Tất cả bài viết của vietnet

Hướng dẫn cách chơi game My DeFi Pet kiếm tiền dễ dàng

Giới thiệu về My DeFi Pet

My DeFi Pet là một game thế giới mở, cho phép người chơi thu thập và nuôi thú cưng để chiến đấu với những người chơi khác. Đây là một game tiền điện tử dựa trên hình thức Play-to-Earn, trong đó người chơi hoàn toàn có thể quy đổi sang tiền ngoài đời thực.

Giới thiệu về My DeFi Pet
Giới thiệu về My DeFi Pet

Người chơi kiếm token thông qua các nhiệm vụ trong game và đổi token lấy tiền thật trong thị trường NFT. Loại tiền tệ chính trong game là DPET, được sử dụng để nuôi pet và trao đổi. Người chơi có thể nhận DPET thông qua stake hoặc đấu giá pet. So với các game như Axie Infinity, The Sandbox hay Blankos Block Party thì My DeFi Pet có cách chơi tương đối đơn giản.

>> Xem thêm: Game NFT là gì? Top 13 Game NFT kiếm tiền hot nhất

Các tính năng chính của game My DeFi Pet

Thu thập pet

Để bắt đầu game, người chơi cần sở hữu pet (còn gọi là quái vật – Monster ở trong game). Hiện tại có 2 cách để nhận pet trong game gồm:

  • Summon: Người chơi phải vào shop game để mua trứng pet với giá 3 DPET, sau đó vào phần My Pets ở màn hình chính, chọn Incubartor ở giữa màn hình rồi thêm trứng vào vườn ươm. Tiếp đến, trả thêm 3 DPET để bắt đầu sinh pet mới cho người chơi.
  • Bidding: Người chơi tham gia vào các cuộc đấu giá kéo dài trong 24 giờ. Cụ thể, click nút House ở màn hình chính để vào Marketplace, sau đó bắt đầu mua và bán pet của mình.

Nhân giống pet

Sau khi có nhiều hơn 2 pet với level 10, người chơi có thể bắt đầu nhân giống pet để tạo thêm. Để nhân giống pet, hãy vào phần Happy Forest ở phía Tây Bắc của bản đồ game, sau đó chọn ra 2 pet để nhân giống và người chơi sẽ nhận được một trứng mới sau đó (mỗi lần nhân giống cần ít nhất 5 DPET). Click Open để mở trứng nhận pet mới.

Nhân giống pet

Tiến hoá pet

Trước tiên, người chơi cần xây dựng lồng nuôi pet để cho ăn và tiến hoá. Vào phần Shop để xem các loại lồng có sẵn, lưu ý rằng thời gian xây dựng sẽ khác nhau tuỳ vào từng loại lồng. Mỗi giây có pet ở bên trong lồng, người chơi sẽ nhận được một khoản Silver thêm. Mỗi loại lồng sẽ có một giới hạn lượng Silver nhận được riêng.

Khi bắt đầu game, người chơi được nhận một số hộp đồ ăn và hai mảnh đất miễn phí. Càng nhiều pet thì cần càng nhiều đồ ăn. Người chơi có thể vào Shop để mua thêm đất. Ngoài ra, mỗi khi đến một mốc level nhất định trong game thì ta có thể mua thêm nhiều loại cây trồng khác, chẳng hạn như Lúa mì (Wheat) hay Khoai tây (Potatoes).

Sau khi hoàn tất việc thu hoạch thức ăn, người chơi có thể chọn bất kỳ pet nào có trong chuồng để cho ăn. Ngoài ra, ta cũng có thể tiêu 3 DPET token để tiến hoá pet lên level cao hơn.

Tiến hoá pet

Mùa và sự kiện

Game My DeFi Pet có nhiều mùa (season) và sự kiện (event) khác nhau để người chơi tham gia và nhận thưởng. Nhóm My DeFi Pet đặt số tiền thưởng vào trong một bản hợp đồng, và người chơi cần tìm NFT với chi tiết chính xác như bản hợp đồng rồi gửi để nhận phần thưởng.

Hiện tại thì giải thưởng yêu cầu người chơi phải có ít nhất 10 pet huyền thoại (Legendary) ở level tối đa.

Mùa và sự kiện

Chiến đấu trong game

Người chơi My DeFi Pet có thể mang theo pet để chiến đấu với người chơi khác trong các giải đấu để nhận phần thưởng. Ngoài ra, ta cũng có thể tạo nhóm để thi đấu với các đội khác.

Chiến đấu trong game

Giao dịch trong game

Mọi pet và vật phẩm trong game đều được xem là NFT, mỗi vật phẩm có độ hiếm và các đặc điểm riêng để người chơi có thể mua và bán trên thị trường. Pet có level càng cao thì chỉ số càng mạnh, từ đó độ hiếm cũng tăng và có giá cao hơn.

DPET trong game My Defi Pet là gì?

DPET là token chính thức trong game này phục vụ cho việc mua, bán và nâng cấp pet. Ngoài ra, người chơi cũng cần có token BNB để chơi game My DeFi Pet.

Các trường hợp cần sử dụng DPET:

  • Mua trứng pet.
  • Mua đất.
  • Sử dụng cây trồng.
  • Tiến hoá pet.
DPET trong game My Defi Pet là gì?
DPET trong game My Defi Pet là gì?

Sau khi có pet trong kho, người chơi có thể rao bán trên thị trường khi pet đạt level 10. Khi đó pet được xem là NFT trên thị trường và giá trị sẽ tuỳ thuộc vào độ hiếm và các thông số của pet.

Stake trong game My Defi Pet là gì?

Trong game My DeFi Pet, người chơi có thể stake (đặt cược) token DPET, tức là khoá token để nhận thưởng. Việc stake chắc chắn luôn có lợi nhuận vì người chơi sẽ nhận thêm pet và trứng dựa trên thời gian token bị khoá.

Bên cạnh đó, stake token cũng cho phép người chơi đề xuất và bỏ phiếu các vấn đề quản trị khác nhau trong game, đồng thời bỏ phiếu các tính năng đang được giới thiệu. Trọng số bỏ phiếu sẽ được tính dựa trên số lượng DPET được stake.

Game được xây dựng trên hai nền tảng là KardiaChain và Binance Smarrt Chain, vì vậy người chơi phải có ví tương thích với hai blockchain này. Theo Việt Nét thì Kardia là một lựa chọn tốt hơn bởi tốc độ giao dịch tố và chi phí thấp hơn Binance. Mặt khác, Binance có thể tương thích được với MetaMask – một trong những ví crypto phổ biến nhất hiện nay.

Cách download và chơi game My DeFi Pet

Như đã đề cập ở trên, game My DeFi Pet có mặt trên cả hai blockchain là Binance và Kardia. Người dùng có thể truy cập chơi game bằng cách sau:

  1. Tạo ví BSC hoặc Kardia.
  2. Tạo tài khoản Binance để mua token BNB.
  3. Chuyển token BNB vào ví.
  4. Đôi BNB lấy token DPET trong PancakeSwap.
  5. Vào mydefipet.com rồi click vào nút Play Now ở góc trên bên phải.
  6. Kết nối đến ví rồi bắt đầu game.

Người chơi không cần phải download bất kỳ ứng dụng nào để chơi game vì My DeFi Pet có thể chơi trực tiếp được trên trình duyệt với bất kỳ thiết bị nào.

Chơi game My DeFi Pet trực tiếp trên trình duyệt web
Chơi game My DeFi Pet trực tiếp trên trình duyệt web

Cách kiếm tiền trong game My DeFi Pet

Người chơi có thể nhận tiền thật khi chơi game qua nhiều cách khác nhau. Trước hết, ta có thể nhận tiền bằng cách thu thập pet và cho ăn ở trong lồng. Khi cho pet ăn, chúng sẽ tiến hoá dần lên các giai đoạn khác nhau, khi đạt đến level 10 và đồng thời người chơi sở hữu ít nhất 2 pet thì có thể bắt đầu nhân giống để tạo ra pet mạnh hơn. Các pet có thể được bán như NFT trong thị trường để nhận DPET.

Bên cạnh đó, người chơi cũng có thể nhận tiền thông qua tín năng Hunting. Trong đó, ta có thể đưa pet đi săn để lấy thức ăn và DPET. Vào phần Hunting Center rồi click vào icon hình la bàn, chọn pet rồi đưa đi săn. Người chơi cần trả một vài phí bằng BNB token để đưa pet đi săn. Cần lưu ý rằng người chơi chỉ được phép đưa tối đa 10 pet đi săn cùng một lúc.

Cách cuối cùng là stake token DPET trong game để nhận thêm DPET và nhiều phần thưởng khác. Bên cạnh đó, người chơi cũng được quyền bỏ phiếu cho nhiều tính năng khác trong game, tuỳ vào số lượng DPET đang stake.

Những câu hỏi thường gặp về game My DeFi Pet

My DeFi Pet có phải là NFT?

My DeFi Pet là trò chơi blockchain kết hợp cả tính năng NFT và DeFi để cung cấp cho người dùng cách rất độc đáo để trải nghiệm trò chơi và kiếm tiền thông qua Play2Earn.

Tôi có thể có bao nhiêu pet trong My DeFi Pet?

Hiện có 8 ‘Monsters’ hoặc pet trong vũ trụ My Defi Pet. Các kỹ năng, vai trò và cách sử dụng cụ thể của chúng vẫn chưa được biết trước khi viết vì trò chơi vẫn đang ở giai đoạn Beta.

Giá 1 quả trứng trong My DeFi Pet bao nhiêu?

Giá của 1 quả trứng là 3 DPET.

Có thể chơi game My DeFi Pet trên iPhone không?

My DeFi Pet hiện đã có trên Android và iOS. Người dùng PC và thiết bị di động có thể truy cập trò chơi bằng phiên bản dựa trên web, bao gồm cả người dùng iOS.

Ai là CEO của My DeFi Pet

Hiện Mr. Tri Pham là CEO mới nhất của My DeFi Pet.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên, Việt Nét đã giúp bạn biết về game game My DeFi Pet và hướng dẫn cách kiếm tiền với game My Defi Pet. Nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến, mời bạn để lại bình luận phía dưới bài viết này. Việt Nét xin chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

IoT là gì? Những điều cần biết về Internet of Things | Việt Nét

IoT là gì?

IoT là tên viết tắt của Internet of Things có nghĩa là Internet vạn vật. Hay cụ thể hơn nữa là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet. Đây là một hệ thống các thiết bị tính toán có liên quan với nhau, máy móc cơ khí, kỹ thuật số hoặc con người được cung cấp một mã nhận dạng duy nhất (UID) và khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.

IoT là gì?
IoT là gì?

Các thiết bị Interet of Things có thể là đồ vật được gắn thêm cảm biến để thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh, các máy tính/ bộ điều khiển tiếp nhận dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc là các đồ vật được tích hợp cả hai tính năng trên.

Ngày nay, các doanh nghiệp trong nhiều ngành khác nhau đang sử dụng Internet of Things (IoT) để hoạt động hiệu quả hơn, hiểu rõ hơn về khách hàng để cung cấp dịch vụ khách hàng nâng cao, cải thiện khả năng ra quyết định và gia tăng giá trị của doanh nghiệp.

Cấu trúc của một hệ thống IoT

Một hệ thống IoT sẽ bao gồm 4 thành phần chính đó là:

  • Things: Thiết bị.
  • Gateway: Trạm kết nối.
  • Network and Cloud: Hạ tầng mạn.
  • Services-creation and Solution Layers: Bộ phân tích và xử lý dữ liệu.

Cảm biến sẽ có nhiệm cụn chính là cảm nhận các tín hiệu từ môi trường và sau đó chuyển thành các dạng dữ liệu trong môi trường Internet. Tiếp đó, các tín hiệu sẽ được xử lý và đưa ra kết quả theo ý muốn của người tiêu dùng.

IoT hoạt động như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu Internet of Things là gì? Hay là IoT là gì? Để nắm được rõ nét hơn cùng Việt Nét tham khảo về hệ thống IoT hoạt động như thế nào?

Mọi hệ thống IoT hoàn chỉnh đều có 4 bước: Thu thập, chia sẻ, xử lý dữ liệu và đưa ra quyết định.

Hệ thống IoT bao gồm các thiết bị thông minh hỗ trợ web sử dụng hệ thống nhúng, như bộ xử lý, cảm biến và phần cứng truyền thông, để thu thập, gửi và xử lý trên dữ liệu mà chúng thu thập được. Các thiết bị IoT chia sẻ dữ liệu cảm biến thu thập được bằng cách kết nối với cổng IoT hoặc thiết bị biên khác, nơi dữ liệu được gửi đến đám mây để phân tích hoặc phân tích cục bộ.

Cách thức hoạt động cơ bản của IoT
Cách thức hoạt động cơ bản của IoT

Đôi khi, các thiết bị này giao tiếp với các thiết bị liên quan khác và hoạt động dựa trên thông tin chúng nhận được từ nhau. Các thiết bị thực hiện hầu hết công việc mà không có sự can thiệp của con người, mặc dù mọi người có thể tương tác với các thiết bị.

Ví dụ: Để thiết lập, cần cung cấp các hướng dẫn hoặc truy cập dữ liệu.

Internet of Things cũng có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (máy học) để hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.

>> Xem thêm: Big Data là gì? Những kiến thức cơ bản về Big Data

Ưu và nhược điểm của IoT

Ưu điểm

  • Khả năng truy cập thông tin từ mọi nơi, mọi lúc trên mọi thiết bị.
  • Cải thiện kết nối giữa các thiết bị điện tử.
  • Chuyển các gói dữ liệu qua mạng được kết nối tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
  • Tự động hóa các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và giảm nhu cầu can thiệp của con người.
Ưu điểm của IoT
Ưu điểm của IoT

Nhược điểm

  • Khi số lượng thiết bị được kết nối ngày càng tăng và nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị, thì khả năng hacker có thể lấy cắp thông tin bí mật cũng tăng lên.
  • Việc thu thập và quản lý dữ liệu từ tất cả các thiết bị của các doanh nghiệp có quy mô cũng sẽ là một thách thức lớn.
  • Nếu có lỗi trong hệ thống, có khả năng mọi thiết bị được kết nối sẽ bị hỏng.
  • Vì không có tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tương thích cho IoT, rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau liên kết với nhau.
Nhược điểm của IoT
Nhược điểm của IoT

Ứng dụng công nghệ IoT dành cho người dùng và doanh nghiệp

Có rất nhiều ứng dụng trong thế giới thực của Internet vạn vật, từ IoT của người tiêu dùng và IoT của doanh nghiệp đến IoT của ngành sản xuất và công nghiệp (IIoT). Các ứng dụng Internet of Things trải dài trên nhiều lĩnh vưc, bao gồm ô tô, viễn thông và năng lượng.

Ứng dụng của IoT
Ứng dụng của IoT

Ví dụ: Ở phân khúc người tiêu dùng, smart home (nhà thông minh) được trang bị bộ điều nhiệt thông minh, thiết bị thông minh và các thiết bị sưởi, ánh sáng và điện tử được kết nối có thể được điều khiển từ xa thông qua máy tính và smartphone.

Các thiết bị đeo có cảm biến và phần mềm có thể thu thập và phân tích dữ liệu người dùng, gửi thông điệp tới các công nghệ khác về người dùng với mục đích làm cho cuộc sống của người dùng dễ dàng và thoải mái hơn.

Các thiết bị đeo được cũng được sử dụng vì mục đích an toàn công cộng. Ví dụ: Cải thiện thời gian phản ứng của những người ứng cứu đầu tiên trong các trường hợp khẩn cấp bằng cách cung cấp các tuyến đường được tối ưu hóa đến một địa điểm hoặc bằng cách theo dõi các dấu hiệu quan trọng của công nhân xây dựng hoặc lính cứu hỏa tại các địa điểm nguy hiểm đến tính mạng.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, IoT mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng theo dõi bệnh nhân chặt chẽ hơn bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu được tạo ra. Các bệnh viện thường sử dụng hệ thống IoT để hoàn thành các nhiệm vụ như quản lý hàng tồn kho cho cả dược phẩm và dụng cụ y tế.

Trong một thành phố thông minh cũng tiến hành sử dụng công nghệ IoT, chẳng hạn như đèn đường thông minh và đồng hồ thông minh, có thể giúp giảm kẹt xe, tiết kiệm năng lượng, giám sát và giải quyết các mối quan tâm về môi trường cũng như cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng công nghệ IoT với thành phố thông minh
Ứng dụng công nghệ IoT với thành phố thông minh

Ví dụ: Các tòa nhà thông minh có thể giảm chi phí năng lượng bằng cách sử dụng các cảm biến phát hiện có bao nhiêu người ở trong phòng. Tự động điều chỉnh nhiệt độ như dụ: Bật máy điều hòa không khí nếu cảm biến phát hiện phòng họp đã đầy hoặc giảm nhiệt nếu mọi người trong văn phòng đã về nhà.

Trong nông nghiệp, các hệ thống canh tác thông minh dựa trên IoT có thể giúp theo dõi, chẳng hạn như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và độ ẩm đất của ruộng trồng bằng cách sử dụng các cảm biến được kết nối. IoT cũng là công cụ trong việc tự động hóa hệ thống tưới tiêu.

Quyền riêng tư và bảo mật IoT

Internet of Things (IoT) kết nối hàng tỷ thiết bị với Internet và liên quan đến việc sử dụng hàng tỷ điểm dữ liệu, tất cả đều cần được bảo mật. Do bề mặt tấn công mở rộng của nó, bảo mật IoT và quyền riêng tư IoT được coi là mối quan tâm lớn.

Vào năm 2016, một trong những cuộc tấn công IoT nổi tiếng gần đây là Mirai, một mạng botnet đã xâm nhập vào nhà cung cấp máy chủ tên miền Dyn và đánh sập nhiều trang web trong một thời gian dài trong một trong những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) phân tán lớn nhất từ ​​trước đến nay. Những kẻ tấn công đã giành được quyền truy cập vào mạng bằng cách khai thác các thiết bị IoT được bảo mật kém.

Quyền riêng tư và bảo mật IoT
Quyền riêng tư và bảo mật IoT

Bởi vì các thiết bị Internet of Things được kết nối chặt chẽ với nhau, tất cả những gì một hacker phải làm là khai thác một lỗ hổng để thao túng tất cả dữ liệu, khiến nó không thể sử dụng được. Các nhà sản xuất không cập nhật thiết bị của họ thường xuyên hoặc hoàn toàn không cập nhật khiến chúng dễ bị tấn công bởi các hacker.

Ngoài ra, các thiết bị được kết nối thường yêu cầu người dùng nhập thông tin cá nhân, bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại và thậm chí cả tài khoản mạng xã hội, những thông tin vô giá đối với các hacker.

Hacker không phải là mối đe dọa duy nhất đối với Internet of Things mà quyền riêng tư cũng là mối quan tâm lớn khác đối với người dùng IoT. Ví dụ: Các công ty sản xuất và phân phối các thiết bị IoT của người tiêu dùng có thể sử dụng các thiết bị đó để lấy và bán dữ liệu cá nhân của người dùng.

Ngoài việc rò rỉ dữ liệu cá nhân, Internet vạn vật còn gây ra rủi ro cho cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm điện, giao thông vận tải và các dịch vụ tài chính.

Cơ hội nghề nghiệp

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ Internet of Things, công nghiệp 4.0 và nhiều lĩnh vực công nghệ khác thì lập hình hệ thống IoT cũng đang dần thu hút sự chú ý của giới trẻ đam mê công nghệ thông tin. Một số kiến thức phục vụ cho công việc lập trình IoT gồm: Toán học, máy móc, thiết bị, phần cứng phần mềm máy tính, lập trình nhúng, lập trình ứng dụng IoT, mạng viễn thông.

Cơ hội nghề nghiệp với công nghệ IoT
Cơ hội nghề nghiệp với công nghệ IoT

Trong tương lai, các doanh nghiệp về lĩnh vực y tế, ngân hàng, điện lực, giao thông vận tải, công nghệ sẽ đưa hệ thống Internet vạn vật vào sử dụng. Do đó, nhu cầu nguồn lực về công nghệ IoT là vô cùng lớn.

Lời kết

Bài viết trên là tất cả những thông tin hữu ích về công nghệ Internet of Things. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn IoT là gì? Những lợi ích mà IoT đem lại cho người dùng cũng như hiểu hơn về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy để lại bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Yandex Mail là gì? Cách tạo Yandex Mail miễn phí | Việt Nét

Yandex Mail là gì?

Yandex Mail là một dịch vụ email miễn phí, cung cấp dung lượng lưu trữ tin nhắn online vô hạn. Ngoài giao diện web thông thường, người dùng còn có sử dụng app trên các thiết bị di động và các email client khác.

Trang chủ của Yandex Mail: https://mail.yandex.com/

Yandex Mail là gì?
Yandex Mail là gì?

Yandex DNS là gì?

Đã hiểu về Yandex Mail là gì thì bạn cũng nên hiểu thêm về Yandex DNS. Đây là một dịch vụ DNS miễn phí cung cấp 3 cấp độ bảo mật khác nhau giúp người dùng có thể ngăn chặn sự tấn công virus máy tính, hacker hoặc các trang web không an toàn.

Dưới đây là 3 Cấp độ bảo mật của Yandex DNS:

1. Đối với Basic DNS đáng tin cậy, cho phép người dùng nhanh chóng truy cập:

2. DNS Safe cung cấp khả năng ngăn chặn nội dung lừa đảo và chống virus:

3. DNS Family giúp loại bỏ trang web / nội dung không phù hợp với trẻ nhỏ.

Ưu nhược điểm của Mail Yandex

Tương tự như Zoho thì Yandex Mail cũng hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, ưu điểm vượt trội của Yandex Mail chính là không giới hạn số lượng mail và dung lượng hòm mail. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của Yandex Mail:

Ưu điểm

  • Miễn phí lên đến 1000 địa chỉ mail.
  • Hoàn toàn miễn phí.
  • Tương đối ổn định nếu bạn dùng mail không nhiều.
  • Giao diện hòm mail đẹp, dễ thao tác và có bộ lọc thư rác tốt.
  • Dung lượng mỗi hòm mail không bị giới hạn.

Nhược điểm

Yandex Mail có nhược điểm là khi sử dụng với Outlook, quá trình load mail tương đối chậm và trang chủ chỉ có tiếng Nga nên không có dịch vụ hỗ trợ. 

Khi gửi nhiều mail giống nhau cùng lúc sẽ dễ bị nghi ngờ là spam và bị khóa trong vòng 24h. Trong trường hợp bị khóa tài khoản, người dùng chỉ có thể chờ đến khi được mở lại.

So sánh Zoho Mail và Yandex Mail

Việt Nét đã cung cấp thông tin khái quát Yandex mail là gì dành cho bạn ở trên. Tiếp theo, Việt Nét sẽ đưa ra cái nhìn chi tiết về Zoho Mail và Yandex Mail.

Ở phiên bản miễn phí của Zoho Mail có cung cấp File đính kèm 5 User và 1 Domain với chất lượng tốt. Người dùng có thể đồng bộ toàn bộ dữ liệu trên Zoho Docs và Zoho Storage dễ dàng.

So sánh Zoho Mail và Yandex Mail
So sánh Zoho Mail và Yandex Mail

Chúng ta sẽ cùng điểm qua những ưu điểm của 2 dịch vụ Yandex Mail và Zoho Mail qua những thông tin sau:

Điểm mạnh của Yandex Mail

Yandex Mail cung cấp cho người dùng quyền truy cập IMAP/POP an toàn khi được kết nối thông qua TLS/SSL. Đồng thời, có tích hợp bộ lọc thư rác, virus máy tính,…

Nhờ sử dụng phiên bản HTML nên Yandex Mail mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng với đường truyền Internet và trình duyệt nhất định.

Thêm vào đó, nhờ có Yandex Disk mà người dùng có thể gửi các tệp lớn mà không cần đính kèm vào thư.

Điểm mạnh của Zoho Mail

Zoho Mail có thể tương thích với nhiều ứng dụng khác như Zoho Storage hay Zoho Docs.

Zoho mail cho phép bạn sử dụng Email và Logo riêng, hỗ trợ chống virus, spam và xác nhận đăng nhập qua Email/SMS.

Cách sử dụng Mail Yandex

Dưới đây, Việt Nét sẽ hướng dẫn bạn sơ qua về cách sử dụng Mail Yandex:

Viết và gửi email với Yandex Mail

Ngoài việc hỗ trợ nhiều tuỳ chọn định dạng văn bản phong phú và tích hợp công cụ dịch thuật, Yandex Mail còn cung cấp nhiều template khác nhau cho e-card. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể lưu các email dưới dạng template vô cùng tiện lợi.

Viết và gửi email với Yandex Mail

Khi gửi email, người dùng có thể yêu cầu Yandex Mail theo dõi các phản hồi. Nếu sau năm ngày không có câu trả lời nào, người dùng sẽ đc nhắc nhở follow up email nếu cần. Mail Yandex còn cho phép lên lịch gửi email (thời gian có thể lên đến một năm).

Tìm và sắp xếp tin nhắn trong Mail Yandex

Mặc dù công cụ tìm kiếm không hỗ trợ các filter nâng cao, Mail Yandex vẫn cho phép gán nhãn và sử dụng folder để sắp xếp tin nhắn. Ngoài ra, filter của Yandex Mail cho phép thực hiện một số tác vụ tự động như xoá mail hoặc tự động phản hồi.

Gửi file đính kèm và file lớn

Mail Yandex cho phép đính kèm các file với kích thước lên đến 22MB, ngoài ra người dùng cũng có thể chèn liên kết đến file được upload trên dịch vụ cloud của Yandex.Disk (tối đa 2GB mỗi file).

Gửi file đính kèm và file lớn

Bên cạnh đó, Yandex Mail cũng hỗ trợ trình xem tài liệu (Microsoft Office và PDF) ngay trên trình duyệt. Người dùng còn có thể click vào file đính kèm rồi chọn Save to Yander.Disk để nhanh chóng lưu trữ file trên cloud.

Lọc spam và bảo mật

Yandex Mail có thể quét mọi mail nhận được để kiểm tra spam, phishing hay malware, đồng thời cho phép người dùng block bất kỳ người gửi nào.

Mặc dù Yandex Mail không hỗ trợ xác thực hai yếu tố, nhưng vẫn cung cấp nhật ký hoạt động chi tiết để nhanh chóng phát hiện ra bất kỳ hoạt động khả nghi nào.

Người dùng có thể chuyển sang sử dụng phiên bản HTML của Yandex Mail bằng cách click vào Light version ở góc trái màn hình như ảnh bên dưới:

Yandex Mail Lite

Yandex Mail Lite

Phiên bản Lite này xoá bớt các theme, định dạng và một vài tính năng nâng cao. Việc này giúp cải thiện tốc độ, đặc biệt phù hợp với người dùng có tốc độ internet không tốt.

Để quay lại phiên bản ban đầu, click vào Full version như ảnh dưới đây:

Yandex Mail Lite version

Cách truy cập Yandex Mail bằng IMAP

Bây giờ giả sử ta cần lưu trữ bản sao của mọi tin nhắn về máy tính cá nhân, hoặc muốn kết hợp với bất kỳ ứng dụng email nào khác? Quyền truy cập IMAP cho phép người dùng nhận bản sao của mail Yandex, đồng thời truy cập và sử dụng mọi folder online để sắp xếp email. Khi đó, mọi thao tác sẽ được đồng bộ tự động với Yandex Mail trên web và bất kỳ chương trình email nào khác truy cập đc vào tài khoản sử dụng IMAP.

Trong phần này, ta sẽ cùng tìm hiểu cách thiết lập Yandex Mail IMAP chỉ với 4 bước đơn giản.

Trước hết, hãy đảm bảo rằng ta có quyền truy cập vào Yandex Mail thông qua IMAP:

1. Chọn vào nút bánh răng trên thanh điều hướng của Yandex Mail:

1. Chọn vào nút bánh răng trên thanh điều hướng của Yandex Mail

2. Chọn All settings trong menu:

2. Chọn All settings trong menu

3. Tiếp theo, nhấn vào Email clients ở trên trang:

3. Tiếp theo, nhấn vào Email clients ở trên trang

4. Check vào From the imap.yandex.com server via IMAP:

4. Check vào From the imap.yandex.com server via IMAP

Bây giờ ta có thể thiết lập tài khoản email trên iOS Mail hoặc Mozilla Thunderbird. Đối với các chương trình email khác, người dùng có thể tạo tài khoản IMAP bằng cách sử dụng các thiết lập IMAP và SMTP sau:

Đối với IMAP:

  • IMAP server: imap.yandex.com
  • Port: 993
  • TLS/SSL: Yes
  • Username: Địa chỉ email Yandex Mail
  • Password: Mật khẩu Yandex Mail

Đối với SMTP:

  • Server address: smtp.yandex.com
  • Username: Địa chỉ Yandex Mail
  • Password: Mật khẩu Yandex Mail
  • Port number: 465
  • Security: With SSL/TLS
  • Authentication: Required
  • Sending limits: 500 emails a day

Lời kết

Hy vọng bài viết trên, Việt Nét đã giải đáp thắc mắc về Yandex Mail là gì cho bạn. Nếu có thêm các thắc mắc hay đóng góp ý kiến, mời bạn để lại bình luận phía dưới và liên hệ với Việt Nét. Xin cảm ơn bạn đã quan tâm!

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

PHP-FPM là gì? Cách cài đặt PHP-FPM tăng tốc độ website

PHP-FPM là gì?

PHP-FPM viết tắt của FastCGI Process Manager là một triển khai PHP giúp tăng tốc độ thực thi cho các ứng dụng web, đồng thời cho phép admin kiểm soát mức tiêu thụ tài nguyên trên server.

PHP-FPM là gì?
PHP-FPM là gì?

Một triển khai PHP (còn gọi là runtime) có nhiệm vụ phiên dịch và thực thi code. Các runtime truyền thống như mod_PHP của Apache hoạt động bên trong web server. Trong cách triển khai này, mỗi kết nối tồn tại sẽ tiêu thụ một phần tài nguyên nhất định của server. Do đó, nếu có quá nhiều kết nối đồng thời thì server có thể nhanh chóng cạn kiện tài nguyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của website.

Mặt khác, PHP-FPM vận hành bên ngoài web server và sử dụng một nhóm các quy trình để thực thi code (nhóm này thường được gọi là pool, và các quy trình này được gọi là worker process). Các worker sẽ sẵn sàng đợi các request đến, đồng thời cho phép admin quản lý số lượng worker trong mỗi pool.

Cách hoạt động của PHP-FPM

Cách hoạt động cụ thể của PHP-FPM như sau:

  • Apache gửi code đến PHP-FPM thông qua một giao diện nhị phân tốc độ cao, gọi là FastCGI.
  • Sau đó một supervisor sẽ chọn worker từ trong pool rồi gán code nhận được.
  • Worker bây giờ thực thi code và trả kết quả về lại cho Apache để chuyển đến trình duyệt web.
  • Sau khi worker hoàn tất, nó sẽ quay lại pool và tiếp tục đợi thực thi code.
cách hoạt động của PHP-FPM

Nếu có quá nhiều kết nối đồng thời, đôi khi hệ thống phải đợi đến khi có một worker nào đó khả dụng. Tuy nhiên nó sẽ không bao giờ tiêu thụ toàn bộ tài nguyên của server, vì vậy hiệu quả hơn các phương pháp khác ở trên web server lớn.

Sự khác nhau giữa PHP-CGI và PHP-FPM

Khi chạy PHP qua web server, có hai lựa chọn phổ biến là: chạy bằng CGI của PHP, hoặc chạy như một PHP-FPM. Vậy hai cách này có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu ở trong phần tiếp theo của bài viết này.

PHP-CGI

PHP-CGI là một giao thức truyền tin giữa một web server và một chương tình CGI. Một chương trình CGI là bất kỳ chương trình nào được thiết kế để nhận và trả về dữ liệu theo các tiêu chuẩn CGI. Về cơ bản thì đây là một cách để chạy script phía server (PHP, Perl, Python) khi có HTTP request.

Việc chạy ứng dụng trên web server bằng cách thực thi script PHP với ứng dụng CGI rất kém hiệu quả và ít khi được sử dụng vì mỗi khi code PHP cần được thực thi thì lại phải có một process mới. Tuy nhiên, PHP sẽ đọc cài đặt mỗi khi người dùng load một trang. Vì vậy nếu PHP chạy dưới dạng module, mọi thay đổi trong file php.ini sẽ không có hiệu lực cho đến khi người dùng restart lại web server. Vì vậy, CGI thường được sử dụng trong trường hợp người dùng cần kiểm tra nhiều cài đặt và xem các phản hồi tức thì của chúng.

Bên cạnh đó, việc chạy ứng dụng trên CGI là nó giữ cho việc thực thi mã được tách biệt khởi web server, giúp tăng thêm khả năng bảo mật cho hệ thống. Chẳng hạn, một script PHP lỗi hoặc không an toàn được thực thi qua PHP-CGI sẽ không thể ảnh hưởng đến bảo mật của bất kỳ file nào khác nằm ngoài miền nó được host.

Ưu điểm

  • Bảo mật tốt hơn FPM vì code được thực thi hoàn toàn độc lập với web server.

Nhược điểm

PHP-FPM

Đây là một daemon FastCGI thay thế cho PHP, giúp các website có thể xử lý tải nặng nhanh hơn thông qua việc lưu trữ các pool. PHP-FPM nhanh hơn so với các phương pháp dựa trên CGI truyền thống như SUPHP. Ngoài ra, triển khai này cũng không làm quá tải bộ nhớ của hệ thống vì process Apache.

Một số tính năng của PHP-FPM gồm có:

  • Số liệu thống kê cơ bản (mod_status của Apache).
  • Quản lý quy trình nâng cao.
  • Khởi động các worker với php.ini khác nhau.
  • Logging Stdout & stderr.
  • Restart khẩn cấp trong trường hợp vô tình làm hỏng bộ nhớ cache opcode.
  • Tăng tốc độ upload.
  • Hỗ trợ slowlog.

Ưu điểm

  • Cách chạy ứng dụng hiện đại, tối ưu.
  • Hiệu năng mạnh mẽ, tiêu thụ tài nguyên thấp.
  • Footprint bộ nhớ nhỏ hơn, reload dễ dàng mà không cần dừng các truy vấn khác.

Nhược điểm

  • Bảo mật kém hơn so với PHP-CGI.
  • Cần cấu hình nhiều hơn PHP-CGI.

Nói chung, nếu bạn sở hữu website có traffic lớn và tài nguyên server thấp thì PHP-FPM sẽ là một lựa chọn hợp lý. Mặt khác, các website cơ bản nên sử dụng PHP-CGI vì khả năng thực thi code PHP tốt hơn, đồng thời cũng không sử dụng quá nhiều tài nguyên của các website nhỏ.

Cách sử dụng PHP-FPM với cPanel và EasyApache

Việc kích hoạt và cấu hình PHP-FPM trong cPanel & WHM tương đối đơn giản. Người dùng có thể tùy chọn miền sử dụng PHP-FPM và đặt các biến cấu hình có thể ảnh hưởng đến PHP-FPM.

Trước hết, hãy bật System PHP-FPM trong MultiPHP Manager.

turn on

Sau khi bật lên, WHM vẫn chưa kích hoạt PHP-FPM cho mọi domain có sẵn.

Ta có thể buộc mọi tài khoản trên server sử dụng PHP-FPM bằng cách click vào nút Convert All Accounts to PHP-FPM

convert all accounts to php-fpm

Ngoài ra, ta cũng có thể kích hoạt PHP-FPM cho từng domain trong bảng ở cuối trang.

Chọn domain rồi nhấn vào On trong menu drop-down như hình bên dưới:

kích hoạt PHP-FPM cho từng domain

Cấu hình PHP-FPM trong cPanel

Sau khi kích hoạt PHP-FPM, ta có thể cấu hình các cài đặt mặc định của của thống và cả cài đặt cho từng domain cụ thể trong MultiPHP Manager.

Click vào tab System PHP-FPM Configuration.

Click vào tab System PHP-FPM Configuration.

Có ba cài đặt pool cho người dùng thay đổi. Các giá trị mặc định gồm có:

  • Max Requests: Số lượng request mỗi worker nên thực thi trước khi tự restart. Cài đặt này giúp hạn chế việc rò rỉ bộ nhớ. Giá trị mặc định 20 tương đối ổn với hầu hết các web hosting, nhưng ta nên đặt thành 40 hoặc 60 với các server có traffic lớn.
  • Process Idle Timeout: Xác định thời gian chờ của các worker rảnh rỗi (idle) trước khi tự tắt. Các worker rảnh rỗi này dù không tiêu thụ tài nguyên, nhưng ta vẫn nên tắt các worker này sớm để giảm thời gian khởi tạo. Giá trị mặc định là 10, tương đối thấp với nhiều server có traffic lớn.
  • Max Children: Số lượng worker tối đa trong mỗi pool, gái trị mặc định là 5.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến những giá trị thiết lập tối ưu, bao gồm cả code server chạy và số lượng RAM mà hệ thống có.

Cách hoạt động của module cPanel PHP-FPM là gì?

Giao diện của WHM có hầu hết các cấu hình cài đặt quan trọng, người dùng có thể tham khảo thêm trong tài liệu của PHP. Để thêm hoặc chỉnh sửa các cài đặt, ta cần chỉnh sửa file config trên command line của server, hoặc trong cPanel & WHM File Manager.

Hai file config hệ thống quan trọng nhất là:

  • /var/cpanel/ApachePHPFPM/system.yaml
  • /var/cpanel/ApachePHPFPM/system_pool_defaults.yaml

WHM không tạo ra các file này vì hệ thống không cần đến, tuy nhiên người dùng vẫn có thể dễ dàng tạo và thêm directive để ghi đề các thiết lập mặc định như sau:

touch /var/cpanel/ApachePHPFPM/system.yaml
touch /var/cpanel/ApachePHPFPM/system_pool_defaults.yaml

Tạo directory:

mkdir -p /var/cpanel/ApachePHPFPM/

Trong các file này, nhập các directive khác để ghi đè lên directive mặc định của hệ thống. Chẳng hạn, nếu bạn muốn đổi emergency_restart_threshold từ giá trị mặc định 0 thành 10 thì file system_pool_defaults.yaml sẽ có dạng như sau:

file system_pool_defaults.yaml

Lưu ý: Trong tài liệu của PHP còn có một số directive được định dạng bằng dấu chấm (.) hay nhiều kí tự khác. Khi thêm các directive vào file config, những ký tự này sẽ được thay thành dấu “_”.

Tạo User Pool trong PHP-FPM

Bây giờ ta sẽ tìm hiểu cách tạo và cấu hình user pool thủ công trong PHP-FPM. Đây là nhóm các worker được sử dụng bởi trang host trên miền của server người dùng.

Module PHP-FPM tạo một worker pool cho một miền nếu nó xác định được một file config trong:

/var/cpanel/userdata/[user]/[domain].php_fpm.yaml

Trong đó, thay [user] và [domain] thành các giá trị tương ứng dụng server. Ta có thể tạo file này hoặc activate PHP-FPM cho một domain cụ thể trong WHM để tự động tạo file:

activate PHP-FPM

Cũng như các file hệ thống, ta có thể thêm directive để cấu hình user pool. Sau khi tạo và chỉnh sửa file .yaml xong, chạy lệnh sau để thêm directive vào file config của Apache và đồng thời restart lại PHP-FPM:

/scripts/php_fpm_config – rebuild

Cách cấu hình PHP-FPM với NGINX

Yêu cầu:

  • Có khả năng mở một SSH session trên hệ thống Ubuntu 18.05 bằng root hay sudo user.
  • Cài đặt sẵn NGINX và PHP trên hê thống.

Cài đặt PHP-FPM

Nginx không thể tự chạy script PHP mà cần một module như PHP-FPM để có thể quản lý script PHP hiệu quả. Mặt khác, PHP-FPM lại hoạt động ngoài môi trường Nginx bằng cách tạo ra chính process của riêng nó. Vì vậy, khi người dùng yêu cầu một trang PHP thì server nginx sẽ chuyển nó đến dịch vụ PHP-FPM thông qua FastCGI.

Quá trình cài đặt PHP-FPM trong Ubuntu 18.05 tùy vào phiên bản PHP, bạn có thể kiểm tra tài liệu sử dụng trước khi bắt đầu bước này. Đoạn code dưới đây cho phép cài đặt FPM trên phiên bản PHP 7.3:

# apt-get install php7.3-fpm

Dịch vụ FPM sẽ tự động khởi chạy sau khi quá trình hoàn tất. Người dùng có thể xác thực việc cài đặt bằng lệnh systemd sau:

# systemctl status php7.3-fpm
● php7.3-fpm.service - The PHP 7.3 FastCGI Process Manager
   Loaded: loaded (/lib/systemd/system/php7.3-fpm.service; enabled; vendor preset: enabled)
   Active: active (running) since Sun 2019-02-17 06:29:31 UTC; 30s ago
     Docs: man:php-fpm7.3(8)
 Main PID: 32210 (php-fpm7.3)
   Status: "Processes active: 0, idle: 2, Requests: 0, slow: 0, Traffic: 0req/sec"
    Tasks: 3 (limit: 1152)
   CGroup: /system.slice/php7.3-fpm.service
           ├─32210 php-fpm: master process (/etc/php/7.3/fpm/php-fpm.conf)
           ├─32235 php-fpm: pool www
           └─32236 php-fpm: pool www

Cấu hình PHP-FPM Pool

Dịch vụ php-fpm có tạo một pool mặc định, cấu hình của pool này có thể được tìm thấy trong folder /etc/php/7.3/fpm/pool.d. Người dùng có thể tùy chỉnh pool mặc định theo ý muốn, nhưng ta nên tạo các pool riêng biệt để có thể kiểm soát việc phân bổ tài nguyên cho mỗi FPM process tốt hơn.

Ngoài ra, việc phân tách các pool cũng cho phép chung chạy độc lập với nhau, khi đó mỗi ứng dụng php có thể được cấu hình bằng các cài đặt cache của riêng nó qua PHP-FPM. Mọi thay đổi trong cấu hình của một pool sẽ không yêu cầu người dùng dừng hay khởi động bất kỳ pool nào khác.

Bây giờ hãy cũng tạo một pool FPM để chạy ứng dụng PHP thông qua một user riêng biệt. Trước tiên, tạo user mới có các đặc quyền riêng với pool:

# groupadd wordpress_user
# useradd -g wordpress_user wordpress_user

Tiếp theo, chuyển sang directory cấu hình của FPM để tạo một file config bằng text editor bất kỳ:

# cd /etc/php/7.3/fpm/pool.d
# vi wordpress_pool.conf
[wordpress_site]
user = wordpress_user
group = wordpress_user
listen = /var/run/php7.2-fpm-wordpress-site.sock
listen.owner = www-data
listen.group = www-data
php_admin_value[disable_functions] = exec,passthru,shell_exec,system
php_admin_flag[allow_url_fopen] = off
; Choose how the process manager will control the number of child processes. 
pm = dynamic 
pm.max_children = 75 
pm.start_servers = 10 
pm.min_spare_servers = 5 
pm.max_spare_servers = 20 
pm.process_idle_timeout = 10s

Thông tin chi tiết về các tùy chọn cấu hình và giá trị:

  • [wordpress_site]: Tên của pool, không được trùng nhau.
  • user and group: User và group mà pool sẽ chạy.
  • listen: Tên socket file của pool.
  • listen.owner and listen.group: Trùng với user và group mà nginx đang chạy.
  • php_admin_value: Cho phép đặt các giá trị cấu hình PHP tùy chỉnh.
  • php_admin_flag: Cho phép đặt boolean flag.
  • pm: Cài đặt trình quản lý các process, giá trị Dynamic cho biết số lượng process con được đặt động, dựa trên các directive dưới đây:
  • pm.max_children: Số lượng con (children) tối đa có thể tồn tại cùng lúc.
  • pm.start_servers: Số lượng children được tạo khi khởi động.
  • pm.min_spare_servers: Số lượng children tối thiểu ở trạng thái ‘idle’ (rảnh rỗi – đang đợi xử lý). Nếu số lượng idle process nhỏ hơn giá trị này, một số children sẽ được tạo thêm.
  • pm.max_spare_servers: Số lượng children tối đa ở trạng thái ‘idle’. Nếu số lượng idle process lớn hơn thì một số children sẽ bị hủy.
  • pm.process_idle_timeout: Số lượng idle process tối đa, chỉ dùng khi giá trị của pm được đặt thành Dynamic.

Bên cạnh đó, ta cũng có thể truyền một số biến môi trường hệ thống vào dịch vụ php-fpm bằng các lệnh như nv['PHP_FOO'] = $bar.

Chẳng hạn, ta có thể thêm option sau vào file config để đặt hostname và vị trí folder tạm thời cho môi trường PHP.

...
...
env[HOSTNAME] = $HOSTNAME
env[TMP] = /tmp
...
...

Ngoài ra, các cài đặt cho process manager ở file config của pool ở trên được đặt thành động. Một số tùy chọn khác gồm có:

  • Static: Số lượng process PHP duy trì sẽ được cố định.
  • ondemand: Không tạo children khi khởi động. Các children sẽ được phân nhánh (fork) khi nhận được request mới từ server.

Sau khi hoàn tất việc tạo file config, restart lại dịch vụ fpm để áp dụng các thay đổi mới:

# systemctl start php7.3-fpm

FPM pool sẽ được tạo ngay lập tức để phục vụ các trang PHP. Lưu ý rằng ta cũng có thể tạo một dịch vụ systemd bằng cách chỉ định những file config FPM ở trên để khởi động/dừng các pool mà không ảnh hưởng nhau.

Cấu hình NGINX cho PHP-FPM

Bây giờ ta cần tạo một server block NGINX để sử dụng pool vừa tạo ở trên. Cụ thể, chỉnh sửa file config NGINX rồi truyền đường dẫn đến file socket bằng option fastcgi_pass:

server 
         listen       80;
         server_name  example.journaldev.com;
         root         /var/www/html/wordpress;

         access_log /var/log/nginx/example.journaldev.com-access.log;
         error_log  /var/log/nginx/example.journaldev.com-error.log error;
         index index.html index.htm index.php;

         location / 
                      try_files $uri $uri/ /index.php$is_args$args;
         

         location ~ .php$ 
            fastcgi_split_path_info ^(.+.php)(/.+)$;
            fastcgi_pass unix:/var/run/php7.2-fpm-wordpress-site.sock;
            fastcgi_index index.php;
            include fastcgi.conf;
    
Cấu hình NGINX cho PHP-FPM

Đảm bảo cú pháp các cấu hình đều chính xác, sau đó restart lại NGINX bằng lệnh sau:

# nginx-t
# systemctl restart nginx

Kiểm tra cấu hình PHP-FPM NGINX

Để kiểm tra xem file config NGINX có đang sử dụng pool FPM ở trên hay không, ta cần tạo một file PHP info trong web root bằng lệnh sau:

# cd /var/www/html/wordpress
# echo "" > info.php

Trong đó thay phần đường dẫn /var/www/html/wordpress thành giá trị tương ứng của môi trường.

Tiếp theo, trỏ trình duyệt web đến trang PHP info vừa tạo. Để ý rằng các biến $_SERVER[‘USER’]$_SERVER[‘HOME’] đều đang trỏ đến wordpress_user/home/wordpress_user đã được thiết lập trong file config FPM ở bước trước. Vì vậy có thể yên tâm rằng NGINX đang phục vụ các trang PHP sử dụng FPM pool ta đã tạo.

Những câu hỏi thường gặp về PHP-FPM

PHP-FPM có tốt hơn không?

PHP-FPM nhanh hơn các phương pháp dựa trên CGI truyền thống, chẳng hạn như SUPHP, cho môi trường PHP nhiều người dùng. Nó không làm quá tải bộ nhớ của hệ thống với PHP từ các quy trình Apache. Các tính năng của PHP-FPM bao gồm: Sinh sản quy trình thích ứng

FPM là viết tắt của từ gì trong PHP-FPM?

FPM (FastCGI Process Manager) là một triển khai FastCGI PHP chính có chứa một số tính năng (chủ yếu) hữu ích cho các trang web tải nặng.

WordPress có cần PHP-FPM không?

Để chạy WordPress, bạn cần một máy chủ web, máy chủ cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ kịch bản PHP. Để WordPress hoạt động ở mức hiệu suất tối đa, bạn phải định cấu hình nhiều máy chủ khác nhau này theo cài đặt được đề xuất của WordPress.

Làm cách nào để start PHP-FPM?

Trên Windows:
Open Services trong Management Console: Start > Run > “services.msc” > OK.
Chọn php-fpm từ list.
Nhấn chuột phải và chọn Start.

PHP-FPM có an toàn không?

Vì mỗi yêu cầu được xử lý bởi một quy trình riêng biệt (được sử dụng lại) trong PHP-FPM, nên an toàn khi sử dụng mô-đun với PHP-FPM.

Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được về PHP-FPM là gì và cách cấu hình PHP-FPM dành cho bạn. Nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến, mời bạn để lại bình luận phía dưới bài viết này. Việt Nét xin chân thành cảm ơn bạn đã quan tâm!

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Hướng dẫn cài đặt SQL Server Management Studio từ A-Z

Sơ lược về SQL Server Management Studio

SQL Server Management Studio là gì?

SQL Server Management Studio (SSMS) là một ứng dụng phần mềm được giới thiệu lần đầu với Microsoft SQL Server 2005, được sử dụng để cấu hình, quản lý tất cả các thành phần trong Microsoft SQL Server. Công cụ này cho phép người dùng truy vấn, quản lý và thiết kế database trên một máy tính cục bộ hay trên cloud.

SQL Server Management Studio (SSMS) là gì?
SQL Server Management Studio (SSMS) là gì?

Ngoài ra, SSMS còn là môi trường tích hợp có thể quản lý bất kỳ cơ sở hạ tầng nào dựa trên SQL, trong đó có cả SQL server và Azure SQL Database.

Phiên bản mới nhất hiện tại của SQL Server Management Studio là 18.10, ra mắt vào ngày 5/10/2021, bổ sung thêm nhiều tính năng mới như Analysis Services, Import Flat File,…

Những yếu tố cần thiết để cài đặt SQL Server Management Studio

Trước hết, để cài đặt SQL Server Management Studio thì người dùng cần có hệ thống 64-bit với các yêu cầu sau:

  • Operating Systems: Windows 11/8.1 (64 bit), Windows 10 version 1607 hoặc mới hơn (64-bit), Windows Server 2008 R2/2012/2012 R2/2016/2019/2022 (64-bit)
  • Processor: 1.8 GHz hoặc mạnh hơn x86 (AMD hoặc Intel), Dual-core hoặc mạnh hơn
  • RAM: 4GB hoặc hơn, tối thiểu 2.5GB trên máy ảo
  • Hard disk: Còn trống từ 2GB đến 10GB

Lưu ý: SSSS phiên bản 32-bit chỉ có thể chạy được trên Windows. Nếu người dùng muốn sử dụng trên các hệ điều hành khác thì có thể sử dụng Azure Data Studio.

Hướng dẫn download và cài đặt SQL Server Management Studio

Để cài đặt SQL Server Management Studio người dùng có thể làm theo hướng dẫn theo hai cách dưới đây:

Cách 1: Cài đặt thủ công

Bước 1: Bạn truy cập tại đây để download SQL Server Management Studio phiên bản mới nhất.

Bước 2: Sau đó double click vào file .exe vừa download.

Bước 3: Chọn vị trí cài đặt phần mềm.

Chọn vị trí cài đặt phần mềm
Chọn vị trí cài đặt phần mềm

Bước 4: Sau đó màn hình sẽ hiển thị như bên dưới đây.

Quá trình cài đặt SQL Server Management Studio
Quá trình cài đặt SSSS

Bước 5: Sau khi quá trình hoàn tất, ta sẽ thấy thông báo “Setup Completed” như ảnh dưới đây.

Hoàn thành cài đặt SQL Server Management Studio
Hoàn thành cài đặt SSSS

Cách 2: Cài đặt bằng CMD

Ta hoàn toàn có thể cài đặt SQL Server Management Studio thông qua command prompt theo các bước sau:

Bước 1: Nhập cmd vào thanh tìm kiếm trên taskbar, click chuột phải vào Command Prompt rồi chọn Run as administrator, sau đó nhấn vào Yes trong cửa sổ.

Bước 2: Copy – paste lệnh dưới đây rồi nhấn Enter. Lưu ý thay phần in đậm thành đường dẫn lưu package của SSMS tương ứng:

start "" /w <path where SSMS-Setup-ENU.exe file is located> /Quiet SSMSInstallRoot=

Lưu ý: Nếu người dùng muốn kiểm tra UI của trình cài đặt thì hãy thay /Quiet thành /Passive trong lệnh.

Bước 3: Đợi quá trình hoàn tất.

Hướng dẫn sử dụng SQL Server Management Studio

Sau khi hoàn thành việc cài đặt phần mềm, phần này sẽ hướng dẫn người dùng các sử dụng SSMS cơ bản.

Bước 1: Nhập SQL vào trong thanh tìm kiếm rồi chọn Microsoft SQL Server Management Studio 18.

Tìm kiếm Microsoft SQL Server Management Studio 18

Bước 2: Chọn loại Server, tên Server, Username và Password trong các hộp hiển thị ở trên màn hình để kết nối đến server. Cụ thể:

  • Server type: có 5 loại server để lựa chọn tùy thuộc vào từng nhu cầu: Database Engine, Analysis Services, Reporting Services, Integration Services, và Azure-SSIS Integration Runtime.
  • Server name: Tên của server cài đặt MS SQL Server. Thường thì ta có thể chọn là “Instance“.
  • Authentication: Cài đặt mặc định là Windows Authentication.
  • Username và Password: Nếu cài đặt ở trên không chọn Windows Authentication thì người dùng phải nhập username và password cụ thể.

Bước 3: Cuối cùng là nhấn vào Connect để kết nối đến SQL Server Management Studio.

Kết nối đến SQL Server Management Studio
Kết nối đến SQL Server Management

Lời kết

Như vậy với hướng dẫn trên, bạn hoàn toàn có thể tự cài đặt SQL Server Management Studio nhanh chóng và hiệu quả. Nếu có bất kỳ chia sẻ hoặc góp ý đừng ngại để lại bình luận phía dưới nhé. Chúc bạn thành công.

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Hướng dẫn cách tạo Blogspot đơn giản & chuyên nghiệp | Việt Nét

Blog là gì?

Blog là trạng web trực tuyến thường dùng để xuất bản nội dung cá nhân, suy nghĩ hay quan điểm của bạn. Khi bạn xuất bản nội dung trên blog được gọi là một bài đăng trên blog.

Blog là gì?
Blog là gì?

>> Xem thêm: Blog là gì? Tất tần tật về Blog và cách viết blog

Trên blog, bạn có thể chia sẻ các giá trị thông tin trên Internet hay kiến ​​thức của mình với đông đảo người dùng. Bạn có thể chia sẻ tin tức xã hội, chính trị, quan hệ quốc tế, kinh tế, tiếp thị,… với mọi người.

Blogspot là gì?

Blogspot là một sản phẩm của Google, nơi bạn có thể tạo blog của mình miễn phí. Trên blog này, bạn có thể chia sẻ các bài đăng blog thông thường. Nếu bạn chưa quen với việc viết blog, thì bạn có thể thử sử dụng blogspot trên Blogger, tại đây cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về việc viết blog rằng mọi thứ hoạt động như thế nào. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về cách tạo blog BlogSpot trên Blogger miễn phí

Blogspot là gì?
Blogspot là gì?

Cách tạo Blogspot trên Blogger miễn phí

Dưới đây là tóm tắt một số bước về cách tạo Blogspot miễn phí trên Blogger.

Bước 1: Truy cập Blogger.com > Click chọn “Tạo blog của bạn” > Đăng nhập bằng tài khoản Gmail của bạn.

Cách tạo blogspot
Cách tạo blogspot

Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công bằng tài khoản Google để tạo Blogspot. Chọn URL và tên miền cho trang blog của mình.

Bước 3: Chọn tiêu đề cho Blog của bạn và viết một cách ngắn gọn trong 100 ký tự.

Chọn tiêu đề
Chọn tiêu đề

Bước 4: Bước tiếp theo là đặt URL, nơi bạn chỉ đặt một URL duy nhất cho blog của mình.

Chọn URL
Chọn URL

Cố gắng chọn một URL tùy chỉnh có thể phản ánh thương hiệu của blog của bạn. Giả sử muốn tạo Blog Việt Nét có liên quan đến các sản phẩm Web Hosting hay thuê VPS, thì có thể chọn một URL như vietnet.blogspot.com. Điều này sẽ giúp ích cho việc SEO blog của bạn và blog cơ hội xuất hiện trong việc tìm kiếm từ khóa.

Blogspot trên Blogger của bạn đã được tạo và hoạt động cho người đọc. Sau khi tạo blog thành công, bạn sẽ nhận được email trên tài khoản Gmail của mình để thông báo về blog. Xác nhận email đó để cập nhật blog.

Thiết lập cài đặt cho Blogspot

Phần trên Việt Nét đã hướng dẫn cách tạo Blogspot, bước tiếp theo là cài đặt các phần cơ bản có trên trang. Cài đặt Blogger cho phép bạn đặt blog của mình ở chế độ riêng tư hoặc công khai. Bạn cũng có thể thúc đẩy SEO Blogger. Dưới đây là một số thành phần bạn có thể bổ sung và cập nhật tại đây.

Truy cập Blogger Dashboard> Cài đặt.

Cài đặt cơ bản
Cài đặt cơ bản
  • Tiêu đề: Tiêu đề để hiện thị tên cho trang blog của bạn.
  • Mô tả: Mô tả ngắn gọn nội dung, thông tin cá nhân, blog của bạn.
  • Ngôn ngữ trên Blog: Chọn ngôn ngữ bạn muốn hiển thị trên Blog.
  • Nội dung người lớn: Gồm hiển thị cahr báo cho người đọc blog và yêu cầu xác nhận độ tuổi, tại đây bạn có thể tắt hết.
  • Mã thuộc tính Google Analytics: Gắn thuộc tính GA giúp bạn theo dõi lưu lượng truy cập trên Google Analytics một cách dễ dàng.
  • Biểu tượng trang web: Chọn hình ảnh biểu tượng trang web blog của bạn, giúp tăng giá trị thương hiệu cá nhân.
  • Bảo mật – Hiển thị với các công cụ tìm kiếm: Phần này nếu bạn muốn tối ưu SEO thì bạn bật lên để Google đọc được nội dung của bạn. Nếu bạn không muốn public nội dung thì có thể tắt chức năng này.

Tiếp theo là thiết lập cài đặt cho phần publish bài viết:

Cài đặt quyền
Cài đặt quyền
  • Cài đặt xuất bản cho phép bạn chọn một miền phụ của URL Blogspot. Bạn cũng có thể thiết lập một tên miền khác chuyên nghiệp cho blog Blogger.
  • Địa chỉ Blog: URL miền phụ của blog Blogger của bạn.
  • Tùy chỉnh tên miền: Điều này cho phép bạn chọn một tên miền tùy chỉnh cho blog Blogger.
  • HTTPS: Cho phép bạn phân phát nội dung qua máy chủ bảo mật bằng HTTPS, chứng chỉ SSL.
  • Quyền: Trong cài đặt quyền, bạn có thể mời tác giả viết trên Blogspotcủa mình.
Cài đặt bài đăng
Cài đặt bài đăng

Phần cài đặt bài Post, cho phép bạn chọn cài đặt cho tất cả các bài đăng trên blog được xuất bản trên blog. Gồm phần bình luận, hộp hình ảnh, mẫu bài đăng,…

  • Số bài đăng: Bạn có thể đặt số lượng bài đăng sẽ được hiển thị trên trang chủ của blog.
  • Hộp đền hình ảnh: Sẽ hiển thị lớp phủ trưng bày trên hình ảnh.
  • Comment Settings: Giữ nguyên các cài đặt này.
Cài đặt Email
Cài đặt Email
  • Email: Cho phép bạn thêm người nhận email vào blog của mình. Tất cả các email đang hoạt động và đang chờ xử lý sẽ được hiển thị trong phần này.
  • Định dạng: Cho phép bạn chọn múi giờ, định dạng tiêu đề ngày và Định dạng dấu thời gian, bạn có thể tùy chọn múi giờ cho blog của mình.

Cài đặt tối ưu SEO cho Blogspot

Cài đặt Search Engine Optimization (SEO) của Blogspot. Các cài đặt này cần thiết để blog có cơ hội xuất hiện trong kết quả của công cụ tìm kiếm.

>> Xem thêm: SEO là gì? Những kiến thức cơ bản về SEO cho người mới bắt đầu

Cài đặt Blogspot tối ưu SEO
Cài đặt Blogspot tối ưu SEO
  • Thẻ meta: Bật mô tả meta cho blog của bạn, cho phép tùy chọn tìm kiếm với mọi bài đăng trên blog để đặt mô tả cho các bài đăng trên blog.
  • Lỗi và chuyển hướng – Tùy chỉnh 404: Nếu bạn đã xóa bất kỳ trang nào, hãy chuyển hướng URL trang đó đến một URL khác bằng cách click chọn lệnh chuyển hướng tùy chỉnh.
  • Bật robots.txt tùy chỉnh: Bạn có thể giữ nguyên các cài đặt này. Nếu bạn là người dùng thành thạo, thì bạn có thể đặt robots.txt tùy chỉnh nâng cao cho blog Blogger.
  • Bật thẻ tiêu đề robot tùy chỉnh: Để mặc định nếu muốn, nhưng nếu bạn thực sự muốn nâng cao các cài đặt này, hãy làm theo hướng dẫn về thẻ tiêu đề robot tùy chỉnh cho blog Blogger.
  • Google Search Console: Kết nối blogspot của bạn với Google Search Console để submit index nhanh hơn và giúp bạn theo dõi các chỉ số SEO dễ dàng.
Cài đặt nguồn cấp dữ liệu trang web
Cài đặt nguồn cấp dữ liệu trang web

Bật file ads.txt tùy chỉnh: Bạn có thể bật tùy chọn này nếu được Advertised yêu cầu bạn cấp quyền truy cập vào file ads.txt.

Đây là những cài đặt xuất bản và thiết lập SEO cơ bản cho blog Blogger. Bây giờ chúng ta chuyển sang bước tiếp theo của thiết kế Blogger.

Cách tạo Blogspot đẹp

Dưới đây là các bước cơ bản để bắt đầu xây dựng và thiết kế một trang blog đẹp dành cho bạn.

Thay đổi theme của Blogger, nâng cao giao diện người dùng.

Thiết kế ban đầu của Blogger rất đơn giản, nó không mang lại giao diện chuyên nghiệp cho blog của bạn. Việt Nét khuyên bạn nên thay đổi theme Blogger với các tiêu chí sau:

  • Theme Blogger phải có điểm Google PageSpeed Insight cao, vì bản cập nhật quan trọng web cốt lõi sẽ ảnh hưởng đến tất cả các kết quả tìm kiếm.
  • Tính thân thiện với SEO của theme: Chứa các thẻ Schema Markup, thẻ HTML5 Semantics.
  • Responsive và thân thiện với Google AdSense: Chọn một mẫu responsive thân thiện với Adsense.

Còn cách tìm theme và upload theme như thế nào, bạn có thể search Google và tìm hiểu thêm phần này nhé.

>> Xem thêm: So sánh Blogspot và WordPress nền tảng nào tốt hơn

Làm thế nào để viết một bài đăng trên Blogspot?

Bạn có thể viết một bài đăng blog trong Blogspot từ phần bảng điều khiển, hãy cuộn đến phần mặc định của giao diện.

Tạo một bài đăng mới

Truy cập trang tổng quan Blogspot > Chọn “Bài đăng” như hình dưới đây để bắt đầu tạo bài đăng mới tên Blogspot.

Tạo bài đăng mới
Tạo bài đăng mới

Viết một bài đăng trên blog

Bạn có thể viết một bài đăng trên blog ở chế độ HTML hoặc Compose. Ở chế độ HTML, bạn có thể tạo bài đăng trên blog bằng code HTML.

  • Nhập tiêu đề của bài đăng trên blog của bạn.
  • Biểu tượng bút chì: Nhấp vào biểu tượng này để chuyển đổi giữa chế composed và chế độ HTML.
  • Undo and Redo: Các tùy chọn này sẽ hoạt động như tên của nó.
  • Tùy chỉnh font chữ: Cho phép bạn chọn một tiêu đề, tiêu đề phụ, kích thước phông chữ, font family,…
  • Font chữ: Cho phép bạn thêm kiểu vào font chữ được sử dụng trong nội dung.
  • File đính kèm: Đính kèm các phương tiện như hình ảnh, video YouTube, video vào bài đăng trên blog.

Cài đặt bài đăng và xuất bản:

  • Thêm label: Thêm label vào bài đăng trên blog của bạn. Giả sử bạn đang viết nội dung về thể thao, chính trị, môi trường,… Bạn có thể gắn label cho mọi nội dung theo chủ đề của nó. Điều này sẽ giúp bạn cũng như khách truy cập của bạn dễ dàng tìm thấy nội dung liên quan.
  • Xuất bản: Ngày xuất bản nội dung.
  • Liên kết hoặc liên kết cố định: Đặt liên kết cố định cho bài đăng của bạn. Permalink phải luôn ở dạng chữ nhỏ.
  • Vị trí: Thêm vị trí nếu bạn thích hoặc không thì có thể bỏ qua.
  • Mô tả tìm kiếm: Nhập mô tả nội dung bằng 150 chữ cái giúp hiển thị cùng với kết quả tìm kiếm của blog.
  • Options: Tùy chọn này sẽ xuất hiện nếu bạn bật các thẻ tiêu đề robot tùy chỉnh.

Đừng mong đợi nội dung blog của bạn sẽ có sẵn với công cụ tìm kiếm từ những ngày đầu vì nó cần phải thêm một chút thời gian. Bạn phải viết nội dung thường xuyên để thành công trong việc viết blog, đặc biệt là nội dung chuẩn SEO.

Sau khi viết nội dung tốt, bạn cũng có thể đăng ký Adsense để kiếm doanh thu. Nhưng trước khi đăng ký, hãy tìm hiểu cách để được chấp thuận cho Adsense. Hoặc có thể tham khảo một số cách viết blog kiếm tiền để kiếm thêm thư nhập cho mình

Lời kết

Qua bài viết hướng dẫn cách tạo Blogspot này, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và thông tin hữu ích để có thể tự tay mình tạo một blog đẹp, chuyên nghiệp và có thể tận dụng để kiếm tiền ngay trên blog của mình nhé.

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Visual Basic là gì? Ngôn ngữ lập trình Visual Basic | Việt Nét

Ngôn ngữ Visual Basic là gì?

Visual Basic viết tắt là VB là một ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện (Event Driven) và môi trường phát triển tích hợp IDE kết bó.

Visual Basic là gì?
Visual Basic là gì?

Visual là sản phẩm của Microsoft được phát triển với mục đích chính là liên kết mọi đối tượng trong cùng một ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ nhiều trong quá trình thiết kế giao diện cho người dùng và được phần lớn các lập trình viên sử dụng.

Ý nghĩa của Visual Basic

Visual Basic là gì? Đã được làm rõ ở phần trên, dưới đây Việt Nét sẽ giải thích về ý nghĩa của chữ Visual Basic đơn giản và dễ hiểu hơn.

Ý nghĩa ngôn ngữ lập trình Visual Basic
Ý nghĩa ngôn ngữ lập trình Visual Basic

Visual có nghĩa là hình ảnh trực quan đề cập đến việc được sử dụng để tạo giao diện đồ họa cho người dùng (Graphical User Interface – GUI). Phần hình ảnh bạn có thể sắp xếp và quyết định các đặc tính của chúng lên một khung màn hình gọi là form (Giống form trong Access). Nếu bạn đã sử dụng qua các công cụ vẽ như Pain thì những kỹ năng này cần thiết trong quá trình sử dụng Visual Basic.

Basic là nói đến ngôn ngữ Basic (Beginner’s All-purpose Symbolic Instruction Code) là một ngôn ngữ lập trình cơ bản, dễ học.

Lịch sử của Visual Basic

Visual Basic (VB) đầu tiên được phát triển bởi Alan Cooper, sau đó được Microsoft mua lại và phát triển hơn. VB đã được thay thế bằng Visual Basic.NET

Đó là một hệ thống lập trình máy tính do Microsoft phát triển và sở hữu. Visual Basic ban đầu được tạo ra để giúp việc viết chương trình cho hệ điều hành máy tính Windows trở nên dễ dàng hơn. Cơ sở của Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình trước đó gọi là BASIC được phát minh bởi các giáo sư John Kemeny và Thomas Kurtz của Đại học Dartmouth.

Visual Basic.NET
Visual Basic.NET

Visual Basic thường được dùng để chỉ sử dụng các chữ cái đầu, VB. Visual Basic là hệ thống lập trình máy tính được sử dụng rộng rãi nhất trong lịch sử phần mềm. Phiên bản cũ của Visual Basic bắt nguồn lớn từ BASIC để phát triển giao diện người dùng (GUI) theo mô hình phát triển ứng dụng nhanh, DAO, RDO, ADO và lập các điều khiển và đối tượng ActiveX.

Thành phần của ngôn ngữ lập trình Visual Basic

Trong một ứng dụng được phát triển bởi Visual Basic gồm 2 phần:

  • Form: Đây chính là giap diện chính vì người dùng sẽ tương tác, làm việc thông qua thành phần này.
  • Code: Đây là phần cấu trúc được thiết lập bởi các lập trình viên. Và họ sẽ thiế lập ra các chương trình, lệnh phù hợp với mục đích sử dụng.

Visual Basic có phải chỉ là một ngôn ngữ lập trình không?

Visual Basic là một trong những hệ thống đầu tiên giúp việc viết chương trình cho hệ điều hành Windows trở lên thực tế hơn. Điều này thực hiện được vì VB bao gồm các công cụ phần mềm để tự động tạo lập trình chi tiết theo yêu cầu của Windows, tận dụng tối đa cách thức hoạt động của Windows bằng cách cho phép các lập trình viên “vẽ” hệ thống của họ bằng chuột trên máy tính, đó là lý do tại sao lại được gọi là “Visual” Basic.

Visual Basic cũng cung cấp một kiến ​​trúc phần mềm hoàn chỉnh và độc đáo. “Kiến trúc” là cách các chương trình máy tính, chẳng hạn như chương trình Windows và VB, hoạt động cùng nhau. Một trong những lý do chính tại sao Visual Basic lại rất thành công là nó bao gồm mọi thứ cần thiết để viết chương trình cho Windows.

Tính năng của Visual Basic

Một số tính năng của Visual Basic là gì?

  • Visual Basic hỗ trợ trong quá trình điều khiển đối tượng cung cấp và giúp tiết kiệm thời gian cho các lập trình viên.
  • Mỗi khi thực thi một chương trình thì Visual Basic xuất ra luôn kết quả qua giao diện và thao tác nhanh chóng.
  • Nguồn dữ liệu lớn nhờ tính năng kết hợp nhiều thư viện liên kết động DLL và cho phép người dùng thực hiện thao tác chỉnh sửa một cách dễ dàng.

Ứng dụng ngôn ngữ Visual Basic

  • Thiết kế các hàm riêng: Chức năng cho phép các lập trình viên có thể thay thế những hàm và phép toán phức tạp.
  • Ẩn thông báo lỗi: Trong quá trình vận hành mà gặp sự cố thì Visual Basic sẽ hiển thị bằng ngôn ngữ Tiếng Việt hoặc chạy một công việc khác.
  • Truy cập record: Người dùng có thể thực hiện các hành động như add, remove, edit,… trực tiếp trên bản ghi mà không cần sự hỗ trợ nào.
  • Thực hiện nhiều hàm trên hệ thống: Bạn có thể kiểm tra sự tồn tại của bất kỳ tập tin nào trong hệ thống và sử dụng việc trao đổi dữ liệu động để liên lạc với nhiều ứng dụng trên Windows.
  • Chỉnh sửa đối tượng: Trong một số trường hợp, người dùng có thể sửa bằng Visual Basic.

Có nhiều phiên bản Visual Basic không?

Kể từ năm 1991 khi nó được Microsoft giới thiệu lần đầu tiên, đã có 9 phiên bản Visual Basic cho đến VB.NET 2005 là phiên bản hiện tại. Sáu phiên bản đầu tiên đều được gọi là Visual Basic. Năm 2002, Microsoft giới thiệu Visual Basic .NET 1.0, một phiên bản được thiết kế lại và viết lại hoàn toàn, là một phần quan trọng của kiến ​​trúc máy tính.

Các phiên bản Visual Basic
Các phiên bản Visual Basic

Sáu phiên bản đầu tiên đều “backward compatible”. Điều đó có nghĩa là các phiên bản VB sau này có thể xử lý các chương trình được viết bằng phiên bản cũ hơn. Bởi vì kiến ​​trúc .NET là một sự thay đổi triệt để, các phiên bản trước của Visual Basic phải được viết lại trước khi chúng có thể được sử dụng với .NET. Nhiều lập trình viên vẫn thích Visual Basic 6.0 và một số ít sử dụng phiên bản cũ hơn.

Visual Basic.NET có thực sự là một cải tiến?

Tất cả .NET đều có tính cách mạng và mang đến cho các lập trình viên một cách viết phần mềm máy tính có nhiều tính năng, hiệu quả và linh hoạt hơn rất nhiều. Visual Basic .NET là một phần quan trọng của cuộc cách mạng này.

Đồng thời, do Visual Basic .NET khá khó học và sử dụng. Tính năng được cải thiện đáng kể đi kèm với chi phí kỹ thuật khá cao. Microsoft xử lý bằng cách cung cấp nhiều công cụ phần mềm hơn nữa trong .NET để trợ giúp các lập trình viên, thật sự VB.NET là một bước tiến vượt bậc đến mức đánh giá.

Visual Basic chỉ dành cho các lập trình viên có kỹ năng yếu và các hệ thống đơn giản đúng không?

Đây là điều mà các lập trình viên sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C, C ++ và Java thường nói trước Visual Basic .NET. Có một sự thật để nói rằng các chương trình cao cấp có thể được viết nhanh hơn và rẻ hơn bằng Visual Basic hơn bất kỳ ngôn ngữ nào trong số đó.

VB.NET ngang bằng với bất kỳ công nghệ lập trình nào ở bất cứ đâu. Trên thực tế, chương trình kết quả sử dụng phiên bản .NET của ngôn ngữ lập trình C, được gọi là C # .NET giống hệt với chương trình tương tự được viết bằng VB.NET. Sự khác biệt duy nhất hiện nay là sở thích của lập trình viên.

Lời kết

Qua bài viết Visual Basic là gì? Giúp bạn có thêm kiến thức hay và hữu ích về một ngôn ngữ lập trình khác mà bạn có thể sử dụng và tham khảo chi tiết hơn về ngôn ngữ này.

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

WP Mail SMTP là gì? Hướng dẫn cấu hình WP Mail SMTP từ A-Z

WP Mail SMTP là gì?

WP Mail SMTP hay viết tắt là SMTP (Simple Mail Transfer Protocol – giao thức truyền tải thư tín đơn giản hóa), là một tiêu chuẩn để truyền tải thư điện tử qua mạng Internet.

WP Mail SMTP là gì?
WP Mail SMTP là gì?

Nhiệm vụ chính của giao thức SMTP là gửi mail còn việc nhận mail hay truy xuất dữ liệu mail server sẽ có giao thức IMAP hay POP3 thực hiện.

Với SMTP Server (server dùng để gửi mail) người dùng có thể gửi email với số lượng lớn cùng với tốc độ cực nhanh và không bị giới hạn như các hòm mail miễn phí của Gmail hoặc mail đi kèm hosting.

Cài đặt và cấu hình WP Mail SMTP

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt plugin WP Mail SMTP

Trước tiên ta cần cài đặt plugin WP SMTP thông qua dashboard admin của trang WordPress:

Đăng nhập vào dasboard admin của trang WordPress
Đăng nhập vào dasboard admin của trang WordPress

Ở menu bên trái, click vào nút Plugins rồi chọn Add New.

Thêm plugin mới
Thêm plugin mới

Tìm plugin WP Mail SMTP trong search bar, có tên WP Mail SMTP by WPForms rồi chọn Install Now.

Cài đặt và kích hoạt plugin WP Mail SMTP
Cài đặt và kích hoạt plugin WP Mail SMTP

Đợi quá trình hoàn tất rồi nhấn nút Activate.

Bước 2: Cấu hình tên người gửi và địa chỉ email

Sau khi đã cài đặt xong plugin WP Mail SMTP, để cấu hình plugin này ta vào phần Plugins rồi click vào nút Settings dưới tên plugin tương ứng.

Cài đặt plugin WP Mail SMTP
Cài đặt plugin WP Mail SMTP

Bây giờ màn hình sẽ hiển thị trang với ba phần cài đặt chính như dưới đây:

Hướng dẫn cài đặt WP Mail SMTP
Hướng dẫn cài đặt WP Mail SMTP

From Email

Nhập địa chỉ email gửi (From), đây sẽ là địa chỉ hiển thị trong các email được gửi đi. Bạn có thể đặt là no-reply@example.com hoặc support@example.com tùy vào mục đích sử dụng. Ngoài ra, check vào dòng Force From Email để ghi đè lên các cấu hình SMTP khác.

From Email
From Email

From Name

Nhập tên để hiển thị trong các email gửi đi, đồng thời check vào Force From Name để ghi đè lên các thiết lập website trước đó.

From Name
From Name

Bước 3: Cấu hình dịch vụ SMTP

Trong bước này, bạn có thể hiện hiện theo hai cách dưới đây:

Cài đặt PHP (Mặc định)

Nếu đã cấu hình sẵn SMTP trên server host ứng dụng thì chỉ cần chọn PHP làm Mailer.

Cài đặt PHP
Cài đặt PHP

Các thiết lập SMTP khác (Không bắt buộc)

Nếu chưa cấu hình SMTP toàn server hoặc nếu người dùng cần sử dụng một dịch vụ email khác cho ứng dụng thì có thể chọn bất kỳ dịch vụ nào khác (như MailGun, SendGrid,…) hoặc chọn Other SMTP.

Ví dụ này sẽ sử dụng MailGun, với các SMTP khác thì bạn nên liên hệ nhà cung cấp dịch vụ email để tham khảo cách thiết lập.

Các thiết lập SMTP khác
Các thiết lập SMTP khác

Copy API Key trong Control Panel của MailGun rồi dán vào phần Private API Key trong cài đặt WP Mail SMTP. Sau đó nhập tên miền vào trường Domain Name rồi lưu lại các thiết lập.

Copy API Key trong Control Panel của MailGun rồi dán vào phần Private API Key
Copy API Key trong Control Panel của MailGun rồi dán vào phần Private API Key

Ngoài ra, hãy check vào phần Set the return-path to match the From Email trong phần Return Path để nhận email nếu có tin nhắn bị trả lại (chủ yếu là do sự cố với dịch vụ email của người nhận).

Chọn nhận email nếu có tin nhắn bị trả lại
Chọn nhận email nếu có tin nhắn bị trả lại

Bước 4: Xác thực cài đặt SMTP

Sau khi thêm cài đặt SMTP vào plugin WP Mail SMTP, ta cần gửi thử một email để kiểm tra các cấu hình SMTP gmail WordPress. Chọn vào Email Test ở trên cùng màn plugin như bên dưới:

Xác thực cài đặt SMTP
Xác thực cài đặt SMTP

Trong trường Send To, nhập một địa chỉ email hợp lệ rồi click vào nút Send Email. Nếu các cài đặt đều chính xác thì màn hình sẽ hiển thị một tin nhắn gửi thành công.

Cuối cùng là kiểm tra hộp thư của tài khoản vừa nhập ở trên để xem có nhận được email test hay không.

Bước 5: Thêm record SPF vào Domain Registrar

Để tránh xảy ra bất kỳ vấn đề nào trong việc gửi email bằng WordPress SMTP, ta nên thêm một record SPF về nhà cung cấp dịch vụ tại Domain Registrar. Cụ thể, đăng nhập vào Domain Registrar, vào phần Domain Management rồi thêm record mới với các giá trị sau:

  • Type: TXT.
  • Host: Nhập địa chỉ IP public của server.
  • TEXT Value: Thêm record SPF theo khuyến nghị của nhà cung cấp dịch vụ SMTP.
  • TTL: Chọn giá trị nhỏ nhất.

Cuối cùng là click vào nút Save để lưu lại các thay đổi.

Hướng dẫn thêm record SDF vào Domain Registrar
Hướng dẫn thêm record SDF vào Domain Registrar

Lời kết

Như vậy bài viết trên đã giải thích cho bạn WP Mail SMTP là gì và các bước hướng dẫn cài đặt và cấu hình WP Mail SMTP đơn giản nhất. Nếu có bất kỳ góp ý và chia sẻ nào đừng ngại để lại bình luận phía dưới nhé. Chúc bạn thành công.

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

POP3 và IMAP là gì? So sánh POP3 và IMAP | Việt Nét

POP3 và port POP3 là gì?

POP3 (Post Office Protocol version 3) là giao thức được sử dụng để kết nối tới server email và tải email xuống máy tính cá nhân thông qua những ứng dụng phổ biến như Outlook, Thunderbird, Windows Mail, Mac Mail,…

POP3 là gì?
POP3 là gì?

POP3 là một giao thức cũ hơn, ban đầu được thiết kế để chỉ sử dụng trên một máy tính. Không giống như các giao thức hiện đại sử dụng đồng bộ hóa hai chiều, POP3 chỉ hỗ trợ đồng bộ hóa email một chiều, chỉ cho phép người dùng tải email từ server đến client.

POP3 được sử dụng để kết nối server email và tải email xuống máy tính cá nhân thông qua các ứng dụng email client như Thunderbird, Mac Mail, Outlook,…

POP3 hoạt động theo 2 port mặc định:

  • Port 110: Port mặc định, không mã hóa.
  • Port 995: SSL/TLS port, cũng có thể gọi là POP3S, nên được sử dụng khi người dùng cần kết nối an toàn bằng POP3.

Cách thức hoạt động của POP3

Khi kiểm tra e-mail mới, client sẽ được kết nối với POP3 server. Sau đó, email client sẽ cung cấp tên người dùng và mật khẩu cho máy chủ để xác thực.

Cách thức hoạt động của POP3
Cách thức hoạt động của POP3

Sau khi kết nối, người dùng đưa ra một loạt lệnh dựa trên văn bản để truy xuất tất cả các email. Sau đó, nó lưu các tin nhắn và tải chúng xuống hệ thống cục bộ dưới dạng email mới, xóa bản sao và ngắt kết nối khỏi server.

Theo mặc định, email sẽ bị xóa sau khi được truy xuất từ ​​máy chủ. Do đó, tất cả các email sẽ được lưu trữ trên PC và người dùng không thể truy cập tất cả các email đó từ bất kỳ PC nào khác từ ứng dụng email.

Người dùng có thể thực hiện việc này bằng cách định cấu hình cài đặt ứng dụng email để để lại một bản sao của email trên server.

Giao thức POP giải phóng không gian hộp thư trên máy chủ email vì email và tệp đính kèm được tải xuống, sau đó xóa ở server-end bất cứ khi nào người dùng email kiểm tra thư mới.

Ưu điểm của POP3

  • Mặc dù POP3 đã được cải tiến nhiều lần kể từ khi nó ra đời vào cuối những năm 1980, nhưng POP3 vẫn được ưa chuộng vì tính đơn giản.
  • Một lý do khác cho sự phổ biến của POP3 là nó cho phép truy xuất email một cách hiệu quả và ít xảy ra lỗi.
  • POP3 rất lý tưởng cho người dùng cần truy cập email của họ ngoại tuyến và sử dụng thiết bị được chỉ định để truy xuất. POP3 cũng rất hữu ích để gửi và lưu trữ các thư email hàng loạt.
  • POP3 giúp các tệp đính kèm đã tải xuống rất nhanh chóng và dễ dàng vì chúng đã được tải xuống.
  • POP3 yêu cầu ít bộ nhớ hơn vì tất cả các email được lưu trữ trên PC cục bộ.

Nhược điểm của POP3

  • Thư mục email có thể bị hỏng hoặc bị mất hoàn toàn, quá trình khôi phục mất nhiều thời gian.
  • Email đính kèm có thể chứa virus và đe dọa đến toàn bộ máy tính nếu việc quét virus không được thực hiện đúng cách.
  • Chiếm nhiều không gian trống vì tất cả thử được lưu trên ô cứng.
  • Không hỗ trợ đồng bộ hóa email trên server, vì email sau khi được tải xuống client sẽ bị xóa khỏi máy chủ.

Giao thức POP3 trong email

POP3 được tích hợp phổ biến vào hầu hết các email client, bao gồm cả Microsoft Outlook. Giao thức sẽ hoạt động với điều kiện là chương trình email được định cấu hình để lưu trữ POP3. Mỗi mail server POP3 có một địa chỉ khác nhau phải được nhập vào chương trình email để nó kết nối với giao thức. Người dùng cũng phải nhập tên và mật khẩu để nhận email thành công.

Ngoài ra, vì POP3 port được tích hợp vào các trình duyệt Internet tiêu chuẩn, bao gồm Internet Explorer và Mozilla Thunderbird, nên người dùng có thể kiểm tra email của họ ngay cả khi không có ứng dụng email.

Như vậy, tới đây chắc bạn đã hiểu được định nghĩa POP3 và port POP3 là gì? Cá nhân POP3 là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa IMAP, IMAP port, sự khác nhau giữa POP3 và IMAP mời bạn cùng theo dõi tiếp phần dưới đây nhé.

IMAP và port IMAP là gì?

IMAP là viết tắt của Internet Message Access Protocol, cho phép truy cập email từ nhiều thiết bị khác nhau. IMAP thực hiện điều này bằng cách giữ dữ liệu email được lưu trữ trên server, thay vì máy của người dùng. Khi một thiết bị truy cập vào tài khoản email, server sẽ lấy thông tin cập nhật cho thiết bị.

IMAP và port IMAP là gì?
IMAP và port IMAP là gì?

Sau đó, thiết bị sẽ tải xuống và cho phép người dùng tương tác với email. Nếu bạn thực hiện các thay đổi đối với email, cho dù xóa nó hay gửi email mới,… thì các thay đổi mới sẽ được tải lên máy chủ. Về cơ bản, email được “đồng bộ hóa” trên các thiết bị. Bất kỳ thiết bị nào truy cập ứng dụng email khách bằng IMAP sẽ nhận được phiên bản mới nhất của hộp thư email.

IMAP được ra mắt vào năm 1986 bởi Mark Crispin như một giao thức truy cập từ xa, trái ngược với POP được sử dụng rộng rãi, IMAP chỉ đơn giản là lấy nội dung của thư. IMAP đã trải qua một số phiên bản trước version 4rev1 (MAP4) hiện nay, gồm IMAP ban đầu, IMAP2, IMAP3, IMAP2bis, IMAP4.

IMAP hoạt động trên 2 port:

  • Port 143: port không mã hóa.
  • Port 993: SSL/TLS port, cũng có thể gọi là IMAPS.

Cách thức hoạt động của IMAP

  • Kết nối với máy chủ.
  • Lấy nội dung do người dùng yêu cầu và lưu vào bộ nhớ đệm trên thiết bị cục bộ.
  • Xử lý các chỉnh sửa mà người dùng thực hiện như thêm, xóa, sửa, đánh dấu email đã đọc,…
  • Ngắt kết nối với máy chủ.

Ưu điểm của IMAP

  • Tải xuống nhanh hơn.
  • Cho phép truy cập email từ mọi nơi, thông qua nhiều thiết bị khác nhau.
  • Mail được tự động sao lưu.
  • Tùy chọn lưu trữ cục bộ.
  • Tiết kiệm dung lượng lưu trữ cục bộ.
  • Xem nhanh hơn khi chỉ có các tiêu đề mail được tải về đến khi nội dung được yêu cầu rõ ràng.

Nhược điểm IMAP

  • Cần kết nối Internet để hoạt động.
  • Mở các file đính kèm chậm hơn.
  • Một số máy chủ email sẽ tính phí để cung cấp IMAP dưới dạng tùy chọn.
  • Nếu sử dụng email để xử lý công việc nhiều thì qua thời gian sẽ bị đầy và không nhận hay gửi email được nữa.

So sánh POP3 và IMAP

POP3 IMAP
Đây là một giao thức đơn giản chỉ cho phép tải thư từ Hộp thư đến xuống máy tính cục bộ. IMAP nâng cao hơn nhiều và cho phép người dùng xem tất cả các thư mục trên máy chủ.
Kết nối trên port 110 và máy chủ POP có bảo mật SSL (POP3DS) kết nối trên port 995. Kết nối trên port 143 và máy chủ IMAP có bảo mật SSL (IMAPDS) kết nối trên port 993.
Mỗi lần chỉ có thể truy cập từ một thiết bị duy nhất. Tin nhắn có thể được truy cập trên nhiều thiết bị.
Để đọc thư, nó phải được tải xuống trên hệ thống cục bộ. Nội dung thư có thể được đọc một phần trước khi tải xuống.
Người dùng không thể tạo, xóa hoặc đổi tên email trên mail server. Người dùng có thể tạo, xóa hoặc đổi tên email trên mail server.
POP3 có hai chế độ: delete và keep
Trong chế độ delete, thư sẽ bị xóa khỏi hộp thư sau khi tải về.
Ở chế độ giữ, thư vẫn ở trong hộp thư sau khi tải về.
Nhiều bản sao dự phòng của thư được lưu giữ tại mail server, trong trường hợp mất thư của máy chủ cục bộ, thư vẫn có thể được truy xuất.
Các thay đổi trong thư có thể được thực hiện bằng phần mềm email cục bộ. Các thay đổi đã thực hiện giao diện web hoặc phần mềm email vẫn đồng bộ với máy chủ.
Tất cả tin nhắn được tải xuống cùng một lúc. Tiêu đề tin nhắn có thể được xem trước khi tải xuống.
Có thể hoạt động không cần kết nối Internet. Cần kết nối Internet để hoạt động.
Email chủ yếu lưu trên máy của người dùng. Email chủ yếu lưu trên máy chủ.
Nhanh hơn IMAP. Chậm hơn POP3.
So sánh POP3 và IMAP

IMAP so với POP: Nên sử dụng giao thức nào?

Chọn một giao thức email là một phần của việc thiết lập một ứng dụng email. Hai giao thức email phổ biến là POP3 và IMAP. Mặc dù, IMAP được ra mắt sau POP3 nhưng hiện nay hai giao thức này vẫn đang hoạt động song song. Hai giao thức này được sử dụng để quản lý email và thư mục. Mặc dù chúng phục vụ cùng một mục đích, nhưng có một số khác biệt nổi bật giữa hai giao thức này.

POP3 và IMAP nên sử dụng giao thức nào?
POP3 và IMAP nên sử dụng giao thức nào?

Bạn có thể cân nhắc sử dụng POP, nếu bạn chỉ truy cập email chỉ từ một thiết bị, bạn cần truy cập email dù có đang kết nối Internet hay không, server email bạn đang sử dụng có không gian lưu trữ hạn chế.

Ngược lại hãy sử dụng IMAP, nếu bạn muốn truy cập email trên nhiều thiết bị khác nhau, bạn thường xuyên ở trong phạm vi có kết nối Internet, hoặc bạn muốn duyệt nhanh các email. IMAP có thể truy cập được ngay cả khi bạn mất thiết bị gốc. Nó cũng giúp bạn dễ dàng thiết lập các tùy chỉnh email sẽ trải dài trên tất cả các thiết bị.

Hơn nữa, IMAP giữ cho tài khoản email của bạn nhất quán trên các thiết bị, vì vậy bạn không bao giờ phải lo lắng về việc tài khoản email của mình đã lỗi thời hoặc khác biệt giữa các thiết bị.

Mặc dù POP3 có thể hoạt động tốt cho các thiết bị đơn lẻ, IMAP là lựa chọn tốt hơn trong trường hợp bạn cần sử dụng một thiết bị mới. Nếu bạn đang sử dụng POP3 và mất quyền truy cập vào thiết bị chính của mình, bạn cũng sẽ mất quyền truy cập vào tất cả các email trước đây của mình.

POP3 chỉ lưu trữ các email mới trên máy chủ. Khi một thiết bị truy cập vào tài khoản email, máy chủ sẽ gửi dữ liệu email đến thiết bị và sau đó xóa dữ liệu khỏi bộ nhớ của nó. IMAP lưu trữ tất cả dữ liệu email trên máy chủ, có thể sử dụng nhiều dung lượng ổ đĩa.

Theo đó, IMAP là giao thức hiện đại và linh hoạt hơn. Hiện nay, mức độ phủ sống Internet là rất rộng, không gian lưu trữ trên server cũng không còn là vấn đề đáng lo lắng đồng thời vẫn có thể lưu cục bộ những email quan trọng.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về POP3 và IMAP là gì? Sự khác nhau giữa POP3 và IMAP cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại giao thức. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình được giao thức phù hợp với thiết bị đang sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới chúng tôi sẽ hỗ trợ chi tiết.

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website