Agency là gì? Những mô hình Agency phổ biến hiện nay
Nội Dung ChínhAgency là gì? Các công ty Agency làm việc gì?Xây dựng chiến lược Marketing phù hợpĐưa ra các ý tưởng Marketing mới mẻ, sáng tạoTriển khai các hoạt động Marketing chuyên nghiệpTheo dõi, đo lường kết quả của các chiến dịch MarketingCác mô hình Agency phổ biến hiện nayNhững vị trí công việc trong … Tiếp tục đọc Agency là gì? Những mô hình Agency phổ biến hiện nay
Agency là gì? Làm việc tại Agency là làm gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn sinh viên mới ra trường hoặc những ai mới tìm hiểu về ngành Marketing. Hôm nay, Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu về các loại hình công ty Agency, vị trí công việc phổ biến tại Agency và những kỹ năng cần thiết giúp bạn nắm chắc “tấm vé” tham gia vào đội ngũ Agency!
Agency là gì?
Agency là các công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo cung cấp dịch vụ Marketing. Nhờ sự bùng nổ của Internet và công nghệ 4.0, loại hình công ty Agency đang ngày càng phát triển và được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp muốn thực hiện các chiến dịch Marketing, quảng cáo, truyền thông,… đều lựa chọn hợp tác với các Agency.
Các công ty Agency làm việc gì?
Công việc của Agency nói chung là nhằm chuyên biệt hóa, bởi công ty sản xuất chỉ hiểu rõ về sản phẩm của họ. Việc thuê các công ty Agency sẽ giúp công ty sản xuất sáng tạo ra những chiến lược truyền thông giúp đưa sản phẩm của họ đến gần hơn với người tiêu dùng.
Trước đây, các công ty sản xuất đều tuân theo nguyên tắc “Tập trung vào sản phẩm”, họ tin rằng một sản phẩm chỉ cần tốt thì tự nhiên sẽ được người tiêu dùng biết đến. Nhưng khi thị trường ngày càng lớn mạnh, các sản phẩm giống nhau đã dần bị bão hòa, họ nhận ra rằng nguyên tắc này đã không còn khả thi.
Để tạo sự khác biệt với các đối thủ và gây ấn tượng với khách hàng, họ cần tập trung hơn vào “Người tiêu dùng” để có được các chiến lược “Ý tưởng sáng tạo”. Tuy các công ty sản xuất có thể tự tạo ra các chiến lược quảng cáo truyền thông, nhưng việc thuê Agency ngoài vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu.
Để hiểu rõ hơn các công ty Agency làm việc gì, hãy cùng tìm hiểu về công việc của một Agency cụ thể – Agency chuyên về giải pháp Marketing:
Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp
Với đội ngũ nhân sự chuyên về các giải pháp Marketing, Agency có đủ tiềm lực để cung cấp các chiến lược tiếp thị chuyên nghiệp cho khách hàng. Sau khi nhận yêu cầu từ đối tác, Agency tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường, tệp khách hàng, đặc điểm,… của doanh nghiệp để xây dựng một chiến lược Marketing phù hợp. Với kinh nghiệm lâu năm, Agency cũng giúp xây dựng một kế hoạch Marketing tối ưu nhất có thể, từ đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể so với khi các doanh nghiệp tự tìm hiểu.
>> Xem thêm: Các chiến lược marketing nổi tiếng và quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
Đưa ra các ý tưởng Marketing mới mẻ, sáng tạo
Một ưu điểm của các Agency đó là đội ngũ nhân sự trẻ trung, sáng tạo và không bao giờ “cạn” idea. Dựa vào mục tiêu của chiến dịch marketing, đội ngũ Agency sẽ cho ra đời những hoạt động quảng cáo, truyền thông độc đáo, gây ấn tượng và thu hút khách hàng. Đặc biệt, các Agency thường có mối quan hệ tốt với giới báo chí, truyền thông, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các hoạt động PR, booking,… Đây cũng là lý do khiến các công ty sản xuất cực ưa chuộng khi hợp tác với các Agency.
Triển khai các hoạt động Marketing chuyên nghiệp
Sau khi thống nhất với khách hàng, Agency sẽ triển khai thực hiện các hoạt động Marketing theo như kế hoạch. Các dịch vụ Agency cung cấp rất đa dạng như: Marketing online, marketing trực tiếp, quảng cáo, xây dựng website, tối ưu hóa website của doanh nghiệp,…
Theo dõi, đo lường kết quả của các chiến dịch Marketing
Sau khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo, đội ngũ Agency có nhiệm vụ tổng hợp và phân tích hiệu quả Marketing cho doanh nghiệp. Các chỉ số thường được quan tâm là mức tiếp cận khách hàng, độ nhận diện thương hiệu, doanh thu bán hàng,… Từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động Marketing và rút kinh nghiệm cho các chiến dịch sau.
Các mô hình Agency phổ biến hiện nay
Bạn đã biết được nhiệm vụ của Agency là gì, giờ hãy cùng tìm hiểu về các mô hình công ty Agency phổ biến nhất hiện nay:
- Advertising Agency: Công ty Agency chuyên cung cấp các dịch vụ quảng cáo.
- Brand Agency: Agency chuyên về xây dựng thương hiệu – Branding.
- Graphic design Agency: Agency về giải pháp thiết kế đồ họa.
- Digital marketing Agency: Agency cung cấp giải pháp truyền thông trên nền tảng số.
- Market Research Agency: Các Agency chuyên về nghiên cứu và phân tích thị trường.
- Media Agency: Agency truyền thông, chuyên tư vấn các hoạt động truyền thông, quảng cáo sáng tạo.
- Print Agency: Agency cung cấp các giải pháp in ấn các ấn phẩm truyền thông.
- PR Agency: Các Agency có kinh nghiệm trong các hoạt động Quan hệ công chúng.
- Social media Agency: Agency chuyên về tiếp thị qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Zalo,…
- Web designing Agency: Agency cung cấp các dịch vụ xây dựng và thiết kế website cho các doanh nghiệp.
Những vị trí công việc trong Agency
Sau đây là các vị trí công việc “không thể thiếu” trong đội ngũ Agency và nhiệm vụ cơ bản của từng vị trí:
Copywriter
Hẳn bạn đã nghe đến cụm từ Copywriter này trước đây. Copywriter là người chịu trách nhiệm sáng tạo ngôn từ, dùng câu chữ để thu hút và “chiếm trọn” trái tim khách hàng. Để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp, bạn cần có sự sáng tạo, khả năng viết tốt và đặc biệt là có một tình yêu to lớn với câu chữ.
Nhiệm vụ thường gặp của một Copywriter là:
- Xây dựng nội dung cho các chiến dịch Marketing, quảng cáo,…
- Quản lý nội dung bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội, website của khách hàng.
- Phối hợp với các team khác trong Agency để thực hiện các chiến dịch Marketing.
- Tham gia viết thông cáo báo chí, nội dung nội bộ nếu có.
Designer
Designer là người biến những ý tưởng quảng cáo thành sản phẩm hữu hình. Họ có nhiệm vụ sáng tạo và thiết kế các mẫu quảng cáo sao cho ấn tượng và thu hút nhất, thể hiện được thông điệp và tinh thần của sản phẩm.
Có thể nói, Content và Designer là “đôi bạn cùng tiến” không thể tách rời trong đội ngũ Agency. Nếu như Content là người kể chuyện bằng câu chữ, thì Designer là người truyền tải thông điệp qua hình ảnh.
Nhiệm vụ cơ bản của một Designer là:
- Thiết kế các ấn phẩm quảng cáo như ảnh, video,…
- Giám sát tiến độ in ấn các ấn phẩm.
- Phối hợp cùng các team khác thực hiện các hoạt động Marketing.
Account
Account là bộ phận không thể thiếu trong đội ngũ Agency. Account có trách nhiệm lắng nghe và xác định nhu cầu, mong muốn của khách hàng, sau đó truyền tải lại cho các team khác như content, designer thực hiện.
Bộ phận Account sẽ tham gia xuyên suốt quá trình hợp tác giữa Agency và khách hàng. Từ lúc nhận đề bài của khách hàng, phản hồi giữa hai bên, thực hiện chiến dịch cho đến khi báo cáo hiệu quả Marketing.
Được xem như công việc “làm dâu trăm họ”, Account cần có kĩ năng giao tiếp tốt, kĩ năng thấu hiểu, đàm phán và trình bày ý tưởng.
Nhiệm vụ cơ bản của Account là:
- Truyền tải ý muốn của khách hàng tới đội ngũ Agency.
- Tham gia đàm phán, thuyết phục khách hàng.
- Phối hợp cùng các team khác thực hiện hoạt động Marketing.
Art Director
Art Director, hay còn gọi là các Giám đốc Nghệ thuật. Họ là người chịu trách nhiệm định hình phong cách, thiết kế các ấn phẩm quảng cáo, Marketing,… sao cho thu hút được sự chú ý của khán giả ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Để làm được điều đó, đòi hỏi Art Director cần có tư duy thiết kế và nghệ thuật nhất định, có sự sáng tạo và những góc nhìn độc đáo trong thiết kế.
Nhiệm vụ thường gặp của Art Director:
- Xác định phong cách, concept tổng thể cho các ấn phẩm.
- Giám sát đội ngũ thiết kế.
- Theo dõi và phê duyệt các ấn phẩm thiết kế.
- Phối hợp với các team khác trong Agency.
- Thuyết trình trước khách hàng về ý nghĩa các ẩn phẩm thiết kế.
Creative Director
Creative Director hay còn gọi là Giám đốc Sáng tạo. Đây chính là một trong những người có “quyền lực” tối cao trong các công ty Agency. Họ có trách nhiệm quản lý đội ngũ sáng tạo, dẫn dắt và định hướng sáng tạo cho các ý tưởng quảng cáo, Marketing. Để một ý tưởng quảng cáo đến tay các khách hàng, ý tưởng đó phải được Creative Director phê duyệt. Tuy nhiên, Giám đốc Sáng tạo lại là người chịu nhiều áp lực nhất khi ý tưởng quảng cáo nằm trên tay khách hàng.
Sau đây là những nhiệm vụ của một Creative Director:
- Dẫn dắt đội ngũ Creative trong việc phát triển các ý tưởng sáng tạo.
- Cân nhắc và lựa chọn các ý tưởng sáng tạo.
- Theo dõi và đánh giá hoạt động team Creative.
Film Director
Film Director những người có nhiệm vụ lên kịch bản, xây dựng và sản xuất ra các viral clip, video quảng cáo. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng nghệ thuật và sự chỉn chu, tỉ mỉ cao. tính nghệ thuật, sáng tạo cao, đồng thời là người tỉ mỉ, tinh tế trong công việc. Mức lương của film director khá cao, trên 10 triệu đồng.
Nhiệm vụ thường gặp của Film Director:
- Lên kịch bản và tiến hành quay dựng, chỉnh sửa các video TVC, viral clip,… để quảng cáo sản phẩm.
- Thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh, video phục vụ cho các ấn phẩm truyền thông.
Photographer
Photographer (Nhiếp ảnh gia) là người phụ trách mặt hình ảnh của sản phẩm. Photographer cần là người có khả năng chụp ảnh tốt, có gu thẩm mỹ cao, biết sử dụng máy ảnh và phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp như Photoshop,…
Nhiệm vụ thường gặp của Photographer:
- Lên idea, concept chụp hình phù hợp với sản phẩm.
- Quay chụp, chỉnh sửa các ấn phẩm truyền thông, quảng bá sản phẩm.
- Phụ trách phát triển hình ảnh thương hiệu.
- Quản lý dữ liệu hình ảnh, video của công ty.
Media Planner
Media Planner hay còn gọi là người lên kế hoạch truyền thông. Media Planner có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và đo lường hiệu quả của các chiến dịch truyền thông, Marketing. Ngoài ra, họ cũng cần thường xuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu khách hàng nhằm thấu hiểu khách hàng và tối ưu hóa chiến dịch.
Nhiệm vụ thường gặp của Media Planner:
- Phân tích thị trường, nghiên cứu hành vi khách hàng để xác định đối tượng mục tiêu.
- Xây dựng hình thức quảng cáo phù hợp với khách hàng mục tiêu và tiềm lực doanh nghiệp.
- Sắp xếp, phân chia ngân sách quảng cáo sao cho phù hợp nhất.
- Tổng kết và đánh giá hiệu quả chiến dịch.
Media Buyer/ Booking
Media Buyers là những người phụ trách tìm kiếm, làm việc trực tiếp cùng các đối tác truyền thông. Media Buyers thường được ví như “cầu nối” giữa doanh nghiệp và khách hàng. Do đó, một người làm Media Buyer giỏi cần có khả năng giao tiếp và thuyết phục tốt, có tư duy phản biện và có thể chịu được áp lực công việc cao.
Nhiệm vụ thường gặp của Media Buyers:
- Tìm kiếm khách hàng và trao đổi trực tiếp với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ,…
- Báo giá cho khách hàng theo từng yêu cầu cụ thể.
- Tổng kết và báo cáo kết quả đo lường cho các bên.
>> Xem thêm: Client là gì? Sự khác biệt giữa Agency và Client
Những kỹ năng cần thiết để làm việc tại Agency
Để được làm việc ở đội ngũ sáng tạo Agency, bạn cần rèn luyện cho mình những kỹ năng quan trọng sau:
- Kỹ năng quan sát: Kỹ năng quan sát giúp ta nhanh chóng nắm bắt được insights của khách hàng, từ đó đưa ra các giải pháp truyền thông độc đáo, khác biệt. Ngoài ra, quan sát cũng giúp trau dồi tư duy sáng tạo một cách hiệu quả.
- Kỹ năng phân tích: Khi đứng trước một vấn đề trong cuộc sống, người làm agency luôn đặt ra câu hỏi “Why?” nhằm phân tích nguyên nhân, bản chất của vấn đề. Càng đi sâu vào phân tích, bạn càng có khả năng sáng tạo ra các giải pháp độc đáo, thiết thực.
- Tư duy logic: Người làm Agency cần học cách cân bằng giữa sáng tạo và logic, bởi mục tiêu cốt lõi của truyền thông là “giải quyết vấn đề”.
- Kỹ năng truyền đạt: Làm việc tại Agency, bạn phải học được cách truyền tải suy nghĩ của mình cho người khác hiểu, bên cạnh đó là thuyết phục khách hàng đồng ý với ý tưởng của mình.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Cho dù đảm nhận vị trí nào tại Agency, bạn cũng cần làm việc và hợp tác với những người xung quanh. Do đó, kỹ năng làm việc nhóm là điều không thể thiếu.
Câu hỏi thường gặp về Agency
Agency có phải là một công ty không?
Agency là một công ty cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho khách hàng của họ. Thông thường, các đại lý thay mặt cho một công ty, nhóm hoặc cá nhân khác để quản lý một bộ phận kinh doanh của họ.
Nên thuê Agency hay team inhouse?
Thuê Agency sẽ giúp bạn quản lý tổng quát về mặt hiệu quả, chất lượng tốt hơn. Và Agency sẽ có chuyên môn chuyên sâu và đảm bảo được kết quả tốt. Giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và tiết được thời gian quản lý, vận hành và đào tạo đội ngũ nội bộ.
Lời kết
Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu Agency là gì, các loại hình công ty Agency, vị trí công việc phổ biến tại Agency và những kỹ năng cần thiết giúp bạn thành công khi làm việc tại Agency. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có được những kiến thức cần thiết trong quá trình làm việc và phát triển bản thân!