Bit là gì? Byte là gì? Khi nào nên dùng Bit và sự khác biệt giữa Bit và Byte

Đối với những ai khi tìm hiểu về lĩnh vực công nghệ thông tin thì Bit là gì sẽ là vấn đề cần phải tìm hiểu. Bởi khi biết rõ về khái niệm này sẽ giúp bạn không còn bỡ ngỡ về các thuật ngữ trong tin học nữa và có thể ứng dụng nó một cách tốt nhất. Để có lời giải đáp cho thắc mắc này thì những thông tin bài viết dưới đây sẽ thật sự hữu ích giúp bạn đọc biết thêm nhiều điều thú vị.

Khái niệm Bit là gì?

Bit được biết đến là đơn vị nhỏ nhất được dùng để biểu thị thông tin của máy tính. Nó có tên gọi đầy đủ là Binary digit và được ký hiệu là “b”. Đây cũng được coi là đơn vị nhỏ nhất trong việc lưu trữ thông tin trong hệ thống và lưu trữ dung lượng của các bộ nhớ như: ROM, RAM, ổ cứng, USB, thẻ nhớ,…

Bit là gì?
Bit là gì?

Thông thường các Bit sẽ được biểu diễn dưới dạng số nhị phân là 0 hoặc 1. Mỗi một Bit ứng với 1 số và một Bit chỉ có thể nhận diện được cũng như hiểu được 1 hoặc trong 2 trạng thái thông tin bật hoặc tắt, đúng hoặc sai hay có hoặc không. Như vậy định nghĩa Bit là gì? đã được làm rõ, trong phần dưới đây Việt Nét sẽ tiếp tục tìm hiểu về định nghĩa Byte, mối quan hệ giữa Bit và Byte nhé.

Khái niệm Byte là gì?

Byte là một loại đơn vị được dùng để lưu trữ các dữ liệu trong bộ nhớ của máy tính và nó được ký hiệu là “B”. Loại đơn vị này sẽ dùng để mô tả một dãy số Bit cố định, 1 Byte có 8 Bit và sẽ biểu thị được 2^8=256 giá trị khác nhau. Chính vì vậy với 1 Byte nó sẽ đủ để lưu trữ số có dấu trừ -128 đến 127 hoặc số nguyên không dấu từ 0 đến 255.

Byte là gì?
Byte là gì?

Phân biệt sử dụng khi nào nên dùng Bit và khi nào nên dùng Byte?

Trên thực tế Byte được sử dụng dùng để biểu thị dung lượng của các thiết bị lưu trữ còn Bit sẽ có vai trò thể hiện tốc độ truyền tải dữ liệu của thiết bị lưu trữ mạng internet. Trong tin học thuật ngữ Bit được dùng còn có tác dụng khác đó là sử dụng để hiển thị khả năng tính toán của CPU và một số chức năng khác.

Khi nào nên dùng Bit và khi nào nên dùng Byte?
Khi nào nên dùng Bit và khi nào nên dùng Byte?

Từ viết tắt hay ký hiệu của byte sẽ là B còn bit sẽ là b và 8 bit sẽ ghép thành 1 byte. Khi chuyển đổi bất kỳ từ bit sang giá trị byte thì bạn phải chia giá trị bit cho 8. Để dễ hiểu hơn thì chúng ta sẽ có ví dụ sau: 1 Gb (Gigabit) = 0.125 GB (Gigabyte) = 125 MB.

Hay một ví dụ dễ hiểu khác đó là mạng di động 4G LTE Cat 6 phổ biến tại Hàn Quốc có tốc độ 300Mbps – tức tốc độ truyền tải dữ liệu là 300 megabit mỗi giây. Về mặt lý thuyết thì thôn lượng tối đa của mạng truyền tải có thể sẽ đạt đến 37.5 MBps/giây.

Ngoài ra những tiền tố như kilo, mega (M), peta (P), exa (E), giga (G), tera (T), zetta (Z), yotta (Y) sẽ được ghép vào trước bit và byte để có thể thể hiện các đơn vị lớn hơn của chúng theo thứ tự tăng dần. Còn đối với kilo nếu ở trong hệ thập phân thì sẽ viết tắt là k, ở trong hệ nhị phân sẽ được viết tắt là K.

Khi chuyển đổi dữ liệu người dùng cần phải lưu ý phân biệt hệ thập phân (Decimal) với hệ nhị phân (Binary). Để không bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này một số tổ chức như ISO, IEC, JEDEC đề nghị dùng thuật ngữ thay thế kilo là kibibyte (KiB), mebibyte (MiB), gibibyte (GiB) và tebibyte (TiB) để đo lường dữ liệu bộ nhớ của máy tính theo hệ nhị phân.

Nếu áp dụng theo cách này thì 1KB = 1000 byte sẽ còn là 1KB = 1024 byte. Tương tự như thế thì 1MB = 1000 KB = 1,000,000 byte sẽ còn 1 MiB= 1024 KiB = 1,048,576 byte. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng các đơn vị KiB, MiB,  GiB, TiB chỉ hỗ trợ cho các hệ thống mới nhất mà trong khi đó các hệ thống cũ sẽ vẫn sử dụng KB, MB, GB, TB.

Những cách chuyển đổi từ Bit sang Byte và ngược lại nên biết

Theo quy tắc tiêu chuẩn của quốc tế thì Bit sẽ được biết tắt là “b” còn Byte sẽ được viết tắt là “B”. Để có thể chuyển đổi hai dữ liệu này từ Bit sang Byte thì ta sẽ lấy chính số đó chia cho 8 còn đối với chuyển từ Byte sang Bit thì ta lấy số đó nhân với 8.

Cách chuyển đổi từ Bit sang Byte
Cách chuyển đổi từ Bit sang Byte

Ví dụ:

  • Bit sang byte => 1b = 0.125B.
  • Byte sang bit => 1B = 8b.

Ngoài ra còn có các thông số khác để biểu diễn các đơn vị lớn hơn của bit và byte bao gồm như: mega, giga, tera, peta,…

Ví dụ: 1 Byte = 8 Bits. Với 1 file dung lượng 10MB thì sẽ chỉ mất khoảng 1 giây để truyền dữ liệu từ máy A sang máy B. Đồng thời bạn sẽ thấy đường truyền từ máy A sang máy B có tốc độ 80Mbps (10MB x 8 = 80Mbps).

Tìm hiểu về tốc độ truyền tải thông tin và các thông tin liên quan

Hiện nay thực tế đa số tốc độ truyền tải thông tin sẽ được đo bởi 2 loại đơn vị là Mbps (megabit trên giây)MBps (megabyte trên giây). Một điều lưu ý ở đây mà bạn cần phải chú ý đó là về cách viết chữ hoa, chữ thường của các đơn vị giá trị này. Ở đây Mb chính là Megabit, MB chính là Megabyte, hai ký hiệu này hoàn toàn khác nhau không hề có sự giống nhau nào cả.

Nhìn về cơ bản bạn sẽ thấy chúng không có vẻ gì là khác biệt mấy, tuy nhiên khi áp dụng vào tính toán như về tốc độ của internet, dung lượng của ổ cứng hay dung lượng của một tập tin, thư mục nào đó thì chúng lại khác nhau rất nhiều. Mb sẽ được sử dụng dùng để nói về lưu trữ số còn Mbps sẽ thường được dùng để nói đến tốc độ truyền dữ liệu số.

Tìm hiểu về tốc độ truyền tải của Bit và Byte
Tìm hiểu về tốc độ truyền tải của Bit và Byte

Bit bao gồm những ký hiệu nào thì bạn phải rõ là giá trị Bit dùng để đo tốc độ đường truyền qua mạng và ký hiệu đơn vị của nó là Kbps (kilobit per second), Mbps (Megabit per second), Gbps (Gigabit per second). Byte sẽ dùng để đo dung lượng của file dữ liệu và đơn vị thường dùng là KB (Kilobyte), MB (Megabyte), GB (Gigabyte).

Ngoài đơn vị Mbps ra thì còn có một đơn vị đo lường khác cũng rất quan trọng đó là Kbps. Kbps = kilobit per second có nghĩa là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu và thường được dùng để đo băng thông của dịch vụ internet dân dụng mà đa số mọi người hiện nay đang dùng. 1Mbps tương đương với 1000 Kbps/giây hoặc 1.000.000 bit trên giây (bps)

Để có thể sử dụng được đường truyền tốc độ cao thì bạn có thể thuê nguyên đường truyền gói doanh nghiệp hoặc dành cho các quán game. Hoặc cũng có thể thuê vps giá rẻ là có thể sử dụng Windows có tốc độ mạng cao (từ 100Mbps). Còn đối với mạng thông thường đang sử dụng có tốc độ là 28.8 Mbps – tương đương với 3.585 MBps.

Những câu hỏi thường gặp về Bit là gì?

Bit so với byte là gì?

Bit là đơn vị nhỏ nhất của thông tin máy tính. Về cơ bản bit là một điểm dữ liệu nhị phân duy nhất; có hoặc không, bật hoặc tắt, lên hoặc xuống. 
Mặt khác, một byte là một đơn vị bộ nhớ thường chứa 8 bit. 8 bit là điều kiện tối thiểu để mã hóa một ký tự văn bản.

banner web hosting

Bit hoạt động như thế nào?

Bit hoạt động như thế nào? Bit là một nền tảng thanh toán P2P miễn phí 
cho phép các thành viên của bất kỳ ngân hàng nào gửi và nhận tiền bằng danh sách liên hệ của họ . 
Ứng dụng tính phí thẻ tín dụng của người gửi và sau đó gửi tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của người nhận.

MB là byte hay bit?

Sự khác biệt rất quan trọng vì 1 megabyte (MB) là 1.000.000 byte và 1 megabit (Mbit) là 1.000.000 bit hoặc 125.000 byte. 
Rất dễ nhầm lẫn giữa hai thứ, nhưng bit nhỏ hơn nhiều so với byte, vì vậy ký hiệu “b” nên được sử dụng khi đề cập đến “bit” và chữ hoa “B” khi đề cập đến “byte”.

Lời kết

Hy vọng với tất cả những thông tin trên bài viết bạn đã có thể hiểu Bit là gì, giải Bit là gì, so sánh giữa Bit và Byte, khi nào nên dùng Bit và sự khác biệt giữa bit, byte ra sao,… Đây sẽ là những thông tin liên quan hữu ích đến lĩnh vực công nghệ thông tin mà những ai quan tâm có thể tìm hiểu một cách chi tiết rõ ràng. Nếu có gì thắc mắc cần giải đáp hay muốn biết thêm thật nhiều thông tin hay về lĩnh vực này bạn hãy theo dõi để lại bình luận dưới bài viết nhé. Chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp và chia sẻ những thông tin thú vị nhất.


Thiết kế website

Rate this post

Bình luận