10 trang thương mại điện tử Trung Quốc uy tín, giá rẻ
Nội Dung ChínhTop 10 trang Thương Mại Điện Tử Trung Quốc hàng đầu hiện nay1. Alibaba.com2. AliExpress.com3. Trang 1688.com4. Taobao.com5. Tmall.com6. Trang Pinduoduo.com7. VIP.com8. Dangdang.com9. JD.com10. Yihaodian (Yhd.com)Lời kết Thị trường Internet tại Trung Quốc phát triển vượt bậc trong thập kỷ qua, chiếm đến 42% thị trường toàn thế giới. Cùng Vietnix điểm qua … Tiếp tục đọc 10 trang thương mại điện tử Trung Quốc uy tín, giá rẻ
Thị trường Internet tại Trung Quốc phát triển vượt bậc trong thập kỷ qua, chiếm đến 42% thị trường toàn thế giới. Cùng Vietnix điểm qua 10 trang thương mại điện tử Trung Quốc nổi tiếng và khám phá cách thức phát triển thần tốc của những doanh nghiệp này qua bài viết bên dưới.
Top 10 trang Thương Mại Điện Tử Trung Quốc hàng đầu hiện nay
Trung Quốc có nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử. Mỗi trang sẽ có chiến lược đi khác nhau, dựa vào phân khúc và định vị khách hàng tiềm năng.
1. Alibaba.com
Chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với sàn thương mại điện tử Trung Quốc trực thuộc tập đoàn Alibaba. Vượt ra khỏi tầm quốc gia, Alibaba đã phát triển nhanh chóng và cạnh tranh trực tiếp với hai tập đoàn công nghệ hàng đầu là Ebay và Amazon.
Khi lướt một vòng trang web, bạn sẽ choáng ngợp với số lượng gian hàng khổng lồ trên đấy. Hầu như bất cứ món đồ nào cũng có thể tìm được trên website, kể cả những mặt hàng siêu hiếm, rất khó tìm hoặc giá cả đắt đỏ tại Việt Nam.
Alibaba được ưa chuộng nhiều vì chính sách chất lượng đặt lên hàng đầu. Công ty có quy trình chọn lọc kỹ càng các nhà cung cấp, luôn hoàn thiện nhiều tính năng đánh giá gian hàng và sản phẩm, gia tăng niềm tin nơi khách hàng.
Alibaba lựa chọn mô hình B2B làm trọng tâm – tức doanh nghiệp sẽ giao thương và kết nối trực tiếp với nhau. Toàn bộ quy trình mua hàng của các doanh nghiệp, đại lý nhỏ lẻ sẽ được thực hiện dễ dàng nhanh chóng trên website.
Theo đó, Alibaba đóng vai trò trung gian, hỗ trợ khung hệ thống phần cứng và tiện ích để giao dịch được tiến hành thuận lợi. Với vai trò là người kinh doanh, bạn không cần mất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm nguồn hàng, so sánh giá cả và thỏa thuận đặt hàng với người bán.
Là sàn giao dịch hàng đầu thế giới, Alibaba vẫn có những điểm hạn chế nhất định. Do số lượng hàng hóa khổng lồ, Alibaba không thể kiểm soát hết tất cả những gian hàng. Vẫn còn tồn tại số ít hàng hóa kém chất lượng, thực tế không đúng mô tả. Bạn cần đọc kỹ thông tin sản phẩm và đánh giá của người dùng trước rồi mới đặt hàng.
Alibaba chưa có cách thức thanh toán chung mà mỗi xưởng vận hành theo cách riêng. Điều này gây bất lợi cho khách hàng. Thêm một lưu ý nữa là rào cản về ngôn ngữ có thể khó khăn nếu bạn chưa quen giao dịch trên Alibaba.
2. AliExpress.com
AliExpress là trang sàn thương mại điện tử Trung Quốc với đặc thù chỉ bán hàng cho người nước ngoài chứ không giao dịch nội địa. Hiện nay, trên trang web có đến hơn 6.000 danh mục hàng hóa đến từ 45 ngành công nghiệp khác nhau.
Điểm vượt trội của AliExpress là phần lớn hàng hóa được free ship – miễn phí giao hàng, ngoại trừ những đơn hàng gấp. Như vậy, thời gian giao hàng trung bình từ Trung Quốc về Việt Nam dao động 15-40 ngày, hoặc lên đến 2 tháng.
Đối với những đơn hàng lớn trên 1000 đô la thì tốt nhất bạn lựa chọn tính ship để vòng quay sản phẩm nhanh hơn, không làm ảnh hưởng đến tiến độ kinh doanh.
Bên cạnh những điểm nổi bật, AliExpress vẫn có vài điểm hạn chế so với các sàn giao dịch khác. Cụ thể, mặc dù được miễn thuế nhưng bạn cần đóng thuế, phí hải quan. Quy trình kiểm tra xét duyệt cũng gắt gao để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, một vài phản hồi từ người mua hàng trên AliExpress cho rằng cùng một mặt hàng, sàn giao dịch này có giá cao hơn hơn những đơn vị khác. Nên bạn cần xem xét nguồn hàng thật kỹ trước khi quyết định.
3. Trang 1688.com
Nếu bạn là người buôn sỉ tại Việt Nam thì chắc chắn biết đến 1688 – trang thương mại điện tử Trung Quốc nổi tiếng chuyên buôn bán nội địa với số lượng lớn.
Trang web hội tụ những những xưởng sản xuất lớn với chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng . Bạn có thể lựa chọn mặt hàng, sau đó so sánh giá cả và ra quyết định nhà bán phù hợp.
Để kinh doanh trên trang thương mại điện tử Trung Quốc 1688, bạn sẽ gặp khó khăn nhất định về ngôn ngữ vì hầu như các chủ xưởng đều sử dụng tiếng bản địa. Ngoài ra, sàn 1688 sử dụng tài khoản Alipay để thanh toán chứ không nhiều phương thức khác nên bạn cần cân nhắc chính sách kỹ càng.
4. Taobao.com
Taobao là gã khổng lồ trực thuộc tập đoàn Alibaba, được xem là trang thương mại điện tử ra đời sớm nhất tại đất nước đông dân này.
Khác với Alibaba tập trung vào B2B, Taobao đi theo định hướng C2C – Customer to Customer – bán cho khách hàng cá nhân. Taobao chiếm lĩnh thị trường và có sự phát triển vượt bậc vì thiết lập chính sách cho đăng ký tài khoản miễn phí.
Vì đa phần hàng hóa trên Taobao là bán lẻ, nên bạn cần lưu ý kiểm tra thông tin về người bán trước khi đặt hàng. Bạn nên đọc kỹ những đánh giá cửa hàng, tỷ lệ hàng lòng và nhận xét của người dùng trước.
Taobao cũng có những hạn chế nhất định mà bạn cần lưu ý. Giá các sản phẩm trên sàn thương mại này đều do chủ shop quyết định, nên trước khi lựa chọn, bạn cần tham khảo và so sánh kỹ càng.
5. Tmall.com
Tmall hiện nay đang là trang web thương mại điện tử lớn thứ hai trên thế giới, với hơn 500 triệu người dùng mỗi tháng. Tmall được tách ra từ Taobao và trực thuộc tập đoàn Alibaba nổi đình nổi đám.
Trang web này đi theo định hướng B2C – Business to Customer. Với nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, Tmall cho phép các doanh nghiệp địa phương giới thiệu sản phẩm và kết nối với người tiêu dùng cá nhân nội địa và trên thế giới
Người tiêu dùng có thể tìm thấy mọi chủng loại hàng hóa trên website, từ quần áo, hàng điện tử đến xa xỉ phẩm, hàng công nghệ và thậm chí cả ô tô. Tmall ghi điểm ở chất lượng hàng hóa, tập trung phát triển chính sách chống hàng giả, hàng kém chất lượng.
Theo nhiều người có kinh nghiệm mua bán trên sàn Tmall, giá sản phẩm cao hơn so với các sàn thương mại khác.
Ngoài ra, bạn cần có thẻ thanh toán nội địa hoặc thẻ visa. Hiện tại Tmall chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa trong phạm vi Trung Quốc, nên bạn sẽ cần thông qua một đơn vị giao nhận trung gian rồi gửi hàng về Việt Nam.
6. Trang Pinduoduo.com
Pinduoduo tuy ra mắt sau nhưng lại chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc đại lục – trở thành đơn vị phát triển nhanh nhất trong lịch sử thương mại điện tử. Chiến thuật của Pinduoduo đáp ứng nhu cầu thị trường, giúp công ty tăng tốc đến chóng mặt.
Công ty này chính thức được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vào năm 2018, là một trong những công ty IPO thành công nhất thời điểm đó.
Pinduoduo đi theo hướng “săn lùng, mua chung” thông quan mạng xã hội WeChat. Bản chất tính năng này khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ với bạn bè, người thân để cùng mua sản phẩm tốt với giá ưu đãi. Càng nhiều người mua hàng thì giá càng rẻ, tạo ra tình thế win – win cho tất cả các bên.
Đây là trang thương mại điện tử Trung Quốc có giá bán rẻ hơn các trang khác vì bán số lượng lớn cho cùng một mặt hàng. Tuy nhiên, ngôn ngữ giao dịch bằng tiếng Trung cũng khiến nhiều người Việt Nam gặp khó khăn.
Ngoài ra, không phải mặt hàng nào cũng bán trên Pinduoduo nên bạn cần kết hợp các sàn với nhau để đa dạng hàng hóa kinh doanh.
7. VIP.com
Vip là trang thương mại điện tử Trung Quốc đi theo hướng ngách là hàng giảm giá, khuyến mãi, flash sale của các thương hiệu lớn. VIP liên kết với hơn 1.000 thương hiệu trong và ngoài nước, cung cấp chương trình khuyến mãi với số lượng hàng hóa đa dạng cho người tiêu dùng.
Mặt hàng chủ đạo trên VIP là quần áo, hàng điện tử hay các mặt hàng xa xỉ có giá thành cao. Chính vì vậy, người tiêu dùng hầu như vào trang web để săn lùng những deal giảm giá bất ngờ, đôi khi lên đến 50%.
VIP tập trung vào hàng cao cấp nên bạn sẽ không có nhiều lựa chọn cho sản phẩm phân khúc bình dân hoặc trung cấp. Đây là điểm hạn chế khi giao dịch trên sàn thương mại này.
8. Dangdang.com
Trang web này là nơi cung ứng 200.000 thể loại sách và 10.000 phần mềm, sản phẩm video và âm thanh. Ban đầu, website mô phỏng theo Amazon của Mỹ , dần dần mở rộng thành nơi cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng hơn, có cả hàng điện tử, quần áo, hàng công nghệ và nhiều danh mục khác.
Theo người đồng sáng lập công ty, Dangdang tập trung vào tệp khách hàng trung bình đến cao cấp. Chính vì vậy, công ty chú trọng vào chất lượng sản phẩm nhiều hơn là số lượng bày bán.
Dangdang không có nhiều hàng hóa như các trang thương mại khác ở Trung Quốc. Do đó, bạn sẽ giới hạn về khả năng lựa chọn hơn khi giao dịch trên sàn này.
9. JD.com
Jingdong hay còn gọi là JD là địa chỉ mua sắm trực tuyến lớn tại Trung Quốc, chiếm thị phần 25% (quý 3, năm 2018) với 300 triệu người dùng mỗi tháng.
JD chú trọng vào mạng lưới phân phối với phân khúc nông thôn, nên hầu như 90% người dân Trung Quốc có thể tiếp cận hàng hóa dễ dàng. Công ty có đến 256 kho hàng, gần 7.000 trạm vận chuyển, cùng trên 120.000 nhân viên bộ phận giao hàng.
JD chưa phát triển mạnh cho các đơn hàng quốc tế. Giai đoạn này sàn thương mại tập trung tăng trưởng độ phủ tại Trung Quốc để chiếm lĩnh thị trường nên bạn sẽ gặp khó khăn nếu giao dịch trên JD.
10. Yihaodian (Yhd.com)
YhD là đơn vị kinh doanh bán lẻ thực phẩm và nhu yếu phẩm trên nền tảng thương mại điện tử quy mô nhất tại Trung Quốc. Nơi đây giống cửa hàng bách hóa, hay siêu thị, bạn có thể tìm thấy thực phẩm tươi sống, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, rượu vang và các danh mục hàng hóa cao cấp khác.
Đặc thù của YhD là các mặt hàng nông sản, ngoài ra các sản phẩm thuộc nhóm ngành khác vẫn chưa có độ cạnh tranh cao như các trang thương mại nổi tiếng của Trung Quốc. Đó là điểm hạn chế khi bạn giao dịch trên YhD vì các mặt hàng này không thể vận chuyển xa trong thời gian dài.
>> Xem thêm: Lazada là gì? Lazada của nước nào? Tìm hiểu về Lazada Việt Nam
Lời kết
Trên đây, Vietnix đã tổng hợp 10+ các trang thương mại điện tử Trung Quốc nhập hàng giá rẻ và uy tín. Hy vọng thông tin trên hỗ trợ bạn trong việc giao thương online. Cùng đón xem nhiều bài viết giá trị trên website Vietnix nữa nhé.