Project Manager là gì? 8 kỹ năng cần có của Project Manager
Nếu bạn muốn trở thành một Project Manager trong tương lai nhưng hiện tại vẫn chưa rõ khái niệm Project Manager là gì? Đừng lo lắng Việt Nét sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy qua bài viết ngay sau đây. Hãy cùng theo dõi nhé.
Project Manager là gì?
Project Manager là tên gọi của những người quản lý dự án. Những người này do các công ty, các doanh nghiệp hay các tổ chức chỉ định để nhận nhiệm vụ về một dự án.
Bên cạnh đó họ còn chịu những trách nhiệm liên quan đến dự án như lên kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và nghiệm thu kết quả trong quá trình thực hiện.
Đồng thời Project Manager cũng sẽ là người trung gian giữa khách hàng và bộ phận nhân sự của công ty, sẽ truyền đạt những mong muốn, yêu cầu của khách hàng lại cho nhân viên để thực hiện đúng theo những yêu cầu đó.
Vai trò và nhiệm vụ của Project Manager
Sau đây là những vai trò và nhiệm vụ mà một Project Manager cần phải có trong quá trình thực hiện các dự án sau khi bạn đã hiểu rõ khái niệm Project manager là gì.
Vai trò của Project Manager
Tiếp theo phần khái niệm Project manager là gì thì sau đây là những vai trò của người Project manager trong suốt quá trình thực hiện dự án, các vai trò ấy được thể hiện rõ như sau:
- Tiếp nhận ý kiến khách hàng.
- Lên kế hoạch thực hiện.
- Giao nhiệm vụ cho nhân sự thực hiện dự án.
- Giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện.
- Nghiệm thu kết quả.
>> Xem thêm: Social Media Marketing là gì? 8 bước xây dựng chiến lược hiệu quả
Nhiệm vụ Project Manager
Nhiệm vụ của Project Manager là đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể trong quá trình thực hiện các dự án sao như sau:
- Xác lập các mục tiêu: Việc xác lập mục tiêu ngay từ lúc ban đầu sẽ giúp cho quá trình thực hiện công việc của bạn trở nên suôn sẻ và đạt được hiệu quả cao hơn.
- Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu: Sau khi đã làm việc với khách hàng và nắm được nhu cầu của họ thì việc mà Project Manager cần làm là lên các kế hoạch sao cho các mục tiêu đó đạt được kết quả cao nhất.
- Giao nhiệm vụ và triển khai thực hiện: Ở giai đoạn này người Project Manager sẽ trực tiếp phân công những công việc cụ thể cho từng nhân viên trong đội nhóm của mình để thực hiện dự án theo kế hoạch.
- Đôn đốc nhắc nhở quá trình thực hiện: Đôn đốc nhắc nhở trong team, nhóm của mình để đảm bảo tiến trình được diễn ra theo đúng kế hoạch và không bị trì trệ.
- Tiến hành nghiệm thu dự án: Sau khi đến thời gian kết thúc của dự án thì người quản lý dự án tiến hành nghiệm thu để kiểm tra tiến độ thực hiện công việc được diễn ra có đúng với kế hoạch ban đầu hay không.
>> Xem thêm: 8 bước lập kế hoạch Digital marketing hiệu quả
Yếu tố để trở thành một Project Manager giỏi
Để trở thành một người Project manager giỏi bạn phải hiểu hết những vấn đề xoay quanh như Project manager là gì vai trò của người Project manager. Sau đây là các yếu tố để tạo thành một Project manager giỏi:
- Chăm học hỏi và trao dồi kiến thức: Để trở thành một Project Manager thì kiến thức là một điều bắt buộc. Những kiến thức về chuyên môn, về giao tiếp, về xã hội sẽ giúp bạn đi xa hơn trong lĩnh vực này.
- Trao dồi kỹ năng mềm thật tốt: Để trở thành một Project Manager bạn phải có những kỹ năng sau: kỹ năng quản lý công việc, kỹ năng quản lý tốt thời gian, kỹ năng phân công công việc, kỹ năng giao tiếp và nắm bắt tâm lý khách hàng.
- Bắt tay vào thực hiện các dự án thực tế: Không còn cách nào khác là bạn phải tự mình dấn thân vào các dự án thực tế. Vì đó là nơi sẽ đem lại cho bạn những kinh nghiệm, trải nghiệm và giúp bạn trưởng thành hơn.
Những kỹ năng để trở thành một Project Manager giỏi
Qua những khái niệm về Project manager là gì cùng với những vai trò, yếu tố tạo thành một người Project manager giỏi thì sau đây là những kỹ năng chính để trở thành một Project Manager chuyên nghiệp:
- Giỏi về giao tiếp: Giỏi về giao tiếp để bạn có thể tự tin giao tiếp với khách hàng cũng như những nhân viên của mình trong đội, nhóm để mang lại một hiệu quả công việc cao nhất.
- Có tố chất lãnh đạo: Người lãnh đạo sẽ là người thúc đẩy, khuyến khích, tạo năng lượng, có tầm nhìn bao quát để dẫn dắt đội nhóm của mình đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất.
- Biết tổ chức và điều động nhóm: Việc kết nối giữa các thành viên trong nhóm, giải quyết những xung đột, điều động nhân viên khi cần để thực hiện tốt các công việc khi cần thiết.
- Có khả năng đàm phán: Kỹ năng này được sử dụng để bạn tiến hành trao đổi với khách hàng và những nhân sự trong đội nhóm nhằm mang lại những lợi ích và hiệu suất công việc cao nhất.
- Quản trị rủi ro tốt: Rủi ro là một điều không thể nào tránh khỏi trong các dự án, người Project Manager giỏi phải là người thích ứng và linh hoạt trong việc giải quyết các các rủi ro ấy và tạo nên một kết quả tốt.
- Quản trị và giải quyết những xung đột: Trong một đội nhóm có nhiều người khi làm việc thì chắc chắn sẽ có những tranh chấp, xung đột nhất định, lúc này bạn phải giải quyết nó một cách khéo léo nhất.
- Tạo động lực cho team, nhóm: Project Manager giỏi là người biết tạo nên những động lực một cách kịp thời cho những nhân viên của mình để đạt một mục tiêu chung cho doanh nghiệp.
- Tìm kiếm thông tin mới: Học hỏi những điều mới chưa bao giờ là thừa đối với một Project Manager, những thông tin mới, những kiến thức mới sẽ góp phần tạo nên những hiệu quả, những năng suất cao.
Sự khác biệt giữa Project Manager và Scrum Master
Để tìm hiểu được sự khác nhau cơ bản của Project Manager và Scrum Master thì bạn phải hiểu được khái niệm Project Manager là gì và Scrum Master là gì. Vấn đề ấy được thể hiện rõ như sau:
- Team Leader: Đây là vị trí đầu tiên khi muốn trở thành một Project Manager chuyên nghiệp, ở vị trí này bạn sẽ học được những kiến thức để điều phối một đội nhóm nhỏ mà cụ thể là điều phối nhân sự.
- Scrum Master: Đây là vị trí thứ 2 cao hơn team leader, ở vị trí này bạn sẽ được trải nghiệm như ở vị trí team leader đảm nhiệm nhưng nhóm thì lớn hơn và công việc cũng chuyên sâu hơn.
- CEO/Project Manager: Sau khi đã hoàn thành các dự án một cách xuất sắc theo từng cấp thì bạn sẽ được thăng chức lên làm Project Manager hay CEO. Đây là chức vị cao nhất của một Project Manager.
Như vậy có thể thấy được sự khác biệt giữa Project Manager và Scrum Master là Scrum Master chỉ là một cấp bậc trong quá trình trở thành một Project Manager (một vị trí cao nhất trong quản lý dự án).
Tài liệu tham khảo cho Project Manager
Sau đây là những tài liệu mà bạn có thể tham khảo để trở thành một Project Manager chuyên nghiệp sau khi đã hiểu tường tận các các kiến thức về Project manager là gì các vai trò, các yếu tố và kỹ năng của một Project manager.
- Project Management to Institute (PMI): “A Guide to the Project Management Body of Knowledge” (PMBOK Guide 2013).
- Keezner, H. “Project Management”, 2013.
- Phước Minh Hiệp & Lê Thị Vân Đan “Giáo trình thiết lập và thẩm định dự án đầu tư” NXB Lao Động Xã Hội 2011.
- Nguyễn Quốc Ấn & các tác giả “Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư” NXB Thống Kê, 2009.
Ngoài ra bạn cũng có thể học các khóa học hay tham khảo thêm các loại tài liệu khác trên mạng internet và các khóa học trực tuyến của những chuyên gia về dự án nhé.
Lời kết
Trên đó là tất cả những gì mà Việt Nét vừa chia sẻ đến bạn Project Manager là gì hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp hiểu rõ và tiến xa hơn trong lĩnh vực này. Nếu bạn cần hỗ trợ về website hay hosting thì liên hệ Việt Nét nhé.