và những điều liên quan mật thiết đến chức danh này. Mong rằng, bạn có thể tìm được một nhân tài phù hợp với vị trí giám đốc điều hành hoặc trở thành một CEO tiềm năng.