Conversion Rate là gì? Top 10 cách tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

Việc hiểu conversion rate là gì giúp website có chiến thuật chuyển từ traffic (lưu lượng truy cập) sang leads (số lượng đối tượng quan tâm). Việt Nét sẽ hướng dẫn bạn cách tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả qua bài viết bên dưới. 

Conversion Rate là gì?

Conversion ratetỷ lệ chuyển đổi, tính bằng phần trăm số lượng khách hàng từ thời điểm truy cập website cho đến khi ra quyết định cuối cùng.

Conversion rate là gì?
Conversion rate là gì?

Ví dụ: Website của bạn có 3000 lượt truy cập một tháng. Trong đó, 300 người quyết định đăng ký tư vấn và 150 người quyết định sẽ mua sản phẩm. 

Đồng nghĩa conversion rate giữa lượt truy cập và hành vi đăng ký là: 300/3000 = 10%5% tỷ lệ chuyển đổi sang mua hàng

Sự chuyển đổi cần đo lường trong suốt quá trình khách hàng “chạm đến” dịch vụ, sản phẩm. Mỗi giai đoạn sẽ có thông số khác nhau tùy vào mục tiêu của bạn. 

mung-sinh-nhat-vietnix-10-nam

Vai trò của Conversion Rate trong Marketing

Việc thấu hiểu conversion rate là gì cũng như thường xuyên theo dõi, điều chỉnh và có chiến lược chuyển đổi tỷ lệ này giúp bạn rất nhiều trong Marketing, đặc biệt là Digital Marketing.

Conversion Rate có vai trò gì
Conversion Rate có vai trò gì?

Cụ thể như:

  • Tách ra từng giai đoạn riêng biệt trong toàn bộ chu trình mua hàng, giai đoạn nào đang có tỷ lệ hiệu quả nhất để phát triển và giai đoạn nào cần đẩy mạnh hơn để đạt mục tiêu.
  • Đề ra chiến lược cụ thể để “giữ chân” khách hàng, chuyển đổi từ quan tâm, sang mong muốn và hành động. 
  • Conversion rate liên kết giữa mục tiêu, chi phí và kết quả cụ thể. 

Ví dụ: Bạn bỏ ra khoảng 3.000.000 để có 1.000 khách hàng truy cập website mỗi tháng. Nếu bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi lên gấp đôi thì chi phí bỏ ra cho mỗi lượt chuyển đổi sẽ giảm xuống phân nửa. 

Vì sao tỉ lệ chuyển đổi bị giảm?

Bạn cần nắm các lý do chính làm giảm conversion rate là gì để có cách khắc phục hiệu quả:

  • Quy trình conversion rate không được đo lường, cập nhật theo chiều hướng tích cực. Kế hoạch hời hợt sẽ dẫn tới kết quả thấp, đó là điều hiển nhiên. 
  • Website có quá nhiều thứ khiến khách hàng xao lãng. Khách hàng ở lại trang web của bạn vì họ mong muốn nhận được giá trị nào đó chứ không phải để đọc và xem quảng cáo hàng loạt. 
  • Thiếu kế hoạch remarketing cho website. Cho dù bạn có đổ bao nhiêu tiền để thu hút khách hàng truy cập vào web mà lại thiếu tiếp cận lại khách hàng thì đó chỉ là sự lãng phí. 
  • Thiếu tích hợp các công cụ cần thiết như chatbot hay livechat. Một nguyên nhân khác nữa là liên kết các trang mạng xã hội để lặp lại thông điệp thường xuyên. 
Vì sao tỉ lệ chuyển đổi bị giảm?
Vì sao tỉ lệ chuyển đổi bị giảm?

Cách tăng tỷ chỉ số Conversion hiệu quả

Sau khi nắm bắt những điểm cốt lõi về conversion rate là gì, Việt Nét sẽ hướng dẫn bạn các cách hiệu quả để tối ưu Conversion Rate (CRO)

Tối ưu Conversion Rate - CRO
Tối ưu Conversion Rate – CRO

Đặt ra mục tiêu để chuyển đổi

Việc đầu tiên bạn cần làm là liệt kê các mục tiêu mà bạn mong muốn:

  • Bao nhiêu khách hàng đồng ý để lại thông tin cá nhân?
  • Bao nhiêu khách hàng nhấp vào đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc mua sắm?
  • Bao nhiêu lượt tải ứng dụng?
  • Thời gian truy cập website trong bao lâu?
  • Bài viết nào nhận được nhiều lượt rating nhất?

Việc đặt ra mục tiêu chung chung sẽ không giúp bạn đo lường được hiệu quả. Website của bạn chính là một mô hình kinh doanh và mục tiêu càng chi tiết, bạn càng dễ dàng hiện thực hóa được kế hoạch. 

Sau khi xác định được mục tiêu, bạn hãy thử các cách Việt Nét đề xuất bên dưới: 

Thử nghiệm A/B testing

A/B testing (split testing hay bucket testing) là một phương pháp để đo lường trải nghiệm người dùng giữa hai phiên bản webpage hoặc ứng dụng nào đó. 

Trong A/B testing, hai hoặc nhiều biến thể được hiển thị ngẫu nhiên. Sau thời gian thử nghiệm, phân tích thống kê sẽ chỉ ra biến thể nào chuyển đổi hành vi người dùng hiệu quả hơn. 

A/B testing trong conversion rate là gì
A/B testing trong conversion rate là gì

A/B testing hay được sử dụng để so sánh biến thể với cách thức hiện tại, giúp bạn đánh giá việc thay đổi cho website hoặc ứng dụng. 

Ví dụ: Bạn đang phân vân giữa hai tiêu đề cho website, bạn không biết tiêu đề nào sẽ gây ấn tượng với người dùng hơn. A/B testing sẽ tạo hai phiên bản thay thế tương ứng với hai tiêu đề. 

Lượng truy cập sẽ được điều hướng đồng đều qua hai phiên bản này. Kết quả thử nghiệm giúp bạn đánh giá tiêu đề nào thực hiện việc chuyển đổi khách hàng tốt hơn. 

Tăng độ tin cậy bằng value proposition rõ ràng

Bạn tập trung xây dựng sản phẩm tốt, nội dung hay nhưng số lượng khách hàng vẫn còn ít. Người biết được conversion rate là gì sẽ đẩy mạnh các bài viết, đánh giá của bên thứ ba để “kêu gọi” hành vi mua hàng cuối cùng. 

Các ví dụ bạn có thể lồng ghép:

  • Bài PR quảng cáo trên các trang nổi tiếng.
  • Các ý kiến phản hồi từ khách hàng (Testimonial).
  • Comment đánh giá cho mỗi sản phẩm, bài viết.
  • Trải nghiệm và đánh giá của các KOL.
  • Tuyên bố, cam kết của thương hiệu.
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
  • Thông tin liên lạc hoạt động hiệu quả,…

Những gợi ý trên giúp bạn giúp bạn đi sâu vào cải tiến toàn bộ quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần chỉ là các bài test hay làm lời kêu gọi thật hấp dẫn. 

Khách hàng ngày nay rất tinh tế. Giữa vô vàn những lời kêu gọi, đâu là nơi cung cấp chất lượng vượt trội thì họ sẽ lựa chọn. 

Tăng conversion rate bằng value proposition rõ ràng
Tăng conversion rate bằng value proposition rõ ràng

Thiết lập phễu bán hàng

Bạn có biết vai trò của phễu bán hàng trong conversion rate là gì không? Đó chính là việc thấu hiểu toàn bộ quy trình ra quyết định của khách hàng ngay từ thời điểm tiếp cận website của bạn:

  • Chào mừng khách hàng lần đầu đến website.
  • Tài liệu giá trị gửi đến khách hàng đăng ký email.
  • Nội dung email từ cung cấp thông tin sang khuyến khích mua hàng.
  • Các bản trial để người dùng trải nghiệm,…

>> Xem thêm: Email Marketing là gì? 5 bước xây dựng chiến lược Email Marketing

Giao tiếp đơn giản, hiệu quả

Khách hàng sẽ bỏ đi chỉ vì không thể hiểu nội dung bạn muốn truyền tải là gì. Hãy sử dụng từ ngữ theo đúng tệp khách hàng mà bạn hướng tới. Khách hàng trẻ sẽ cần những nội dung vui vẻ, hiện đại. Những dịch vụ giá trị cao cần hướng đến niềm tin và trải nghiệm. 

Hơn hết, hãy lựa chọn văn phong ngôn ngữ dễ hiểu, không nhiều thuật ngữ để có thể chạm đến cảm.

Thông điệp hiệu quả để tăng conversion rate
Thông điệp hiệu quả để tăng conversion rate

Giải quyết nỗi lo lắng của khách hàng

Để đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, khách hàng cần thời gian để lựa chọn và quyết định. Vì vậy, bạn cần giảm bớt những rào cản khiến khách hàng do dự, chần chừ. 

Bạn có thể tập hợp danh sách những nguyên nhân chính dẫn đến khách hàng chậm ra quyết định. Sau đó, có thể tạo nội dung để giải đáp chính những băn khoăn đó nơi khách hàng tiềm năng. Đại loại như:

  • Tại sao sản phẩm của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng? 
  • Tại sao họ nên lựa chọn bạn chứ không phải đơn vị cung cấp khác?
  • Điểm khác biệt của bạn là gì?
  • Chính sách khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng như thế nào nếu họ không hài lòng chất lượng sản phẩm, dịch vụ?
  • Bạn có chính sách hoàn tiền hay không?
  • Có chương trình khuyến mại giúp khách hàng tiết kiệm hơn không?

Sử dụng live chat, chatbot và các kênh hỗ trợ khác

Đừng để khách hàng “bơ vơ” trong suốt quá trình tương tác. Bạn hãy luôn đồng hành cùng khách hàng, tư vấn trực tuyến để hỗ trợ  bất cứ khi nào họ cần. Đặc biệt, bạn cần nắm bắt thời điểm nhu cầu tăng cao để đẩy nhanh tỷ lệ chuyển đổi. 

Ví dụ: Mùa cao điểm du lịch, hãy nâng cao chất lượng trả lời tự động để khách hàng không phải chờ đợi lâu khi đặt vé, đặt tour. 

Hiện nay, các website đều trang bị chatbot hỗ trợ 24/7, kênh trả lời tự động dành cho các thông tin chung như chính sách khuyến mãi, giá sản phẩm, chế độ bảo hành,… 

Cách đơn giản nhất là tích hợp live chat Facebook Messenger. Hoặc bạn có thể sử dụng các nền tảng phổ biến khác để tương tác. Khi gặp những tình huống thực tế, nhân viên thực sẽ tương tác để giải quyết. 

Call to Action – chuyển đổi tỷ lệ ở khâu cuối cùng

Khi chưa hiểu rõ conversion rate là gì, rất nhiều người lầm tưởng Call to Action (CTA) đơn giản chỉ là một câu để khuyến khích mua hàng. Thay vào đó, những website chuyên nghiệp sẽ có landing page riêng. 

Call to action sẽ có ở cả website chính và trong landing page, mục tiêu bổ trợ cho nhau để nâng tỷ lệ ra quyết định cuối cùng. 

Bạn cần nắm thật rõ quy trình tạo ra Call to Action hiệu quả. CTA cần đặt ở vị trí nổi bật, dễ thấy nhất. Ngoài ra, CTA cần ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm hành động bạn muốn định hướng. 

Tập trung vào call to action để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tập trung vào call to action để tăng tỷ lệ chuyển đổi

Một sai lầm thường gặp là việc “cài cắm” quá nhiều CTA trên cùng một trang bài viết. Hoặc CTA dẫn dắt người đọc đi lòng vòng, thiếu trọng tâm cuối cùng. 

Tốt nhất, bạn hãy tập trung vào chất lượng nội dung bài viết, làm nổi bật Call to Action bằng màu sắc và vị trí, đơn giản với tối đa hai lời kêu gọi đúng thời điểm là ổn.  

>> Xem thêm: Cách viết Content Marketing Facebook nổi bật thu hút người truy cập

Tạo ra mức độ khan hiếm

Ở vai trò chủ website, bạn cần biết điều hướng thông tin tạo ra tâm lý lo lắng “sợ bỏ lỡ một điều gì đó”. Đây là tâm lý chung của con người, gọi là FOMO (fear of missing out)

FOMO (fear of missing out)
FOMO (fear of missing out)

Việc nắm vững hành vi tiêu dùng giúp bạn tạo ra tính cấp thiết, buộc khách hàng hành động “ngay và luôn” để không phải mất đi lợi ích nào đó. 

ky-niem-10-nam-sinh-nhat-vietnix

Bạn có thể áp dụng hai cách làm sau:

  • Sự khan hiếm về số lượng (Ví dụ: chỉ còn 2 slot cuối để nhận vé ưu đãi).
  • Sự khan hiếm về thời gian (Ví dụ: chỉ còn 3 ngày cuối cùng để mua hàng giảm giá).

Mặc dù bạn có thể chủ động về mặt số lượng và thời gian, nhưng tốt nhất, hãy để mọi thứ càng đúng với lời kêu gọi càng tốt. 

Bạn không thể vừa đóng chương trình đăng ký vé ưu đãi rồi thực hiện lại “chiêu” này chỉ vài ngày sau đó. 

Chính vì vậy, Call to Action không chỉ là một dòng chữ kêu gọi, mà còn là một chương trình bạn đã có kế hoạch từ trước nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. 

Đơn giản hóa quy trình mua hàng

Khi khách hàng đến khâu cuối cùng của việc mua hàng, đừng để họ biến mất chỉ vì quy trình quá phức tạp. Hãy thực hiện theo các cách sau:

  • Có hướng dẫn các bước chi tiết để khách hàng biết họ cần làm gì.
  • Không cung cấp quá nhiều lựa chọn cho khách hàng.
  • Yêu cầu khách hàng càng ít càng tốt. 
  • Không để quá nhiều thông tin xao lãng quyết định mua hàng.
  • Khâu thanh toán và vận chuyển hoạt động hiệu quả.
Đơn giản hóa quy trình mua hàng
Đơn giản hóa quy trình mua hàng

Lời kết

Nhìn chung, việc thấu hiểu conversion rate là gì giúp bạn biết cách lên chiến lược, kế hoạch thực hiện, đo lường và đẩy nhanh thứ hạng website trên Google. Hãy theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo cùng Việt Nét nhé. 


Thiết kế website

Rate this post

Bình luận