Máy tìm kiếm là gì? Top 9 công cụ tìm kiếm phổ biến nhất

Hiện nay, người dùng internet đã quá quen với việc sử dụng Google hay Bing, Yahoo,… Gọi chung là máy tìm kiếm để tra cứu một thông tin nào đó. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về máy tìm kiếm là gì và trên thế giới đang có những công cụ tìm kiếm nào. Bài viết này Việt Nét sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành các cách thức hoạt động của các bộ máy tìm kiếm hiện nay.

Search Engine là gì?

Search Engine hay còn được biết tới với tên gọi là bộ máy tìm kiếm hay công cụ tìm kiếm là tập hợp của các hệ thống dịch vụ và công cụ được sử dụng trên internet với mục đích tìm kiếm nội dung bằng các từ khoá. 

Máy tìm kiếm là gì?
Máy tìm kiếm là gì?

Khi người dùng nhập từ khoá, chức năng chính của máy tìm kiếm là trả về những kết quả liên quan khác có thể được người sử dụng quan tâm với một xếp hạng nhất định. Với những công cụ tìm kiếm khác nhau thì các xếp hạng này cũng khác nhau. 

Hiện nay, nhiều bộ máy tìm kiếm thường thay đổi thuật toán về bảng xếp hạng ưu tiên với mục đích tăng trải nghiệm của người sử dụng. 

Lịch sử của máy tìm kiếm

Với định nghĩa máy tìm kiếm là gì ở trên, có lẽ bạn đọc cũng phần nào hiểu được tác dụng chung của chúng. Vậy, lịch sử hình thành và phát triển của máy tìm kiếm trải qua những giai đoạn nào? 

mung-sinh-nhat-vietnix-10-nam

Chúng ta có thể chia lịch sử của máy tìm kiếm ra làm 3 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Quá trình hình thành từ 1990

Bắt đầu với sự ra đời của công cụ tìm kiếm đầu tiên là Archie trên Internet vào tháng 12 năm 1990, Archie được tạo ra bởi một sinh viên có tên là Alan Emtage tại Đại học McGill ở Montreal

Archie - Công cụ tìm kiếm đầu tiên
Archie – Công cụ tìm kiếm đầu tiên

Cách hoạt động cơ bản của Archie có thể được hiểu như sau: Khi người dùng tìm kiếm thông tin, thì Archie có thể đưa họ tới đường dẫn trên một hệ thống nào đó chứa thông tin họ muốn. 

Archie đã tải xuống các danh sách thư mục của tất cả các tệp thuộc trang web FTP để tạo thành một cơ sở dữ liệu tìm kiếm. Công cụ này cũng không thiết lập chỉ mục nội dung của trang web trên, do đó người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thủ công. 

Tiếp tục trong giai đoạn này, vào tháng 6/1993, robot web đầu tiên có tên là World Wide Web Wanderer ra đời được sản xuất bởi Mathew Gray. Wanderer dựa vào Perl và sử dụng Perl để tạo ra chỉ mục “Wandex”. Chỉ mục Wandex có tính năng đo kích thước của World Wide Web từ khi ra đời  đến cuối 1995. 

World Wide Web ra đời năm 1993
World Wide Web ra đời năm 1993

Vào tháng 12 cùng năm Wanderer ra đời, Jonathon Fletcher đã tìm được các trang web và xây dựng các chỉ mục của trang web này dựa vào robot web. 

Chính nhờ vậy, đây cũng là công cụ để khám phá WWW đầu tiên được kết hợp giữa 3 tính năng thiết yếu và quan trọng của máy tính kiếm web, bao gồm thu thập dữ liệu, thiết lập chỉ mục và tìm kiếm. 

Giai đoạn 2: Sự phát triển trước năm 2000

Vào năm 1994, Jerry Yang và David Filo thành lập Yahoo! – một Search Engine phổ biến đầu tiên vào năm 1994. 

Yahoo - một trong các Search Engine đầu tiên trên thế giới
Yahoo – một trong các Search Engine đầu tiên trên thế giới

Tiếp theo đó vào năm 1996, Robin Li đã tạo được thuật toán và phát triển nó trên trang RankDex với mục đích xếp hạng choc các kết quả tìm kiếm của người dùng.

Cuối cùng, vào 1998, bước ngoặt cho hệ thống máy tính được xác lập khi Larry Page đã tham khảo Robin Li và sử dụng chúng trong việc phát triển PageRank. 

Giai đoạn 2: Sau năm 2000

Vào khoảng những năm 2000, công cụ tìm kiếm Google đã bắt đầu trở nên nổi tiếng. Công ty đã đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các công ty trước đây với thuật toán là PageRank, được viết bởi Sergey BrinLarry Page

Google sử dụng thuật toán PageRank 
Google sử dụng thuật toán PageRank 

Đến nay, một số công cụ tìm kiếm đang hoạt động tốt trên toàn thế giới có thể nhắc tới Google, Sogou, Petal,… 

Phân loại các công cụ tìm kiếm

Sau khi đã tìm hiểu máy tìm kiếm là gì, mời bạn đọc cùng Việt Nét phân loại các máy tìm kiếm hiện nay.

Phân loại máy tìm kiếm như thế nào? 

Mặc dù có nhiều loại công cụ tìm kiếm khác nhau nhưng người ta chỉ chia ra làm hai loại chính: Công cụ tìm kiếm theo chức năng và công cụ tìm kiếm theo phương pháp hoạt động. 

Phân loại các công cụ tìm kiếm theo chức năng

Tuỳ thuộc vào nhu cầu của người dùng và mỗi chức năng của công cụ tìm kiếm, ta có thể phân loại các công cụ tìm kiếm (Search Engine) thành:

  • Chức năng tìm bản đồ.
  • Chức năng tìm kiếm việc làm.
  • Chức năng tìm địa chỉ các trang Web.
  • Chức năng tìm địa chỉ của thư điện tử (Email).
  • Chức năng tìm thông tin về tổ chức qua Internet.
Search Engine có thể được phân loại theo các chức năng
Search Engine có thể được phân loại theo các chức năng

Ngoài những chức năng trên, ta còn có thể chia Search Engine ra thành nhiều chức năng khác phụ thuộc vào người tìm kiếm. 

Phân loại các công cụ tìm kiếm theo phương pháp hoạt động chính

Phương pháp phân loại hoạt động máy tìm kiếm là gì? Người ta dựa vào những yếu tố nào để phân loại chúng? 

Với cách phân loại này, ta có 4 phương pháp chính để phân loại các công cụ tìm kiếm ngày nay, đó là: phương pháp Crawl; phương pháp Directionary; phương pháp Meta và phương pháp sử dụng cơ sở dữ liệu đặc biệt.

Phương pháp Crawl 

Phương pháp Crawl (thu thập thông tin) hoạt động theo hướng dò tìm, tạo các chỉ mục website trên Internet và lưu vào trong hệ thống lưu trữ. 

Google sử dụng phương pháp Crawl
Google sử dụng phương pháp Crawl

Phương pháp này được thực hiện bởi các phần mềm đặc biệt như spider, robot hay Webcrawler, với mục đích cập nhật cơ sở dữ liệu cho các máy tìm kiếm. 

Ngoài thu thập dữ liệu, phần mềm trên cũng trả về báo cáo của các liên kết bị đào thải. Điều này giúp máy tìm kiếm dễ dàng sàng lọc cơ sở dữ liệu để đưa ra kết quả tốt nhất cho người sử dụng khi tìm kiếm thông tin. 

Phương pháp Crawl này được sử dụng nhiều và thấy rõ nhất ở Google. 

Phương pháp Directionary

Phương pháp Directionary còn được biết tới là phương pháp tìm theo phân lớp. Cách thức hoạt động của phương pháp này gồm hai bước chính như sau:

  • Bước 1: Máy tìm kiếm sẽ phân lớp sẵn các đối tượng và đưa vào các thư mục. 
  • Bước 2: Người tìm kiếm sẽ đi theo các thư mục lớn ban đầu, vào các thư mục nhỏ (rẽ nhánh) cho tới khi tìm được trang web ưng ý. 
Yahoo sử dụng phương pháp Directionary
Yahoo sử dụng phương pháp Directionary

Ưu điểm của phương pháp này là dễ sử dụng, thân thiện với người dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là có khả năng phân lớp sai và khó bao hàm hết các chủ đề người dùng muốn tìm kiếm. Yahoo.com chính là ví dụ nổi bật về phương pháp Directionary này. 

Phương pháp Meta – phương pháp lấy dữ liệu từ máy tìm kiếm khác

Để giải thích phương pháp Meta của máy tìm kiếm là gì, ta đi tìm hiểu nguyên tắc hoạt động chung của nó. 

Nguyên tắc chính của phương pháp Meta là truy tìm dữ liệu, gửi từ khóa đến tất cả các máy truy tìm khác hàng loạt, cùng lúc và thu về tất cả dữ liệu có được nhờ vào một loại máy truy tìm ảo không chứa dữ liệu. 

Metacrawler - Ví dụ về phương pháp Meta
Metacrawler – Ví dụ về phương pháp Meta

Nhờ vào nguồn thông tin thu được này, thân chủ có thể sử dụng nó để phân tích hoặc xếp hạng lại các tài liệu trên Internet. Phương pháp này có ưu điểm tìm ra dữ liệu và trả về kết quả nhiều và trong thời gian ngắn hơn.

Phương pháp dùng cơ sở dữ liệu đặc biệt

Phương pháp này có đặc điểm là dữ liệu kiếm ra và thu được không thực sự tồn tại trên một địa chỉ trang web nào mà nó tồn tại trong các cơ sở dữ liệu của một máy tính hoặc mạng nào đó được sử dụng trên internet mà các trang web được cấp phép sử dụng. 

URC ứng dụng phương pháp dùng cơ sở dữ liệu đặc biệt

Ứng dụng của phương pháp này là những trang web thư viện hoặc nghiên cứu khoa học của các trường đại học. 

Các công cụ tìm kiếm hoạt động như thế nào?

Để hiểu thêm về câu hỏi máy tìm kiếm là gì, Việt Nét mời bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về các thức hoạt động của máy tìm kiếm ngay dưới đây!

Mặc dù tồn tại nhiều loại máy tìm kiếm cũng như có sự khác nhau về thuật toán, nhưng về cơ bản bạn đọc có thể hiểu rằng chúng đều hoạt động dựa trên một nguyên lý giống nhau bao gồm 3 bước chính:

  • Crawling (Thu thập dữ liệu).
  • Indexing (Phân loại, sắp xếp dữ liệu).
  • Retrieval (Truy xuất dữ liệu).

Bước 1: Crawling (thu thập dữ liệu)

Ở bước đầu tiên, máy tìm kiếm được lập trình để tạo ra các loại con bot (robot, crawler hay spider) để có thể truy cập vào những trang web trên Internet. 

Crawling - các loại bot truy cập vào các trang web để thu thập thông tin
Crawling – các loại bot truy cập vào các trang web để thu thập thông tin

Các con bot này hoạt động theo hướng truy xuất dữ liệu trên trang và đi theo các đường link để tới những trang khác liên quan để truy xuất thêm thông tin. 

Nhờ đó mà máy tìm kiếm có thể thu thập được nhiều dữ liệu trên Internet nhất có thể. 

Bước 2: Indexing (Phân loại, sắp xếp dữ liệu)

Sau khi thu thập, dữ liệu được phân loại và sắp xếp ngay lập tức vào kho lưu trữ. Quá trình này được thực hiện với tốc độ rất nhanh, có thể nói là song song với quá trình thu thập dữ liệu của bot.

ky-niem-10-nam-sinh-nhat-vietnix>

Indexing - dữ liệu được phân loại và sắp xếp vào kho chứa
Indexing – dữ liệu được phân loại và sắp xếp vào kho chứa

Bước 3: Retrieval (Truy xuất dữ liệu)

Việc truy xuất dữ liệu diễn ra khi có yêu cầu tra cứu của người dùng. Trước khi hiển thị kết quả, dữ liệu sẽ được sắp xếp lại và hiển thị sao cho gần với mong muốn của người dùng nhất.

Retrieval – truy xuất dữ liệu khi người dùng yêu cầu

Danh sách hiển thị này được đánh giá qua sự liên quan và độ phổ biến của nội dung người dùng tra cứu. Tuy nhiên, với một số máy tìm kiếm khác nhau lại có những thuật toán và cách thức vận hành khác nhau. 

Chính vì vậy, danh sách xuất hiện khi người dùng tìm kiếm thông tin trên các loại máy khác nhau có thể sẽ không giống nhau. 

9 công cụ tìm kiếm phổ biến trên internet

Dựa trên định nghĩa máy tìm kiếm là gì và những thông tin liên quan đến máy tìm kiếm ở trên, sau đây mời bạn đọc tìm hiểu 9 loại máy tìm kiếm phổ biến trên toàn thế giới. 

Google

Nhắc tới TOP các công cụ tìm kiếm trên Internet, ta không thể nào bỏ qua được Google. Google luôn giữ vị trí top 1 nơi tìm kiếm với độ phổ biến rộng hơn hẳn các công cụ khác. 

Google – TOP 1 công cụ tìm kiếm hiện nay

Với Google, bạn đọc có thể tìm bất cứ thứ gì dưới đa dạng hình thức như hình ảnh, âm thanh, bản đồ, tin tức,… Google còn là công cụ nâng cao được mức độ liên quan của từ khoá ấn tượng, giúp cho việc tìm kiếm của người dùng dễ dàng hơn rất nhiều. 

Yahoo.com

Yahoo.com chính là người đi đầu cho việc phát triển công cụ tìm kiếm. Mặc dù đã phải chấp nhận lu mờ trước sự xuất hiện và phát triển vững mạnh của Google nhưng Yahoo vẫn giữ được một vị trí nhất định.

Yahoo! hiện nay
Yahoo! hiện nay

Được sự tiếp sức của Microsoft vào năm 2011, công cụ tìm kiếm của Yahoo vẫn được duy trì. 

Tới năm 2019 thì Yahoo! Tìm kiếm lại một lần nữa được cung cấp độc quyền bởi Bing. Với nhiều ngôn ngữ có sẵn và giao diện quen thuộc, hiện nay Yahoo vẫn có mặt ở nhiều nước Châu Á và các nước khác trên thế giới nói chung. 

Bing

Bing là công cụ tìm kiếm được phát triển bởi Microsoft. Đây là công cụ tìm kiếm có thể hoạt động tốt trên hầu hết các trình duyệt. Một số ưu điểm của Bing có thể kể tới như:

  • Xử lý được cả thông tin không ẩn và thông tin ẩn.
  • Không xếp hạng blog riêng, Bing là công cụ tìm kiếm xếp hạng theo độ uy tín, nổi bật của các trang chủ.
  • Nền tảng này có khả năng index các video nổi bật.
Giao diện chính của công cụ Bing

Ask.com

Ask.com là công cụ tìm kiếm được thành lập vào năm 1996. Nền tảng này cho phép người sử dụng đặt và nhận được câu hỏi với ngôn ngữ tự nhiên. Các đáp án được đưa ra tại Ask.com hầu như đều được chọn lọc kỹ lưỡng bởi chính những người dùng khác. 

Giao diện chính của công cụ Ask.com 
Giao diện chính của công cụ Ask.com 

Do đó, Ask.com được đánh giá là một trong những công cụ có nhiều tài nguyên và sáng tạo nhất hiện nay.

AOL.com

AOL là nhà cung cấp dịch vụ, thông tin trực tuyến với trụ sở đặt tại Mỹ. Trong giai đoạn phát triển nhất của mình, AOL trở thành nhà cung cấp dịch vụ lớn nhất tại nước Mỹ. Nhờ vào điều đó, uy tín và ảnh hưởng của AOL ngày càng được củng cố và lan rộng. 

AOL.com - công cụ được sử dụng nhiều tại Hoa Kỳ
AOL.com – công cụ được sử dụng nhiều tại Hoa Kỳ

Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, AOL đã khó có thể theo kịp với những cái tên khác và kéo lại ánh hào quang trước đây. Dù vậy nhưng không thể phủ nhận đây vẫn là một trong những công cụ tìm kiếm được nhiều người Mỹ tin tưởng sử dụng. 

Baidu

Là một trong những máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất tại thị trường Trung Quốc, Baidu hiện đang đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng Alexa Internet. Thị phần toàn cầu của Baidu là 1,55 – con số này có thể sánh ngang với Yahoo. 

Baidu - công cụ tìm kiếm hàng đầu tại Trung Quốc
Baidu – công cụ tìm kiếm hàng đầu tại Trung Quốc

Đây cũng là Search Engine chỉ có sẵn ngôn ngữ Trung nên có thể nói công cụ tìm kiếm này gần như chỉ của người Trung Quốc. 

Yandex

Yandex thuộc ở hữu của một tập đoàn tại Nga và cũng là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất tại đất nước này. Máy tìm kiếm này được thành lập bởi Arkady Borkovsky, Arkady VolozhIlya Segalovich.

Yandex - máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất tại Nga 
Yandex – máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất tại Nga 

Với mức truy cập lên tới 150 triệu lượt mỗi ngày của hơn 50 triệu người dùng thường xuyên, Yandex thuộc top 4 trong những công ty tìm kiếm lớn nhất trên Thế giới. 

DuckDuckgo

DuckDuckgo được biết tới và tin tưởng sử dụng nhờ tính năng không theo dõi người dùng. Đây là một trong những đối thủ lớn của Google khi nền tảng này đặt quyền riêng tư của người dùng lên hàng đầu. 

DuckDuckgo được sử dụng nhiều nhờ tính năng không lấy thông tin người dùng
DuckDuckgo được sử dụng nhiều nhờ tính năng không lấy thông tin người dùng

Với cam kết không theo dõi người dùng, DuckDuckgo còn đưa ra những giải pháp để bảo vệ, tăng cường tính cá nhân, riêng tư cho người sử dụng. 

Đây là công cụ tìm kiếm đạt được 100 triệu lượt tìm hàng ngày (theo số liệu tháng 1/2021) cùng với thị phần cao nhất cùng tháng là 2.6% trên tổng thị phần tìm kiếm ở riêng nước Mỹ.  

WolframAlpha

Wolframalpha.com là một trong những công cụ có cách hoạt động mới mẻ và dễ sử dụng. Khi người dùng đưa ra câu hỏi, công cụ này sẽ chỉ cho ra một lời giải đáp duy nhất chứ không gợi ý nhiều câu trả lời khác. Điều này hướng đến sự thuận tiện, nhanh gọn nhưng cũng hạn chế thông tin đến với người dùng. 

WolframAlpha - công cụ tìm kiếm nhanh gọn
WolframAlpha – công cụ tìm kiếm nhanh gọn

3 công cụ tìm kiếm tại Việt Nam

Vừa rồi là những công cụ tìm kiếm được truy cập nhiều trên toàn thế giới. Vậy tại Việt Nam, TOP 3 những loại máy tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất là gì? 

Tại Việt Nam hiện nay, những công cụ tìm kiếm đã dần trở nên quen thuộc hơn cùng với sự phát triển và phổ rộng của Internet. 

Trong top những công cụ phổ biến nhất, Google – Cốc Cốc – Bing là ba công cụ phổ biến hơn cả ở thị trường Việt. Ngoài Google và Bing, Cốc Cốc là một công cụ được thành lập và phát triển đầu tiên dành cho ngôn ngữ Việt. 

Cốc Cốc
Cốc Cốc

Ngoài những chức năng chính là cung cấp thông tin, công cụ này tối ưu hóa câu trả lời đưa tới cho người dùng Việt sao cho tự nhiên, dễ hiểu nhất. 

Lời kết

Việt Nét hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ và chính xác nhất về câu hỏi máy tìm kiếm là gì và những vấn đề liên quan đến máy tìm kiếm. Để cập nhật thông tin hữu ích và chính xác nhất, bạn đọc có thể ghé thăm website của chúng tôi tại đây nhé!


Thiết kế website

Rate this post

Bình luận