Tất cả bài viết của vietnet

2 Cách thay đổi đường dẫn WP admin an toàn cho website

Tại sao nên thay đổi đường dẫn wp admin?

WordPress là hệ thống quản lý nội dung (CMS) rất phổ biến và chiếm khoảng 1/3 số trang web trên Internet, được các blogger, affiliate marketers và các trang web thương hiệu lớn tin dùng.

Tại sao nên thay đổi đường dẫn wp admin
Tại sao nên thay đổi đường dẫn wp admin

>> Xem thêm: CMS là gì? Những CMS xây dựng website tốt nhất

Bảo mật website

Tuy nhiên, WordPress cũng dễ bị các hacker nhòm ngó vì có nhiều chủ sở hữu trang web WordPress không trang bị kiến thức bảo mật website khiến gặp nhiều rắc rối khi bị hack.

Bảo mật website
Bảo mật website

Lý do khiến hacker dễ dàng xâm nhập các trang web WordPress vì những người này biết nơi tìm các đường dẫn vào trang web WordPress. Từ đó, sử dụng các công cụ và phần mềm để tìm ra. Kết hợp tên người dùng và mật khẩu chính xác vì hàng triệu người trên thế giới sử dụng cùng một mật khẩu và tên người dùng.

Dưới đây là password phổ biến nhất như:

  • 123456
  • Password
  • 111111
  • 123123
  • abc123
  • 123456789
  • 123@123….

Chỉ thay đổi đường dẫn wp admin sẽ không chắc chắn tính bảo mật được an toàn hơn nhưng có thể khiến hacker gặp khó khăn khi cố xâm nhập vào website. Có thể sẽ gặp rắc rối khi tìm tên người dùng và mật khẩu của trang web trừ khi họ truy cập vào trang đăng nhập. Bằng cách sử dụng đường dẫn WordPress admin, bạn có thể ẩn trang đăng nhập khỏi hầu hết các mối đe dọa bảo mật.

Bởi vì ngay cả khi hacker không thể truy cập vào trang đăng nhập, chúng vẫn có thể sử dụng được tài nguyên và đóng băng trang web nếu bạn cố gắng đăng nhập vào trang web.

Tăng tính chuyên nghiệp cho thương hiệu

Nhưng bảo mật không phải là lý do duy nhất để thay đổi đường dẫn WP admin bởi vì nhiều trang web nổi tiếng cũng thay đổi để xây dựng thương hiệu.

Tăng tính chuyên nghiệp
Tăng tính chuyên nghiệp

Thay vì sử dụng đường dẫn đăng nhập wp-login hoặc wp-admin, nhiều thương hiệu tạo các trang đăng nhập với các đường dẫn được gắn thương hiệu.

Ví dụ: example.com/brand-sign-in.

Điều này sẽ hữu ích khi trang web có nhiều quản trị viên hoặc tác giả đăng ký với quyền truy cập hạn chế. Tuy nhiên, bảo mật vẫn là lý do chính khiến bạn nên thay đổi đường dẫn WP admin.

Thay đổi đường dẫn WP admin là một trong những lời khuyên đầu tiên của bất kỳ chuyên gia bảo mật WordPress.

Nên cân nhắc rằng việc thay đổi sẽ bảo vệ trang web khỏi bị tấn công, bị đánh cắp hoặc bị sập trang web, vì vậy nên sẵn sàng đầu tư để có được tính bảo mật cao cho trang web (trừ khi trang web không có giá trị đối với bạn).

Tuy nhiên, bạn không cần phải đầu tư bất kỳ khoản tiền nào để thay đổi đường dẫn WP admin, vì còn cách khác miễn phí bằng cách sử dụng một plugin bảo mật đáng tin cậy của WordPress. Nếu không thích sử dụng plugin, bạn cũng có thể thực hiện thay đổi theo cách thủ công.

Những lưu ý cần phải biết trước khi thay đổi đường dẫn wp admin
Những lưu ý cần phải biết trước khi thay đổi đường dẫn wp admin

Nhưng Việt Nét khuyên bạn không nên làm vậy, bởi vì bạn phải có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về code nếu không sẽ có thể làm rối trang đăng nhập và có thể mất cả quyền truy cập vào WordPress Dashboard. Thay đổi đường dẫn WP sẽ yêu cầu sửa đổi trên trang web đối với file .htaccess và một vài WP file cốt lõi khác. Ngay cả những lập trình viên WordPress có kinh nghiệm nhất cũng ít sử dụng nếu không cần thiết.

Đây là lý do tại sao Việt Nét thực sự khuyên bạn nên cài đặt một plugin WordPress đáng tin cậy để thực hiện việc này cho bạn.

Việc thay đổi đường dẫn Admin WordPress sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn, nhưng trước khi thay đổi link đăng nhập bạn cần phải nắm được các lưu ý sau:

  • Có thể thêm các từ khóa này sau đuôi tên miền: /login, /admin, /wp-login, /wp-admin.
  • Nếu bạn không có chuyên môn và kiến thức về code thì bạn nên cẩn thận và lựa chọn cách an toàn cho website của mình.
  • Bạn sẽ phải thay đổi đường dẫn WordPress admin sau mỗi lần update WordPress phiên bản mới.

Hướng dẫn thay đổi đường dẫn wp admin

Thay đổi đường dẫn wp admin bằng cách thủ công

Lưu ý lại một lần nữa là nếu bạn không có chuyên môn hoặc kỹ năng về code thì không nên tự thay đổi đường dẫn admin WordPress theo cách này.

Bạn muốn thay đổi đường dẫn /wp-admin thành /vietnet-login thì sẽ có 3 file để cần phải chỉnh sửa đó là: wp-config.php, functions.php và file .htaccess.

Sau đó, cần phải có tài khoản FTP từ nhà cung cấp Web Hosting như cPanel, FileZilla.

1. Sửa file wp-config.php

Bước 1: Truy cập vào cPanel > File Manager > Chọn thư mục /public_html > Mở file wp-config.php.

Chọn file wp-config.php
Chọn file wp-config.php

Bước 2: Click chuột phải và chọn Edit > Tìm dòng code define(‘WP_DEBUG’, false).

Chỉnh sửa file wp-config
Chỉnh sửa file wp-config

Bước 3: Thêm đoạn code này vào phía trên:

define(‘WP_ADMIN_DIR’, ‘vietnet-login’); 
define( ‘ADMIN_COOKIE_PATH’, SITECOOKIEPATH . WP_ADMIN_DIR);

Bước 4: Lưu lại để hoàn tất.

2. Sửa file functions.php

Bước 1: Truy cập vào đường dẫn: /wp-content/themes/ten-them-cua-ban/functions.php

Chọn file functions
Chọn file functions

Bước 2: Click chuột phải > Edit > Paste đoạn code này vào:

add_filter(‘https://domain của bạn’, ‘wpadmin_filter’, 10);
function add_filter( $url, $path, $orig_scheme ) 
$old = array( “/(wp-admin)/”);
$admin_dir = WP_ADMIN_DIR;
$new = array($admin_dir);
return preg_replace( $old, $new, $url, 1);

Bước 3: Lưu để hoàn tất.

3. Sửa file .htaccess

Bước 1: Truy cập vào cPanel > File Manager > Chọn thư mục /public_html > Mở file .htaccess.

Bước 2: Thay đổi thành RewriteRule ^vietnet-dang-nhap/(.*) wp-admin/$1?%QUERY_STRING [L].

Chỉnh sửa file .htaccess
Chỉnh sửa file .htaccess

Sau đó, bạn truy cập vào trang đăng nhập bằng đường link như sau: domaincuaban/vietnet-login.

Thay đổi đường dẫn wp admin bằng plugin

Đây là cách tối ưu nhất vì không cần bạn có chuyên môn quá cao về lập trình hay WordPress mà chỉ cần cài đặt plugin là bạn có thể đổi đường đường dẫn wp admin nhanh chóng.

Bạn không cần phải lo lắng về việc can thiệp vào code hoặc các file phụ trợ, bạn có thể cài đặt, kích hoạt và định cấu hình plugin phù hợp cho việc thay đổi đường dẫn wp admin.

Có thể tìm thấy plugin bảo mật WordPress miễn phí và trả phí, nhưng Việt Nét khuyên nên sử dụng tùy chọn miễn phí vì có rất nhiều plugin tốt không cần trả phí.

Dưới đây là một số plugin bạn nên xem xét cài đặt để thay đổi đường dẫn WordPress của mình:

  • iThemes Security Pro.
  • WPS Hide Login.

Việt Nét đã sử dụng các plugin này và chúng hoạt động tốt. Bạn có thể sử dụng bất kỳ plugin nào bạn muốn, chỉ cần đảm bảo rằng plugin đã được thử nghiệm với phiên bản WordPress mới nhất và có các đánh giá tích cực.

1. Đổi đường dẫn admin WordPress với plugin WPS Hide Login

Bước 1: Truy cập vào WordPress Dashboard > Plugin > Add New Plugin > Tìm kiếm “WPS Hide Login

Thêm plugin
Thêm plugin
Tìm kiếm plugin với tên WPS Hide Login
Tìm kiếm plugin với tên WPS Hide Login
Active plugin WPS Hide Login
Active plugin WPS Hide Login

Bước 2: Nhấp Install > Active plugin WPS Hide Login.

Ngoài ra, bạn có thể tải trực tiếp plugin WPS Hide Login trên thư viện WordPress.org.

Bước 3: Settings > WPS Hide Login.

Tại đây, bạn thay đổi đường dẫn wp-admin bằng cách nhập các thông tin sau:

  • Login URL: Nhập đường dẫn mà bạn mong muốn.
  • Redirect URL: Nhập đường dẫn khi người dùng truy cập vào đường dẫn cũ (wp-admin).
Thay đổi đường dẫn wp adin mới
Lưu khi hoàn tất
Lưu khi hoàn tất
Lưu khi hoàn tất
Đường dẫn wp admin mới xuất hiện
Đường dẫn wp admin mới xuất hiện

2. Đổi đường dẫn admin WordPress với plugin iTheme Security Pro

Plugin iTheme Security Pro là lựa chọn tối ưu dành cho bạn để bảo vệ website của mình.

Hiện tại, sau khi đăng ký dịch vụ Web Hosting hay dịch vụ thuê VPS, bạn sẽ được tải plugin iTheme Security Pro hoàn toàn miễn phí.

Bước 1: Truy cập Dashboard WordPress > Plugins > Add New > Add Plugins > Upload Plugin.

Bước 2: Sau đó, Install Now > Active plugin.

Cài đặt plugin iTheme Security
Cài đặt plugin iTheme Security

Bước 3: Truy cập vào plugin iTheme Security Pro > Advanced > Hide backend.

Thay đổi đường dẫn với iTheme Security
Thay đổi đường dẫn WordPress admin với iTheme Security

Bước 4: Chọn Configure Settings > Tích vào ô Enable the hide backend feature để bật tính năng Hide Backend.

Các thông tin bạn cần phải điền như:

  • Login Slug: Nhập đường dẫn muốn thay đổi link đăng nhập WordPress.
  • Enable Redirection: Tích chọn để bật chuyển hướng khi người dùng đăng nhập vào đường dẫn cũ /wp-admin.
  • Redirect Slug: Nhập đường dẫn chuyển hướng khi người dùng đăng nhập vào (VD: Trang 404,…).
Nhập thông tin để thay đổi đường dẫn wp admin
Nhập thông tin để thay đổi đường dẫn wp admin

Bước 5: Save Settings để hoàn tất.

Kiểm tra đường dẫn WP admin mới

Cuối cùng, cần kiểm tra đường dẫn wp admin mới và đảm bảo mọi thứ đều hoạt động tốt.

Đây là cách thực hiện:

Bước 1: Đăng xuất khỏi WordPress.

Bước 2: Truy cập đường dẫn WP cũ xem xét có còn hoạt động không hoặc có đang chuyển hướng bạn đến đường dẫn mới.

Bước 3: Sau đó, truy cập đường dẫn wp admin mới của bạn.

Bước 4: Nhập tên người dùng và password để đăng nhập.

Nếu bạn tiến hành các bước trên không xảy ra vấn đề nào khác thì chắc chắn rằng mọi thứ đang hoat động tốt.

Tuy nhiên, nếu bạn không thể đăng nhập vào trang web của mình và không truy cập vào đường dẫn mới, bạn có thể cần phải reset và cài đặt plugin về ban đầu.

Lời kết

Bài viết hướng dẫn thay đổi đường dẫn wp admin này giúp bảo vệ website WordPress của bạn an toàn hơn, tránh được phần nào các hacker dòm ngó. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết nhé.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Unmanaged hosting là gì? So sánh unmanaged với managed hosting | Việt Nét

Unmanaged hosting là gì?

Unmanaged hosting hay hosting không được quản lý là gói dịch vụ lưu trữ không có (hoặc rất ít) dịch vụ bổ sung. Lý do của cái tên unmanaged hosting là do bản thân công ty web hosting chuyên nghiệp không cung cấp thêm bất kỳ dịch vụ nào hoặc thực hiện tác vụ quản lý trên máy chủ của bạn.

Nếu chưa biết nhiều về hosting, bạn có thể tham khảo bài viết chi viết về hosting là gì của Việt Nét nhé!

Unmanaged hosting là gì?
Unmanaged hosting là gì?

Như các bạn đã biết, hosting là một trọng những khía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trên Internet. Nếu dịch vụ hosting được chọn phù hợp với nhu cầu phát triển, tức là bạn đã bước đầu thành công trong việc xây dựng nền tảng vững chắc cho trang web.

Chính vì thế mà nếu quyết định sử dụng unmanaged hosting, bạn phải đảm bảo mình đã có kiến thức kỹ thuật hoặc kinh nghiệm trước đó. Bên cạnh đó, quá trình tự cài đặt phần mềm và ứng dụng có thể tốn nhiều thời gian.

Nếu như nhà cung cấp dịch vụ không can thiệp, vậy thì unmanaged hosting có những tính năng nào? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Tính năng của unmanaged hosting

Nếu như managed hosting cung cấp cho người dùng các tính năng nổi bật và cần thiết thì unmanaged hosting lại đi theo con đường khác: hướng đến đối tượng người dùng ưa thích sự kiểm soát.

Unmanaged hosting thường chỉ đi kèm với mỗi một hệ điều hành được cài đặt sẵn. Tuy nhiên vẫn có những công ty cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn hơn tùy theo chính sách của riêng họ.

Nếu như muốn thêm bất kỳ phần mềm hay ứng dụng khác, bạn có thể thực hiện thông qua command line. Command line cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ dịch vụ hosting nào, thậm chí nhà cung cấp managed hosting cũng dựa vào đó. 

Với unmanaged hosting, bạn có thể tải xuống và cài đặt bất kỳ phần mềm nào và thêm vô các giám sát riêng của mình. Bạn cũng có thể tạo bảng điều khiển riêng và thêm các công cụ quét phần mềm độc hại nếu bạn có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. 

Ưu nhược điểm của unmanaged hosting là gì?

Ưu điểm

  • Unmanaged hosting mang lại sự tự do hoàn toàn như thể máy chủ nằm riêng trên máy tính cá nhân. Với dịch vụ unmanaged hosting, bạn có thể tùy chỉnh mọi thứ theo ý thích chứ không phải là nhận một dịch vụ đã được cài đặt sẵn.
  • Unmanaged hosting thường là dịch vụ có giá rẻ hơn, phù hợp cho người dùng muốn tiết kiệm chi phí.
  • Bạn có thể tùy chỉnh bảng điều khiển và cài đặt mọi thứ theo yêu cầu.
Ưu nhược điểm của unmanaged hosting là gì?
Ưu nhược điểm của unmanaged hosting là gì?

Nhược điểm

  • Unmanaged hosting thường không đi kèm với các tiện ích bổ sung thông thường. Nếu muốn có, bạn phải chi thêm tiền hoặc tùy vào nhà cung cấp dịch vụ.
  • Nếu là người mới, bạn sẽ gặp phải khó khăn lớn trong việc quản trị và mất nhiều thời gian cài đặt ứng dụng riêng.

Ai nên sử dụng unmanaged hosting?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm unmanaged hosting là gì cũng như các tính năng đi kèm, có lẽ bạn sẽ tự hỏi xem loại dịch vụ hosting này phù hợp với đối tượng người dùng nào. 

Về cơ bản, có 3 lý do chính đồng thời cũng là 3 nhóm khách hàng tiềm năng của unmanaged hosting:

  1. Ứng dụng của bạn yêu cầu điều chỉnh đặc biệt ở cấp máy chủ.
  2. Bạn muốn mày mò hoặc muốn tìm hiểu về quản lý máy chủ.
  3. Bạn muốn tiết kiệm tiền.

Đọc tới đây có lẽ bạn cũng đã nắm được căn bản về điểm khác nhau giữa unmanaged hosting và managed hosting. Tuy nhiên, để so sánh một cách chi tiết và cụ thể thì hãy xem tiếp phần bên dưới: Sự khác nhau giữa managed hosting và unmanaged hosting là gì?

So sánh unmanaged hosting và managed hosting

Để có cái nhìn tổng quan hơn, mời bạn xem qua bảng so sánh unmanaged hosting và managed hosting của Việt Nét ngay dưới đây!

Unmanaged hosting Managed hosting
Thường chỉ có sẵn mỗi hệ điều hành. Được cài đặt sẵn hệ điều hành và các tính năng, phần mềm khác.
Phù hợp cho người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật. Phù hợp với người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm.
Chi phí tiết kiệm hơn. Chi phí cao hơn.
Người dùng tự kiểm soát. Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ kiểm soát.
So sánh unmanaged hosting và managed hosting

Quản lý máy chủ

Với dịch vụ unmanaged hosting, tất cả việc quản lý máy chủ đều thuộc về bạn. Bạn sẽ phải điều phối và lên lịch backup cũng như cập nhật plugin khi cần thiết.

Cài đặt phần mềm phổ biến

Nếu bạn đang chạy một trang web WordPress, bạn nên cân nhắc sử dụng dịch vụ managed hosting. Vì ít ra trong trường hợp bạn không có kiến thức chuyên sâu về WordPress nhưng thay vào đó vẫn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhà cung cấp.

>> Xem thêm: WordPress là gì? Vì sao 80% người dùng WordPress?

cPanel

Không giống như unmanaged hosting, managed hosting cung cấp cho bạn một bảng điều khiển được xây dựng sẵn, nơi bạn có thể thiết lập những thứ cụ thể như xem thống kê hiệu suất, truy cập nhật ký, bản ghi DNS,…

Bảo mật

Các trang web lưu trữ trên managed hosting an toàn hơn vì nhà cung cấp dịch vụ thường xuyên xử lý các bản vá bảo mật, quét lỗ hổng bảo mật và mọi mối đe dọa tiềm ẩn.

Bảo trì phần cứng

Với dịch vụ unmanaged hosting, bạn tự thiết lập các công cụ, cài đặt bảng điều khiển, hệ điều hành và duy trì các công cụ. 

Hỗ trợ

Với dịch vụ managed hosting, bạn sẽ được hỗ trợ 24/7. Ngoài ra, chất lượng của dịch vụ hỗ trợ cũng rất chuyên nghiệp và tận tình.

Mức độ kiểm soát

Giống như Việt Nét đã đề cập phía trên, với dịch vụ unmanaged hosting, việc duy trì trang web là ở bạn. Mặc dù điều này cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn đối với trang web, nhưng nó cũng khiến bạn chịu trách nhiệm lớn hơn.

Giá cả

Managed hosting đắt hơn vì nó đi kèm với nhiều tài nguyên hơn. Còn với unmanaged hosting, máy chủ lưu trữ thực hiện ít công việc. Và đó cũng là lý do chi phí được tối ưu hơn hơn.

Danh sách các nhà cung cấp unmanaged hosting tốt nhất hiện nay

Việt Nét

Việt Nét là đơn cử cho nhà cung cấp hosting tốt nhất tại thị trường Việt Nam với hơn 10 năm kinh nghiệm. Hiện tại Việt Nét cũng đang có 3 gói hosting cho người dùng thoải mái lựa chọn là Hosting Giá Rẻ, Web Hosting Cao Cấp và Business Hosting với giá rẻ chỉ từ 5.000VND/Tháng. 

Các gói hosting của Việt Nét với tính năng và hiệu suất cao đáp ứng được các yêu cầu phát triển của người dùng. Ngoài ra, trong mỗi loại hosting còn có nhiều gói nhỏ để bạn dễ dàng lựa chọn. Nếu lo ngại việc khó chọn lựa, bạn có thể liên hệ đội ngũ của Việt Nét để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.

Ngoài ra, khi đăng ký hosting tại Việt Nét , bạn còn được nhận miễn phí bộ Theme – Plugin WordPress trị giá lên đến 800$/Năm. Chi tiết Theme – Plugin tính đến thời điểm này bao gồm:

  • WP Rocket: Plugin giúp tối ưu tốc độ website số 1 hiện nay.
  • Rank Math SEO PRO: Plugin giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, trợ thủ đắc lực cho SEO.
  • itheme Security Pro: Plugin bảo mật nổi tiếng, giúp bảo vệ website toàn diện, sửa các lỗ hổng phổ biến và ngăn chặn tấn công tự động.
  • WPML: Plugin giúp xây dựng những trang web đa ngôn ngữ một cách dễ dàng trên nền tảng WordPress.
  • Smush Pro: Plugin tối ưu hình ảnh không giới hạn chỉ với 1 cú nhấp chuột.
  • WP Astra Growth Bundle: Thư viện Theme WordPress nhanh nhất – nhẹ nhất – khả năng tùy chỉnh cao.
  • Toàn bộ 164 theme + plugin của MyThemeShop: Giúp người dùng tạo được một Website chuyên nghiệp với đầy đủ các tính năng mạnh mẽ mà không cần phải cài đặt các plugin nặng nề. 
  • Elementor Essential PRO: Plugin hỗ trợ thiết kế website đơn giản, nhanh chóng và linh hoạt. Plugin này chỉ dành riêng cho gói Hosting Cao Cấp và Business Hosting.

Việt Nét là đơn cử cho thị trường trong nước, vậy đối với thị trường nước ngoài thì chúng ta có những cái tên nào? Theo dõi tiếp nhé!

Bluehost

Bluehost là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất hiện có tại thị trường nước ngoài với hơn hai triệu người dùng trên toàn cầu. Đây là một trong những nhà cung cấp dịch vụ được đề xuất cho WordPress.

Bluehost cung cấp hiệu suất tuyệt vời và tính năng đáng kinh ngạc trong các gói hosting. Khi đăng ký hosting tại Bluehost, bạn sẽ được cài đặt sẵn WordPress. Bên cạnh đó, dịch vụ hỗ trợ khách hàng của Bluehost cũng được đánh giá cao. 

Để bắt đầu với Bluehost, bạn chỉ cần chi ra chỉ từ 2.95$/Tháng.

HostGator

HostGator là một nhà cung cấp dịch vụ tuyệt vời, đáng tin cậy khác cho dịch vụ unmanaged hosting. Từ gói hosting giá rẻ nhất là bạn đã có thể nhận được các tính năng cao cấp và dịch vụ hỗ trợ khách hàng tận tình.

HostGator đi kèm với tốc độ đáng kinh ngạc cũng như cài đặt bằng một cú nhấp chuột và tên miền miễn phí. 

Các gói bắt đầu từ 2.75$/Tháng, và giống như Việt Nét hay BlueHost, bạn có thể nâng cấp dịch vụ khi trang web của bạn phát triển.

Lời kết

Phía trên Việt Nét đã tổng hợp các thông tin liên quan đến dịch vụ unmanaged hosting là gì và tiến hành so sánh giữa unmanaged và managed hosting. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ này bạn có thể comment bên dưới để đội ngũ Việt Nét hỗ trợ phản hồi bạn nhanh nhất nhé! Cảm ơn đã theo dõi bài viết.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Joomla là gì? Cách cài đặt Joomla với cPanel | Việt Nét

Joomla là gì?

Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở và được cung cấp miễn phí theo giấy phép GNU. Joomla được phát triển từ Mambo được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới cơ sở dữ liệu MySQL cho phép người dùng dễ dàng export các nội dung trên Internet hoặc Intranet.

Hệ thống này giúp xây dựng các trang web và ứng dụng động mạnh mẽ. Nó có một giao diện trực quan giúp bạn sử dụng các tính năng một cách đầy đủ và tốt nhất.

Joomla là gì?
Joomla là gì?

Joomla có các đặc tính cơ bản là: Bộ đệm trang (Page Caching) để tăng tốc độ hiển thị, lập chỉ muc, đọc tin RSS (RSS Feeds), trang dùng dể in, bản tin nhanh, blog, forum, bình chọn, lịch biểu, tìm kiếm trong site và hỗ trợ đa ngôn ngữ.

Joomla! đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua, phát triển thành công và trở thành một trong những hệ thống quản lý nội dung được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. Kể từ khi ra đời vào năm 2005, Joomla đã chiếm được một lượng lớn người theo dõi và đã có hơn 99 triệu lượt tải xuống cho đến nay.

Joomla
Joomla

Mã nguồn này được sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ những website cá nhân cho tới những hệ thống website doanh nghiệp có tính phức tạp cao, cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng quản lý và có độ tin cậy cao.

Lịch sử phát triển của Joomla

Joomla là sản phẩm được phát triển từ Mambo giữa tập đoàn Miro của Úc (hãng đang nắm giữ Mambo), với phần đông những người phát triển nòng cốt.

Nhờ sự trợ giúp của Trung tâm Luật Tự do Phần mềm (Software Freedom Law Center – SFLC), 20 thành viên nòng cốt cũ của Mambo đã thành lập một tổ chức phi lợi nhuận khác lấy tên là Open Source Matters, để hỗ trợ về mặt tổ chức, pháp lý và kinh phí cho dự án mã nguồn mở còn chưa được đặt tên của họ.

Lịch sử phát triển Joomla
Lịch sử phát triển Joomla

Cùng lúc đó, nhóm phát triển cũng lập một website lấy tên OpenSourceMatters để phân phối thông tin tới những người sử dụng, những người phát triển, những người thiết kế và cộng đồng Joomla nói chung.

Joomla chiếm tỷ lệ cao và là đối thủ cạnh tranh với các nguồn mở khác như Phpnuke, DotnetNuke, Drupal,… Cuối tháng 9/2008 có tới 112.000.000 kết quả có chứa keyword “Joomla”.

Nền tảng này được mọi người đón nhận bởi có thể giúp phát triển hoạt động, quản trị nội dung và quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của mình tiếp cận với nhiều người một cách hiệu quả với chi phí thấp.

Cơ chế hoạt động của Joomla

Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL để lưu trữ dữ liệu trong khi sử dụng các kỹ thuật lập trình hướng đối tượng. Có thể được thiết lập cài đặt với một cú nhấp chuột thông qua bảng điều khiển lưu trữ web. Có hàng trăm bài viết tồn tại trên web để hướng dẫn cách cài đặt Joomla.

Joomla sử dụng kiến ​​trúc thiết kế Model-View-Controller (MVC). Theo mô hình MVC, khi Joomla xử lý một yêu cầu, trước tiên sẽ phân tích URL để đánh giá thành phần nào sẽ xử lý yêu cầu. Mô hình chứa dữ liệu được sử dụng bởi thành phần và cũng có trách nhiệm cập nhật cơ sở dữ liệu khi cần thiết.

Intro về Joomla MVC

Chế độ xem có trách nhiệm tạo đầu ra. Nó có thể liên hệ với mô hình để có được thông tin cần thiết. Sau khi chế độ View đã tạo ra đầu ra, thành phần trả lại quyền điều khiển cho Joomla framework, sau đó sẽ thực hiện theo frame mẫu.

Vì vậy, trong khi tìm hiểu Joomla là gì, bạn cũng đã làm quen với cơ chế hoạt động bên trong của Joomla. Tiếp tục với chủ đề. Như bạn đã biết Joomla là một trong những CMS mã nguồn mở nổi tiếng, nhưng bạn có biết CMS là gì không? Nếu đã biết thì thật tuyệt còn nếu không, bạn xem qua đoạn khái niệm dưới đây

Hiểu CMS là gì?

Trước khi hướng dẫn sử dụng Joomla, Hãy làm quen với thuật ngữ CMS. CMS là viết tắt của Content Management System. Đây là phần mềm hệ thống cho phép bạn tạo, quản lý và tối ưu hóa nội dung kỹ thuật số một cách hiệu quả. Đơn giản hơn, có thể nói rằng CMS là một công cụ cho phép bạn xây dựng một trang web mà không cần phải viết các đoạn code phức tạp.

>> Để hiểu hơn CMS, tìm hiểu ngay qua bài viết: CMS là gì?

Những tính năng của Joomla là gì?

Joomla là một lựa chọn mạnh mẽ để xây dựng một trang web bất kỳ. Dưới đây là một số tính năng cần thiết của mã nguồn mở này:

1. Đa ngôn ngữ

Tính năng đa ngôn ngữ của Joomla hỗ trợ 75 ngôn ngữ khác nhau. Rõ ràng, đối với những người không hiểu tiếng Anh, đó là một tính năng đáng cảm thấy hài lòng.

2. Tính năng responsive

Người dùng hiện nay lướt web với nhiều thiết bị khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi phải có một trang web có thể hoạt động trên mọi thiết bị ở bất kỳ kích thước nào. Và Joomla cung cấp cho bạn một trang web hoàn toàn đáp ứng với điều đó. Giúp bạn không bao giờ mất một lượng khách truy cập trang web tiềm năng.

3. Dễ sử dụng

Joomla là mã nguồn mở và sử dụng hoàn toàn miễn phí. Nhưng miễn phí không có nghĩa là nó thiếu các tính năng. Trên thực tế, giao diện hoàn toàn thân thiện với người dùng sẽ khiến bạn ngạc nhiên với tính năng WYSIWYG mang lại. Một yếu tố khác để cảm thấy hài lòng là các bản cập nhật thường xuyên. Joomla mang đến các bản cập nhật mới với các tính năng và chức năng mới. Với mỗi bản cập nhật mới, nó sẽ hoạt động dễ dàng hơn.

4. Bảo mật

Bảo mật là một yếu tố cần thiết để xem xét khi bạn tạo một trang web. Joomla cung cấp cho bạn xác thực hai yếu tố để tránh nguy cơ bị hack. Vì vậy, trang web của bạn sẽ không bị tấn công nhưng trong trường hợp bạn để  tên người dùng và mật khẩu rất phổ biến và có ai đó cố gắng truy cập, bạn có thể dễ dàng khôi phục trang web Joomla đã bị tấn công.

5. Diễn đàn Joomla

Bất kỳ ai cũng có thể đóng góp cho diễn đàn Joomla trên cơ sở tình nguyện. Joomla là một dự án mã nguồn mở chào đón các tình nguyện viên và những đóng góp của họ cho nó. Với bất kỳ bộ kỹ năng nào và bạn có thể đóng góp nhiều nhất có thể và cho phép người khác sử dụng tác phẩm của bạn.

Trong diễn đàn này, bạn làm quen với những người theo dõi Joomla khác và bạn có thể học được điều gì đó từ họ. Nếu bạn gặpphải bất kỳ vấn đề gì, có thể ai đó đã thảo luận về vấn đề đó trong diễn đàn và bạn có thể dễ dàng nhận được giải pháp từ nó.

Quản lý Joomla rất đơn giản và có nhiều yếu tố khác giúp bạn dễ dàng làm việc. Và những tính năng này làm cho nó nổi bật giữa đám đông.

Điều gì làm cho Joomla trở thành một sự lựa chọn tốt?

Một phần từ các tính năng đã đề cập có rất nhiều lý do khác để sử dụng Joomla. Hãy cùng tìm hiểu sâu về các tính năng của Joomla.

  • Bạn sẽ có được một trang web tối ưu SEO hoàn toàn với Joomla. Có nhiều cách tối ưu SEO cho Joomla khác nhau sẽ nói đến phần sau.
  • Hơn 8.000 tiện ích mở rộng có sẵn để làm bạn choáng ngợp với các chức năng của chúng.
  • Quản lý người dùng (ACL), trong đó ACL có nghĩa là Access Control List hữu ích trong việc quản lý người dùng trang web của bạn.
  • Bạn có thể thiết kế bao nhiêu menu tùy thích.
  • Dễ dàng duy trì hình ảnh.
  • Chuyển hướng URL khá đơn giản.
  • Thêm một biểu mẫu liên hệ rất dễ dàng.
  • Cập nhật chỉ với 1 cú nhấp chuột.

Vì vậy, đây là một số tính năng nổi bật mà Joomla cung cấp cho bạn. Tuy nhiên, nó cũng cho phép bạn sử dụng nhiều phần mở rộng và plugin khác của bên thứ ba. Hàng nghìn tiện ích mở rộng của bên thứ ba đã được xác minh để nâng cao trải nghiệm web của bạn có trong Joomla Extensions Directory.

So sánh Joomla và WordPress

WordPressJoomla là hai mã nguồn được sử dụng nhiều nhất để xây dựng website. Tuy nhiên, mỗi cái sẽ có những cái hay, tính năng và đặc điểm riêng:

So sánh WordPress và Joomla
  • Joomla sẽ phức tạp hơn so với WordPress.
  • Joomla không cung cấp nhiều theme và plugin cho bạn lựa chọn như WordPress.
  • Joomla mang lại nhiều lợi ích hơn so với WordPress, quản lý các trang web phức tạp.
  • Lựa chọn Joomla là bởi cần một website có cấu trúc linh hoạt hơn và nội dung sâu rộng.
  • WordPress mang lại trải nghiệm đơn giản và dễ dàng hơn.

Joomla hay WordPress tối ưu cho SEO?

Dù Joomla và WordPress đều thể hiện sự nổi bật trong SEO nhưng nếu muốn đầu tư và phát triển SEO tốt thì WordPress vẫn là lựa chọn tốt cho bạn.

>> Xem thêm: SEO là gì?

Vì WordPress được tích hợp các plugin hữu ích hỗ trợ cho bạn rất nhiều trong SEO. Từ đó, cho phép trang web nâng cao thứ hạng tốt hơn. Còn với Joomla phải yêu cầu sửa đổi nhiều và cần có kiến thức về lập trình mới có thể có những tối ưu SEO như WordPress.

Hướng dẫn cài đặt Joomla

Theo dõi các bước cài đặt Joomla:

Bước 1: Tải Joomla tại: https://downloads.joomla.org/

Bước 2: Giải nén Joomla ra thư mục và upload lên Web Hosting thông qua FTP hoặc FileZilla.

Cài đặt Joomla qua giao thức FTP
Cài đặt Joomla qua giao thức FTP

Cài đặt Joomla trên cPanel

Bước 1: Đăng nhập vào cPanel > File Manager.

Bước 2: Chọn thư mục “public_html” > Upload.

Chọn file
Chọn file “Public_html” trong File Manager

Bước 3: Upload file Joomla đã tải xuống ở trên (Upload file .zip) > Chuột phải và Extract trên File Manager.

Giải nén file Joomla
Giải nén file Joomla

Bước 4: Sau khi đã upload Joomla, bạn cần tạo DatabaseUser Database cho website mới.

Bước 5: Truy cập vào domain đã được trỏ về hosting và khai báo các thông tin.

Nhập các thông tin cấu hình cơ sở dữ liệu
Nhập các thông tin cấu hình cơ sở dữ liệu

Cấu hình cơ sở dữ liệu điền các thông tin sau:

  • Loại cơ sở dữ liệu: Có thể chọn MySQL hoặc MySQLi.
  • Tên máy chủ: Là Name Server.
  • Tên đăng nhập: Tên User Database.
  • Mật khẩu: Mật khẩu User Database.
  • Tên cơ sở dữ liệu: Tên Database.
  • Tiền tố bảng: Để mặc định.
Cài đặt Joomla thành công

Như vậy, bạn đã cài đặt Joomla thành công. Bạn nên gỡ bỏ thư mục cài đặt bằng cách click như trên hình

Khởi tạo Database MySQL

Bước 1: Trong cPanel > Database > MySQL Databases.

Chọn MySQL Database
Chọn MySQL Database

Bước 2: Điền tên database mà bạn muốn tạo > Create Database.

Bước 3: Tạo User Database trong Add New User.

Nhập tên database của bạn
Nhập tên database của bạn

Bước 4: Map user với database tương ứng trong Add user to database > Add.

Add new user
Add new user

Bước 5: Chọn mục ALL PROVILEGES > Chọn Make Changes.

Cách sử dụng và quản lý Database với phpMyAdmin

phpMyAdmin là một công cụ mạnh mẽ để quản lý database, khi sử dụng phpMyAdmin người dùng có thê tùy chỉnh các record, tìm kiếm hay import, export database.

Bước 1: Trong cPanel > phpMyAdmin.

Bước 2: Muốn backup trong phpMyAdmin > Export > Quick và vào Display only the minimal option > Chọn Go để backup file về máy.

Backup Database với phpMyAdmin
Backup Database với phpMyAdmin

Bước 3: Restore database thì chọn mục Import > Choose File (Chọn file database) > Go.

Restore Database
Restore Database

Hướng dẫn sử dụng Joomla

Để sử dụng Joomla bạn có thể tham khảo một số trang ở đây:

Lời kết

Joomla là gì? Qua bài viết này, Việt Nét có thể đem đến cho bạn những thông tin cần thiết về mã nguồn này. . Tuy nhiên, nó cũng chưa thật sự thuyết phục bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận phía dưới nhé.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Hosting Windows là gì? Cần lưu ý gì khi mua hosting Windows?

Hosting Windows là gì?

Hosting Windows là dịch vụ lưu trữ được cài đặt trên máy chủ chạy hệ điều hành Windows. Nếu trang web của bạn được đặt trên hosting Windows thì sẽ dễ dàng cài đặt các ứng dụng, phần mềm của Microsoft hơn so với hosting Linux.

 Hosting Windows là gì?
Hosting Windows là gì?

Sự phổ biến của hệ điều hành Windows trên toàn thế giới đã mở đường cho việc hosting windows trở nên cực kỳ thuận lợi đối với các chủ sở hữu trang web. Hiện tại, hơn 75% thị trường hệ điều hành máy tính để bàn thuộc về Windows. Microsoft đang liên tục nghiên cứu sản phẩm này không ngừng. Qua đó, có thể thấy những cải tiến mà họ tạo ra trên Windows hàng năm không chỉ ở khía cạnh kỹ thuật mà còn hỗ trợ nhiều tập lệnh khác nhau.

Mặc dù Linux là hệ điều hành phổ biến hơn trong ngành máy chủ, nhưng đối với một số ít chủ sở hữu trang web, hosting Windows mới là lựa chọn phù hợp.

Vậy trước khi tiến hành đăng ký gói hosting, chúng ta cần biết những thông số nào?

Các thông số cần biết khi mua hosting Windows

Các thông số phổ biến đi kèm với dịch vụ hosting Windows:

  • Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ: Hosting Windows hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình như: ASP, ASP.NET, HTML,… 
  • Băng thông: Tốc độ tối đa mà trang web có thể truyền tải trong 1s.
  • Dung lượng: Khoảng không gian mà người dùng được lưu trữ dữ liệu trên ổ cứng của server và sức chứa của gói Hosting.
  • RAM: Bộ nhớ đệm.
  • Subdomain: Số lượng tên miền phụ có thể tạo khi mua hosting.
  • Email account: Số lượng tài khoản Email đi kèm với gói hosting đã chọn.
  • FTP account: Tương tự như Email, FTP account chỉ số lượng tài khoản FTP có thể tạo khi chọn gói hosting.

Ưu nhược điểm của hosting Windows

Nếu như ưu điểm của hosting Linux là mã nguồn mở vậy hosting Windows có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

Chạy trên hệ điều hành Windows quen thuộc

Windows là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới. Chỉ riêng phiên bản hiện tại đã có hơn 400 triệu người dùng và ước tính đưa tổng số người dùng lên hơn 1 tỷ. Hệ thống Windows quen thuộc và việc sử dụng cũng rất dễ dàng đối với hàng triệu người trên thế giới.

Khả năng tương thích cao với các công cụ Windows

Đối với nhiều doanh nghiệp, đây là lý do chính để chọn hosting Windows. Nếu doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào một số công cụ Windows khác, thì việc chọn nền tảng web hosting phù hợp sẽ giúp xử lý công việc dễ dàng hơn.

Bảng điều khiển Plesk dễ sử dụng

Nếu như hosting Linux có cPanel thì hosting Windows có bảng điều khiển Plesk. Plesk cũng là một tùy chọn có sẵn với hosting Linux, chỉ không được sử dụng phổ biến như cPanel. 

Plesk cung cấp giao diện người dùng trực quan, cho phép bạn tạo cũng như quản lý nhiều trang web, tên miền, thiết lập tài khoản email và quản lý tài khoản Reseller. Không giống như cPanel, Plesk tập trung đặc biệt hơn vào nhu cầu của chủ sở hữu ứng dụng và trang web thương mại. Bảng điều khiển này tương thích với các hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress, Drupal và Joomla.

Mạnh mẽ và đơn giản

Dịch vụ hosting Windows thường dựa trên hệ điều hành Windows Server. Hệ điều hành này cho phép bạn quản lý máy chủ của mình và mở rộng quy mô mà không cần lo ngại về tính bảo mật.

Ưu nhược điểm của hosting Windows
Ưu nhược điểm của hosting Windows

Nhược điểm

Không an toàn như Linux

Khi so sánh chéo giữa bảo mật của hosting Windows và hosting Linux, bạn sẽ nhận thấy một số khác biệt đáng kể. 

Nói cách khác, hosting Linux an toàn hơn. Các giải pháp hosting Windows rất dễ bị tấn công, bao gồm cả các cuộc tấn công ransomware. Vì bảo mật là một mối quan tâm đáng kể, bạn phải lưu ý đến thực tế này khi bạn chọn một dịch vụ hosting.

Chi phí cao

Bạn sẽ phải chi nhiều tiền hơn để sử dụng được hosting Windows so với lưu trữ Linux. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. 

Kém ổn định hơn

Máy chủ Linux nổi tiếng về độ tin cậy. Chúng hiếm khi cần phải khởi động lại và có thể thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc. Mặt khác, các máy chủ Windows gặp khó khăn khi chạy nhiều chương trình và quy trình đồng thời mà không bị treo. 

Giống như bất kỳ công nghệ web nào khác, máy chủ Windows đã được cải thiện theo thời gian và dự kiến ​​sẽ tiếp tục như vậy. Tuy nhiên, chúng không tương đối ổn định về hiệu suất như các máy chủ Linux.

Lợi ích của hosting Windows là gì?

Hỗ trợ tốt cho Framework .Net

Hosting Windows là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các trang web dựa trên ngôn ngữ .net.

Các tiện ích mở rộng front page

Trong trường hợp bạn đang sử dụng chương trình thiết kế web front page của Microsoft, việc sử dụng hosting Windows sẽ giúp công việc của bạn dễ dàng hơn nhiều. Bạn sẽ không phải lo lắng nhiều về việc máy chủ của mình có hỗ trợ các phần mở rộng web hay không.

Dễ sử dụng

Hầu hết mọi người dùng máy tính đều quen thuộc với hệ điều hành Windows. Điều này giúp cho bất kỳ ai lựa chọn máy chủ Windows đều có thể dễ dàng sử dụng.

Khả năng tương thích và hỗ trợ

Các nhà phát triển đã tạo ra những ứng dụng tương thích với máy chủ chạy hệ điều hành Windows từ các dịch vụ thông tin internet đến SQL. Tất cả các ứng dụng này đều được thiết kế để hỗ trợ lẫn nhau. Đây là điều mà Linux hay Unix khó có thể thực hiện được.

Có thể thấy, so với các lợi ích mà hosting Linux mang lại thì hosting Windows cũng không hề kém cạnh. Vậy thì đâu là đối tượng người dùng tiềm năng của hosting Windows? Cùng theo dõi tiếp ở phần bên dưới nhé!

Ai nên sử dụng hosting Windows?

Hosting Windows có những thế mạnh đặc biệt trong nhiều lĩnh vực khiến nó trở thành một dịch vụ hosting hoàn hảo với người dùng tiềm năng. Đây là điều cần thiết để một số ngôn ngữ và tập lệnh lập trình web như ASP, Visual Basic và C# hoạt động trơn tru.

Ai nên sử dụng hosting Windows?
Ai nên sử dụng hosting Windows?

Ngoài ra, hosting Windows còn hỗ trợ các cơ sở dữ liệu phổ biến như SQL và MS Access giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý.

Nói một cách dễ hiểu, nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp với các nhu cầu cơ bản, việc lựa chọn các gói Cloud hosting hoặc Shared hosting chạy trên máy chủ Linux là phù hợp nhất. 

Mặt khác, nếu bạn là một doanh nghiệp lớn với số lượng truy cập hằng ngày đáng kể cũng như sử dụng nhiều ứng dụng, phần mềm Microsoft thì hosting Windows sẽ là lựa chọn tốt hơn. 

Những lưu ý khi mua hosting Windows là gì?

Một số lưu ý bạn cần tìm kiếm ở nhà cung cấp dịch vụ hosting Windows như:

Khả năng tương thích phần mềm

Bất kỳ gói hosting Windows nào cũng phải cung cấp khả năng tương thích mà bạn cần cho tất cả các chương trình và phần mềm dựa trên Windows của mình, bao gồm:

  • ASP.
  • ASP.NET.
  • MSSQL (Microsoft SQL Server).
  • MS Access (Microsoft Access).
  • Visual Basic Development.
  • C#.
  • Remote Desktop.
  • Microsoft Exchange.
  • Microsoft SharePoint.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra tính tương thích với các CMS bạn dùng, các công cụ của Google (ví dụ: Google Analytics) hay các phần mềm thương mại điện tử như Magento, WooCommerce.

Sự ổn định

Mặc dù như đã đề cập trước đây, dịch vụ hosting Windows có độ ổn định yếu hơn so với Linux. Nhưng việc tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ web hosting phù hợp có thể tạo ra sự thay đổi trong nhận định đó. Điều cần quan tâm ở đây là đảm bảo về thời gian hoạt động ít nhất 99,9%.

Bảo mật

Bất kỳ người dùng nào, dù là cá nhân hay doanh nghiệp, đều phải ưu tiên bảo mật trang web. Hosting Windows có thể có nhiều lỗ hổng hơn Linux, nhưng bằng cách chọn một nhà cung cấp uy tín với danh tiếng mạnh mẽ về bảo mật, bạn có thể tránh được nhiều rủi ro.

Uy tín

Xem xét các gói dịch vụ khác nhau có sẵn từ công ty web hosting và những lời đảm bảo họ đưa ra chỉ là một phần của việc giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt.

Dịch vụ khách hàng

Ngay cả khi bạn có một nhóm kỹ thuật gồm toàn các chuyên gia Windows, thì bạn vẫn đôi khi cần sự trợ giúp của nhà cung cấp dịch vụ. Hãy xem xét đến dịch vụ khách hàng của họ cũng như thời gian hỗ trợ có xuyên suốt 24/7 hay không.

Lời kết

Có thể thấy, mỗi loại hosting dù khác nhau về cấu hình hay lợi ích thì cũng đều có những đối tượng người dùng riêng. Nếu tận dụng được các tính năng của hosting, chắc chắn bạn có thể hoạt động tốt với hiệu suất đáng kể. 

Phía trên là tất cả thông tin liên quan đến “Hosting Windows là gì?”. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy comment bên dưới nhé!

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Plesk là gì? Hướng dẫn sử dụng Plesk cho người mới | Việt Nét

Plesk là gì?

Plesk là một phần mềm quản lý hosting trên Windows và Linux, hỗ trợ các dịch vụ về website, tên miền (domain), cơ sở dữ liệu, email, DNS,…

Plesk là gì?
Plesk là gì?

Hiện nay, Plesk là một trong hai bảng điều khiển máy chủ phổ biến nhất, được rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hosting, thiết kế website lựa chọn. Mức độ sử dụng rộng rãi của nó chỉ xếp sau cPanel. Bảng điều khiển Plesk được sử dụng trên hơn 370.000 máy chủ, giúp chạy hơn 12 triệu trang web.

Lý do Plesk được sử dụng phổ biến như vậy là vì công cụ quản lý hosting này có tích hợp chức năng thiết kế website, phân hệ Hóa đơn điện tử và Thanh toán (Billing), giao diện storefront SaaS.

Nhờ vào sự đa năng này mà Plesk giúp tiết kiệm chi phí và tạo sự thuận tiện cho người dùng khi thao tác. Nó còn cung cấp một hệ thống thanh toán tự động và dự phòng dữ liệu, tích hợp Web builder, giúp truy cập đến nhiều ứng dụng khác nhau trên web.

Không chỉ vậy, nó còn hỗ trợ các công cụ xây dựng website, chứng chỉ SSL/TLS, tên miền,… Nhờ đó mang đến cho người dùng dịch vụ quản trị hosting độc đáo, đáp ứng nhu cầu của người dùng.

>> Xem thêm: SSL là gì?

>> Xem thêm: TLS là gì?

Plesk tự cho mình là một nền tảng lưu trữ trang web toàn diện mang đến mọi thứ bạn cần – các tính năng kỹ thuật, tùy chọn bảo mật và công cụ tự động hóa – tất cả đều có trong bảng điều khiển này.

Các phiên bản của Plesk là gì?

Sau khi nắm rõ khái niệm Plesk là gì, hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về các phiên bản của Plesk. Hiện tại, Plesk có hai phiên bản là Plesk OnyxPlesk Obsidian.

Plesk Onyx

Plesk Onyx là phiên bản quản lý trang web cơ bản và đầu tiên của Plesk. Phiên bản này của Plesk bao gồm các tính năng cơ bản trong việc quản lý cũng như hiệu chỉnh các ứng dụng cho website như:

  • Quản lý các dữ liệu file tiêu chuẩn.
  • Bảo mật website và dữ liệu.
  • Điều chỉnh hiệu suất hoạt động.
  • Tự động cập nhật những dữ liệu và tính năng mới.

Plesk Obsidian

Plesk Obsidian chính là phiên bản quản lý website mới nhất của Plesk, được ra mắt vào ngày 25/09/2019. Phiên bản mới này của Plesk tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật, hiệu suất và sự tiện dụng.

Phiên bản Plesk Obsidian có gì khác so với phiên bản Plesk Onyx? Nội dung phần tiếp theo sẽ giúp bạn biết được vấn đề này.

Sự khác nhau giữa phiên bản Plesk Obsidian và Plesk Onyx

Phần mềm Plesk phiên bản Obsidian sở hữu những tính năng vượt trội hơn hẳn so với Plesk Onyx. cụ thể:

  • Tích hợp Grafana, giúp hỗ trợ việc kiểm soát tình trạng máy chủ và số liệu thống kê từ website dễ dàng hơn.
  • Chia quyền kiểm soát tên miền (domain) dựa trên bản đăng ký gốc từ người dùng.
  • Tiện ích mở rộng PHP Composer version 2 giúp thực thi lệnh PHP mà không cần phải truy cập vào SSH, cài đặt các lệnh chạy dễ dàng chỉ với một cú nhấp chuột và tự động cập nhật các phiên bản PHP.
  • Tính năng tải lên hàng loạt giúp quản lý tệp UX hiệu quả hơn.
  • Tự động phát hiện và khắc phục sự cố trong Plesk với Repair Kit.
  • Chế độ truy cập hạn chế (Server-side), giúp kiểm soát sát sao hơn.
  • Quản lý chứng chỉ bảo mật SSL đơn giản.
  • Thiết lập Email dễ dàng cho người dùng dù họ dùng nhiều tên miền khác nhau.
  • Tối ưu việc sao lưu (backup) dữ liệu vào bộ nhớ đám mây của Google.
  • Giao diện được tối ưu hóa, dễ dàng thao tác. 

Lịch sử hình thành của Plesk

Plesk được thành lập vào năm 2000 bởi Dimitri Simonenko khi Rackspace trở thành khách hàng đầu tiên của Plesk. Hai thập kỷ sau khi phát hành lần đầu tiên, phần mềm Plesk hoạt động trên hơn 370.000 máy chủ trên toàn cầu, hỗ trợ hoạt động của hơn 12 triệu trang web và 15 triệu hộp thư điện tử cho khách hàng ở 230 quốc gia. WordPress Toolkit – một trong những tiện ích mở rộng hàng đầu của Plesk đã có trên 4,6 triệu phiên bản và 161 tiện ích mở rộng khác có sẵn trên danh mục Plesk. 

Vào tháng 10 năm 2018, Plesk đã tích hợp hỗ trợ cho các hệ thống quản lý nội dung khác nhau bao gồm WordPress và Joomla , và các phần mềm web khác như git và Docker, cũng như môi trường sẵn sàng cho framework Node.js , PHP , Python , Ruby on Rails,… Phiên bản hiện tại của Plesk (Obsidian 18.x) dành cho Linux hỗ trợ nhiều nền tảng POSIX, bao gồm Debian 9 và 10, Ubuntu 20.04 Server LTS, CentOS 7 và 8, RedHat Enterprise Linux 7 và 8, và CloudLinux 7. Và dành cho hệ điều hành Windows, Windows Server 2016 và Windows Server 2019. 

Plesk hỗ trợ các công cụ cơ sở dữ liệu phổ biến nhất và đi kèm với các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu tương ứng. Plesk cho Linux hỗ trợ các máy chủ cơ sở dữ liệu MySQL, PostgreSQL và MariaDB. Plesk cho Windows hỗ trợ Microsoft SQL và MySQL.

Nền tảng Plesk bao gồm các tiện ích mở rộng cho backup, DNS, cloud, bảo mật và máy chủ. Và bảng điều khiển của nó cho phép người dùng thiết lập các trang web mới, tài khoản reseller, tài khoản email, chỉnh sửa và tạo các mục nhập DNS,… thông qua giao diện dựa trên web.

Ngày nay, Plesk được sử dụng và cung cấp bởi hàng nghìn công ty Hosting và Nhà cung cấp dịch vụ đám mây trên toàn thế giới – bao gồm những đơn vị hàng đầu như GoDaddy, Ionos, Media Temple, AWS, Google, Microsoft Azure, DigitalOcean, Panamaserver.com, Vultr,…

Các công cụ quản lý máy chủ web của Plesk bảo mật và tự động hóa việc quản trị máy chủ và trang web cũng như các hoạt động để giải phóng thời gian và cho phép các nhà phát triển, nhà thiết kế và đại lý tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

Ưu nhược điểm của Plesk là gì?

Mỗi phần mềm quảng lý hosting đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Hãy cùng xem xét ưu nhược điểm của phần mềm Plesk ngay sau đây nhé!

Ưu điểm của Plesk là gì?

Plesk được đánh giá là một trong những phần mềm quản lý hosting thân thiện hàng đầu hiện nay. Bởi nó sở hữu nhiều ưu điểm sau đây:

  • Dễ dàng sử dụng trên cả hai nền tảng hệ điều hành là Window và Linux.
  • Có độ ổn định và tin cậy cao.
  • Có đầy đủ các tính năng hữu ích từ cơ bản đến nâng cao, hỗ trợ việc quản lý hosting và website.
  • Giao diện đơn giản, thân thiện với người dùng.
  • Tính linh hoạt và tiện dụng cao. Phần mềm Plesk là hệ thống quản lý hosting có tích hợp thiết kế website, thanh toán tự động và giao diện storefront SaaS.
  • Dễ dàng thiết lập nhiều hosting cùng một lúc dễ dàng dựa trên cấu hình định sẵn.
  • Có thể tạo ra nhiều tài khoản FTP kết hợp với cấu trúc web linh hoạt.

Nhược điểm của Plesk là gì?

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, thì phần mềm Plesk cũng còn tồn tại một số hạn chế. Vậy những hạn chế của Plesk là gì?

  • Mối lo ngại về bảo mật: Mặc dù Plesk đã làm rất tốt trong việc tiếp nhận và sửa chữa các lỗ hổng bảo mật, nhưng điểm mấu chốt là có một lịch sử lo ngại về bảo mật.
  • Vấn đề sao lưu và khôi phục: Plesk làm tốt hơn nhiều thứ so với các đối thủ cạnh tranh nhưng lại thua ở chức năng quan trọng này. Tùy chọn sao lưu và khôi phục cần nhiều dung lượng đĩa trống và hầu hết các trường hợp thì các tệp lớn phải được chuyển sang máy chủ phụ.
  • Phức tạp: Không giống như cPanel, việc cài đặt các tập lệnh không phải là một việc dễ dàng. Không có cài đặt hoặc trình hướng dẫn bằng một cú nhấp chuột. Do đó, đối với những người mới bắt đầu có thể gặp chút khó khăn và cần phải làm quen.

Lý do nên sử dụng Plesk là gì?

Bên cạnh vấn đề Plesk là gì thì đây cũng là câu hỏi rất được bạn đọc quan tâm. Ngày nay, phần mềm Plesk được sử dụng bởi rất nhiều cá nhân, tổ chức lẫn doanh nghiệp lớn.

Vậy lý do nên dùng Plesk là gì? Plesk được khuyên dùng bởi những lý do sau đây: 

Có thể phân cấp người sử dụng

Với 3 cấp độ sử dụng: Quản trị viên (Administrator), Đại lý (Reseller), Người dùng (End User), Plesk giúp việc quản lý hiệu quả hơn. Ngoài ra, phần mềm Plesk còn có khả năng bảo mật cực cao giúp người dùng yên tâm khi sử dụng.

Hỗ trợ công tác chăm sóc khách hàng

Các tính năng của phần mềm Plesk đã đơn giản hoá cả việc quản lý lẫn việc xử lý sự cố khách hàng. Ngoài ra, khả năng dịch vụ khách hàng tự quản trị cũng là một điểm cộng giúp phần mềm này được nhiều người sử dụng.

Tự động hóa cao

Plesk sở hữu nhiều tính năng tự động hóa cao giúp các tổ chức, doanh nghiệp giảm chi phí cũng như thời gian trong việc quản lý, đầu tư thiết bị và nhân lực.

Tăng doanh thu

Thông qua Parallels Storefront, đối tác kinh doanh có thể dễ dàng mở rộng các dịch vụ kinh doanh, giúp tăng doanh thu.

Không ngừng đổi mới

Đây cũng chính là câu trả lời của câu hỏi lý do nên dùng Plesk là gì? Bởi phần mềm Plesk liên tục làm mới và phát triển không ngừng để tối ưu hoá chất lượng. Plesk phiên bản mới nhất có nhiều tính năng nổi bật hỗ trợ User, Hosters / providers, Developers, các cải tiến khác như Plesk Updates Manager, improved SSL management, new PHP-reated functionality,…

Các tính năng vượt trội của Plesk

Các tính năng của Plesk được chia thành hai Frame lớn, bao gồm:

Frame bên trái 

  • Menu Home: Đây là đường dẫn để trở về trang Home.
  • Menu Resellers: Đây là nơi bạn sẽ được cấp quyền để quản lý tài khoản. 
  • Menu Clients: Nơi để bạn quản lý tất cả các tài khoản user.
  • Menu Domains: Phân quyền kiểm soát tất cả tên miền thuộc server.
  • Menu Settings: Đây là nơi để kiểm soát setting config (Plesk) và những settings của các ứng dụng thuộc server khác như IIS, IP address, băng thông,…

Frame bên phải

Frame bên phải chính là khung thể hiện nội dung chi tiết các chức năng chính của frame bên trái.

Hướng dẫn sử dụng Plesk

Đăng nhập vào control panel của Plesk

Đăng nhập vào control panel của Plesk với tài khoản đã đăng ký tại nhà cung cấp dịch vụ hosting, bao gồm thông tin về ID và Password đã được gửi về email của bạn khi đăng ký dịch vụ.

Đăng nhập vào control panel của Plesk
Đăng nhập vào control panel của Plesk

Thay đổi thông tin đăng nhập

Để thay đổi thông tin đăng nhập, bạn chọn mục Account/My Profile > Cập nhật lại password đăng nhập mới vào Plesk.

Thay đổi thông tin đăng nhập
Thay đổi thông tin đăng nhập

Quản lý tập tin/thư mục trên Plesk

Để quản lý tập tin hay thư mục trên hosting, sau khi bạn đăng nhập bạn tìm đến File Manager.

  • Hướng dẫn upload dữ liệu lên hosting: Truy cập vào File Manager > chọn Upload > chọn file cần upload lên.
  • Cách tạo thư mục: Trong giao diện File Manager > chọn New > Chọn Create Directory.
  • Xóa tập tin/thư mục: Chọn tập tin hay thư mục cần xóa > Click chọn vào ô trống > Chọn Remove để xóa.
  • Đổi tên tập tin/thư mục: Chọn file hoặc thư mục cần đổi tên > Chọn Rename để đổi tên > Nhấn OK.
  • Nén tập tin/thư mục: Chọn các tập tin hoặc thư mục cần nén > Chọn Add to Archive.
  • Di chuyển tập tin/thư mục: Chọn các thư mục cần chuyển đi > Chọn Move > Chọn điểm đến > Chọn OK.

Cách tạo database trên Plesk Panel

Quay lại giao diện Home > Chọn Database > Điền thông tin trong bảng > Chọn OK

Thêm Addon domain, Domain Alias, Sudomain

Thêm Sudomain: Chọn Websites & Domains/Add a Subdomain, sau đó điền tên sudomain, đường dẫn để upload dữ liệu.

Thêm Domain Alias: Chọn Websites & Domains/Add a Domain Alias, sau đó điền tên miền cùng hoạt động trên hosting, rồi nhấn OK.

Cách thêm Domain Alias trên Plesk
Cách thêm Domain Alias trên Plesk

Hướng dẫn Backup Website

Chọn Websites & Domains/Backup Manager/Backup > Bỏ chọn Mail configuration and content. Còn mục Type, bạn tích chọn Full để back up. Sau đó thực hiện download và xóa dữ liệu trên server để tránh bị đầy.

Tạo user kết nối FTP

Quay lại Home > chọn FTP Access > chọn Add an FTP Account > Điền thông tin > Chọn OK.

Các phần mềm quản lý hosting khác

Bên cạnh Plesk, cPanel và DirectAdmin cũng là phần mềm quản lý hosting được nhiều người sử dụng.

cPanel

cPanel là phần mềm quản lý hosting trên nền tảng Linux phổ biến nhất hiện nay. cPanel có giao diện đơn giản, linh hoạt, tích hợp nhiều tính năng, giúp người dùng quản lý tất cả các dịch vụ của hosting một cách dễ dàng mà không cần phải có kiến thức về giao diện dòng lệnh trên Linux.

cPanel

Nếu muốn quản lý hosting bằng phần mềm cPanel thì bạn có thể đăng ký hosting tại Việt Nét . Các gói hosting tại Việt Nét như Hosting Giá Rẻ, Hosting Cao Cấp, Business Hosting đều được mặc định tích hợp công cụ quản trị cPanel. Nhờ đó bạn có thể quản trị hosting và website của mình một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. 

DirectAdmin

DirectAdmin là một phần mềm hệ thống xây dựng trên nền hệ điều hành Linux nhằm quản trị máy chủ hosting. DirectAdmin được đánh giá khá nhẹ, phù hợp với nhiều cấu hình, ít chiếm tài nguyên, dễ dàng sử dụng, tuy nhiên ít chức năng hơn so với cPanel.

DirectAdmin

Lời kết

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm Plesk là gì thông qua nội dung bài viết trên. Mong rằng những thông tin chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về phần mềm Plesk. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay đóng góp ý kiến có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này, đội ngũ nhân viên tư vấn của Việt Nét sẽ hỗ trợ bạn giải đáp nhanh chóng. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Việt Nét nhé!

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Hướng dẫn cách thay đổi font chữ theme WordPress | Việt Nét

3 cách thay đổi font chữ theme WordPress phổ biến

Hầu hết các theme WordPress hiện nay đều có các tích hợp tùy chọn để thay đổi font chữ theme WordPress. Theme WordPress có độ tùy biến càng cao thì càng có nhiều option, loại font, định dạng font,… cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, các theme ít linh hoạt hơn cũng có thể dùng các plugin hỗ trợ định dạng bài viết, bao gồm cả đổi font chữ theme WordPress. Có thể tóm tắt cách thay đổi font chữ trong 3 cách sau.

  • Thay đổi font chữ theme WordPress bằng cách sử dụng các option built-in (tùy chọn có sẵn) của theme.
  • Sử dụng các plugin hỗ trợ định dạng để thêm và thay đổi font chữ theme WordPress.
  • Thay đổi font chữ theme WordPress cho các phần content riêng lẻ bằng trình WordPress editor.
Cách thay đổi font chữ theme WordPress Ưu Điểm Nhược điểm
Option built-in (tùy chọn có sẵn). Đồng bộ, tiết kiệm tài nguyên cho website. Chỉ tùy chọn được fonts có sẵn, không tùy biến được thành phần content riêng lẻ.
Dùng plugin. Linh hoạt có thể thay đổi và thêm nhiều font khác cho website. Tiêu tốn tài nguyên của website, lạm dụng sẽ khiến website bị rối.
Dùng WordPress editor. Linh hoạt, tạo điểm nhấn và thu hút cho content. Vẫn phụ thuộc vào plugin, tiêu tốn tài nguyên web.

Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết các cách thực hiện thay đổi font chữ trên như thế nào nhé!

Thay đổi font chữ theme WordPress bằng WordPress Customizer

Hiện tại, hầu hết các theme WordPress đều dựa vào WordPress Customizer để custom style và design, có nghĩa là bạn thường sẽ tìm thấy các lựa chọn font chữ của các theme ở đó.

Với cách đầu tiên, Việt Nét sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các font tích hợp đó bằng cách sử dụng theme Neve làm ví dụ, một theme WordPress có tính linh hoạt cao.

Cần lưu ý là mỗi theme hoạt động ít nhiều sẽ khác nhau đôi chút. Ngoài ra, Neve là một theme khá linh hoạt, vì vậy nếu bạn đang sử dụng một theme miễn phí thì nhiều khả năng bạn sẽ không thấy được nhiều tùy chọn font chữ như theme Neve.

Với cách này bạn có thể áp dụng với đa số các theme WordPress hiện nay và ít nhất là truy cập vào một số lựa chọn font chữ với các bước tương tự như sau.

1. Mở WordPress Customizer

Để chuẩn bị bắt đầu, hãy chuyển đến Appearance > Customize để mở WordPress Customizer:

thay đổi font chữ theme wordpress
Sử dụng Customize để thay đổi font chữ theme WordPress

Đó là ở giao diện backend. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấp vào customize ngay trên giao diện frontend khi đã đăng nhập vào wp-admin.

2. Cài đặt font/typography để thay đổi font chữ theme WordPress

Tiếp theo, bạn cần xác định cài đặt font/typography cho theme của mình. Chúng có thể nằm ở một vị trí khác nhau cho mỗi theme, vì vậy bạn có thể cần phải tìm hiểu xung quanh các khu vực cài đặt khác nhau.

Đối với theme Neve, bạn sẽ tìm thấy một tùy chọn cấp cao nhất được gọi là Typography:

cài đặt Typography WordPress
Cài đặt Typography

3. Chọn font chữ và lưu các thay đổi

Bây giờ, bạn có thể đưa ra lựa chọn của mình. Tùy thuộc vào mỗi theme mà bạn có thể thấy cài đặt typography được chia nhỏ hơn theo loại nội dung. Theme Neve sẽ có giao diện như sau:

Chọn font chữ trong Typography WordPress
Chọn font chữ trong Typography WordPress

Ví dụ: Nếu bạn muốn thay đổi font chữ theme WordPress cho các heading của các theme (tiêu đề bài post hoặc page), bạn có thể mở cài đặt font chữ đó. Bạn có thể thấy có khá nhiều font chữ khác nhau để lựa chọn trong theme Neve.

lựa chọn font chữ Heading cho bài viết
Lựa chọn font chữ Heading cho bài viết

Khi bạn đã lựa chọn xong, bạn sẽ tự động thấy update font chữ trong bản xem trước trực tiếp của theme.

Sau khi bạn hài lòng với giao diện của mình, hãy nhấp vào nút Publish màu xanh lam để hiển thị các lựa chọn font chữ mới của bạn.

Ưu điểm của cách này là tận dụng được tùy chọn có sẵn của theme giúp website của bạn được đồng bộ và không tiêu tốn tài nguyên cũng như phải tìm hiểu thêm các công cụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên vì là tích hợp sẵn nên giới hạn lựa chọn và độ đa dạng font sẽ phụ thuộc vào theme.

Cách thêm Font Google bằng Plugin WordPress

Nếu như đối với cách đầu tiên các tùy chọn của theme WordPress chưa đủ đáp ứng với phong cách của bạn, hoặc theme đó chưa cập nhật font mà bạn muốn. Yên tâm, bạn hoàn toàn có thể thay đổi hoặc thậm chí theme bất cứ font chứ website nào mà bạn thích bằng cách sử dụng plugin hỗ trợ. Cách này cho phép bạn tiếp cận với nhiều font chữ hơn thậm chí là hàng nghìn font chữ trong Google catalog.

Có rất nhiều plugin hỗ trợ font chữ trong WordPress, nhưng phổ biến nhất là plugin Easy Google Fonts miễn phí.

Easy Google Fonts tương thích với mọi theme WordPress và cho phép bạn chọn từ hơn 600 font chữ miễn phí mà Google Fonts cung cấp. Có thể bạn đã biết, Google Fonts đang là một trong những nguồn phổ biến nhất cho các font chữ miễn phí và nó bao gồm nhiều tùy chọn cho hầu hết các website.

Để mô tả cách thứ 2 này, Việt Nét sẽ chuyển sang theme Twenty Twenty One mặc định và sau đó định cấu hình plugin để thêm nhiều lựa chọn font chữ hơn.

1. Cài đặt và kích hoạt plugin

Để bắt đầu, hãy cài đặt và kích hoạt plugin Easy Google Fonts miễn phí từ WordPress.org. Bạn có thể làm theo hướng dẫn của Việt Nét về cách cài đặt plugin cho WordPress nếu bạn không chắc chắn về cách thực hiện việc này.

2. Chọn Font Google nào để sử dụng

Tiếp theo, bạn muốn chọn các font chữ mà bạn muốn sử dụng. Mặc dù bạn có thể xem danh sách đầy đủ từ cài đặt của plugin, nhưng việc duyệt qua tất cả các tùy chọn của bạn tại website Google Fonts sẽ dễ dàng hơn vì bạn có thể xem bản xem trước của mỗi font chữ trông như thế nào.

Hãy xem bộ sưu tập các tùy chọn Font Google tốt nhất nếu bạn cần nguồn cảm hứng. Bạn cũng thường muốn chọn ít nhất hai font chữ để kết hợp tốt hơn.

Khi bạn tìm thấy một font chữ mà bạn thích, hãy nhớ ghi lại tên của nó để giúp bạn ghi nhớ nó. Bạn cũng nên chọn những phong cách cụ thể mà bạn thích. Ví dụ: “Medium 500”:

chọn font chữ trong Google Fonts
Chọn font chữ trong Google Fonts

3. Mở WordPress Customizer và chỉnh sửa font chữ

Bây giờ, đi tới Appearance > Customize trong Dashboard của WordPress để mở WordPress Customizer.

Bạn sẽ thấy phần Typography mới ở đầu menu sidebar. Các cài đặt này đến từ plugin Easy Google Fonts.

mở WordPress customizer để chỉnh sửa font
Mở WordPress Customizer để chỉnh sửa font chữ

Trong menu phụ, chọn Typography mặc định.

Bây giờ, bạn sẽ có thể chọn một font chữ từ Google Fonts cho các loại nội dung khác nhau trên website của mình:

  • Paragraph: văn bản bên trong các page hoặc bài post.
  • Heading 1: tiêu đề của bài post hoặc page.
  • Heading 2: tiêu đề cấp cao nhất bên trong bài post hoặc page.
  • Heading 3: một tiêu đề phụ bên dưới Heading 2.
Chọn font chữ cho các Heading

Nhấp vào Edit Font chữ cho loại nội dung bạn muốn tùy chỉnh. Sau đó, bạn có thể chọn font chữ nameweight. Khi đã lựa chọn xong, bạn có thể xem trước thay đổi của bản update website của mình:

thay đổi font family cho Heading 1
Thay đổi font chữ theme WordPress cho Heading1

Khi bạn hài lòng với lựa chọn của mình, hãy nhấp vào Publish để kích hoạt font chữ mới.

Ưu điểm của cách này là khả năng tiếp cận với nguồn font chữ đa dạng giúp bạn có nhiều lựa chọn cho phong cách thiết kế website của mình, kể cả bạn đang dùng theme miễn phí và không hỗ trợ nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ bị rối với quá nhiều lựa chọn. Hơn nữa với việc phải cài thêm plugin sẽ khiến bạn tiêu tốn lượng tài nguyên nhất định của website.

Cách thay đổi Font chữ WordPress trong editor

Với hai phương pháp trên, Việt Nét đã hướng dẫn bạn cách thay đổi font chữ trong theme WordPress cho toàn bộ website của bạn. Nghĩa là, nếu bạn update các font chữ cho văn bản của mình, điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả văn bản trên website của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể gặp trường hợp chỉ muốn thay đổi font chữ theme WordPress cho một phần nội dung cụ thể. Về bản chất cách này cũng tương tự như các thứ 2, cũng cần plugin hỗ trợ, nhưng cách này cho phép bạn linh hoạt và thoải mái sáng tạo cho content website của mình hơn.

Đề xuất cho cách này, bạn có thể sử dụng plugin Fonts Plugin (cũng cho phép bạn thêm font chữ tùy chỉnh vào theme WordPress của mình, giống như plugin Easy Google Fonts).

Sau khi cài đặt và kích hoạt plugin miễn phí, bạn sẽ nhận được một Google Fonts block mới cho phép bạn thêm văn bản bằng bất kỳ font chữ nào từ Google Fonts. Bạn cũng có thể sử dụng cài đặt block để chọn giữa văn bản hoặc heading:

thay đổi font chữ WordPress trong editor
Thay đổi font chữ theme WordPress trong Editor

Với cách cuối cùng, bạn thậm chí có nhiều tùy biến linh hoạt hơn khi có thể tối ưu cho các thành phần văn bản nhỏ hơn. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cách này sẽ khiến nội dung website của bạn không đồng bộ khiến người dùng bị rối. Điều này cũng ít nhiều đến tài nguyên website, tốc độ tải trang và cả SEO.

Lời kết

Hy vọng với 3 cách thay đổi font chữ theme WordPress vừa chia sẻ trên, Việt Nét đã giúp cho bạn có thêm kiến thức bổ ích để có thể giúp bạn thay đổi font chữ theme WordPress như ý muốn của mình. Mỗi cách đều có ưu điểm và hạn chế riêng, có cách đơn giản nhưng không nhiều lựa chọn, có cách linh hoạt nhưng tốn tài nguyên website. Hãy chỉ nên lựa chọn phương án thích hợp nhất cho website của mình nhé!

Để thoải mái hơn cho việc cài plugin và font chữ cần thiết bạn nên có một hosting chất lượng cho website của mình. Tham khảo các gói hosting giá rẻ mà chất lượng của Việt Nét với nhiều ưu đã hấp dẫn để xây dựng website chuyên nghiệp.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Hướng dẫn cách xóa Category trong URL WordPress | Việt Nét

Cách xóa bỏ Category khỏi liên kết nội bộ WordPress

Mặc định đối với bất kỳ Category nào thì bạn đều có thể thấy “Category” trong URL tên miền của mình. Ví dụ: nếu bạn có một Category có tên là WordPress thì URL của Category đó sẽ được hiển thị như bên dưới:

www.yourdomain.com/category/wordpress

Nếu vì bất kỳ lý do nào mà bạn muốn thay đổi hoặc xóa URL này thì bạn cần làm theo các cách bên dưới đây:

1. Xóa Category khỏi URL

Phương pháp đầu tiên để xóa Category khỏi URL sẽ được thực hiện trong chính WordPress. Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào Dashboard của WordPress, từ menu bạn hãy di chuột qua phần Setting và sau đó click vào Permalinks, trong liên kết cố định này bạn hãy click vào Custom Structure.

xóa Category trong URL WordPress
Xóa Category trong URL WordPress

Với tùy chọn này, bạn có thể tạo các liên kết cố định mong muốn cho các Category của mình. Để xóa URL Category, bạn hãy nhập /% category% /% postname%/ vào trường bên phải. Cuối cùng, gõ vào một dấu chấm trong phần Category Base và đảm bảo rằng bạn đã lưu các thay đổi của mình.

Lưu ý: Bạn không nên để trống Category Base nếu không thì các Category sẽ được hiển thị trong các URL WordPress của bạn.

2. Xóa Category khỏi URL WordPress bằng một plugin

Một cách khác để bỏ chữ Category trong WordPress là cài đặt plugin Remove Category URL, một trong những ưu điểm của plugin này so với các plugin khác là nó có dung lượng nhẹ, Remove Category URL là một plugin thân thiện với người dùng.

plugin Remove Category URL
Tải Plugin Remove Category URL

Plugin này không có bất kỳ cấu hình nâng cao nào, sau khi cài đặt và kích hoạt hoàn tất, plugin sẽ hoạt động ngay lập tức.

Ngoài plugin Remove Category URL mà Việt Nét vừa giới thiệu bạn cũng có thể sử dụng FV Top Level Categories, là một plugin phổ biến khác để xóa Category trong WordPress. Với hai plugin này, bạn có thể dễ dàng xóa Category trong WordPress

cài đặt plugin FV Top Level Categories
Cài đặt plugin FV Top Level Categories

3. Bỏ Category trong WordPress với Yoast SEO

Như bạn đã biết, Yoast SEO là một plugin phổ biến để cải thiện SEO cho trang web của bạn, ngoài các tính năng SEO, bạn cũng có thể tùy chỉnh liên kết cố định của mình với Yoast SEO. Trong plugin này, bạn có thể xóa Category trong URL WordPress chỉ trong vài phút. Để làm như vậy, hãy làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Ở phía bên tay trái, bạn sẽ thấy một menu. Trong menu đó, hãy nhấp vào SEO

Bước 2: Nhấp vào Search Appearance

Click vào Search Appearance Yoast SEO để xóa Category trong url WordPress
Click vào Search Appearance Yoast SEO

Bước 3: Nhấp vào tab Taxonomies

cài đặt Taxonomies trong Yoast SEO
Cài đặt Taxonomies trong Yoast SEO

Bước 4: Chuyển sang Category URLs

Để thêm tiền tố danh mục, hãy chuyển nút gạt sang Keep.
Để bỏ tiền tố danh mục, hãy chuyển nút gạt sang Remove.

chỉnh sửa Category URLs trong Taxonomies
Chỉnh sửa Category URLs trong Taxonomies

4. Xóa Category trong URL WordPress ra khỏi .htaccess

Các cách đã đề cập ở trên đều được thực hiện thông qua các plugin và WordPress Settings. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xóa Category trong WordPress của mình theo cách thủ công.

Để làm như vậy, bạn cần thực hiện một số thay đổi đối với file .htaccess của mình. Trước tiên, bạn cần có quyền truy cập vào file này (bạn có thể truy cập thông qua cPanel hoặc FTP), bạn chỉ cần copy và dán code bên dưới vào file .htaccess và lưu các thay đổi của bạn:

Xóa Category trong URL WordPress khỏi file .htaccess
Xóa Category trong URL WordPress khỏi file .htaccess
RewriteRule ^category/(.+)$ http://www.site.com/$1 [R=301,L]

5. Xóa Category trong URL WordPress bằng cách sử dụng code trong functions.php

Trong phương pháp này, bạn cần đảm bảo rằng bạn chưa thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với cài đặt Category Base của mình trong liên kết cố định bởi vì phương pháp này tìm kiếm từ “Category” và nếu không thể tìm thấy nó, nó sẽ không hoạt động.

Đầu tiên từ menu WordPress của bạn, hãy click vào Appearance và sau đó là Editor, tìm đến file functions.php sau đó thêm code bên dưới vào trước thẻ PHP cuối cùng.

function remove_category( $string, $type )  if ( $type != 'single' && $type == 'category' && ( strpos( $string, 'category' ) !== false ) )  $url_without_category = str_replace( "/category/", "https://24hviet.net/", $string ); return trailingslashit( $url_without_category );  return $string;  add_filter( 'user_trailingslashit', 'remove_category', 100, 2);
sử dụng code trong functions để xóa category khỏi URL WordPress
Sử dụng code trong functions.php để xóa Category khỏi URL WordPress

Mọi phương pháp Việt Nét hướng dẫn trong bài viết trên đều giúp bạn xóa Category trong URL WordPress nhanh chóng và tiết kiệm thời gian. Nếu bạn không có kiến thức về lập trình có thể sử dụng những plugin mà Việt Nét giới thiệu để thao tác.

Lời kết

Như vậy, Việt Nét đã hướng dẫn về cách xóa Category trong URL WordPress, cách đầu tiên là chỉ cần sửa đổi các liên kết cố định trong cài đặt WordPress của bạn và cách thứ hai là cài đặt plugin.

Plugin là một cách tốt nhất để thêm hoặc xóa chức năng ra khỏi trang web WordPress. Ngoài ra, nếu bạn đã cài đặt plugin Yoast SEO trên trang web WordPress của mình, bạn có thể xóa một Category trong URL WordPress một cách dễ dàng. Hãy lựa chọn phương án phù hợp với khả năng của mình nhé. Chúc bạn thành công!

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Taxonomy là gì? Khái niệm cơ bản về Taxonomy | Việt Nét

Taxonomy là gì?

Taxonomy là một khái niệm tương đối rộng, được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh học, toán học, trí tuệ nhân tạo,… Tuy nhiên bài viết này sẽ chỉ nói về taxonomies trong WordPress. Về cơ bản thì đây là một cách thức nhóm các bài viết hoặc nội dung có liên quan với nhau. Giả sử bạn có một trang blog chuyên viết về thể thao thì bạn có thể tạo các taxonomy cho từng lĩnh vực thể thao khác nhau (bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,…) rồi gán những nhóm bài viết liên quan đến nhau với một taxonomy nào đó.

Taxonomy là gì?
Taxonomy là gì?

Thông qua taxonomy, người đọc có thể dễ dàng tìm kiếm được các nội dung liên quan đến chủ đề mà mình thích. Chẳng hạn nếu độc giả muốn tìm các bài viết liên quan đến tin tức bóng đá thì có thể dễ dàng tìm kiếm những bài viết liên quan đến chủ đề này thông qua taxonomy chứ không cần phải đi tìm và lọc trong hàng nghìn bài viết trên trang web.

Một ví dụ điển hình và vô cùng thân thuộc về taxonomy là cách phân loại hàng hóa của Shopee. Với mỗi sản phẩm bạn sẽ thấy nó thuộc về một taxonomy nhất định (Đồ dùng điện tử, Đồ gia dụng,…) và người dùng có thể nhanh chóng tìm kiếm những sản phẩm liên quan thông qua nó.

Taxonomy trong WordPress

Theo mặc đinh, WordPress hỗ trợ hai kiểu taxonomy public sau:

Trong WordPress Editor bạn cũng có thể quan sát thấy các taxonomy này ở bên phải màn hình như dưới đây:

Taxonomy trong WordPress
Taxonomy trong WordPress

WordPress cho phép thêm taxonomy trực tiếp từ Editor, hoặc người dùng cũng có thể thêm/chỉnh sửa taxonomy thông qua option Posts > Categories hoặc Posts > Tags của Dashboard.

thêm và chỉnh sửa taxonomy
Thêm và chỉnh sửa Taxonomy trong WordPress

Sự khác nhau giữa Category và Tag là gì?

Nếu truy cập vào hai option ở trên, bạn có thể sẽ để ý giao diện của Category và Tag tương đối khác nhau. Category trong WordPress liệt kê tất cả danh mục đã được sử dụng, trong khi đó giao diện của Tag chỉ hiển thị vỏn vẹn một hộp duy nhất để thêm Tag vào. Có một số lý do cho sự khác biệt này như sau:

  • Category là một thành phần bắt buộc, còn Tag có thể không cần thiết. Mọi bài viết trên WordPress đều phải thuộc về một danh mục nhất định nào đó.
  • Category mang tính thứ bậc, tức là ta có thể thêm nhiều subcategory (danh mục phụ) vào trong danh mục chính. Ngược lại thì Tag không có thuộc tính này.

Khi nào thì nên sử dụng Category hay Tag?

Việc sử dụng Category hay Tag phụ thuộc chủ yếu vào phạm vi của taxonomy WordPress. Category thường được dùng để nhóm nội dung trên một phạm vi lớn, do đó mỗi trang WordPress không nên có quá nhiều Category (thường là dưới 10).

Mặt khác, Tag lại có phạm vi hẹp hơn nhiều và mỗi trang web có thể dùng đến hàng trăm Tag khác nhau cho mỗi chủ đề của bài viết.

Bạn có thể hình dung thông qua ví dụ sau: Giả sử Bóng đá là một loại Category (phạm vi rộng), thì các Tag có thể là Công Phượng, Messi (phạm vi hẹp).

Một số câu hỏi thường gặp về Category là: Ta có thể thêm gán nhiều Category vào một bài viết được không? Về lý thuyết thì có thể, nhưng trên thực tế thì việc này không mang lại nhiều hiệu quả tích cực.

Nếu bạn muốn thêm nhiều Category cho hầu hết bài viết trên trang của mình thì hãy cân nhắc sử dụng những Subcategory nhằm tránh tạo ra những Category có phạm vi quá hẹp.

Cách hiển thị Taxonomy WordPress trên trang

Người dùng có thể thêm taxonomy vào trang WordPress vô cùng dễ dàng thông qua các Widget. Cụ thể, vào phần Appearance > Widgets rồi kéo các widget Categories Tag Cloud vào.

Sử dụng Widget để hiển thị Taxonomy trong WordPress
Sử dụng Widget để hiển thị Taxonomy trong WordPress

Cách tạo Custom Taxonomy trong WordPress

Tuy nhiên, chức năng của taxonomy không chỉ dừng lại ở Category và Tag. Thông qua Custom Taxonomy thì người dùng hoàn toàn có thể tạo thêm các taxonomy khác cho trang mà không bị giới hạn. Giả sử bạn đang sở hữu một trang WordPress chuyên về sách thì có thể tự tạo thêm các taxonomy Tác giả và Thể loại.

Việc tạo Custom Taxonomy trong WordPress cũng không quá phức tạp, ta có thể thực hiện thông qua các plugin có sẵn hoặc dùng code. Một số plugin phổ biến cho việc tạo taxonomy gồm có: Custom Post Type UI, Toolset Types và Pods.

Nếu muốn thêm thủ công qua code thì ta sẽ dùng hàm register_taxonomy(), bạn có thể tham khảo thêm ở trang WordPress Codex.

Sau khi thêm taxonomy bằng một trong hai cách trên, ta sẽ thấy có thêm một khu vực mới trong WordPress Editor như dưới đây:

Tạo Custom Taxonomy trong WordPress
Tạo Custom Taxonomy trong WordPress

Lời kết

Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết và hiểu rõ taxonomy là gì và tầm quan trọng của nó, hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích mới và biết cách tạo Taxonomy trong WordPress dễ dàng. Nếu có thắc mắc và góp ý hãy để lại bình luận phía dưới nhé. Chúc bạn thành công!

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

[Tổng hợp] 11 plugin chống spam WordPress | Việt Nét

Những ảnh hưởng và tác hại của spam bots

Nếu chạy một blog trên WordPress hoặc bất kỳ hệ thống quản lý nội dung nào thì chắc chắn bạn đã có một số kinh nghiệm với spam. Spam có thể ảnh hưởng đến các khu vực và tính năng khác nhau của trang web của bạn bao gồm comments, forms, orders, surveys, danh sách email, bản theo dõi và nhiều hơn thế nữa.

Ngoài việc lãng phí thời gian và tài nguyên máy chủ của bạn, spam bots có thể khiến cho bạn tính sai lưu lượng truy cập WordPress, kích thước danh sách email và các chỉ số hiệu suất khác. Spam, đặc biệt là comment spam và theo dõi cũng có thể làm cho trang web của bạn kém chuyên nghiệp và ít tin cậy hơn đối với khách truy cập.

Thật may mắn là giờ đây bạn có thể thực hiện các bước để ngăn chặn spam bots tấn công trang web WordPress của mình. Một trong những giải pháp dễ nhất và hiệu quả nhất là tải xuống một plugin WordPress để kiểm tra, lọc, ngăn chặn hoặc xóa spam ra khỏi trang web của bạn.

Dưới đây, Việt Nét sẽ giới thiệu cho các bạn một số plugin chống spam tốt nhất có thể giúp bảo mật trang web WordPress của bạn.

Plugin chống spam WordPress tốt nhất

  • Spam Protection, AntiSpam, FireWall by CleanTalk
  • Akismet Spam Protection
  • WP Cerber Security, Anti-Spam & Malware Scan
  • Titan Anti-spam & Security
  • Stop Spammers
  • Antispam Bee
  • WordPress Zero Spam
  • WP Armour
  • Disable Comments
  • Hide My WP
  • Captcha Plus

1. Spam Protection, AntiSpam, FireWall by CleanTalk

Spam Protection, AntiSpam, FireWall by CleanTalk là plugin chống spam WordPress tốt nhất hiện nay với hơn 2.000 xếp hạng 5 sao trên toàn thế giới và là plugin chống spam được đánh giá tốt nhất trong thư mục WordPress.

Plugin Spam Protection, AntiSpam, FireWall by CleanTalk
Plugin Spam Protection, AntiSpam, FireWall by CleanTalk

Plugin của CleanTalk sẽ đứng sau bảo vệ trang web của bạn khỏi những hành vi spam bằng cách chặn mục nhập spam từ tất cả các cổng tương tác bao gồm: comment, login, form đăng ký cửa hàng WooCommerce,… Ưu điểm tốt nhất của plugin này là không sử dụng mã CAPTCHA, không bao gồm câu hỏi, hay câu đố để khách truy cập của bạn phải trả lời. Điều mà một vài plugin khác chưa tối ưu được, đôi khi một vài tính năng không cần thiết này có thể vô tình làm mất đi lượng khách hàng tiềm năng của bạn.

2. Akismet Spam Protection

Akismet Spam Protection là plugin chống spam WordPress với hơn 5 triệu lượt tải xuống, là plugin được sử dụng phổ biến nhất để bảo vệ các trang web WordPress khỏi spam hiện nay. Với cài đặt và cách sử dụng khá đơn giản, Akismet giúp kiểm tra comment và gửi form liên hệ dựa trên cơ sở dữ liệu và lọc ra bất kỳ nội dung nào mang dấu hiệu spam để bảo vệ website của bạn. Mặt khác, người quản trị WordPress có thể xem lại spam comment trong trang tổng quan của mình và có thể khôi phục nó nếu như đó không phải là spam. Tóm lại, Akismet là một plugin đáng sử dụng và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng để bắt đầu ngay hôm nay.

Plugin Akismet Spam Protection
Plugin Akismet Spam Protection

3. WP Cerber Security, Anti-Spam & Malware Scan

Là một trong những plugin bảo mật WordPress tốt nhất hiện nay, WP Cerber Security, Anti-spam & Malware Scan được thiết kế có sẵn công cụ chống spam riêng để bảo vệ các dữ liệu của bạn. Đồng thời WP Cerber Security tự động phát hiện các bình luận spam và từ chối nhận hoặc chuyển chúng vào thùng rác ngay lập tức. Khác với 2 plugin Việt Nét giới thiệu phía trên, plugin chống spam WordPress này sử dụng ReCaptcha ẩn, chặn spam bots gửi biểu mẫu đăng nhập, đăng ký, khôi phục mật khẩu, comment và WooCommerce.

Plugin WP Cerber Security, Anti-Spam & Malware Scan
Plugin WP Cerber Security, Anti-Spam & Malware Scan

Hiện tại, plugin có hai phiên bản miễn phí và trả phí, mặc dù bản miễn cũng có đầy đủ tính năng cơ bản giúp bạn khắc phục các tệp spam, nhưng khi nâng cấp lên phiên bản cao cấp sẽ được mở khóa nhiều chức năng hơn nữa bao gồm bảo vệ chống spam nhiều lớp, quét trang web tự động và khôi phục file,… và còn nhiều tính năng khác.

4. Titan Anti-Spam & Security

Titan Anti-spam & Security là một plugin chống spam WordPress hoàn hảo. Nhờ các thuật toán và cơ sở dữ liệu spam toàn cầu, Titan Anti-spam & Security có thể ẩn spam khỏi trang web của bạn và đúng như tên gọi, Titan Anti-spam & Security không chỉ là một trình chặn spam – nó còn là một plugin bảo mật toàn diện có thể quét các file hệ thống, theme và plugin để tìm phần mềm độc hại, URL không hợp lệ, backdoors và spam SEO,…

Plugin Titan Anti-Spam & Security
Plugin Titan Anti-Spam & Security

Cũng giống như mọi plugin phía trên, plugin cũng bao gồm hai phiên bản miễn phí và trả phí. Phiên bản miễn phí được cài đặt trên hơn 100.000 trang web, phiên bản cao cấp còn có thể làm được nhiều hơn thế để giúp bảo vệ trang web của bạn khỏi spam bots và các tác nhân độc hại khác chẳng hạn như ngừng form spam.

5. Stop Spammers

Stop Spammer là một plugin chống spam WordPress miễn phí, được đánh giá cao từ người dùng (4.8/5) giúp ngăn chặn các email spam, comment, đăng ký và gửi form bằng cách sử dụng honeypots (hệ tống tài nguyên thông tin giả dạng đánh lừa những kẻ sử dụng và xâm nhập không hợp pháp) và ẩn khỏi mọi người trừ spam bots.

 Plugin Stop Spammers
Plugin Stop Spammers

Plugin này cung cấp tất cả tính năng và cài đặt, để bạn có quyền kiểm soát chi tiết đối với bảo mật trang web của mình, bao gồm : ngăn chặn spam, link rút gọn URL, hành vi đáng ngờ từ các quốc gia,… Bạn có thể từ chối địa chỉ IP, địa chỉ email và tên người dùng theo cách thủ công rồi bật chế độ dành cho thành viên chỉ những người dùng đã đăng nhập mới có thể xem trang web của bạn.

6. Antispam Bee

Antispam Bee là một plugin chống spam miễn phí và không có quảng cáo được xếp hạng hàng đầu trong top những plugin chống spam WordPress hiện nay. Điều khiến Antispam được sử dụng phổ biến bởi nó chỉ chấp nhận những comment thích hợp và đáng tin cậy xuất hiện trên website của bạn. Các chức năng hữu ích mà Antispam cung cấp cho người dùng phải kể đến: Phân biệt và ngăn chặn IP spam, xóa nội dung spam và chặn thư rác, cho phép comment bằng một ngôn ngữ,…

Plugin Antispam Bee
Plugin Antispam Bee

7.  WordPress Zero Spam

Plugin chống spam WordPress Zero Spam sử dụng công nghệ AI kết hợp với các kỹ thuật phát hiện spam giúp loại bỏ các tệp spam trên website của bạn một cách toàn diện. WordPress Zero Spam có thể phát hiện và chặn spam bots gửi form trên trang web của bạn. Plugin chống spam WordPress này sử dụng JavaScript ngăn chặn spam bots, lọc tệp khách hàng bằng cách yêu cầu khách truy cập trả lời câu hỏi hoặc hoàn thành các trường CAPTCHA để chứng minh họ không phải là spam bots.

Plugin WordPress Zero Spam
Plugin WordPress Zero Spam

Plugin miễn phí này cũng cho phép bạn chặn địa chỉ IP tạm thời và vĩnh viễn hoặc chặn toàn bộ quốc gia, khu vực và thành phố mà bạn chọn.

8. WP Armour

Giống như WordPress Zero Spam, WP Armor là một giải pháp chống spam đơn giản mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn. Thay vì thêm một bước bổ sung sử dụng lệnh CAPCHA để xác định khách truy cập thì WP Armor sử dụng Javascript để ẩn nó khỏi những người dùng hợp lệ chỉ để spam bots mới có thể nhìn thấy nó. Vì vậy, nếu trường honeypot được điền vào thì plugin sẽ biết một spambot đang cố gắng gửi form và chặn việc gửi đi của họ.

Plugin chống spam WordPress WP Armour
Plugin chống spam WordPress WP Armour

Sau khi được kích hoạt, WP Armor sẽ bật cơ chế chống spam này cho tất cả các comment và form được hỗ trợ, bao gồm các form của Contact Form 7, Nina Jorms và các plugin WordPress phổ biến khác.

Disable Comments là một plugin chống spam WordPress miễn phí được thiết kế để loại bỏ và bảo vệ các trang web WordPress khỏi các comment spam. Với plugin này, bạn có thể xóa hàng loạt comment hiện có trên trang web của mình theo từng loại mong muốn. Sau đó, cấu hình plugin để bật/tắt comment ở mọi nơi trên trang web hoặc chỉ trên một số loại bài đăng nhất định bao gồm các trang, bài đăng, phương tiện và tài liệu.

Plugin Disable Comments
Plugin Disable Comments

10. Hide My WP

Hide My WP là một plugin bảo mật bán chạy nhất trên thị trường CodeCanyon, Hide My WP được đánh giá là một giải pháp bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ chống spam. Trong trang cài đặt plugin, bạn có thể chỉ cần bật tùy chọn để tự động chặn spam trong phần comment của trang web.

Plugin chống spam Hide My WP
Plugin chống spam Hide My WP

Ta cũng có thể sử dụng plugin này để thay đổi tên file của file yourwp_comments_post.php mà WordPress sử dụng để nhận comment từ khách truy cập mặc định. Đổi tên file này cũng có thể giúp ngăn chặn các comment spam trên trang web của bạn.

11. Captcha Plus

Captcha Plus là một plugin cao cấp được thiết kế để bảo vệ các form WordPress của bạn khỏi các mục spam. Nó có thể được sử dụng cho các form đăng nhập, form đăng ký, form đặt lại mật khẩu, comment, form liên hệ cũng như bất kỳ form tùy chỉnh nào trên trang web của bạn.

Plugin Captcha Plus
Plugin Captcha Plus

Bạn có thể cấu hình plugin để đặt một loại CAPTCHA cụ thể bao gồm reCAPTCHA, câu hỏi số học đơn giản, nhận dạng ký tự hoặc nút slidert. Bạn cũng có thể tạo “allow list” để ẩn trường reCAPTCHA cho các địa chỉ IP đáng tin cậy.

Lời kết

Sử dụng plugin chống spam WordPress có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, bảo vệ uy tín thương hiệu và làm cho khách truy cập cảm thấy an toàn hơn trên website của mình. Sử dụng một trong các plugin chống spam ở trên hoặc nhiều plugin kết hợp có thể giúp bảo mật trang web khỏi spam bots một cách dễ dàng hơn. Hy vọng sau bài viết Việt Nét giới thiệu, bạn có thể tìm được cho mình một plugin phù hợp với nhu cầu của mình. Chúc các bạn thành công!

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website