Tất cả bài viết của vietnet

Top 5 nền tảng thương mại Print On Demand tốt nhất hiện nay

Print On Demand (POD) hay còn gọi là in theo yêu cầu là một mô hình thương mại điện tử. Đây là hình thức kinh doanh cho phép bán những sản phẩm tùy chỉnh chỉ được in sau khi đặt hàng dưới thương hiệu và thiết kế của riêng bạn. Với Print On Demand các sản phẩm chỉ được bắt đầu sản xuất sau khi có đơn hàng, vì vậy bạn không cần phải mua và lưu hàng tồn kho với số lượng lớn, cũng như không cần phải thanh toán bất kì khoản chi phí nào cho đến khi đơn hàng được sản xuất thành công.

Print On Demand là gì?
Print On Demand là gì?

Ngoài ra, với POD còn là loại một mô hình Dropshipping, mọi thứ sau khi bán, từ in kỹ thuật số đến thực hiện đơn hàng và vận chuyển, đều do nhà cung cấp dịch vụ xử lý. Khi bạn đã thiết lập mọi thứ với Print On Demand, chỉ cần vài cú nhấp chuột để hoàn thành đơn đặt hàng sau khi bạn bán hàng.

Cách thức hoạt động của Print On Demand

Dưới đây là mô phỏng cách thức hoạt động của Print On Demand, các bước sẽ được thực hiện trong quá trình sau:

Thiết lập cửa hàng

Bước đầu tiên khi khởi động doanh nghiệp Print On Demand là thiết lập cửa hàng của riêng mình. Có hai cách để thiết lập cửa hàng:

  • Tích hợp một cửa hàng hiện có dịch vụ: Nếu bạn đang có một cửa hàng trực tuyến, bạn có thể tích hợp nó với nền tảng Print On Demand mà bạn chọn và bắt đầu bán hàng từ đó.
  • Sử dụng nền tảng Print On Demand trên trang web hoặc thị trường: Nếu bạn đã có sẵn một trang web thương mại điện tử, hãy chọn một dịch vụ POD trên thị trường.

Tải lên thiết kế và chọn sản phẩm để bán

Sau khi chọn dịch vụ Print On Demand và mở cửa hàng, bạn hãy thêm các thiết kế và sản phẩm lên cửa hàng của mình. Nếu bạn sử dụng dịch vụ thực hiện Print On Demand, các lựa chọn về loại mặt hàng sẽ bán hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.

Bán sản phẩm

Ở giai đoạn này, cửa hàng của bạn sẽ mở rộng ra thị trường và có những sản phẩm sẵn sàng để in. Nếu bạn sử dụng dịch vụ hoàn thành, bạn có thể bắt đầu tiếp thị sản phẩm và hướng lượng truy cập đến trang web của mình. Nếu bạn sử dụng mô hình thị trường thì nhà cung cấp sẽ thực hiện hầu hết việc bán hàng và tiếp thị cho bạn, mặc dù bạn vẫn có thể quảng bá công việc của mình bằng cách chia sẻ hồ sơ hoặc liên kết sản phẩm với khách hàng.

POD hoàn thành đơn hàng

Khi có đơn đặt hàng, nền tảng POD sẽ thực hiện các công việc in, đóng gói và giao hàng cho khách hàng. Khi đơn hàng hoàn tất bạn sẽ được trả tiền.

Cách thức hoạt động của Print On Demand
Cách thức hoạt động của Print On Demand

Ưu và nhược điểm của Print on demand

Các đơn vị cung cấp dịch vụ Print On Demand dựa trên mô hình thương mại điện tử dropshipping nên bạn sẽ chỉ là bộ mặt đại diện của doanh nghiệp. Bên đối tác thứ ba là người sẽ thay bạn lưu trữ, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.

Mỗi mô hình kinh doanh đều bao gồm những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong phần dưới đây, Việt Nét sẽ chỉ ra một số ưu và nhược điểm của mô hình Print On Demand giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nó:

Ưu điểm

  • Ít rủi ro: Trên thực tế bạn không cần phải nhập sản phẩm về trước, nên sẽ gặp rất ít rủi ro khi kinh doanh với mô hình này. Bạn muốn thử nghiệm một ý tưởng kinh doanh hoặc dòng sản phẩm mới cho một doanh nghiệp hiện tại mà ít gặp rủi ro khi mua hàng tồn kho, thì Print On Demand là giải pháp tuyệt với dành cho bạn.
  • Dễ cài đặt: Phần lớn các nền tảng Print On Demand đều rất dễ sử dụng, từ khâu đăng ký, tạo hồ sơ đến thêm sản phẩm vào cửa hàng. Bạn có thể dễ dàng tải lên thiết kế của mình mà không phải lo lắng các vấn đề về kĩ thuật.
  • Tạo ra sản phẩm nhanh chóng: Khi đã có thiết kế, bạn có thể tạo ra sản phẩm và bán nó trong vài phút.
  • Không rườm rà: Không phải lo lắng về vấn đề đóng gói và vận chuyện. Quá trình đóng gói và vận chuyển hàng hóa đều do nhà cung cấp Print On Demand đảm nhiệm, vì thế bạn không cần lo lắng về vấn đề đưa các mặt hàng đến tay người dùng.
  • Có nhiều thời gian để tập trung vào việc khác: Với sự trợ giúp của mô hình Print On Demand, bạn có nhiều thời gian và tự do hơn. Từ đó bạn có thể tập trung vào những điều bạn thích như thiết kế sản phẩm, nâng cao lượng khách mua hàng, hay xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bạn.

Nhược điểm

  • Lợi nhuận thấp: Vì không mua số lượng lớn sản phẩm từ nhà sản xuất mà chỉ đặt riêng lẻ khi có đơn hàng đến, nên bạn sẽ không nhận được mức giá tốt nhất cho mỗi chiếc. Bên cạnh đó, việc nhà cung cấp Print On Demand hoàn thành in ấn, đóng gói và vận chuyển đơn hàng cũng sẽ làm cho lợi nhuận của bạn bị giảm.
  • Bị hạn chế: Mặc dù có quy trình hoàn thành đơn hàng với những ưu điểm ưu việt, nhưng bạn sẽ có ít quyền kiểm soát đối với cách các đơn hàng của bạn được đóng gói và vận chuyển. Hơn thế nữa, giá vận chuyển của Print on Demand tốt hơn so với thông thường, điều này có nghĩa thời gian giao hàng cũng rất lâu.

Nếu bạn đang có ý định xây dựng một thương hiệu gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng thì Print On Demand không phải là sự lựa chọn tốt nhất.

Top 5 nền tảng bán Print On Demand tốt nhất hiện nay

1. Printful

Printful là một trong những nền tảng bán Print On Demand đầu tiên và có trụ sở tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Barcelona, ​​Tây Ban Nha, Riga, Mexico,…

Printful được lựa chọn phổ biến giữa các trang web Print On Demand vì có nhiều lựa chọn về sản phẩm và thương hiệu chất lượng cao như Gildan, American Apparel,… Mô hình dễ sử dụng và nhiều tùy chọn để thêm thương hiệu của riêng bạn vào.

Printful
Printful

Printful hỗ trợ xử lý trọn gói từ in ấn, đóng gói đến vận chuyển hàng hóa. Người bán chỉ cần tạo thiết kế, Printful sẽ sản xuất, vận chuyển đến khách hàng. Nhờ không phụ thuộc vào bên thứ ba trong quá trình sản xuất nên sản phẩm in từ Printful có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng hơn.

Printful không chỉ được tích hợp rộng rãi với nhiều nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy, Ebay mà còn cung cấp các dịch vụ in ấn khác nhau như in trực tiếp lên sản phẩm, cắt và may, và thậm chí cả thêu. Công ty này còn hỗ trợ thiết kế, làm video, chạy SEO, facebook ads giúp sản phẩm của bạn khác với đối thủ.

Printful
Printful

2. Printify

Printify là mô hình kinh doanh Print On Demand ra mắt vào năm 2015 và có xưởng chủ yếu tại Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Trung Quốc. Printify dành riêng một phiên bản miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ và chỉ tính phí khi đăng ký thêm các tính năng bổ sung. Mức giá cho premium plan cũng thấp hơn các đối thủ khác, chỉ 29$/tháng và không giới hạn số lượng sản phẩm thiết kế. 

Điều đáng chú ý là Printify cũng cung cấp một mạng lưới nhà cung cấp quốc tế cho phép cung cấp một số sản phẩm nhãn trắng độc đáo mà bạn không thể tìm thấy ở nơi khác, chẳng hạn như đồ trang sức, đồng hồ, giày hay bình nước. Với danh mục sản phẩm đa dạng và độc đáo, nền tảng này tự hào có hơn 200 sản phẩm mà bạn có thể in trên đó.

Printify
Printify

Tuy nhiên, với Printify người bán mới sẽ phải tự thiết kế UX/UI cho cửa hàng mới của mình mà không có sẵn những bộ template mẫu cơ bản. Người bán cũng phải tự tải ảnh lên và chỉnh tay thủ công trên Photoshop.

3. TeeChip

TeeChip cũng là một nền tảng bán Print On Demand lâu năm và có uy tín tại thị trường Việt Nam. TeeChip xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2013 và phổ biến vào năm 2016. 

Ngoài việc cho phép người bán tạo cửa hàng riêng, TeeChip còn mở một sàn thương mại trực tuyến mà người bán có thể nhận phần trăm hoa hồng khi đặt sản phẩm trên sàn này. TeeChip nổi tiếng trên toàn cầu với chi phí sản xuất thấp giúp người bán đạt lợi nhuận cao hơn.

TeeChip nổi bật giữa các đối thủ khác nhờ cộng đồng người bán mạnh, hàng loạt tính năng hỗ trợ người bán hiệu quả cùng với các tính năng như custom domains, duplicate hàng loạt,… hỗ trợ người bán khá hiệu quả. 

TeeChip
TeeChip

4. PrintBase

PrintBase là nền tảng bán Print-On-Demand ra mắt cuối năm 2019. Tuy ra đời muộn nhưng vẫn thu hút đông đảo khách hàng bởi những điểm mạnh: giá base cost cạnh tranh; cổng thanh toán quốc tế; dịch vụ fulfillment với các mức giá ưu đãi,…

PrintBase hỗ trợ người bán hầu hết các khâu từ xây dựng, quản lý, đóng gói, vận chuyển, vận hành và xử lý khiếu nại, cửa hàng trực tuyến Tối ưu hóa trực tuyến,… PrintBase rất phù hợp với người bán mới, chưa tự lực được về cổng thanh toán, customer support hay fulfillment bởi sự tối ưu trọn gói từ A – Z.

PrintBase là nền tảng bán Print On Demad đầu tiên cho phép người bán chủ động tạo các custom option (lựa chọn cá nhân hóa) chỉ bằng cách kéo thả đơn giản. 

PrintBase
PrintBase

5. Gooten

Giống như Printful, Gooten cung cấp nhiều loại sản phẩm mà bạn có thể tùy chỉnh với một số sản phẩm chỉ có ở Gooten, chẳng hạn như lịch và giường cho chó.

Tuy nhiên, vì Gooten sử dụng mạng lưới các nhà cung cấp và dropshippers quốc tế để in các sản phẩm của mình, nên cũng có nhiều sự khác biệt hơn giữa các mặt hàng về chất lượng và giao hàng.

Gooten
Gooten

Gooten có một trình chỉnh sửa hình ảnh trực quan cho phép bạn thấy thiết kế của mình trông như thế nào khi ra sản phẩm cuối cùng.

Những câu hỏi thường gặp về Print On Demand

Làm thế nào để định giá sản phẩm Print On Demand?

Để định giá bán sản phẩm phù hợp với chi phí, túi tiền của khác hàng bạn cần lưu ý những điều sau:
Bước 1: Đánh giá chi phí sản phẩm.
Bước 2: Cộng tỷ suất lợi nhuận trên giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm + tỷ suất lợi nhuận = chi phí bán lẻ.
Bước 3: Tính toán các chi phí khác của bạn (quảng cáo, thiết kế,…): Các chi phí hàng tháng khác/ tỷ suất lợi nhuận của bạn = đơn đặt hàng tối thiểu.
Như vậy, bạn sẽ có được giá bán chính xác và phù hợp.

Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền với Print On Demand?

Số tiền bạn có thể kiếm được với Print On Demand phụ thuộc rất nhiều vào loại sản phẩm, đối tượng mục tiêu và mức độ tiếp cận họ thông qua những hình thức Marketing. 
Giả sử với một chiếc áo phông được bán ra, ước tính bạn có thể kiếm được
$5 – $8 mỗi ngày.

Có thể tìm kiếm mockup sản phẩm Print On Demand để bán ở đâu?

Hiện này có rất nhiều website hữu ích hỗ trợ tìm kiếm mockup sản phẩm POD như Placeit, Freepik,… Tuy nhiên, đối với những mockup miễn phí này thường có thiết kế khá đơn điệu, kém thu hút người dùng. Bạn sẽ phải chi trả thêm phí để nâng cấp tài khoản để sử dụng kho tàng mockup đa dạng.

Lời kết

Qua bài viết này chắc chắn bạn cũng đã hiểu được Print On Demand là gì và cơ chế hoạt động của nó như thế nào. Đây là một nền tảng không mới nhưng khá mới mẻ và ít người biết đến ở thị trường Việt Nam. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về nền tảng Print On Demand, hãy để lại bình luận, Việt Nét luôn sẵn sàng giải đáp. Chúc bạn thành công.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Game NFT là gì? Top 13 game NFT chơi game kiếm tiền đơn giản

Game NFT là gì?

NFT là cụm từ viết tắt của “A Non-Fungible Token”, tạm dịch là “Mã không thể sửa đổi”. Đây là các game được xây dựng và phát triển trên nền tảng Blockchain. Mỗi game sẽ có một nền kinh tế và một Token (đồng tiền) riêng khác nhau.

Phần thưởng khi người chơi kết thúc game chính là những phần quà có giá trị dưới dạng NFT (viết tắt của từ Non-Fungible-Token). Những đồng tiền này đặc biệt có thể đổi ra mệnh giá tiền thật thông qua các sàn giao dịch với giá trị rất cao. Theo con số thống kê gần đây nhất, người chơi Axie Infinity trên nền tảng NFT trung bình có thể kiếm được 30 triệu tới 40 triệu vnđ/tháng. Một con số trong mơ của nhiều game thủ.

Game NFT là gì?
Game NFT là gì?

Điều thu hút ở game NFT chính là nó có cách chơi khác đối với những game truyền thống khi các vật phẩm sẽ ở lại trong tài khoản game. Ngược lại, NFT cho phép bạn trao đổi các tiền tệ, vật phẩm của mình cách thoải mái bằng cách gửi tặng, bán,.. mà không cần phải đưa tài khoản game như cách truyền thống.

Hiện nay, có rất nhiều các game thủ kiếm được hàng nghìn đô nhờ việc bán các lô đất ảo trên sàn Decentraland. Hoặc thú vị hơn, để nhận được lợi nhuận từ vé vào cửa hoặc các cuộc đua xe bạn có thể mua đường đua xe trong game để ăn chênh lệch từ các cuộc đua diễn ra trên đường đua của bạn. Thật thú vị phải không, nó giống như hình thức kinh doanh ngoài đời thực, tuy nhiên hình thức ảo nhưng vẫn có tiền thật.

Tiền tệ trong các game NFT kiếm tiền là một token tiền điện tử, có giá trị riêng cho mỗi game.

Sự ra đời của Game NFT?

Hơn một thập kỷ trước, hệ thống Token (mã thông báo) chạy trên Blockchain của tiền điện tử đã được thử nghiệm. Năm 2012, Yoni Assia lần đầu công bố Colored Coin trên Blockchain Bitcoin với giá chỉ một satoshi (đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin). Lúc đó, ý tưởng của Colored Coin đã có nhiều điểm tương đồng với các NFT của hiện tại.

Năm 2017, lần đầu tiên game NFT ra đời với tên gọi là CrytoKitties, còn được gọi là game nuôi mèo ảo. Người chơi có thể tạo ra nhiều giống mèo khác nhau với kiểu dáng đa dạng, thiết kế càng đẹp càng có giá trị cao (đặc biệt một con mèo Dragan từng bán được khoảng 40 tỷ VNĐ). Với cách chơi mới lạ, hấp dẫn trò chơi điện tử này hot tới mức tắc nghẽn hệ thống vì các giao dịch. Tuy nhiên, một thời gian sau đó trò chơi này cũng hạ nhiệt.

Cho tới khi tựa game Axie Infinity – game tỷ đô hiện nay, được chính người Việt Nam phát triển mới đem lại sự bùng nổ cho NFT hiện nay.

Game NFT giúp kiếm tiền như thế nào?

Các game NFT chạy trên một chuỗi khối, mọi thứ đều minh bạch, có thể định lượng và lập trình được. Được xây dựng trên nền tảng Blockchain, game NFT giúp người dùng thu được vật phẩm trong các giai đoạn chơi game – gọi là NFTs.

Các game NFT có vật phẩm, đồng tiền riêng của chúng, đặc biệt những thứ có thể được đổi thành tiền thật. Họ thanh toán cho các giao dịch NFT, cho phép mọi người bỏ phiếu về sự phát triển của trò chơi, cho phép đặt cược và thanh toán các tài sản trong trò chơi.

Thông thường, các vật phẩm ảo trong trò chơi chỉ được giữ lại trong kho của người chơi. Đối với các game NFT, mỗi loại vật phẩm hay tài sản ảo đều có mã NFT riêng và người chơi có thể đem vật phẩm này đi giao dịch với những người chơi khác hoặc đem lên các sàn giao dịch để trao đổi kiếm lợi nhuận.

Các vật phẩm ảo trong game NFT có thể giúp người chơi thu được lợi nhuận cao từ việc bán nó, giá trị có thể lên đến hàng triệu đó, hình thức này giống như việc mọi người đào tiền ảo trong một pool.

Game NFT giúp kiếm tiền như thế nào?
Game NFT giúp kiếm tiền như thế nào?

Để tham gia vào game NFT, ban đầu người chơi cần bỏ ra một số tiền nhất định để mua các vật phẩm hoặc nhân vật trong game. Quá trình đầu tư là quá trình chơi game thông qua việc chiến đấu, sinh sản, trao đổi vật phẩm với người khác để thu về các token được sử dụng trong game. Tiền này được quy đổi ra giá trị tiền thật và được định mức theo giá thị trường.

Các trò chơi NFT play-to-earn (chơi để kiếm tiền) mang đến cho người chơi tạo ra thu nhập thông qua việc chơi game như: Thực hiện các nhiệm vụ trong game, sưu tầm vật phẩm hiếm,…. Thông thường, khi chơi game người chơi sẽ được thưởng các Token hoặc NFT, càng chơi lâu người chơi càng kiếm được nhiều tiền hơn. Việc kiếm các token cũng là một phần trong trò chơi.

Top 13 Game NFT kiếm tiền hot nhất

1. Axie Infinity

Ra mắt vào tháng 3 năm 2018, Axie Infinity đã tạo tiền đề cho toàn bộ không gian chơi game NFT. Axie Infinity được Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1992) người Việt Nam sáng lập. Axie Infinity đã đi tiên phong trong game NFT và hiện nay nhiều người đang sử dụng game này làm nguồn thu nhập chính. Hiện tại, Axie Infinity tự hào có hơn 2,7 triệu người chơi hoạt động hàng tháng, bùng nổ phổ biến đến tháng 9 năm 2020.

Axie Infinity
Axie Infinity

Kể từ đó, Axie Infinity đã trở thành một nền kinh tế nhỏ của riêng mình, đạt doanh thu 2.3 tỷ đô la. Trên thực tế, thị trường riêng của nó chỉ đứng sau Opensea, với tổng khối lượng giao dịch 3.94 tỷ đô la.

Game được lấy cảm hứng và có cách chơi tương tự game Pokémon. Người chơi có nhiệm vụ tạo ra các quái thú cho riêng mình thông qua việc thu thập, lai tạo, nuôi dưỡng và chiến đấu với các Axie. Người chơi nhận được Smooth Love Potion (SLP) làm phần thưởng khi chiến thắng trong các trận chiến hoặc trao đổi vật phẩm trong game. Đây là tài nguyên trong trò chơi và là một mã thông báo có thể giao dịch được sử dụng để phát triển Axie, giống như cách làm với Pokémon.

Mỗi Axie có bốn thuộc tính chính có thể tiến hóa: sức khỏe, tốc độ, kỹ năng và tinh thần. Đổi lại, những thuộc tính này quyết định đến hiệu suất của Axie trong chiến đấu. Dự đoán rằng, những Axie có điểm hiệu suất cao nhất trên thị trường sẽ nhận được giá cao nhất trên thị trường Axie Infinity NFT.

Có hơn 500 bộ phận cơ thể Axie, nghĩa là có vô vàn cách để người chơi kết hợp các bộ phận cơ thể để sử dụng. Các loại Axie bao gồm: Quái vật, thực vật, bọ, chim, bò sát, thủy sinh. Và các loại sinh vật ảo này có thể phổ biến, hiếm, cực kiếm hoặc đã trở nên huyền thoại.

AXS là Token quản trị trong trò chơi cung cấp cho người chơi quyền bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng. Nó cũng hoạt động như một loại tiền tệ trên thị trường Axie.

2. DeFi Kingdom

DeFi Kingdom là một game NFT mới trên nền tảng Blockchain, được phát hành vào ngày 22 tháng 8 năm 2021. Vũ trụ của DeFi Kingdom là sự tổng hợp giữa game, DEX và Liquid Pool. Bên cạnh đó là sự hiện diện của nhiều loại NFT đóng vai trò quan trọng trong game; tất cả diễn ra trong bối cảnh của một thế giới cổ đại giả tưởng với tạo hình theo kiểu pixel.  

Giống như các game kiếm tiền khác, người chơi có thể kiếm được các vật phẩm NFT hiếm có giá trị trong DeFi Kingdom và sử dụng chúng để làm nhiệm vụ và đạt được nhiều phần thưởng hơn. Kể từ khi phát hành, DeFi Kingdoms đã vươn lên vị trí số 1 trong danh sách các ứng dụng phi tập trung (dapp) của Harmony Blockchain, vượt qua các dự án nổi tiếng khác như EnterDao và BakerySwap.

DeFi Kingdom
DeFi Kingdom

3. Gods Unchained

Gods Unchained là một NFT Game với hình thức kiếm tiền được xây dựng trên công nghệ của Ethereum Blockchain. Game này có cách chơi có nhiều nét tương đồng với game Magic: The Gathering. Người chơi có thể chơi các trò chơi hoàn toàn miễn phí, toàn quyền sở hữu, sưu tập các lá bài có sức mạnh khác nhau và có thể mua bán các vật phẩm trong game để kiếm lời.

Người chơi có thể sở hữu vật phẩm dưới dạng NFTERC720 và ERC721 và có thể thực hiện giao dịch các lá bài bằng token GODS. Với đồ họa rõ ràng, chi tiết cũng như âm thanh sinh động và hệ thống thẻ bài khéo léo, Gods Unchained cũng thu hút những người vừa muốn giải trí vừa muốn kiếm tiền.

God Unchained
God Unchained

4. Alien Worlds

Alien Worlds là một metraverse game NFT DeFi hợp tác giữa các người chơi và mô tả sự cạnh tranh trong kinh tế. Đặc tính của game này là khám phá và khai thác. Tại đây, người chơi cần phải cạnh tranh giành lấy tài nguyên khan hiếm là Trilium để nâng cao sức mạnh trong game.

Alien Worlds mô phỏng lại một thế giới gồm nhiều hành tinh và nhiệm vụ trong game của bạn là cố gắng dành lấy những nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm trên hành tinh này như đất, đồ tạo tác,… Trong Alien Worlds, NFT có thể là công cụ, đất đai và hình đại diện (avatar). Mỗi NFT có các thuộc tính được liệt kê trên thẻ.

Alien Worlds
Alien Worlds

5. Mine of Dalarnia

Mine of Dalarnia được ca ngợi là game NFT Axie Infinity phiên bản thứ 2. Được phát triển bởi Workinman Interactive và Chromia Studios – hai công ty khởi nghiệp Blockchain, ra mắt vào tháng 11 năm 2021.

Mine of Dalarnia là một trò chơi phiêu lưu hành động với các cấp độ được tạo theo thủ tục. Người chơi khai thác và kết hợp các vật phẩm khác nhau trong trò chơi, cải thiện kỹ năng và trang bị của họ để mở khóa các vũ khí bí mật của vụ trụ DAR khi tìm kiếm các đồ vật quý hiếm.

Mine of Dalarnia
Mine of Dalarnia

Game được thiết lập xung quanh việc khai thái, chiến đấu cũng như thu thập tài nguyên. Tài sản trong trò chơi có thể được chuyển nhượng và giao dịch trong thị trường của trò chơi.

6. My Neighbor Alice

My Neighbor Alice được phát hành đầy đủ vào năm 2022 và được xây dựng dựa trên sự thành công của Farmville. Vay mượn cảm hứng từ Animal Crossing, My Neighbor Alice được xuất bản bởi Ninentio dưới dạng một trò chơi mô phỏng xã hội.

Trong game này, người chơi có thể xây nhà, sở hữu đất, sưu tập và gặp gỡ bạn bè. My Neighbor Alice có những khung hình dịu mắt, phù hợp với những người có mục tiêu giải trí hay sưu tập NFT.

My Neighbor Alice
My Neighbor Alice

7. ILLuvium

Illuvium là một trong những game NFT được trông đợi nhất. Cho đến nay, ngoài Gods Unchained, bạn có thể nhận thấy rằng các trò chơi Blockchain có xu hướng thấp hơn ngân sách khi nói đến hình ảnh. Illuvium đi ngược lại xu hướng này với các giá trị sản xuất triple-A, được sử dụng trên Unreal Engine 4/5.

Bối cảnh game được xây dựng dựa trên cốt truyện một con tàu vận tải trong hạm đội không gian giữa các thiên hà đang đi điều tra một ngọn hải đăng báo hiệu rắc rối. Trong Illuvium, người chơi có thể khám phá thế giới game rộng lớn và săn những con thú nguy hiểm. Sau đó bắt chúng để chiến đấu trong các Đấu trường hoặc giao dịch qua sàn giao dịch NFT để tạo thu nhập.

Illuvium
Illuvium

8. Guild of Guardians

Guild of Guardians là một tựa game NFT thuộc thể loại nhập vai nhiều người chơi. Dự án được xây dựng bởi công ty Stepico Games và được triển khai trên Immutable X. Đây là một game hành động nơi các người chơi có toàn quyền sở hữu và xây dựng các đội quân cho riêng mình, tham gia vào các trận chiến để kiếm các phần thưởng tài sản NFT.

Guild of Guardians
Guild of Guardians

9. Champions: Ascension

Champions: Ascension là một trò chơi game NFT Blockchain được xây dựng bởi Jam City, một công ty trò chơi từng đoạt giải thưởng do cựu đồng sáng lập MySpace và Giám đốc điều hành Chris DeWolfe lãnh đạo. Game Champions: Ascension sở hữu đồ họa 3D sống động rất bắt mắt và thu hút người dùng.

Gama xây dựng một thế giới tưởng tượng để người chơi tự điều khiển. Trong game, người chơi sẽ thu thập và tạo ra các nhà vô địch NFT độc đáo, chiến đấu với những người khác để giành được sự giàu có lớn đặt cược vào một nền kinh tế được dự đoán là đang phát triển.

Champions: Ascension
Champions: Ascension

10. Ember Sword

Ember Sword là một game NFT nhập vai trực tuyến nhiều người chơi và đặc biệt được chơi hoàn toàn miễn phí. Game NFT này cho phép người chơi tham gia vào chiến đấu với các quái vật, boss hoặc những người khác để lấy tiền và đồ sưu tầm. 

Ember Sword
Ember Sword

11. Surf Invaders

Surf Invaders là một trò chơi đơn giản khi so sánh với những game NFT khác trong danh sách này. Tuy nhiên, việc tham gia và kiếm tiền cũng không đơn giản hơn những game khác. Trong game này, người chơi chiến đấu bằng cách vượt qua các con quái vật, tránh chướng ngại vật và tìm cách tăng sức mạnh trên đường đi.

Game có giao diện đơn giản, sử dụng các phím mũi tên để điều hướng nên dễ dàng tiếp cận với tất cả người chơi.

Surf Invaders
Surf Invaders

12. The Sandbox

The Sandbox (SAND) đã đứng đầu trong giới hạn vốn hóa thị trường tiền xu metaverse trong một khoảng thời gian. Đây là một dự án game NFT thế giới ảo sử dụng công nghệ xây dựng trên nền tảng Blockchain của Ethereum – được đưa vào thử nghiệm vào cuối năm 2020.

Trong game, người chơi được hoàn toàn tự do, không chịu bất kì sự quản lý nào của nhà điều hành game. Người chơi được phép thu thập các tiền tệ khi chơi và có thể sử dụng chúng để mua bán, giao dịch trong game.

The Sandbox
The Sandbox

13. Sidus NFT Heroes

Sidus NFT Heroes là một trò chơi trực tuyến nhập vai nhiều người chơi. Sự kết hợp giữa game NFT, metaverse, cơ chế chơi kiếm tiền và đồ họa tốt nhất từ trước đến nay được kỳ vọng sẽ là NFT game tiềm năng nhất trong tương lai.

Với Sidus NFT Heroes, người chơi có cơ hội kiếm tiền thật và thỏa mãn niềm đam mê khám phá, du hành của mình. Đồng thời, Sidus NFT Heroes còn là nơi mọi người giao lưu và kết bạn để trở thành đồng đội hỗ trợ nhau trên con đường đạt được thành công. 

Sidus NFT Heroes
Sidus NFT Heroes

Lời kết

Nhìn chung, các mô hình game NFT để kiếm tiền vẫn đang ở giai đoạn phát triển và có thể chưa được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên game NFT cũng đang tạo nên một xu hướng mới trong nền tảng game hiện nay. Hy vọng bài viết game NFT là gì? Top 13 game NFT kiếm hot mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cùng đón xem các bài viết tiếp theo của Việt Nét nhé! Chúc bạn thành công.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Mô hình OSI là gì? Vai trò và chức năng của 7 tầng OSI

Mô hình OSI là gì?

Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model, viết ngắn là OSI Model hoặc OSI Reference Model) – tạm dịch là mô hình tham chiếu kết nối các hệ thống mở hay còn được gọi là mô hình bảy tầng của OSI. Mô hình OSI mô tả bảy tầng mà hệ thống máy tính sử dụng để giao tiếp qua mạng. Đây là mô hình tiêu chuẩn đầu tiên cho truyền thông mạng, được tất cả các công ty máy tính và viễn thông lớn áp dụng vào đầu những năm 1980.

Mô hình OSI là gì?
Mô hình OSI là gì?

Internet hiện đại không dựa trên OSI mà dựa trên mô hình TCP/IP đơn giản hơn. Tuy nhiên, mô hình 7 tầng OSI vẫn được sử dụng rộng rãi, vì nó giúp hình dung và giao tiếp cách mạng hoạt động, đồng thời giúp cô lập và khắc phục sự cố mạng.

Mô hình OSI được giới thiệu vào năm 1983 bởi đại diện của các công ty máy tính và viễn thông lớn, và được ISO và IUT-T thông qua như một tiêu chuẩn quốc tế vào năm 1984.

Mô hình OSI là một mô hình được định nghĩa bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, cho phép các hệ thống truyền thông đa dạng giao tiếp bằng cách sử dụng các giao thức chuẩn.

Mô hình OSI có thể được xem như một ngôn ngữ chung cho mạng máy tính. Mô hình OSI được thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng dựa trên khái niệm chia hệ thống liên lạc thành bảy lớp trừu tượng, mỗi lớp xếp chồng lên lớp cuối cùng.

Như vậy, chắc chắn bạn đã hiểu rõ định nghĩa mô hình OSI là gì? Cùng tìm hiểu tiếp phần dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức hơn về mô hình này nhé.

Các giao thức trong mô hình OSI là gì?

Các giao thức trong mô hình OSI là yếu tố rất quan trọng, có 2 giao thức được sử dụng trong mô hình là giao thức hướng liên kết và giao thức không liên kết.

Giao thức hướng liên kết (Connection Oriented)

Trước khi bắt đầu quá trình truyền dữ liệu, các thực thể trong cùng một tầng của 2 hệ thống khác nhau cần phải thiết lập một liên kết logic chung. Chúng tiến hành trao đổi, thương lượng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong quá trình truyền dữ liệu, có thể là cắt bớt hoặc hợp nhất dữ liệu, liên kết sẽ được hủy bỏ. Việc thiết lập liên kết logic này sễ giúp nâng cao độ tin cậy và an toàn.

Giao thức không liên kết (Connectionless)

Với các giao thức không liên kết chỉ có giai đoạn duy nhất truyền dữ liệu và dữ liệu khi này được truyền độc lập trên cái tuyến khác nhau.

Các giao thức trong mô hình OSI
Các giao thức trong mô hình OSI

Vai trò và chức năng của 7 tầng OSI

Tầng 7 – Application Layer ( Tầng ứng dụng)

Tầng ứng dụng là lớp trên cùng, xác định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI. Tầng ứng dụng được sử dụng bởi phần mềm người dùng cuối như trình duyệt web và ứng dụng email. Nó cung cấp các giao thức cho phép phần mềm gửi, nhận thông tin và trình bày dữ liệu có ý nghĩa cho người dùng.

Tầng ứng dụng
Tầng ứng dụng

Một vài ví dụ về giao thức lớp ứng dụng là Hypertext Transfer Protocol (HTTP – Giao thức truyền siêu văn bản), Post Office Protocol (POP – Giao thức bưu điện), Simple Mail Transfer Protocol (SMTP – Giao thức truyền thư đơn giản), Domain Name System (DNS – Hệ thống tên miền) và File Transfer Protocol (FTP – Giao thức truyền tệp).

Tầng 6 – Presentation Layer (Tầng trình bày)

Tầng thứ hai kế tiếp tầng ứng dụng là tầng trình bày, tầng này sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến các cú pháp và ngữ nghĩa của thông tin được truyền.

Tầng trình bày
Tầng trình bày

Tầng trình bày xác định cách hai thiết bị sẽ mã hóa và nén dữ liệu để nó được nhận một cách chính xác ở đầu bên kia. Tầng trình bày lấy bất kỳ dữ liệu nào được truyền bởi tầng ứng dụng và chuẩn bị cho việc truyền qua tầng phiên.

Tầng này chịu trách nhiệm chính trong việc chuẩn bị dữ liệu để nó có thể được sử dụng bởi tầng ứng dụng; nói cách khác, tầng 6 làm cho dữ liệu hiển thị cho các ứng dụng sử dụng. Tầng trình bày chịu trách nhiệm dịch, mã hóa và nén dữ liệu.

Hai thiết bị đang giao tiếp có thể sử dụng các phương pháp mã hóa khác nhau, do đó, tầng 6 chịu trách nhiệm dịch dữ liệu đến thành một cú pháp mà lớp ứng dụng của thiết bị nhận có thể hiểu được.

Nếu các thiết bị đang giao tiếp qua kết nối được mã hóa, tầng 6 chịu trách nhiệm thêm mã hóa ở đầu người gửi cũng như giải mã mã hóa ở đầu người nhận để nó có thể hiển thị tầng ứng dụng với dữ liệu có thể đọc được, không được mã hóa.

Cuối cùng, lớp trình bày cũng chịu trách nhiệm nén dữ liệu mà nó nhận được từ lớp ứng dụng trước khi phân phối đến tầng 5. Điều này giúp cải thiện tốc độ và hiệu quả của giao tiếp bằng cách giảm thiểu lượng dữ liệu sẽ được truyền.

Tầng 5 – Session Layer (Tầng phiên)

Đây là lớp chịu trách nhiệm đóng mở giao tiếp giữa hai thiết bị. Khoảng thời gian từ khi giao tiếp được mở và đóng được gọi là phiên. Tầng phiên đảm bảo rằng phiên vẫn mở đủ lâu để chuyển tất cả dữ liệu đang được trao đổi, và sau đó nhanh chóng đóng phiên để tránh lãng phí tài nguyên.

Tầng phiên
Tầng phiên

Lớp phiên cũng đồng bộ hóa việc truyền dữ liệu với các điểm kiểm tra. Ví dụ: nếu một tệp 100 megabyte đang được chuyển, tầng phiên có thể đặt một điểm kiểm tra cứ sau 5 megabyte. Trong trường hợp ngắt kết nối hoặc gặp sự cố sau khi 52 megabyte đã được chuyển, phiên có thể được tiếp tục từ điểm kiểm tra cuối cùng, có nghĩa là chỉ cần chuyển thêm 50 megabyte dữ liệu. Nếu không có các trạm kiểm soát, toàn bộ quá trình chuyển sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.

Tầng 4 – Transport Layer (Tầng vận chuyển)

Tầng 4 chịu trách nhiệm giao tiếp đầu cuối giữa hai thiết bị. Điều này bao gồm việc lấy dữ liệu từ lớp phiên và chia nó thành các phần được gọi là phân đoạn trước khi gửi đến tầng 3. Tầng truyền tải trên thiết bị nhận có trách nhiệm tập hợp lại các phân đoạn thành dữ liệu mà tầng phiên có thể sử dụng.

Tầng vận chuyển cũng chịu trách nhiệm kiểm soát luồng và kiểm soát lỗi. Kiểm soát luồng xác định tốc độ truyền tối ưu để đảm bảo rằng người gửi có kết nối nhanh không làm người nhận có kết nối chậm bị choáng ngợp. Tầng truyền tải thực hiện kiểm soát lỗi ở đầu nhận bằng cách đảm bảo rằng dữ liệu nhận được là hoàn chỉnh và yêu cầu truyền lại nếu chưa.

Tầng vận chuyển
Tầng vận chuyển

Tầng 3- Network Layer (Tầng mạng)

Tầng mạng có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền dữ liệu giữa hai mạng khác nhau. Nếu hai thiết bị giao tiếp trên cùng một mạng, thì tầng mạng là không cần thiết. Tầng mạng chia nhỏ các phân đoạn từ lớp truyền tải thành các đơn vị nhỏ hơn, được gọi là gói, trên thiết bị của người gửi và tập hợp lại các gói này trên thiết bị nhận. Tầng mạng cũng tìm ra con đường vật lý tốt nhất để dữ liệu đến đích của nó; điều này được gọi là định tuyến.

Tầng mạng
Tầng mạng

Tầng liên kết dữ liệu rất giống với tầng mạng, ngoại trừ tầng liên kết dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền dữ liệu giữa hai thiết bị trên mạng CÙNG. Tầng liên kết dữ liệu lấy các gói từ tầng mạng và chia chúng thành các phần nhỏ hơn gọi là khung. Giống như tầng mạng, tầng liên kết dữ liệu cũng chịu trách nhiệm điều khiển luồng và điều khiển lỗi trong giao tiếp nội mạng (Tầng vận chuyển chỉ làm nhiệm vụ điều khiển luồng và điều khiển lỗi cho truyền thông giữa các mạng).

Tầng liên kết
Tầng liên kết

Tầng 1 – Physical Layer (Tầng vật lý)

Lớp này bao gồm các thiết bị vật lý liên quan đến việc truyền dữ liệu, chẳng hạn như cáp và thiết bị chuyển mạch. Đây cũng là lớp nơi dữ liệu được chuyển đổi thành một luồng bit, là một chuỗi gồm các số 1 và 0. Lớp vật lý của cả hai thiết bị cũng phải đồng ý về một quy ước tín hiệu để các số 1 có thể được phân biệt với các số 0 trên cả hai thiết bị.

Tầng vật lý
Tầng vật lý

Lời kết

Bài viết trên là khái niệm tổng quan về mô hình OSI là gì và vai trò của các tầng trong mô hình OSI. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình OSI và sử dụng chúng hiệu quả hơn. Đừng quên theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo của Việt Nét nhé!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

SaaS là gì? Tổng hợp về Software as a service | Việt Nét

SaaS là gì?

SaaS là viết tắt của từ Software as a Service, là phần mềm dạng dịch vụ cho phép người dùng sử dụng phần mềm thông qua Internet. Sorfware as a Service được coi là một dạng của điện toán đám mây (Cloud computing), được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng qua phần mềm.

SaaS là gì?
SaaS là gì?

Các ứng dụng SaaS đôi khi được gọi là phần mềm dựa trên Web, phần mềm theo yêu cầu hoặc phần mềm được lưu trữ. Các ứng dụng SaaS đều chạy trên máy chủ của nhà cung cấp SaaS. Nhà cung cấp quản lý quyền truy cập vào ứng dụng, bao gồm bảo mật, tính khả dụng và hiệu suất.

SaaS là gì? SaaS thường được truy cập bởi người dùng sử dụng máy client, ví dụ như thông qua trình duyệt web. SaaS đã trở thành mô hình phân phối phổ biến cho nhiều ứng dụng kinh doanh của doanh nghiệp lớn như hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS, phần mềm xử lý bảng lương, phần mềm phát triển, trò chơi ảo hóa,…

SaaS hoạt động như thế nào?

Sau khi tìm hiểu về khái niệm SaaS là gì? Để hiểu sâu hơn về SaaS hãy cùng Việt Nét xem qua các thông tin về cách hoạt động của phần mềm này.

Software as a Service hay SaaS hoạt động thông qua mô hình phân phối đám mây. Một nhà cung cấp phần mềm sẽ lưu trữ ứng dụng và dữ liệu liên quan bằng cách sử dụng máy chủ, cơ sở dữ liệu, tài nguyên mạng và máy tính của chính họ hoặc có thể là ISV ký hợp đồng với nhà cung cấp đám mây để lưu trữ ứng dụng trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Ứng dụng sẽ có thể truy cập được trên mọi thiết bị có kết nối mạng. Các ứng dụng SaaS thường được truy cập thông qua trình duyệt web.

SaaS hoạt động như thế nào
SaaS hoạt động như thế nào

Do đó, các công ty sử dụng ứng dụng Software as a Service không được giao nhiệm vụ thiết lập và bảo trì phần mềm. Người dùng chỉ cần trả phí đăng ký để có quyền truy cập vào phần mềm, đây là một giải pháp được tạo sẵn.

SaaS có quan hệ mật thiết với nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng (ASP) và các mô hình phân phối On-Demand Computing Software, nơi nhà cung cấp lưu trữ phần mềm của khách hàng và phân phối phần mềm đó cho người dùng cuối được phê duyệt qua Internet.

Trong mô hình SaaS, nhà cung cấp cung cấp cho người dùng quyền truy cập dựa vào một bản sao duy nhất của ứng dụng mà nhà cung cấp đã tạo riêng cho phân phối SaaS. Mã nguồn của ứng dụng là giống nhau cho tất cả người dùng, khi các tính năng mới được phát hành, chúng sẽ được triển khai cho tất cả người dùng. Tùy thuộc vào Service Level Agreement (SLA), dữ liệu của người dùng cho từng mô hình có thể được lưu trữ cục bộ, trên đám mây hoặc cả cục bộ và đám mây.

Các tổ chức có thể tích hợp các ứng dụng SaaS với phần mềm khác bằng giao diện lập trình ứng dụng (API).

Ví dụ: Một doanh nghiệp có thể viết các công cụ phần mềm của riêng mình và sử dụng các API của nhà cung cấp SaaS để tích hợp các công cụ đó với việc cung cấp SaaS.

Mô hình SaaS được phổ biến trên thế giới

Trên thế giới, có rất nhiều nhà cung cấp SaaS như: Oracle, Adobe Creative Cloud, Dropbox, Google, IBM, Microsoft,… Có thể thấy được rằng, SaaS phổ biến và gần như chiếm phần lớn thị trường công nghệ với những ông lớn trong ngành.

Mô hình SaaS phổ biến trên thế giới
Mô hình SaaS phổ biến trên thế giới

Dù SaaS được bán tại nhiều nhà cung cấp khác nhau, xu hướng hiện đại của mô hình SaaS chính là sự tích hợp giữa các phần mềm với nhau để có thể hoạt động và vận hành trơn tru. Và một doanh nghiệp có thể sử dụng được nhiều dịch vụ SaaS.

Kiến trúc của SaaS

Phần lớn các giải pháp SaaS dựa trên kiến trúc đa tầng. Mô hình này, chỉ một phiên bản và cấu hình duy nhất (Gồm phần cứng, hệ điều hành và mạng) đucợ sử dụng cho hầu hết các khách hàng khi thuê. Để hỗ trợ khả năng mở rộng, ứng dụng được cài đặt trên nhiều máy.

Kiến trúc SaaS
Kiến trúc SaaS

Đối với phiên bản thứ hai thì ứng dụng này được thiết lập để cung cấp cho một nhóm khách hàng được chọn để truy cập vào các phiên bản beta để thử nghiệm khi được phát hành ra ngoài thị trường.

Có hai loại SaaS chính:

  • SaaS dọc: Phần mềm đáp ứng nhu cầu của một ngành cụ thể như phần mềm cho ngành y tế, nông nghiệp, bất động sản, ngành tài chính.
  • SaaS ngang: Các sản phẩm tập trung vào một danh mục phần mềm như tiếp thị, bán hàng, công cụ phát triển, nhân sự,…

Ưu và nhược điểm của SaaS

Ưu điểm

SaaS loại bỏ nhu cầu đối với các tổ chức phải cài đặt và chạy các ứng dụng trên máy tính hoặc trong trung tâm dữ liệu của riêng họ. Điều này giúp loại bỏ chi phí mua, cung cấp và bảo trì phần cứng, cũng như cấp phép, cài đặt và hỗ trợ phần mềm. Các lợi ích khác của mô hình SaaS bao gồm:

Ưu điểm của SaaS
Ưu điểm của SaaS
  • Tiết kiệm chi phí: Với mô hình SaaS, người dùng có thể tiết kiệm được cả chi phí, thời gian, nhân lực, chi phí chuyển đổi và chi phí cơ hội. Thay vì mua phần mềm để cài đặt hoặc phần cứng bổ sung để hỗ trợ, người dùng chỉ cần đăng ký dịch vụ SaaS. Việc chuyển đổi chi phí sang chi phí hoạt động định kỳ cho phép nhiều doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách tốt hơn. Người dùng cũng có thể hủy sử dụng các dịch vụ SaaS bất kỳ lúc nào để ngăn chặn các chi phí định kỳ đó.
  • Sử dụng phần mềm máy khách miễn phí: Người dùng có thể chạy hầu hết các ứng dụng SaaS trực tiếp từ trình duyệt web mà không cần tải xuống và cài đặt bất kỳ phần mềm nào, mặc dù một số ứng dụng yêu cầu plugin. Điều này có nghĩa là bạn không cần phải mua và cài đặt phần mềm đặc biệt cho người dùng của mình.
  • Khả năng sử dụng có thể mở rộng: Các dịch vụ đám mây như SaaS cung cấp khả năng mở rộng theo chiều dọc cao, mang lại cho khách hàng tùy chọn truy cập nhiều hơn hoặc ít hơn các dịch vụ, tính năng theo yêu cầu.
  • Cập nhật tự động: Người dùng có thể dựa vào nhà cung cấp SaaS để tự động thực hiện cập nhật và quản lý, thay vì mua phần mềm mới. Điều này giúp làm giảm gánh nặng cho nội bộ nhân viên IT.
  • Sự linh hoạt: Các ứng dụng SaaS thường có thể tùy chỉnh và được tích hợp với các ứng dụng kinh doanh khác, đặc biệt là trên các ứng dụng từ một nhà cung cấp phần mềm thông thường.
  • Truy cập dữ liệu từ mọi nơi: Vì nhà cung cấp SaaS cung cấp các ứng dụng qua Internet nên người dùng có thể truy cập từ bất kỳ thiết bị và vị trí nào có hỗ trợ Internet. Đồng thời, khi dữ liệu ứng dụng được lưu trữ trên đám mây, không có dữ liệu nào bị mất nếu máy tính hoặc thiết bị của người dùng bị lỗi.

Nhược điểm

SaaS cũng gây ra một số rủi ro và thách thức tiềm ẩn, vì các doanh nghiệp phải dựa vào các nhà cung cấp thứ 3 để cung cấp phần mềm, giữ cho phần mềm đó luôn hoạt động, theo dõi và báo cáo thanh toán chính xác, tạo điều kiện môi trường an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp.

Nhược điểm SaaS
Nhược điểm SaaS
  • Yêu cầu kết nối Internet: Vì được khai thác trên môi trường Internet, nên việc yêu cầu kết nối Internet là điều bắt buộc khi sử dụng dịch vụ này.
  • Ngoài tầm kiểm soát của người dùng: Các vấn đề có thể phát sinh khi nhà cung cấp gặp sự cố gián đoạn dịch vụ, áp đặt các thay đổi không mong muốn đối với các dịch vụ cung cấp hoặc gặp phải vi phạm bảo mật. Tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng sử dụng dịch vụ SaaS của khách hàng. Để chủ động giảm thiểu những vấn đề này, khách hàng nên hiểu SLA của nhà cung cấp SaaS và đảm bảo nó được thực thi.
  • Khó khăn khi chuyển đổi nhà cung cấp: Như khi sử dụng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào, việc chuyển đổi nhà cung cấp có thể gặp nhiều khó khăn. Để chuyển đổi nhà cung cấp, người dùng phải di chuyển một lượng rất lớn dữ liệu. Hơn nữa, việc chuyển dữ liệu người dùng giữa các nhà cung cấp khác nhau có thể rất phức tạp đối với một số nhà cung cấp sử dụng các công nghệ và kiểu dữ liệu độc quyền.
  • Bảo mật: Bảo mật đám mây thường được coi là một thách thức đáng kể đối với các ứng dụng SaaS
  • Khách hàng mất quyền kiểm soát việc lập phiên bản: Nếu nhà cung cấp áp dụng phiên bản mới của ứng dụng, ứng dụng đó sẽ được triển khai cho tất cả khách hàng của mình, bất kể khách hàng có muốn phiên bản mới hơn hay không.

Các phần mềm SaaS phổ biến nhất hiện nay

Sorfware as a Service (SaaS) phổ biến và thông dụng nhất hiện này là các ứng dụng của Google, gồm Gmail để gửi và nhận Email; Drive cho việc lưu trữ tài liệu; Docs, Slides, Sheets để tạo hoặc sửa các tài liệu;…

Các phần mềm SaaS phổ biến hiện nay
Các phần mềm SaaS phổ biến hiện nay

Một số phần mềm quản lý Sorfware as a Service nổi tiếng khác có thể kể đến như Amazon Web Services, IBM, ServiceNow, Misa, Dropbox, Salesforce, Microsoft,…

Tại Việt Nam, một số công ty công nghệ đã phát triển và tung ra thị trường các mô hình Sorfware as a Service hữu ích. Với chi phí rẻ và dịch vụ chăm sóc khách hàng thuận lợi hơn nhiều so với các dịch vụ quốc tế, đây sẽ là cơ hội để người dùng Việt Nam tiếp cận với loại hình phần mềm này.

Lời kết

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu được SaaS là gì? Ưu nhược điểm của SaaS. Hiểu được cách Sorfware as a Service hoạt động ra sao giúp bạn tạo ra hoặc cải tiến các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu có gì thắc mắc bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Metadata là gì? Top 10 loại siêu liệu phổ biến | Việt Nét

Metadata hay gọi là siêu dữ liệu có nghĩa là dạng dữ liệu mô tả chi tiết thông tin về dữ liệu (data about data). Siêu dữ liệu tóm tắt thông tin cơ bản về dữ liệu, điều này có thể giúp việc tìm kiếm, sử dụng và tái sử dụng các phiên bản dữ liệu cụ thể dễ dàng hơn.

Metadata là gì?
Metadata là gì?

Ví dụ: Thông tin về Tác giả, ngày tạo, ngày sửa đổi và kích thước là các ví dụ cơ bản về metadata của một tài liệu. Điều này giúp tìm kiếm một tài liệu nhanh chóng hơn nhiều.

Ngoài các file tài liệu, metadata còn được sử dụng cho file máy tính, hình ảnh, trang tính, video, file âm thanh và trang web. Việc sử dụng siêu dữ liệu trên trang web có thể rất quan trọng. Metadata chứa các mô tả về nội dung của trang cũng như các keyword được liên kết với nội dung. Metadata này thường được các công cụ tìm kiếm hiển thị trong kết quả tìm kiếm, có nghĩa là độ chính xác và chi tiết của nó có thể ảnh hưởng đến việc người dùng có quyết định truy cập trang web hay không.

Metadata có thể được tạo thủ công hoặc xử lý thông tin tự động. Việc tạo thủ công thường chính xác hơn, cho phép người dùng nhập bất kỳ thông tin nào mà họ cảm thấy có liên quan hoặc điều đó giúp mô tả file. Việc tạo metadata tự động có thể đơn giản hơn nhiều, thường chỉ hiển thị thông tin như kích thước file, phần mở rộng file, thời điểm file được tạo và ai đã tạo ra file.

Metadata trong thư viện

Metadata là gì trong thư viện? Metadata trong thư viện dùng để tổ chức các thông tin giúp khám phá và sử dụng dễ dàng hơn. Có thể hiểu metadata trong thư viện giúp chúng ta phân loại thông tin đã được lưu trữ.

Ví dụ trong mỗi cuốn sách sẽ gồm hệ thống hóa dữ liệu như:

  • Tên sách.
  • Tác giải.
  • Mục lục.
  • Tóm tắt nội dung.
  • Mã danh mục giúp người dùng tìm vị trí của sách.

Metadata trong tập tin

Metadata là gì trong tập tin? Trên mỗi tệp tin đều có một bộ siêu dữ liệu được liên kết với chúng để cung cấp các thông tin về nguồn, tác giả và các thông số quan trọng khác. Có thể bao gồm các thông tin như: Tên cá nhân, tên công ty, tên thiết bị, ổ đĩa lưu tập tin. Để hiểu đơn giản metadata là các mô tả chi tiết về từng loại tệp: Loại, kích thước tệp, thời gian tạo và lưu trữ,…

Metadata trong Internet

Metadata là gì trong Internet? Metadata trong Internet là chỉ định và xử lý lưu lượng truy cập trên Internet. Nếu không có metadata thì sẽ không có bất cứ thông tin nào được nhận khi chúng ta truyền qua Internet.

Dữ liệu khi được truyền qua Internet được chia thành các gói quản lý và gói dữ liệu, cần phải mang thông tin về đích. Mọi gói khi được truyền qua Internet đều mang metadata để hoàn thành công việc.

Metadata được phân loại khác nhau dựa trên chức năng mà nó phục vụ trong quản lý thông tin.

Các loại metadata
Các loại Metadata
  • Metadata quản trị: Cho phép quản trị viên áp đặt các quy tắc, hạn chế quản lý quyền truy cập dữ liệu và quyền của người dùng. Loại này cũng cung cấp thông tin về việc bảo trì và quản lý tài nguyên dữ liệu được yêu cầu. Siêu dữ liệu thường được sử dụng trong bối cảnh nghiên cứu đang diễn ra, bao gồm các chi tiết như ngày tạo, kích thước và loại file cũng như các yêu cầu lưu trữ.
  • Metadata mô tả: Xác định các đặc điểm cụ thể của một phần dữ liệu, chẳng hạn như dữ liệu thư mục, keyword, tên bài hát, số lượng,…
  • Metadata pháp lý: Cung cấp thông tin về cấp phép sáng tạo, chẳng hạn như bản quyền, giấy phép và tiền bản quyền.
  • Metadata lưu trữ: Hướng dẫn vị trí của một mục dữ liệu trong khuôn khổ hoặc trình tự phân cấp.
  • Metadata quy trình: Phác thảo các quy trình được sử dụng để thu thập và xử lý dữ liệu thống kê. Siêu dữ liệu thống kê là một thuật ngữ khác của siêu dữ liệu quy trình.
  • Metadata Provenance: Còn được gọi là dòng dữ liệu, theo dõi lịch sử của một phần dữ liệu khi nó di chuyển trong một tổ chức. Các tài liệu gốc được ghép nối với siêu dữ liệu để đảm bảo rằng dữ liệu hợp lệ hoặc để sửa lỗi về chất lượng dữ liệu. Kiểm tra xuất xứ là một thông lệ trong quản trị dữ liệu.
  • Metadata tham chiếu: Liên quan đến thông tin mô tả chất lượng của nội dung thống kê.
  • Metadata thống kê: Mô tả dữ liệu cho phép người dùng diễn giải và sử dụng đúng các số liệu thống kê được tìm thấy trong các báo cáo, khảo sát và tài liệu tóm tắt.
  • Metadata cấu trúc: Cho biết cách tập hợp các phần tử khác nhau của một đối tượng dữ liệu phức hợp. Metadata cấu trúc thường được sử dụng trong nội dung phương tiện kỹ thuật số, chẳng hạn như mô tả cách tổ chức các trang trong sách nói để tạo thành chương, cách tổ chức các chương để tạo thành tập,… Thuật ngữ “technical metadata” là một từ đồng nghĩa được kết hợp chặt chẽ nhất với các mục trong thư viện số.
  • Metadata sử dụng: Là dữ liệu được sắp xếp và phân tích mỗi khi người dùng truy cập vào nó. Dựa trên phân tích siêu dữ liệu sử dụng, doanh nghiệp có thể chọn ra các xu hướng trong hành vi của khách hàng và dễ dàng điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Metadata làm nền tảng cho mọi đối tượng kỹ thuật số và rất quan trọng đối với cách chúng được quản lý, tổ chức và sử dụng.

Khi được tạo và xử lý đúng cách, metadata phục vụ sự rõ ràng và nhất quán của thông tin. Siêu dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá thông tin liên quan, tìm kiếm và truy xuất tài nguyên. Với metadata, bất kỳ đối tượng kỹ thuật số nào cũng có thể được liên kết tự động với các phần tử có liên quan khác, do đó dễ dàng tổ chức và khám phá. Điều này giúp người dùng tạo kết nối mà họ không thể thực hiện theo cách khác.

Với siêu dữ liệu, bạn có thể tìm kiếm tài nguyên theo bất kỳ tiêu chí nào, xác định các nguồn khác nhau, thu thập tài nguyên theo chủ đề, truy tìm nguồn tài nguyên.

Mặc dù siêu dữ liệu quan trọng đối với SEO, nhưng nó không phải là yếu tố xếp hạng được sử dụng trong các thuật toán của công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, có những lợi ích gián tiếp có thể dẫn đến việc tăng thứ hạng.

Những lợi ích của metadata
Những lợi ích của Metadata

Như đã đề cập trước, mục đích của siêu dữ liệu là tóm tắt và thông báo cho người dùng về nội dung trang web của bạn, để thu hút họ nhấp qua trang web của bạn. Khi hiển thị tiêu đề và meta description với thông tin hấp dẫn, người dùng có nhiều khả năng nhấp qua trang của bạn hơn.

Siêu dữ liệu còn có thể được sử dụng để cài đặt bảo mật, xác thực quyền truy cập và chỉnh sửa, từ đó kiểm soát được việc phân phối. Bên cạnh đó, siêu dữ liệu cũng được sử dụng như một cách để nắm bắt trải nghiệm, tăng cường khả năng tìm kiếm và truy cập của khách hàng.

>> Xem thêm: Bigdata là gì? Những kiến thức cơ bản về Bigdata

Khi metadata đã được xác định trong bối cảnh của một chương trình quản trị dữ liệu lớn hơn, bước quan trọng cuối cùng là xác định một công cụ quản lý siêu dữ liệu để giúp nắm bắt, sắp xếp, đánh giá và lưu trữ. Đây phải là một quy trình tự động để tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi dữ liệu và quản lý dữ liệu.

Cách quản lý Metadata
Cách quản lý Metadata

Tất nhiên, điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng bảng tính, việc giữ cho thông tin luôn cập nhật tự động sẽ gây ra nhiều vấn đề. Việc nắm bắt, xuất bản và cập nhật siêu dữ liệu trên mọi dự án dữ liệu hiện tại và trong tương lai sẽ giảm thời gian tìm kiếm thông tin chi tiết, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh sáng suốt hơn, nhanh hơn.

Bằng cách hiểu và đánh giá dữ liệu từ nhiều khía cạnh khác nhau, cùng với một chương trình quản trị dữ liệu tích hợp, các tổ chức có thể xây dựng thành công bảng thuật ngữ toàn diện, đảm bảo một giải pháp quản lý và trao quyền cho tất cả người dùng dữ liệu để tận dụng dữ liệu đáng tin cậy.

Lời kết

Qua bài viết này, có thể thấy Metadata thực sự rất hữu ích và cần thiết trong thời đại số như hiện nay. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về Metadata là gì và những kiến thức tổng quát về siêu dữ liệu này cùng những lưu ý về nó. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo để biết được những thông tin hay và ý nghĩa về công nghệ nhé!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

7 cách viết blog kiếm tiền tốt nhất hiện nay | Việt Nét

Hướng dẫn cách tạo và viết blog kiếm tiền

Trước khi bắt đầu viết blog kiếm tiền, bạn cần tạo một blog và tăng lượng người xem. Hãy nghĩ theo cách này: Càng nhiều lưu lượng truy cập vào blog của bạn đồng nghĩa với việc bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Cách tạo và viết blog kiếm tiền
Cách tạo và viết blog kiếm tiền

Chính vì vậy, kiếm tiền bắt đầu bằng việc chọn một thị trường thích hợp viết blog chiến lược và quảng bá thông tin về blog của bạn. Dưới đây là cách thực hiện:

Bước 1: Chọn một thị trường ngách có lợi nhuận

Nếu bạn mới bắt đầu viết blog kiếm tiền, có lẽ bạn đang tự hỏi mình rằng: Tôi nên viết về cái gì?

Trước khi đi sâu vào viết blog kiếm tiền, bạn sẽ cần phải chọn một thị trường ngách. Chọn một chủ đề tổng thể cho blog của bạn để bạn có thể trau dồi trong một lĩnh vực cụ thể và thu hút một nhóm người hâm mộ được nhắm mục tiêu.

Khi chọn chủ đề, điều quan trọng là phải bắt đầu với niềm đam mê của bạn, như vậy bạn sẽ dành nhiều thời gian và nỗ lực cho chủ đề này. Nhưng nếu bạn thực sự nghiêm túc với việc viết blog kiếm tiền, bạn cũng cần nghĩ đến những chủ đề mà mọi người quan tâm và điều đó cuối cùng sẽ giúp bạn có thể kiếm được tiền.

Với suy nghĩ đó, có ba câu hỏi bạn cần tự hỏi mình khi chọn một ngách blog:

  • Sở thích của tôi là gì?
  • Độc giả của tôi là ai?
  • Những chủ đề nào có lợi nhuận?

Câu hỏi 1: Sở thích của tôi là gì?

Để có thể viết blog kiếm tiền một cách bền vững về lâu dài, bạn nên viết về điều gì đó mà bạn thực sự đam mê.

Ngoài ra, bạn cần xem xét mức độ kinh nghiệm chuyên môn của bạn. Nếu bạn không có mối liên hệ nào trước đó với thị trường thích hợp viết blog của mình, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng sự uy tín của mình trong ngành đó.

Ngược lại, nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, kiến thức hoặc mối quan hệ trong một lĩnh vực cụ thể, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để viết các bài đăng trên blog về những chủ đề đó thì sẽ dễ dàng xây dựng lòng tin trong số độc giả của bạn.

Câu hỏi 2: Độc giả của tôi là ai?

Nếu có nhu cầu tìm hiểu về thị trường ngách của bạn và nếu bạn cung cấp kiến ​​thức hoặc thông tin đáp ứng nhu cầu quan trọng, thì người đọc sẽ kéo đến blog của bạn. Sử dụng các chủ đề bạn quan tâm để suy nghĩ về loại độc giả mà bạn có thể thu hút.

Sau đó, hãy nghĩ về các loại vấn đề mà mọi người gặp phải và các giải pháp họ đang tìm kiếm trong các lĩnh vực đó. Bằng cách đó, bạn có thể tạo một blog xoay quanh việc nhắm mục tiêu các nhóm này và cung cấp cho họ câu trả lời mà họ cần.

Câu hỏi 3: Những chủ đề nào có lợi nhuận?

Mặc dù bạn có thể viết blog kiếm tiền về hầu hết mọi thứ, nhưng một số ngách blog có xu hướng mang lại nhiều lợi nhuận hơn những ngách khác. Để dự đoán liệu bạn có thể kiếm tiền từ việc viết blog với một thị trường ngách cụ thể hay không, hãy xem xét các cơ hội bán hàng trong lĩnh vực chủ đề đó.

Ví dụ: Nếu bạn đang tạo một blog nấu ăn, một bài báo về các thiết bị nhà bếp hàng đầu là một cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy các liên kết hoặc đặt quảng cáo. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc viết blog tiếp thị kỹ thuật số, bạn có thể cân nhắc các cơ hội bán sách điện tử hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn.

Một số loại blog có thể mang lại lợi nhuận phổ biến nhất đó là: Blog kinh doanh và tiếp thị, blog tài chính, blog sức khỏe, blog thời trang, blog DIY và thủ công, blog về dinh dưỡng và thực phẩm, blog về phong cách sống,…

Bước 2: Chọn nền tảng tạo blog kiếm tiền

Sai lầm lớn nhất mà người mới bắt đầu mắc phải khi xây dựng blog để viết blog kiếm tiền là chọn sai nền tảng viết blog. Rất may là bạn đã ở đây, vì vậy bạn sẽ không mắc phải sai lầm đó.

Tạo blog bằng WordPress
Tạo blog bằng WordPress

Đối với hầu hết người dùng, việc sử dụng nền tảng WordPress.org còn được gọi là WordPress tự lưu trữ để xây dựng blog sẽ có lợi thế hơn. Bởi vì WordPress là mã nguồn mở, bạn có thể cài đặt các plugin, tùy chỉnh thiết kế blog của mình và quan trọng nhất là kiếm tiền từ blog của bạn mà không có bất kỳ hạn chế nào. 

Bước 3: Chọn và đăng ký tên miền phù hợp

Sau khi chọn được thị trường ngách (Chủ đề) và nền tảng để tạo blog kiếm tiền thì tên miền (domain) là yếu tố tiếp theo mà bạn cần cân nhắc lựa chọn cho mình một tên miền phù hợp.

Tên miền (domain) là những gì mọi người nhập để truy cập trang web của bạn. Đó là địa chỉ trang web của bạn trên Internet. Để chọn tên miền, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn tên miền ngắn gọn, dễ nhớ.
  • Tên miền dễ phát âm, đánh vần.
  • Có sự độc đáo, chuyên nghiệp, mang thương hiệu cá nhân.
  • Không dùng ký tự đặc biệt trong tên miền.
  • Có thể thêm từ khóa liên quan đến chủ đề blog vào tên miền.

Nếu có nhu cầu mua tên miền để kiếm tiền bằng blog, bạn có thể tham khảo Việt Nét. Đây là nhà cung cấp tên miền giá rẻ, chất lượng tại Việt Nam. Tại Việt Nét, việc đăng ký, gia hạn tên miền được thực hiện nhanh chóng với sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ tư vấn. Trước khi đăng ký, bạn có thể dễ dàng kiểm tra tên miền mà bạn muốn mua chỉ với vài bước đơn giản.

>> Xem thêm: Kiểm tra tên miền

Bước 4: Chọn nhà cung cấp dịch vụ Web Hosting

Hosting chính là nơi chứa các tệp trang blog của bạn. Nếu tên miền là địa chỉ ngôi nhà, blog là ngôi nhà thì hosting chính là mảnh đất để xây lên ngôi nhà đó trên Internet. Mọi blog, trang web đều cần có hosting.

Hiện nay có nhiều loại hosting để bạn lựa chọn. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ mới bắt đầu viết blog kiếm tiền, Việt Nét khuyên bạn sử dụng Web Hosting vì nó rất dễ sử dụng đối với người mới bắt đầu và chi phí cũng rẻ.

Web Hosting Vietnix
Web Hosting Việt Nét

Hiện tại, Việt Nét đang cung cấp nhiều gói Shared Hosting với các mức giá khác nhau, đáp ứng cho nhiều nhu cầu sử dụng của khách hàng như Hosting Giá Rẻ, Hosting Cao Cấp, Business Hosting (Hosting dành cho doanh nghiệp).

Ưu điểm của Hosting Việt Nét là giá rẻ, chỉ từ 5.000 VNĐ/Tháng, rất phù hợp với những người mới bắt đầu xây dựng blog cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hosting Việt Nét còn được đánh giá cao khi sử dụng 100% ổ cứng SSD/NVMe kết hợp với công nghệ LiteSpeed Enterprise giúp tăng tốc độ blog của bạn lên đến 12 lần, chống DDoS hiệu quả với công nghệ Việt Nét Firewall, chống tấn công toàn diện với Imunify360, tự động backup (sao lưu) dữ liệu hàng ngày, đảm bảo an toàn dữ liệu…

>> Xem thêm: DDoS là gì? Tìm hiểu về tấn công từ chối dịch vụ phân tán

Ngoài ra, khi mua hosting tại Việt Nét, bạn còn được tặng miễn phí bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá 800$/Năm giúp bạn xây dựng blog thật chuyên nghiệp để viết blog kiếm tiền hiệu quả, đồng thời còn được miễn phí chứng chỉ SSL,…

>> Xem thêm: Bảng giá Hosting tại Việt Nét

Bước 5: Xây dựng nội dung cho blog

Sau khi tạo xong blog, bước tiếp theo là bạn cần lấp đầy blog bằng nội dung chất lượng.

Chọn các chủ đề phù hợp

Khi lựa chọn chủ đề cho bài viết trên blog, bạn cần lưu ý hai điều sau:

  • Giải quyết nhu cầu của đối tượng mục tiêu của bạn và cung cấp cho họ một giải pháp hiệu quả, có thể hành động.
  • Nhắm mục tiêu các từ khóa có lượng tìm kiếm cao vì sẽ có nhiều người quan tâm đến chủ đề đó. Khi bài viết của bạn cung cấp câu trả lời chuyên sâu cho các truy vấn tìm kiếm của mọi người, thì càng có nhiều khả năng được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Viết tiêu đề cũng là một bước quan trọng. Bạn nên viết các tiêu đề hấp dẫn, chứa nhiều thông tin để kích thích độc giả nhấp vào.

Đăng bài liên tục

Để thu hút được nhiều khách truy cập blog hơn, bạn cần đăng nội dung mới thường xuyên. Hãy đặt mục tiêu xuất bản tối thiểu 3 – 4 bài đăng mới mỗi tuần để bạn tối đa hóa lưu lượng truy cập.

Bạn nên tạo lịch xuất bản bài viết và lập kế hoạch xuất bản nhất quán để giúp Google biết rằng bạn đang điều hành một blog hoạt động lành mạnh.

Bước 6: Tạo dựng danh tiếng

Khi bạn đã tạo ra một lượng lớn nội dung chiến lược, bước tiếp theo để kiếm tiền bằng blog là xác lập bản thân như một người có danh tiếng và uy tín trong lĩnh vực của bạn. Những mẹo này sẽ giúp bạn:

Hãy thử viết blog của khách

Bắt đầu bằng cách mở rộng sự hiện diện của bạn trên Internet, đặc biệt là trong thế giới viết lách và viết blog. Bạn có thể tiếp cận với các ấn phẩm trực tuyến trong thị trường ngách của bạn và các ý tưởng quảng cáo sản phẩm cho các bài đăng của khách. Hãy nhớ gửi một liên kết đến blog của bạn cùng với quảng cáo chiêu hàng của bạn như một bằng chứng về kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này.

Cộng tác với các chuyên gia

Một cách khác để thiết lập uy tín của bạn là hợp tác với các chuyên gia khác trong lĩnh vực của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tiếp xúc nhiều hơn và giúp bạn xây dựng khán giả.

Bước 7: Thúc đẩy và phát triển blog

Càng nhiều người đọc blog của bạn, bạn càng dễ dàng kiếm được thu nhập từ nó. Vì lý do đó, việc tăng lưu lượng truy cập vào blog của bạn là một bước đệm quan trọng để bạn kiếm tiền từ blog cá nhân của mình.

Dưới đây là một số cách để quảng bá và xây dựng sự nổi tiếng của bạn:

Tối ưu hóa cho SEO

SEO rất quan trọng để đưa trang web của bạn lên Google. Nếu bạn muốn mọi người tìm thấy blog của mình thì blog của bạn cần phải xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Tối ưu SEO
Tối ưu SEO

>> Xem thêm: SEO là gì? Những kiến thức về SEO cho người mới bắt đầu

Để làm được điều này, bạn không chỉ tạo các bài đăng blog mà còn nên tối ưu hóa các bài đăng này bằng cách sử dụng các long tail keyword (từ khóa đuôi dài chiến luộc) – Một loại từ khóa cụ thể nhắm mục tiêu đến đối tượng chính xác của bạn.

Bạn có thể sử dụng một số công cụ nghiên cứu từ khóa để hỗ trợ như Google Keyword Planner, SEMrush, Ahrefs.

Tạo bản tin

Một cách khác để thúc đẩy lưu lượng truy cập vào blog của bạn là tạo bản tin email để quảng bá nội dung của bạn. Điều này sẽ đảm bảo rằng những người tìm thấy blog của bạn sẽ quay lại đọc các bài viết trong tương lai.

Xây dựng chiến lược truyền thông mạng xã hội

Quảng bá các bài viết trên blog của bạn trên mạng xã hội là một cách tuyệt vời để blog của bạn tiếp cận nhiều người hơn.

Bạn không chỉ nên chia sẻ liên kết đến blog của mình trên các trang cá nhân mà còn nên tạo Fanpage, Instagram, Youtube dành riêng cho blog của bạn.

Sáng tạo

Để viết blog kiếm tiền hiệu quả, bạn hãy mở rộng phạm vi tiếp cận của blog hơn nữa với các loại định dạng nội dung sáng tạo khác nhau. Đăng các video hướng dẫn thực hiện nhiều thông tin trên trang web của bạn và chia sẻ thông tin chi tiết của bạn bằng cách tạo podcast hoặc tổ chức hội thảo trên web. Bạn càng tạo ra nhiều loại nội dung để quảng bá bản thân như một chuyên gia trong lĩnh vực của mình, thì càng có nhiều khả năng mọi người khám phá blog của bạn.

Mặc dù ban đầu bạn nên cung cấp nội dung này miễn phí để xây dựng khán giả và thúc đẩy lượng truy cập vào blog của mình, nhưng cuối cùng bạn có thể bắt đầu tính phí như một nguồn doanh thu bổ sung. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn tìm hiểu về cách viết blog kiếm tiền.

Những cách viết blog kiếm tiền tốt nhất hiện nay

Dưới đây là một số cách viết blog kiếm tiền phổ biến nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo để áp dụng cho mình:

Cách viết blog kiếm tiền

Kiếm tiền với Affiliate Marketing

Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) là khi bạn giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ cho đối tượng của mình bằng cách sử dụng các liên kết theo dõi đặc biệt, sau đó nhận hoa hồng giới thiệu cho mỗi lần ai đó mua sau khi nhấp vào liên kết của bạn.

Bạn nên lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ mà độc giả của bạn có thể quan tâm. Như vậy mới tăng tỷ lệ nhấp vài liên kết và mua hàng.

Nếu blog của bạn có liên quan đến lĩnh vực công nghệ, lập trình, thiết kế website,… Bạn có thể đăng ký tham gia chương trình Affiliate của Việt Nét để nhận được mức hoa hồng hấp dẫn đến 17%/Đơn hàng thành công.

Chương trình Affilate Marketing tại Vietnix
Chương trình Affilate Marketing tại Việt Nét

Những lợi ích khi tham gia chương trình Affiliate tại Việt Nét:

  • Vốn 0 đồng – Thu nhập cao.
  • Hoa hồng 17%, áp dụng vĩnh viễn.
  • Tham gia dễ dàng.
  • Thời gian linh hoạt.
  • Nhu cầu của khách hàng lớn.
  • Việt Nét có thương hiệu uy tín lâu năm.

>> Xem thêm: Thông tin về chương trình Affiliate tại Việt Nét

Hiển thị Google AdSense trên WordPress

Google Adsense là một cách kiếm tiền từ blog dễ dàng. Tất cả những gì bạn cần làm là thêm một tập lệnh từ Google vào trang web của bạn và bắt đầu hiển thị quảng cáo. Bạn sẽ được trả tiền cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo. Nó được gọi là quảng cáo CPC.

Viết blog kiếm tiền với Google Adsense
Viết blog kiếm tiền với Google Adsense

CPC là gì? CPC là viết tắt của “Cost Per Click”. Bằng cách hiển thị quảng cáo CPC với Google Adsense, bạn nhận được một khoản phí cố định mỗi khi khách truy cập nhấp vào quảng cáo.

Tạo blog thành viên trả phí

Một cách khác để kiếm tiền từ blog của bạn là yêu cầu độc giả trả tiền để truy cập nội dung hoặc khu vực nhất định trên blog của bạn. Cụ thể:

  • Tạo nội dung chỉ dành cho thành viên bị hạn chế: Những độc giả trung thành nhất của bạn có thể sẵn sàng trả tiền để đọc thêm tác phẩm của bạn. Bạn có thể tạo khu vực chỉ dành cho thành viên để họ chia sẻ các bài đăng blog chuyên sâu hơn, nội dung tải xuống, video, nội dung âm thanh và hơn thế nữa.
  • Tạo một diễn đàn riêng tư: Bạn tạo các diễn đàn riêng tư mà người dùng phải trả tiền để có quyền truy cập. Diễn đàn là một cách tuyệt vời để độc giả của bạn nhận được lời khuyên từ bạn. Các thành viên khác của cộng đồng cũng có thể tương tác và giúp đỡ lẫn nhau.
  • Tạo cộng đồng hỏi đáp: Các cộng đồng hỏi đáp có tương tác rất cao. Bạn sẽ mất một khoảng thời gian để xây dựng nhưng sau đó bạn sẽ có thể kiếm tiền từ nội dung do người dùng tạo trên trang web của mình bằng cách sử dụng quảng cáo, quảng cáo liên kết,…

Bán các sản phẩm kỹ thuật số hoặc vật lý

Nhiều người viết blog kiếm tiền bằng cách thiết lập nền tảng thương mại điện tử, tạo cửa hàng trực tuyến và bắt đầu bán sản phẩm. Sản phẩm đó có thể là sản phẩm kỹ thuật số hoặc sản phẩm vật lý.

Dù là sản phẩm kỹ thuật số hay sản phẩm vật lý, bạn vẫn cần xây dựng blog chuẩn SEO để tăng thứ hạng của blog trên công cụ tìm kiếm, có tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng, đồng thời thiết lập một hệ thống nhận thanh toán.

Khi bán sản phẩm vật lý, bạn phải xem xét việc trữ hàng, vận chuyển hàng và xử lý thuế cùng các trách nhiệm đi kèm. Các bán các sản phẩm kỹ thuật số có thể đỡ phức tạp hơn về việc lưu kho và vận chuyển vì bạn có thể gửi cho khách hàng qua phương thức điện tử.

Kiếm tiền từ blog bằng việc bán dịch vụ trực tuyến

Kiếm tiền từ việc bán dịch vụ trực tuyến không cần vốn hoặc đầu tư vào hàng tồn kho. Bạn chỉ cần tạo blog bán dịch vụ và bắt đầu tìm kiếm khách hàng của mình. Ví dụ như: Cung cấp dịch vụ freelancer, tư vấn kinh doanh, trở thành huấn luyện viên,…

Tạo một cửa hàng Affiliate của Amazon

Nếu bạn muốn một cách dễ dàng hơn để thiết lập một trang web thương mại điện tử mà không cần phải tự vận chuyển sản phẩm, thì bạn có thể thử một cửa hàng Affiliate của Amazon.

Amazon Affiliate (hay còn gọi là Amazon Associates) là một chương trình tiếp thị liên kết cho phép mọi người tham gia miễn phí, đặc biệt là những người làm chủ website hoặc viết blog kiếm tiền sẽ có lợi thế rất lớn.

Bạn sẽ quảng cáo các sản phẩm từ Amazon trên trang web của bạn bằng cách tạo liên kết. Khi khách hàng nhấp vào liên kết của bạn và mua sản phẩm của Amazon, bạn sẽ nhận được một khoản phí hoa hồng giới thiệu.

Viết blog kiếm tiền bằng hình thức Freelancer

Sau khi viết blog một thời gian, bạn đã có một portfolio chỉn chu để có thể tiếp cận khách hàng một cách chuyên nghiệp, giúp khách hàng tin tưởng đặt bài viết từ bạn. Lúc này, Freelancer cũng là một cách viết blog kiếm tiền mà bạn có thể cân nhắc.

Viết blog kiếm tiền bằng hình thức Freelancer
Viết blog kiếm tiền bằng hình thức Freelancer

Hiện nay, nhu cầu cần bài viết rất lớn. Bởi vì tất cả các doanh nghiệp đều cần người viết bài, tạo nội dung để xây dựng thương hiệu trực tuyến cũng như giúp website của họ luôn cập nhật nội dung mới, tốt cho SEO. Do đó, viết blog kiếm tiền bằng hình thức freelancer cũng rất tiềm năng.

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ về các cách viết blog kiếm tiền trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc làm blog. Nếu còn điều gì chưa rõ, hãy bình luận ngay bên dưới để được hỗ trợ cụ thể hơn nhé. Chúc các bạn thành công!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Top 13 nền tảng Dropshipping uy tín nhất hiện nay | Việt Nét

Dropshipping là gì?

Dropshipping hay Dropship là một loại hình kinh doanh cho phép một công ty hoạt động mà không cần duy trì hàng tồn kho, sở hữu một nhà kho để lưu trữ sản phẩm của họ, thậm chí không phải tự vận chuyển sản phẩm cho khách hàng của họ. Cách thức hoạt động là nhà bán lẻ hợp tác với nhà cung cấp Dropshipping để sản xuất và lưu kho sản phẩm, đóng gói sản phẩm và vận chuyển trực tiếp đến khách hàng của nhà bán lẻ, thay mặt cho nhà bán lẻ.

Dropshipping là gì?
Dropshipping là gì?

Nói một cách đơn giản hơn, cách hoạt động của Dropshipping như sau:

  • Khách hàng đặt hàng một sản phẩm trên cửa hàng trực tuyến của nhà bán lẻ.
  • Nhà bán lẻ chuyển tiếp đơn đặt hàng và chi tiết khách hàng đến nhà cung cấp Dropshipping.
  • Nhà cung cấp Dropshipping đóng gói và giao hàng trực tiếp cho khách hàng dưới danh nghĩa của nhà bán lẻ.

Loại hình kinh doanh này cực kỳ hấp dẫn vì nó giúp chủ cửa hàng không cần phải có một địa điểm kinh doanh thực tế như văn phòng hoặc nhà kho. Thay vào đó, tất cả những gì họ cần là một chiếc laptop có kết nối internet.

Nền tảng Dropshipping là gì?

Nền tảng Dropshipping là những kênh trung gian hoàn toàn miễn phí giúp người bán hàng có thể tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng với các nguồn hàng từ nhà sản xuất. Từ đó, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, cửa hàng trực tuyến,… và sử dụng dịch vụ vận chuyển từ nhà sản xuất đến vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng.

Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều nền tảng Dropshipping Việt Nam lẫn nước ngoài nhằm kết nối người bán hàng (Dropshipper) với nhà cung cấp hay nhà sản xuất một cách dễ dàng và thuận tiện.

Tổng hợp những nền tảng Dropshipping uy tín nhất hiện nay

Hãy cùng Việt Nét tìm hiểu một số nền tảng Dropshipping dưới đây để lựa chọn được nền tảng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Các nền tảng Dropshipping Việt Nam

Dưới đây là các nền tảng Dropshipping tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo.

1. Cuccu

Cuccu là nền tảng Dropshipping kết nối giữa các doanh nghiệp muốn tiêu thụ sản phẩm và các cộng tác viên muốn kiếm thêm thu nhập bằng cách giúp các doanh nghiệp bán sản phẩm của họ.

Cuccu
Cuccu

Nền tảng này cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ cộng tác viên và doanh nghiệp để bán được hàng, quản lý hoạt động kinh doanh. Cộng tác viên sẽ được hệ thống hỗ trợ các phương tiện quảng cáo như: link sản phẩm, content, hình ảnh, website,… Do đó, nó khá phù hợp với những đối tượng như: học sinh, sinh viên, mẹ bỉm sữa, các bà nội trợ.

Ưu điểm:

  • Đăng ký dễ dàng nhanh chóng.
  • Hỗ trợ cộng tác viên bán hàng dễ dàng.
  • Đa dạng mặt hàng.
  • Doanh nghiệp tự thiết lập nhiều mức chiết khấu khác nhau.

Nhược điểm:

  • Giá sản phẩm cao khiến cộng tác viên khó bán hàng.
  • Giao diện UX UI chưa đẹp và chưa tối ưu.
  • Chia sẻ kiến thức bán hàng còn khá đơn giản.
  • Chưa đa dạng phương thức quảng cáo cho cộng tác viên.
  • Thời gian rút tiền chậm.

2. Printub

Printub là nền tảng Dropshipping cung cấp nguồn hàng 100% của Việt Nam, cung cấp dịch vụ in theo yêu cầu. Nền tảng này cho phép bạn thiết kế tùy chỉnh, đồng bộ cũng như xử lý đơn hàng.

Printub
Printub

Ưu điểm:

  • Là nền tảng Dropshipping Việt Nam miễn phí.
  • Sản phẩm đa dạng, chủ yếu là hàng thiết kế.
  • Đơn hàng được thực hiện nhanh chóng.

Nhược điểm: 

Nền tảng Dropshipping này còn khá mới, nhiều cơ chế vẫn chưa được hoàn thiện.

3. PingGo

PingGo là nền tảng Dropshipping kết hợp với mô hình Affiliate, chuyên hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, sản phẩm cho mẹ và bé, đồ tiêu dùng.

PingGo
PingGo

PingGo là nền tảng Dropshipping Việt Nam được thiết kế sẵn nút Copy cạnh hình ảnh và mô tả sản phẩm để bạn có thể dán lên nơi khác một cách dễ dàng, như các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội. Khi có khách đặt hàng, bạn sẽ lấy thông tin và tiến hành đặt hàng bên nền tảng PingGo. Sau đó hệ thống sẽ giao hàng và nhận thanh toán cho bạn.

Trên nền tảng Dropshipping, hình thức kinh doanh gom nhiều đơn cùng đặt một lúc rất phổ biến. Cụ thể, bạn sẽ đưa thông tin sản phẩm lên các trang mạng xã hội để những người có nhu cầu sẽ cùng đặt. Sau đó, bạn sẽ nhập thông tin khách đặt hàng lên nền tảng PingGo để hệ thống vận chuyển hàng đến tay khách hàng.

Ưu điểm:

  • Nền tảng Dropshipping này dễ dàng đăng ký và tham gia.
  • Được đào tạo và hỗ trợ trong quá trình kinh doanh.
  • Sản phẩm chất lượng, có thương hiệu.

Nhược điểm:

Khó chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội vì có bản quyền thương hiệu.

Các nền tảng Dropshipping nước ngoài

Bên cạnh các nền tảng Dropshipping Việt Nam, bạn có thể tham khảo thêm một số nền tảng Dropshipping uy tín tại nước ngoài sau đây:

4. Spocket

Spocket là một trong những nền tảng Dropshipping nước ngoài tốt nhất. Nó cung cấp lập hóa đơn có thương hiệu và cho phép người dùng truy cập vào hàng nghìn nhà cung cấp Dropshipping. Nền tảng này dễ sử dụng và cũng hoạt động tốt với các thị trường của bên thứ ba như Etsy.

Spocket
Spocket

Ưu điểm:

  • Phần lớn các nhà cung cấp đến từ Hoa Kỳ hoặc Châu Âu, một số mặt hàng có thể đến trong 2-5 ngày làm việc.
  • Lập hóa đơn có thương hiệu cho phép bạn giữ cho thương hiệu của mình nhất quán trong suốt quá trình bán hàng, nâng cao lòng tin của khách hàng.

Nhược điểm:

Mặc dù các sản phẩm có chất lượng nhưng nó không có số lượng như các nền tảng khác, vì vậy bạn có thể không tìm thấy chính xác mặt hàng mà bạn đang tìm kiếm.

5. SaleHoo

SaleHoo là nền tảng kết nối các công ty Dropshipping với nhà cung cấp dropshippers cho phép họ phát triển cùng nhau. 

SaleHoo
SaleHoo

SaleHoo có giá 67$/Năm, nhưng bạn có thể chọn phiên bản trọn đời với giá 127$. Bạn có thể thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc qua PayPal.

Ưu điểm:

  • Nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý hàng tồn kho. Bạn không phải dự trữ hàng hóa và không phải lo lắng về bao bì hoặc bưu phí của sản phẩm.
  • SaleHoo kết nối các công ty Dropshipping với hơn 8.000 dropshipper hợp pháp.
  • Cho phép bạn cung cấp nhiều lựa chọn cho khách hàng của bạn.
  • SaleHoo có phòng thí nghiệm nghiên cứu thị trường giúp bạn biết sản phẩm nào bán chạy nhất trên thị trường.

Nhược điểm:

Có thể gặp phải tình trạng khan hàng đột ngột, ảnh hưởng đến thương hiệu của bạn.

6. AliExpress

AliExpress là một trong những nền tảng Dropshipping lớn nhất hiện nay trên thế giới, cung cấp hàng triệu sản phẩm với đăng ký miễn phí. Bạn có thể mua một loạt các sản phẩm khác nhau bao gồm điện tử, quần áo, giày dép, đồ handmade, phụ kiện, mỹ phẩm và nhiều hơn thế nữa.

AliExpress
AliExpress

Ưu điểm:

  • Cung cấp hàng triệu sản phẩm Dropshipping với giá rẻ.
  • Giao hàng miễn phí trên toàn cầu, vì vậy bạn không phải trả tiền hoặc phải tính toán chi phí vận chuyển với mọi giao dịch.

Nhược điểm:

  • Đôi khi có trường hợp hàng nhận được không như quảng cáo.
  • Thời gian giao hàng lâu. Khoảng từ 1 tuần đến 60 ngày.

7. Doba

Doba là nền tảng Dropshipping cung cấp cho bạn quyền truy cập vào hàng trăm nhà cung cấp Dropshipping khác nhau và cho phép bạn truy cập vào hàng triệu sản phẩm thông qua một danh mục riêng biệt. Đặc biệt, bạn cũng không cần thẻ tín dụng để đăng ký.

Doba
Doba

Ưu điểm:

  • Trang web của Doba rất dễ điều hướng. 
  • Doba có rất nhiều tài nguyên đào tạo miễn phí dành cho bạn, hướng dẫn và giúp bạn có thể kinh doanh Dropshipping hiệu quả, nhanh chóng mở rộng quy mô.
  • Tùy chỉnh khoảng không quảng cáo dễ dàng.
  • Dễ dàng tích hợp giữa Doba và hơn 100 giỏ hàng cho phép tải sản phẩm lên nhanh hơn. 
  • Quảng lý và thông báo tồn kho.

Nhược điểm:

  • Chi phí đăng ký Doba không hề rẻ, khoảng từ 60$ đến 90$ mỗi tháng, tùy thuộc vào gói bạn chọn.
  • Không giống như AliExpress, Doba cung cấp các sản phẩm đắt tiền có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận thấp hơn. 
  • Các sản phẩm đắt tiền cũng gây khó khăn cho việc cạnh tranh trên các nền tảng lớn.

8. Wholesale2B

Wholesale2B giống một hệ thống tích hợp nhà cung cấp hơn, nó cho phép các công ty Dropshipping lựa chọn hàng triệu sản phẩm được liệt kê bởi hàng trăm nhà cung cấp Dropshipping. Bạn có thể bán chúng trên eBay, Amazon, BigCommerce, Shopify hoặc trên trang Dropshipping của riêng bạn.

Wholesale2B
Wholesale2B

Ưu điểm:

  • Nền tảng Dropshipping này giúp bạn dễ dàng tải sản phẩm lên chỉ với một vài cú nhấp chuột. 
  • Cho phép người dùng tự do xem các nhà cung cấp và sản phẩm của họ miễn phí. 
  • Cung cấp các gói cước giá cả phải chăng và các hãng vận chuyển đáng tin cậy như FedEx, USPS, UPS và DHL.

Nhược điểm:

  • Nếu khách hàng của bạn trả lại hàng, bạn cần phải trả 20% phí hoàn hàng.
  • Không có nhiều kênh hỗ trợ, bạn chỉ có thể liên hệ qua livechat hoặc ticket. 

9. Worldwide Brands

Worldwide Brands là nền tảng Dropshipping cho phép họ trao đổi sản phẩm với số lượng lớn. Hàng tuần, họ cập nhật các danh sách của mình với các nhà cung cấp mới và đảm bảo các nhà cung cấp này đều có uy tín và đáng tin cậy. Để có quyền truy cập vào thư mục này, bạn phải trả một khoản phí là 249$.

Worldwide Brands
Worldwide Brands

Ưu điểm:

  • Không có giới hạn về số lượng đơn đặt hàng tối thiểu. 
  • Cung cấp rất nhiều lựa chọn sản phẩm. 
  • Các nhà cung cấp Dropshipping phải trải qua các quy trình xác minh nghiêm ngặt nên tránh được những kẻ giả mạo và các công ty lừa đảo.
  • Cho phép bạn quản lý doanh nghiệp của mình với nhiều nhà cung cấp từ một địa điểm tập trung. 

Nhược điểm:

  • Khó tạo ra lợi nhuận khi bán trên các nền tảng như eBay hoặc Amazon. 
  • Hầu hết các nhà cung cấp Dropshipping đều yêu cầu chứng chỉ bán lại (Resale) khi bạn đặt hàng với số lượng lớn.

10. Dropified

Dropified là một nền tảng Dropshipping cung cấp các công cụ tự động hóa để nhập các sản phẩm của các nhà cung cấp khác nhau vào cửa hàng của bạn. Dropified tương thích với các nền tảng thương mại điện tử khác nhau bao gồm WooCommerce, BigCommerce, Shopify và một số nền tảng phổ biến khác.

Dropified
Dropified

Ưu điểm:

  • Bạn có thể dùng thử miễn phí 14 ngày để kiểm tra các tính năng của nó. 
  • Có chính sách hoàn tiền trong vòng 30 ngày. 
  • Có nhiều kênh hỗ trợ.

Nhược điểm:

Dropified không có phần những câu hỏi thường gặp, vì vậy bạn sẽ phải tìm giải pháp cho thắc mắc của mình trên các diễn đàn thảo luận và cộng đồng trực tuyến.

11. DHGate

DHGate là một nền tảng Dropshipping nổi tiếng, tạo điều kiện cho người mua và người bán trực tuyến trong việc kết nối, mua sản phẩm. Điểm nổi bật của nền tảng này là bạn có thể mua với số lượng sỉ nhỏ dù chỉ đặt lẻ một món.

DHGate
DHGate

Ưu điểm:

  • Có dịch vụ ký quỹ tích hợp để bảo vệ người mua và người bán. 
  • Đặt hàng dễ dàng và cổng thanh toán an toàn. 
  • Tham gia Câu lạc bộ VIP của DHGate để có cơ hội nhận khoản tiền hoàn lại lớn.

Nhược điểm:

Hầu hết các nhà cung cấp đều sử dụng cùng một kho hình ảnh cho các sản phẩm, điều này khiến việc lựa chọn sản phẩm trong các danh mục trở nên khó khăn đối với khách hàng.

12. WholeSale Central

WholeSale Central là một trong những nền tảng Dropshipping hàng đầu có trụ sở tại Connecticut. Họ cung cấp các dịch vụ B2B và kết nối bạn với hàng trăm nhà cung cấp Dropshipping thông qua một nền tảng tập trung.

WholeSale Central
WholeSale Central

Ưu điểm:

  • Trang web hoàn toàn miễn phí và dễ dàng điều hướng. 
  • Giúp các nhà bán buôn tìm kiếm các nhà bán lẻ dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Các nhà cung cấp Dropshipping ở đây rất hạn chế, do đó việc tìm kiếm nhà cung cấp có thể khó khăn và tốn thời gian. 
  • Trang web sử dụng mô hình lỗi thời, không cung cấp bất kỳ công cụ tích hợp và bán hàng nào.

13. Modalyst

Modalyst là một nền tảng Dropshipping business-to-business (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) có nhiệm vụ sắp xếp một danh sách lớn các Dropshipper giao hàng nhanh chóng đến Hoa Kỳ và Châu Âu. Có rất nhiều thương hiệu ở trên nền tảng này, còn các nhà cung cấp mang đến các sản phẩm chất lượng và cao cấp.

Modalyst
Modalyst

Ưu điểm:

  • Modalyst hoạt động trên các quy trình tiêu chuẩn hóa và hệ thống tự động, do đó các tác vụ như theo dõi rất dễ thực hiện. 
  • Bạn sẽ có quyền truy cập vào một trang dashboard, bỏ qua tất cả các thủ tục giấy tờ rườm rà. 
  • Modalyst xử lý chính sách hoàn trả và tỷ lệ hoa hồng với các nhà cung cấp của mình. Tại đây, nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm đến công ty hoặc cho khách hàng.

Nhược điểm:

  • Trên mỗi giao dịch, bạn sẽ phải trả phí 5% nếu bạn đang sử dụng gói miễn phí, tuy nhiên, phí giao dịch này sẽ giảm khi bạn chọn gói cao cấp. 
  • Thời gian vận chuyển và chi phí vận chuyển có thể khác nhau, điều này có thể gây bất lợi cho khách hàng của bạn.

Dropshipping và Affiliate Marketing: Lựa chọn hình thức kiếm tiền online nào tốt hơn?

Kiếm tiền online đã không còn là hình thức xa lạ trong những năm trở lại đây. Hiện nay, Dropshipping và Affiliate chính là hai hình thức được nhiều người tìm hiểu và tham gia khi bắt đầu công việc kiếm tiền online. Vậy giữa Dropshipping và Affiliate Marketing thì hình thức nào kiếm tiền tốt hơn?

Dropshipping và Affiliate Marketing hình thức nào tốt hơn
Dropshipping và Affiliate Marketing hình thức nào tốt hơn?

Dropshipping và Affiliate đều là mô hình MMO cực kỳ tiện lợi và dễ tham gia, bạn có thể kinh doanh ở bất cứ đâu và vào bất cứ lúc nào. Tùy vào ưu nhược điểm của từng hình thức, bạn có thể lựa chọn hình thức nào phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.

Affiliate là mô hình kiếm tiền online dễ thực hiện và đơn giản hơn vì có thể bạn không cần website, còn Dropshipping bạn phải bỏ nhiều công sức hơn để xây dựng chiến lược bán hàng cho cửa hàng của mình. Dù lựa chọn Dropshipping hay Affiliate, chỉ cần bạn kiên trì và nghiêm túc thực hiện thì bạn vẫn có thể kiếm được tiền!

Nếu muốn kiếm tiền online bằng mô hình Affiliate Marketing, bạn có thể tham gia chương trình Affiliate của VietViệt Nétix.

Chương trình Affiliate của Việt Nét không giới hạn đối tượng tham gia, với mức hoa hồng hấp dẫn lên đến 17%/ đơn hàng thành công. Bạn sẽ kiếm tiền thông qua việc đăng tải các ấn phẩm, nội dung tiếp thị chứa thông tin giới thiệu dịch vụ hosting, VPS hoặc Firewall của Việt Nét.

Lý do nên tham gia chương trình Affiliate tại Việt Nét:

  • Không cần vốn – Mức hoa hồng cao: Hoa hồng cho các cộng tác viên tham gia Affiliate tại Việt Nét lên đến 17% tổng giá trị đơn hàng, được áp dụng vĩnh viễn khi khách hàng đăng ký và gia hạn dịch vụ.
  • Dễ tham gia và phát triển: Đăng ký tài khoản nhanh chóng và bắt đầu kinh doanh dễ dàng bằng cách chia sẻ liên kết, bạn cũng sẽ luôn được hỗ trợ 24/7 từ Việt Nét.
  • Thời gian linh hoạt: Làm việc bất cứ khi nào bạn muốn, linh hoạt về thời gian, kiếm tiền ngay cả khi bạn ngủ.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân: Bằng việc chia sẻ và giới thiệu các sản phẩm chất lượng từ Việt Nét, thương hiệu cá nhân của bạn cùng ngày càng được nâng cao.
  • Nhu cầu của khách hàng lớn: Các sản phẩm công nghệ trong thời đại 4.0 luôn được nhiều khách hàng quan tâm và lựa chọn.
  • Uy tín của thương hiệu: Việt Nét là nhà cung cấp các sản phẩm hosting, VPS, Firewall uy tín suốt 10 năm qua ở thị trường Việt Nam. Đặc biệt nổi bật ở công nghệ Anti DDoS độc quyền được phát triển tại Việt Nét .

Lời kết

Trên đây là 13 nền tảng Dropshipping uy tín hiện nay, bạn có thể tham khảo những nền tảng này và bắt đầu kinh doanh bằng mô hình Dropshipping ngay hôm nay nhé. Đừng quên truy cập blog Việt Nét thường xuyên để cập nhật những bài viết hữu ích khác nhé!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Cách làm Affiliate Marketing hiệu quả với 4 bước| Việt Nét

Khi nào các nhà Affiliate Marketing được trả tiền?

Thu nhập từ việc làm Affilate Marketing thường trải dài trên một phạm vi rộng lớn và xuất phát từ nhiều nguồn, hình thức khác nhau. Không phải lúc nào người tiêu dùng cũng cần mua sản phẩm cho công ty thì người làm tiếp thị liên kết mới được nhận tiền. Tùy thuộc vào chương trình mà thu nhập sẽ được đo lường khác nhau.

Cách làm tiếp thị liên kết
Cách làm tiếp thị liên kết

Khi bạn chọn một chương trình Marketing liên kết để quảng cáo, bạn sẽ nhận thấy có các mô hình thanh toán khác nhau. Các công ty cũng gọi nó là mô hình giá, mô hình thanh toán, loại chuyển đổi hoặc một tên gọi khác.

Bất kể tên gọi là gì, mô hình thanh toán cho biết bạn sẽ được thanh toán cho những mục tiêu nào. Nếu bạn đang quảng cáo một sản phẩm phần mềm, bạn có thể nhận hoa hồng khi khách hàng đăng ký dùng thử miễn phí. Hoặc đối với việc quảng bá sản phẩm vật chất, mục tiêu có thể sẽ là mua hàng, hoàn thành đơn hàng.

Có 5 mô hình thanh toán khác nhau, tương ứng với 5 khoảnh khắc mà người làm Affiliate Marketing được nhận tiền:

  • Thanh toán cho mỗi lần bán hàng: Bạn sẽ kiếm được hoa hồng cho mỗi lần bán hàng mà bạn thực hiện. Đây là một mô hình thanh toán phổ biến cho các ưu đãi thương mại điện tử.
  • Thanh toán cho mỗi hành động: Bạn kiếm được hoa hồng cho một hành động cụ thể. Nhiều chương trình Marketing liên kết sử dụng mô hình thanh toán này vì nó rộng và có thể tạo ra nhiều chuyển đổi khác nhau: đăng ký nhận bản tin, nhấp chuột, yêu cầu liên hệ, gửi biểu mẫu,…
  • Thanh toán cho mỗi lần cài đặt: Bạn nhận tiền cho mỗi lần cài đặt được tạo ra từ lưu lượng truy cập trang web của bạn. Mục tiêu nội dung của bạn sẽ là quảng cáo các ứng dụng và phần mềm dành cho thiết bị di động để mọi người tải xuống hoặc cài đặt chúng.
  • Thanh toán cho mỗi khách hàng tiềm năng: Công ty trả tiền cho bạn mỗi khi ai đó đăng ký một thứ gì đó. Đây là một phương thức thanh toán phổ biến vì các công ty sử dụng nó để rút thăm trúng thưởng, tạo khách hàng tiềm năng và các loại ưu đãi khác.
  • Thanh toán cho mỗi lần nhấp chuột: Đây là một mô hình thanh toán hiếm hoi, nơi bạn kiếm được hoa hồng trên mỗi lần nhấp vào liên kết liên kết. Các chương trình trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột được các công ty, tập đoàn lớn sử dụng với mục tiêu xây dựng nhận thức về thương hiệu. Khách hàng không cần phải đăng ký hoặc mua bất cứ thứ gì, chỉ cần truy cập vào trang web của doanh nghiệp.

Tỷ lệ hoa hồng trên mỗi ngành hàng

Bạn kiếm được bao nhiêu tùy thuộc vào thị trường ngành hàng làm tiếp thị liên kết của bạn. Ví dụ: Việt Nét đã tham khảo một nghiên cứu của Shopify cho thấy tỷ lệ hoa hồng trung bình cao nhất dành cho các chương trình liên quan đến kinh doanh. Trong khi sách, phương tiện truyền thông và các danh mục quần áo thu về mức hoa hồng khá thấp.

Tỷ lệ hoa hồng của các ngành hàng (Tham khảo)
Tỷ lệ hoa hồng của các ngành hàng (Tham khảo)

Các bạn đã cùng Việt Nét điểm qua sơ lược các thông tin liên quan. Tiếp theo đây sẽ là nội dung chính của bài: Hướng dẫn cách làm Affiliate Marketing hiệu quả.

Cách làm Affiliate Marketing hiệu quả trong 4 bước

Cũng giống như điều hành doanh nghiệp nhỏ của riêng bạn, trở thành một người làm Affiliate thành công cần có sự cống hiến và kỷ luật. Cùng xem qua hướng dẫn từng bước sau đây để bắt đầu làm tiếp thị liên kết sao cho thật hiệu quả nhé!

Bước 1. Lựa chọn nền tảng và phương pháp

Bước đầu tiên là tìm ra nền tảng bạn muốn xây dựng và tìm kiếm nguồn khách hàng. Mỗi nhà tiếp thị liên kết có một cách tiếp cận và nền tảng khác nhau. Có nhiều ý tưởng liên kết tiếp thị mà bạn có thể lựa chọn dựa trên các phương pháp khác nhau:

Lựa chọn nền tảng
Lựa chọn nền tảng
  • Chủ đề thích hợp với website đánh giá (review): Đây là các trang web đánh giá sản phẩm cho một đối tượng cụ thể hoặc so sánh một dòng sản phẩm với đối thủ cạnh tranh của họ. Phương pháp này yêu cầu bạn tạo nội dung liên quan đến nội dung đánh giá và đăng thường xuyên để thu hút khán giả.
  • Nội dung kỹ thuật số: Người tạo nội dung kỹ thuật số bao gồm các blogger, người dùng YouTube hoặc những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Họ tạo ra nội dung thích hợp gây tiếng vang với khán giả mục tiêu. Mục tiêu là giới thiệu các sản phẩm thích hợp mà khán giả của họ sẽ thưởng thức.
  • Các khóa học, sự kiện, hội thảo: Nếu bạn là một nhà giáo dục, bạn có thể tích hợp các ưu đãi đối tác liên kết vào các sự kiện của mình.

Bất kể bạn đi theo con đường nào, tính xác thực và xây dựng khán giả là hai yếu tố quan trọng nhất đối với làm tiếp thị liên kết.

Để chọn một nền tảng và phương pháp, hãy tự hỏi:

  • Bạn sử dụng nền tảng nào nhiều nhất?
  • Bạn hiểu rõ nhất về nền tảng nào?

Các nền tảng phổ biến mà các nhà tiếp thị liên kết thường sử dụng là:

  • Viết blog.
  • Instagram.
  • TikTok.
  • Facebook.
  • Pinterest.
  • PPC.

Bắt đầu với một nền tảng tiếp thị mà bạn cảm thấy thoải mái sẽ giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng cao. Điều này có thể tạo ra một lượng khán giả mạnh mẽ hơn, gắn bó hơn mà bạn có thể chuyển thành doanh số bán hàng.

Bước 2. Quyết định thị trường ngách và đối tượng của bạn

Khi nói đến việc chọn một thị trường ngách, hãy nhắm đến thứ mà bạn đam mê và hiểu biết. Điều này giúp bạn xem là xác thực và là nguồn thông tin đáng tin cậy cho khách hàng tiềm năng. Nó cũng giúp bạn đánh giá sản phẩm và thương hiệu nào bạn muốn quảng cáo.

Quyết định lựa chọn thị trường ngách
Quyết định lựa chọn thị trường ngách

Khi bạn đăng nhiều hơn, bạn có thể sử dụng các thiết bị tiếp thị liên kết như công cụ lắng nghe xã hội, phân tích trang web và thông tin chi tiết trên mạng xã hội để khám phá khán giả của bạn là ai và họ thích gì.

Hãy nhớ rằng, bạn không được trả tiền để đăng bài. Tiếp thị liên kết là một hoạt động kinh doanh trực tuyến dựa trên hiệu suất. Nếu bạn biết đối tượng của mình thích gì, bạn có thể giới thiệu những sản phẩm tốt nhất cho họ và kiếm thêm thu nhập từ đơn vị liên kết.

Bước 3. Tìm sản phẩm

Để kiếm doanh thu với tư cách là nhà tiếp thị liên kết, khán giả của bạn cần kết nối với những gì bạn đang nói. Các mặt hàng hoặc dịch vụ bạn quảng cáo cần phải là sản phẩm mà họ thực sự mong muốn. Làm sai điều này có thể cản trở thành công và làm giảm uy tín của bạn, từ đó khán giả cũng sẽ dễ mất lòng tin vào những gì bạn đang thể hiện.

Nếu bạn tò mò muốn tìm kiếm các sản phẩm hoặc thương hiệu để làm việc cùng ở đâu, đừng lo lắng. Có rất nhiều thị trường liên kết, bao gồm:

  • Affiliate Future.
  • AvantLink.
  • CJ Affiliate (trước đây là Commission Junction).
  • ClickBank.
  • FlexOffers.
  • LinkConnector.
  • ShareASale.

Một lựa chọn khác là truy cập các trang web của các sản phẩm và dịch vụ bạn sử dụng và muốn xem liệu họ có chương trình liên kết tiếp thị nào hay không. Các công ty lớn thường có các chương trình làm tiếp thị liên kết để gửi đến khách hàng cũng như thúc đẩy quy mô doanh số của họ.

Bạn cũng có thể thực hiện một cách tiếp cận trực tiếp hơn. Liên hệ với chủ sở hữu của một sản phẩm tuyệt vời mà bạn bắt gặp và xem họ có cung cấp chương trình tiếp thị liên kết hay không. Nếu không, họ có thể sẵn lòng sắp xếp với bạn, chẳng hạn như cung cấp cho bạn mã phiếu giảm giá đặc biệt để chia sẻ với những khách hàng của bạn.

Các offer tốt nhất thường được tìm thấy khi bạn là người đầu tiên ngỏ ý hợp tác và có kênh phân phối phù hợp.

Bước 4. Chọn chương trình liên kết tiếp thị phù hợp

Khi bạn phân tích sản phẩm hoặc duyệt qua các nền tảng liên kết, tiêu chí quan trọng nhất cần ghi nhớ là sản phẩm phải phù hợp với đối tượng hiện tại của bạn hoặc đối tượng mà bạn hy vọng sẽ xây dựng. Hãy tự hỏi bản thân, đó có phải là thứ mà khán giả mục tiêu của bạn sẽ thấy có giá trị không? Nó có phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của bạn không?

Ví dụ, một blogger ẩm thực có thể sẽ không quảng cáo các sản phẩm làm đẹp. Một loạt các sản phẩm khác, chẳng hạn như dụng cụ nấu ăn, bộ dụng cụ ăn uống, nguyên liệu cho người sành ăn hoặc thậm chí tạp dề sẽ có ý nghĩa hơn.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang quảng cáo phù hợp với nền tảng mà bạn đang quảng cáo. Ví dụ: Trang trí nhà cửa và quần áo rất phù hợp với các nền tảng nặng về hình ảnh như Instagram. Tuy nhiên, nếu bạn đang quảng cáo sản phẩm chuyên sâu hơn, chẳng hạn như phần mềm, tỷ lệ chuyển đổi của bạn có thể cao hơn trên các nền tảng như blog hoặc YouTube.

Các mẹo để làm Affiliate Marketing thành công

Phát triển mối quan hệ

Khi bắt đầu sự nghiệp làm tiếp thị liên kết, bạn sẽ muốn thu hút khán giả có sở thích rất cụ thể. Điều này cho phép bạn điều chỉnh các chiến dịch liên kết của mình cho phù hợp với thị trường ngách đó, tăng khả năng bạn sẽ chuyển đổi. Bằng cách trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực thay vì quảng bá một loạt sản phẩm, bạn sẽ có thể tiếp thị những người có nhiều khả năng mua sản phẩm nhất.

Làm cho chiến dịch và sản phẩm của bạn trở nên cá nhân

Không thiếu các sản phẩm mà bạn có thể quảng cáo. Bạn sẽ có khả năng chọn các sản phẩm mà cá nhân bạn tin tưởng. Vì vậy hãy đảm bảo rằng các chiến dịch của bạn xoay quanh những sản phẩm đó thực sự có giá trị mà người tiêu dùng sẽ thích thú. Bạn sẽ đạt được tỷ lệ chuyển đổi ấn tượng trong khi đồng thời thiết lập độ tin cậy cho thương hiệu cá nhân của mình.

Xem xét kỹ các sản phẩm và dịch vụ

Tập trung vào việc xem xét các sản phẩm và dịch vụ nằm trong thị trường ngách của bạn. Sau đó, tận dụng mối quan hệ bạn đã tạo với khán giả và lập trường của bạn với tư cách là một chuyên gia, hãy cho người đọc biết lý do tại sao họ sẽ được lợi khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang quảng cáo.

Quan trọng nhất, hãy đảm bảo rằng bạn đang tạo nội dung chi tiết, rõ ràng để cải thiện chuyển đổi.

Sử dụng nhiều kênh tiếp thị

Thay vì chỉ tập trung vào một chiến dịch email, hãy dành thời gian kiếm tiền bằng blog, tiếp cận khán giả của bạn trên phương tiện truyền thông xã hội và thậm chí xem xét các quảng cáo trên nhiều kênh. Thử nghiệm nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau để xem đối tượng của bạn phản hồi với chiến lược nào nhiều nhất.

>> Xem thêm: Email Marketing là gì? 5 bước làm Email Marketing hiệu quả

Chọn các chiến dịch một cách cẩn thận

Bất kể kỹ năng tiếp thị của bạn có tốt đến đâu, bạn sẽ kiếm được ít tiền hơn từ một sản phẩm không tốt so với một sản phẩm có giá trị. Hãy dành thời gian để nghiên cứu nhu cầu về một sản phẩm trước khi quảng bá sản phẩm đó. Đảm bảo nghiên cứu kỹ người bán trước khi lập nhóm.

Thời gian của bạn có giá trị rất nhiều và bạn muốn chắc chắn rằng bạn đang chi tiêu nó cho một sản phẩm sinh lời và một người bán mà bạn có thể tin tưởng.

Luôn cập nhật các xu hướng mới

Có sự cạnh tranh nghiêm trọng trong lĩnh vực làm tiếp thị liên kết. Bạn sẽ muốn đảm bảo rằng mình luôn cập nhật mọi xu hướng mới để có đủ khả năng trở nên nổi bật so với những đối thủ khác. Ngoài ra, bạn sẽ có thể hưởng lợi từ ít nhất một số kỹ thuật tiếp thị mới liên tục được tạo ra.

Hãy chắc chắn rằng bạn đang cập nhật tất cả các chiến lược mới này để đảm bảo rằng tỷ lệ chuyển đổi và do đó doanh thu của bạn sẽ cao nhất có thể.

Lời kết

Bài viết trên Việt Nét đã hướng dẫn bạn cách làm Affiliate Marketing cùng các mẹo để có một chiến dịch liên kết tiếp thị hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Chúc các bạn có thể tận dụng sự phát triển của công nghệ và Internet để tối đa hóa nguồn thu nhập của mình!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Affiliate marketing là gì? Hiểu từ A-Z về Affiliate Markting

Affiliate Marketing là gì?

Affiliate Marketing hay tiếp thị liên kết là một hình thức Marketing dựa trên hiệu suất. Đây là cách giúp doanh nghiệp, công ty tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ của mình dựa trên nền tảng Internet. Affiliate Marketing là một mô hình quảng cáo trong đó công ty trả tiền cho người khác (ví dụ: các blogger, KOL,…) để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ. Mục đích sau cùng là đem về doanh số bán hàng cho công ty.

Affiliate Marketing là gì?
Affiliate Marketing là gì?

Đây là một mô hình kiếm tiền trong đó người làm Affiliate Marketing được thưởng hoa hồng khi cung cấp một kết quả cụ thể cho nhà công ty.

Thông thường, kết quả của tiếp thị liên kết là một cuộc mua bán. Nhưng một số chương trình có thể thưởng cho bạn vì khách hàng tiềm năng, người dùng dùng thử miễn phí, nhấp chuột vào trang web hoặc nhận được lượt tải xuống ứng dụng.

Nếu bạn đã hiểu được Affiliate marketing là gì rồi thì hãy tiếp tục đi đến phần tiếp theo: cách hoạt động của mô hình Online Affiliate Marketing!

Affiliate marketing hoạt động như thế nào?

Hoạt động Affiliate Marketing bao gồm việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách chia sẻ chúng trên blog, nền tảng truyền thông xã hội, podcast hoặc trang web. Đơn vị liên kết kiếm được hoa hồng mỗi khi ai đó mua hàng thông qua liên kết duy nhất được liên kết với đề xuất của họ.

Quy trình tiếp thị liên kết này có thể diễn ra như sau:

  • Bước 1: Bạn hiển thị quảng cáo hoặc liên kết cho cửa hàng X trên trang web, blog hoặc mạng xã hội của mình.
  • Bước 2: Một khách hàng nhấp vào liên kết mua hàng của bạn.
  • Bước 3: Khách hàng mua hàng trong cửa hàng X.
  • Bước 4: Mạng liên kết ghi lại giao dịch.
  • Bước 5: Việc mua hàng được xác nhận bởi cửa hàng X.
  • Bước 6: Bạn được trả hoa hồng.

Tỷ lệ hoa hồng khác nhau tùy thuộc vào công ty và ưu đãi. Ở cấp độ thấp, bạn sẽ kiếm được khoảng 5% từ việc bán hàng. Nhưng với một số ngành hàng, bạn có thể kiếm được tới 50%, thường là khi quảng cáo một lớp học hoặc sự kiện. Ngoài ra còn có các chương trình tiếp thị liên kết cung cấp tỷ lệ cố định cho mỗi lần bán hàng thay vì tỷ lệ phần trăm.

Cấu trúc trong mô hình Affiliate Marketing là gì?

Affliate Marketing bao gồm bốn thành phần dưới đây:

Advertiser (Nhà cung cấp)

Nhà cung cấp là những người cần chạy quảng cáo (có thể gọi là nhà quảng cáo hoặc nhà bán lẻ) có nhu cầu quảng bá những sản phẩm/dịch vụ của họ và sẵn sàng trả tiền cho người giới thiệu sản phẩm bằng các kênh marketing online.

Cấu trúc mô hình Affiliate Marketing
Cấu trúc mô hình Affiliate Marketing

Publisher/Affiliate (Nhà phân phối)

Là những cá nhân hoặc công ty nhận trách nhiệm quảng bá sản phẩm của Nhà cung cấp bằng hình thức mạng xã hội, website hoặc blog và nhận hoa hồng từ Advertiser. Đó có thể là:

  • Những tập thể, cá nhân sở hữu website với tệp người theo dõi ổn định, uy tín.
  • Những tổ chức, cá nhân có tiềm năng chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPM, CPC sang CPA cao.
  • Những tổ chức, cá nhân có sử dụng MMO và muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate Marketing.

Dưới đây là 5 mô hình các Nhà phân phối thực hiện Tiếp thị liên kết của mình:

  • Tiếp thị liên kết bằng cách hoàn tiền: Đây là mô hình Affiliate Marketing được các nhà phân phối sử dụng phổ biến bởi nó mang lại lợi nhuận hấp dẫn vì có tỷ lệ chuyển đổi tương đối cao.
  • Thực hiện liên kết bằng nội dung: Tạo các bài viết trên nền tảng các mạng xã hội, hướng đến nhóm khách hàng cụ thể với các nội dung như quảng cáo biểu ngữ với thông tin về sản phẩm và dịch vụ, văn bản quảng cáo, đánh giá sản phẩm.
  • Phát hành phiếu giảm giá: Người mua hàng online được tặng các mã giảm giá để khuyến khích tăng chuyển đổi trong việc mua sắm. Từ đó các nhà thực hiện liên kết kiếm được hoa hồng từ hành trình mua hàng của người dùng mã giảm giá của họ.
  • Thực hiện liên kết tổng hợp: Các nền tảng liên quan đến nhiều sản phẩm, ưu đãi về giá và người dùng trực tuyến được gọi là tổng hợp. Các nền tảng này có thể được coi là một trung tâm mua sắm, người dùng có thể xem các nhóm sản phẩm khác nhau và được đề xuất mua hàng.
  • Thực hiện liên kết bằng thiết bị di động: Mô hình này giúp các Publisher có thể xây dựng nội dung của họ thông qua các ứng dụng di động để thực hiện việc liên kết tiếp thị.

Mạng tiếp thị liên kết (Affiliate network)

Affiliate network là bên cung cấp thứ ba cung cấp dịch vụ liên kết giữa Advertiser và Publisher. Đó có thể là một tổ chức hoặc cá nhân có khả năng thu hút khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ. Affiliate network giữ vai trò cung cấp nền tảng kỹ thuật như link quảng cáo, banner, theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc tiếp thị, giải quyết tranh chấp, thu tiền và thanh toán hoa hồng cho các bên tham gia.

Một vài kênh cung cấp mạng tiếp thị liên kết phổ biến

  • Influencers: Cá nhân có sức ảnh hưởng tác động đến quyết định mua hàng của những người theo dõi họ. Những người này có lượt theo dõi lớn, ổn định, họ điều hướng người tiêu dùng đến sản phẩm của của người bán thông qua các bài đăng trên các mạng xã hội, blog.
  • Bloggers: Các blogger dùng thử sản phẩm mẫu hoặc dịch vụ. Sau đó viết một bài đánh giá toàn diện nhằm quảng bá thương hiệu để thúc đẩy lưu lượng truy cập trang web của sản phẩm/ dịch vụ.
  • Các trang web quy mô nhỏ (Microsite):  Microsite là những trang web được xây dựng để quảng cáo cho một website khác. Bằng cách xây dựng nội dung phù hợp, tập trung đúng đối tượng cụ thể, microsite giúp tăng chuyển đổi do lời kêu gọi hành động đơn giản và dễ hiểu.
  • Danh sách email: Danh sách email được sử dụng để quảng bá các sản phẩm của người bán bằng cách gửi email cho khách hàngmvà kiếm thu nhập từ hoa hồng sau khi khách hàng mua sản phẩm từ những email đó.
  • Các trang web truyền thông lớn: Các trang web này có lượng truy cập khổng lồ, ta có thể tận dụng nguồn truy cập này để quảng bá sản phẩm thông qua việc sử dụng các biểu ngữ và liên kết liên kết theo ngữ cảnh. Đây là phương pháp mang lại doanh thu và tỉ lệ chuyển đổi cao nhất cho cả Advertiser và Affiliate.

Khách hàng

Khách hàng là đối tượng nhìn thấy quảng cáo của Publisher và thực hiện hành động (mua hàng, điền form đăng ký,…)

Khách hàng có thể mua hàng thông các những phương pháp tiếp thị liên kết bao gồm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tự nhiên (SEO), công cụ tìm kiếm trả phí (PPC – trả phí trên 1 lần nhấp chuột), Email Marketing, tiếp thị nội dung và quảng cáo hiển thị.

Các mô hình Affiliate Marketing là gì?

Hiện nay, có 3 mô hình Affiliate Marketing chính: Unattached Affiliate Marketing, Related Affiliate Marketing và Involved Affiliate Marketing.

Các mô hình Affiliate Marketing
Các mô hình Affiliate Marketing

Unattached Affiliate Marketing

Đây là một mô hình quảng cáo trong đó đơn vị liên kết không có kết nối với sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang quảng cáo. Họ không có kỹ năng hoặc chuyên môn liên quan đã biết và không đóng vai trò là cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Đây là hình thức tiếp thị liên kết chưa được phát triển nhất. Việc thiếu sự gắn bó với khách hàng tiềm năng và sản phẩm khiến người làm Affiliate không có trách nhiệm giới thiệu hoặc tư vấn.

Elise Dopson, người sáng lập Sprocker Lovers, giải thích: “Unattached Affiliate Marketing không phải là một mô hình kinh doanh chính hiệu, nó dành cho những người chỉ muốn tạo thu nhập”.

Related Affiliate Marketing là nơi bạn quảng bá các sản phẩm và dịch vụ mà bạn không sử dụng, nhưng có liên quan đến thị trường ngách của bạn. Các đơn vị liên kết trong trường hợp này có khán giả, cho dù đó là thông qua blog, YouTube, TikTok hay một kênh khác. Họ có sức ảnh hưởng, khiến họ trở thành nguồn đáng tin cậy để giới thiệu sản phẩm, ngay cả khi họ chưa bao giờ sử dụng nó trước đây.

Vì bạn có thể đánh giá cả những sản phẩm chưa từng sử dụng, nên chỉ cần một đề xuất không tốt sẽ làm mất lòng tin của khán giả. Nếu bạn không có lòng tin và sự minh bạch, sẽ khó có thể xây dựng hình ảnh một người làm Affiliate Marketing bền vững.

Involved Affiliate Marketing

Involved Affiliate Marketing đề cập đến việc chỉ đề xuất các sản phẩm và dịch vụ mà bạn đã sử dụng và thực sự tin tưởng.

Trong loại hình tiếp thị này, bạn sử dụng ảnh hưởng của mình để quảng bá sản phẩm và dịch vụ mà những người theo dõi có thể thực sự cần, thay vì trả tiền để có được nhấp chuột vào quảng cáo biểu ngữ. Cần khá nhiều thời gian hơn để xây dựng hình ảnh uy tín này với khán giả, nhưng điều đó là cần thiết để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Ưu nhược điểm của Affiliate Marketing là gì?

Ưu điểm

Dễ dàng thực hiện

Vai trò của bạn trong quá trình làm chỉ đơn giản là xử lý khía cạnh tiếp thị kỹ thuật số của việc xây dựng và bán sản phẩm. Bạn không phải lo lắng về những nhiệm vụ khó hơn, như phát triển, hỗ trợ hoặc hoàn thành lời cam kết mà nhà cung cấp đã đưa ra.

Ít rủi ro

Vì không yêu cầu chi phí tham gia nên bạn có thể bắt đầu kiếm tiền với một sản phẩm hoặc dịch vụ liên kết đã thiết lập mà không cần bất kỳ khoản đầu tư trả trước nào.

Affiliate cũng có thể tạo ra thu nhập tương đối thụ động thông qua hoa hồng – một kịch bản kiếm tiền lý tưởng. Mặc dù ban đầu bạn sẽ phải đầu tư thời gian để tạo nguồn lưu lượng truy cập, nhưng các liên kết của bạn sau đó có thể tiếp tục mang lại một khoản thu nhập ổn định.

Dễ dàng mở rộng quy mô

Làm Affiliate thành công mang lại khả năng tăng đáng kể thu nhập của bạn mà không cần thuê thêm trợ giúp. Bạn có thể giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng/khán giả hiện tại của mình và xây dựng chiến dịch cho các sản phẩm bổ sung trong khi công việc hiện tại vẫn đang tiếp tục tạo ra doanh thu ổn định.

Nhược điểm

Yêu cầu sự kiên nhẫn

Affiliate Marketing không phải là một kế hoạch làm giàu nhanh chóng. Nó đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn để tăng lượng khán giả và tạo được ảnh hưởng.

Bạn sẽ muốn thử nghiệm các kênh khác nhau để xem kênh nào kết nối tốt nhất với khán giả của mình. Nghiên cứu các sản phẩm phù hợp và đáng tin cậy nhất để quảng bá. Và dành thời gian viết blog, xuất bản nội dung miễn phí trên phương tiện truyền thông xã hội, tổ chức các sự kiện ảo và thực hiện các hoạt động tạo khách hàng tiềm năng khác.

Không kiểm soát được chương trình

Người làm Affiliate phải tuân theo các quy tắc do công ty đặt ra cho chương trình của họ. Bạn cần tuân theo các nguyên tắc về những gì bạn nói và cách bạn trình bày sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì bạn và những người làm Affiliate của cùng một công ty phải tuân theo các khuyến nghị giống nhau, nên bạn phải sáng tạo để tạo sự khác biệt với đám đông.

Quảng cáo hạn chế

Một số chương trình Affiliate Marketing có thể bị hạn chế quảng cáo, ví dụ như bạn không thể tiếp thị qua email hoặc sử dụng quảng cáo PPC với một số từ khóa nhất định.

Lợi ích của việc làm Affiliate Marketing

Thu nhập thụ động

Bất kỳ công việc nào cũng đều yêu cầu bạn phải làm để kiếm tiền, nhưng Affiliate cung cấp cho bạn khả năng kiếm tiền trong khi ngủ. Bằng cách đầu tư một lượng thời gian ban đầu vào một chiến dịch, bạn sẽ thấy lợi nhuận khi người tiêu dùng mua sản phẩm trong những ngày và tuần tiếp theo.

Ngay cả khi bạn không ngồi trước máy tính, các kỹ năng tiếp thị của bạn cũng sẽ mang lại cho bạn nguồn thu nhập ổn định.

Không cần hỗ trợ khách hàng

Công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ phải giao dịch với người tiêu dùng và đảm bảo họ hài lòng với những gì đã mua. Nhờ cấu trúc Affiliate Marketing, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về việc hỗ trợ khách hàng.

Toàn bộ công việc của người làm Affiliate là liên kết nhà cung cấp với người tiêu dùng. Nhà cung cấp giải quyết mọi khiếu nại của người tiêu dùng sau khi bạn nhận được hoa hồng từ việc bán hàng.

Làm việc tại nhà

Nếu bạn là người không thích đến văn phòng thì Affiliate Marketing là giải pháp hoàn hảo. Bạn sẽ có thể khởi chạy các chiến dịch và nhận doanh thu từ các sản phẩm mà người bán tạo ra trong khi làm việc thoải mái tại nhà riêng.

Hiệu quả về chi phí

Affiliate Marketing có thể được thực hiện với chi phí thấp, có nghĩa là bạn có thể bắt đầu nhanh chóng và không gặp nhiều rắc rối.

Thuận tiện và linh hoạt

Vì về cơ bản bạn đang trở thành một freelancer, bạn sẽ có được sự độc lập cuối cùng trong việc đặt ra các mục tiêu của riêng mình, chuyển hướng khi bạn muốn, chọn sản phẩm mà bạn quan tâm và thậm chí xác định giờ làm việc của riêng bạn.

Sự tiện lợi này nghĩa là bạn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình nếu thích hoặc chỉ tập trung vào các chiến dịch đơn giản và dễ hiểu. Bạn cũng sẽ không phải chịu các hạn chế và quy định của công ty.

Phần thưởng dựa trên hiệu suất

Với những công việc khác, bạn có thể làm việc 80 giờ một tuần mà vẫn kiếm được mức lương như cũ. Nhưng Affiliate Marketing hoàn toàn dựa trên hiệu suất của bạn. Bạn sẽ nhận được từ nó những gì bạn đặt vào.

Rèn luyện kỹ năng đánh giá và viết các chiến dịch hấp dẫn sẽ giúp cải thiện trực tiếp doanh thu của mình. Cuối cùng, bạn sẽ được trả tiền cho công việc mà bạn đã làm.

Tại sao các nhà phân phối nên tham gia Affiliate Marketing?

Affiliate Marketing là nền tảng kiếm tiền phổ biến nhất hiện nay, người sử dụng Affiliate Marketing làm nguồn thu nhập chính thuộc mọi độ tuổi, mọi đối tượng.

Cùng điểm qua một số yếu tố và bạn sẽ trả lời được tại sao Affiliate Marketing lại “hot” đến vậy.

  • Không cần bỏ ra khoản chi phí nào khi tham gia vào mạng lưới phân phối bán hàng Affiliate Marketing.
  • Kiếm tiền nhanh chóng, hiệu quả, uy tín. Đặc biệt là những người đã sở hữu website, các trang mạng xã hổi có lượng truy cập, theo dõi ổn định.
  • Mức hoa hồng hấp dẫn khi bán các sản phẩm hoặc khiến khách hàng thực hiện hành động mà nhà cung cấp yêu cầu.
  • Nền tảng Affiliate hỗ trợ các công cụ để phân tích số liệu, theo dõi chiến dịch.
  • Nguồn hàng từ mạng lưới Affiliate Marketing từ các thương hiệu lớn và phục vụ lượng khách hàng đa dạng.
  • Thanh toán trực tiếp vào tài khoản đăng ký mà không cần qua bất kỳ hệ thống trung gian nào.

Tại sao nhà cung cấp nên làm Affiliate Marketing?

Qua những tìm hiểu Việt Nét vừa chia sẻ, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được định nghĩa Affiliate Marketing là gì? Công việc này ngoài việc mang lại thu nhập không giới hạn cho các Nhà phân phối, nó còn có rất nhiều lợi ích đối với Nhà cung cấp. Dưới đây là một số lợi ích Việt Nét đưa ra mời bạn cùng tham khảo nhé:

  • Affiliate giúp nâng cao doanh số, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Chi phí quảng cáo không nhiều.
  • Nhà cung cấp chỉ phải chi tiền khi đơn hàng bán thành công, do vậy rủi ro khá ít.
  • Tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu.
  • Kiểm soát số lượng dễ dàng.
  • Tốn ít nguồn lực hơn so với hình thức phân phối truyền thống.

Các hình thức Affiliate Marketing phổ biến tại Việt Nam

Product Launch

Product Launch là chiến dịch marketing ra mắt sản phẩm mới với các mục đích từ nhà cung cấp: thu hút khách hàng mới, tăng doanh thu.

Hiểu đơn giản như sau, với hình thức Affiliate Marketing Product Launch, Nhà phân phối có nhiệm vụ làm affiliate cho những sản phẩm chuẩn bị ra mắt, bằng cách quảng bá cho những sản phẩm đó, chuẩn bị mọi thứ để khi sản phẩm ra mắt. Khi người mua hoàn tất quá trình mua sắm qua affiliate link của bạn => Bạn sẽ nhận được hoa hồng.

Product Launch
Product Launch

Niche site

Niche Site là mô hình Affiliate Marketing phổ biến, lâu dài và phát triển nhất hiện nay. Nhà phân phối xây dựng một hệ thống website với mục đích kiếm tiền online hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ thuộc một lĩnh vực nhỏ bằng cách giới thiệu link của nhà cung cấp sản phẩm như Amazon, Lazada tới với khách hàng mục tiêu. Khi khách hàng mua hàng qua link nhà phân phối sẽ được chia hoa hồng theo chính sách của nhà cung cấp. Đặc trưng mô hình này bạn sẽ được chọn thị trường ngách tức là một thị trường hẹp bao gồm một số sản phẩm nhất định để quảng bá trên website của mình.

Niche site
Niche site

Authority site

Authority tương tự với mô hình Niche site, điểm khác biệt là thay vì viết nội dung trong một ngách nhỏ thì Authority site viết nội dung đa dạng, bao quát nhiều khía cạnh hơn.

Theo hình thức này, nhà phân phối phải đầu tư thời gian để cung cấp một lượng lớn thông tin. Đổi lại, bạn sẽ nhận được số tiền hoa hồng nhận lại sẽ rất lớn.

Authority site
Authority site

CPA

CPA trong Affiliate Marketing hay còn gọi là Cost per Action” có thể hiểu rằng chi phí trên một lần thực hiện hành động. Hành động này được trả phí khi khách hàng thực hiện một hành động cụ thể như: Mua hàng, Đăng ký dịch vụ, Điền thông tin,…

Khi nhà phân phối tham gia mạng lưới CPA, họ sẽ có link trao đổi liên kết riêng và lấy những link này đi quảng bá và nhận lại hoa hồng khi khách hàng hoàn thành một hành động như mua hàng từ liên kết này.

CPA
CPA

Đối tượng nào phù hợp với Affiliate Marketing?

Influencer

Influencer – người có sức ảnh hưởng – là một cá nhân nắm quyền tác động đến quyết định mua hàng của một bộ phận lớn dân số. Người này đang ở một vị trí tuyệt vời để hưởng lợi từ Affiliate Marketing. Họ có lượng người theo dõi ấn tượng, vì vậy họ dễ dàng hướng người tiêu dùng đến sản phẩm thông qua các bài đăng trên mạng xã hội, blog và các tương tác khác với những người theo dõi. Những người có ảnh hưởng sau đó nhận được một phần lợi nhuận mà họ đã giúp tạo ra.

Các chiến dịch của influencer đặc biệt phổ biến trên Instagram, nơi các thương hiệu hợp tác với những người có ảnh hưởng, những người được coi là chuyên gia hoặc nhà chức trách trong lĩnh vực cụ thể của họ.

Tùy thuộc vào hợp đồng, một chiến dịch có thể bao gồm một loạt các bài đánh giá sản phẩm kèm theo ảnh hoặc video trực tiếp.

Blogger

Với khả năng xếp hạng tự nhiên trong các truy vấn của công cụ tìm kiếm, các blogger xuất sắc trong việc tăng chuyển đổi của nhà cung cấp. Blogger lấy mẫu sản phẩm hoặc dịch vụ và sau đó viết bài đánh giá toàn diện nhằm quảng bá thương hiệu theo cách hấp dẫn, thu hút lưu lượng truy cập trở lại trang web của nhà cung cấp.

Các trang web truyền thông

Được thiết kế để tạo ra một lượng lớn traffic mọi lúc, các trang web này tập trung vào việc xây dựng hàng triệu khán giả. Các website này quảng bá sản phẩm cho lượng lớn khán giả của họ thông qua việc sử dụng các biểu ngữ và các liên kết liên kết theo ngữ cảnh. Phương pháp này cung cấp khả năng hiển thị cao hơn và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, dẫn đến doanh thu hàng đầu cho cả người bán và đơn vị liên kết.

Hướng dẫn làm Affiliate Marketing đơn giản cho người mới bắt đầu

Bước 1: Chọn thị trường ngách (Niche) phù hợp

Bạn nên tập trung vào một chủ đề, lĩnh vực cụ thể thay vì thách thức bản thân thử sức nhiều lĩnh vực khi vừa mới bắt đầu. Việc xác định đúng lĩnh vưc sẽ giúp bạn tiếp cận được tệp đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Vậy nên, quan trọng bước đầu tiên bạn cần xác định thị trường ngách có khả năng phát triển lâu dài và tự mình trả lời được những câu hỏi sau để biết có phù hợp với bạn hay không:

  • Đam mê của bạn là gì?
  • Thị trường ngách này có nhiều cạnh tranh và bạn còn chỗ để phát triển trong môi trường này không?
  • Nhu cầu khách hàng tìm kiếm có đủ lớn để bạn kiếm tiền từ nó?
  • Đã có chương trình liên kết trước đó trong thị trường này hay chưa?

Bước 2: Nghiên cứu và tham gia các Affiliate Program

Mặc dù để chọn được một Affiliate Program phù hợp với mình tốn rất nhiều thời gian và công sức, thế nhưng sau chọn được kênh phù hợp thì doanh thu của bạn sẽ bắt đầu từ đây. Thu nhập của bạn sẽ bắt đầu từ các chương trình liên kết bạn quảng cáo, link giới thiệu sản phẩm đến với những người theo dõi để tiến hành kiếm tiền trên đó. Hiện nay, tại Việt Nam có một số Affiliate Program nổi bật như Masoffer, Accesstrade, bạn có thể tham gia để kiếm tiền thông quá các chiến dịch Marketing.

Bước 3: Xây dựng nền tảng phát triển nội dung

Sau khi đã xác định được thị trường ngách và Affiliate Program qua hai bước trên, giờ chúng ta cần bắt tay vào triển khai xây dựng website, các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng.

Đối với website, bạn nên tiến hành mua tên miền, hosting, sắp xếp, thiết kế lại giao diện trang web và tạo nội dung cho trang web. Đối với mạng xã hội, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin, sử dụng tài khoản thật để tăng niềm tin đối với những khách hàng tiềm năng.

Để mua hosting, tên miền, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét. Hiện tại, Việt Nét có cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế và Việt Nam với mức giá tốt, chỉ từ 300.000 VNĐ/Năm.

Việt Nét hiện đang cung cấp nhiều gói hosting với nhiều cấu hình và tính năng khác nhau, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng muốn xây dựng blog, website như Hosting Giá Rẻ, Hosting Cao Cấp và Business Hosting. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét để được tư vấn lựa chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.

Bước 4: Sản xuất nội dung sáng tạo, chất lượng cao

Trong hành trình mua hàng, nội dung được xem là yếu tố chính thuyết phục người truy cập quyết định mua sản phẩm hay không. Tuy nhiên, việc sáng tạo nội dung có vẻ sẽ gặp khó khăn đôi chút đối với những người mới, ta cần phải đầu tư về thời gian và công sức và tốn rất nhiều thời gian để xây dựng trang nội dung chất lượng.

Bước 5: Tạo dựng nhóm khán giả quan tâm

Để tạo dựng cho mình một nhóm khán giả quan tâm đến sản phẩm bạn có thể thử nhiều cách để tiếp cận được đúng tệp khách hàng mục tiêu.

Bạn có thể quảng bá nội dung của bạn thông qua truyền thông xã hội. Hoặc đăng Guest Post trên các blog có lưu lượng truy cập cao, đăng bài lên các forum, group có tương tác tốt,… Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các kỹ thuật SEO để nhiều người nhìn thấy kênh của bạn.

Một danh sách email rất quan trọng cho mọi Affiliate Marketer. Bạn có thể tiếp cận họ theo cách gửi mail mời chào. Và nếu bạn có điều kiện tài chính, muốn xây dựng một nhóm khán giả chất lượng nhanh hơn thì bạn có thể đầu tư chi phí vào quảng cáo trả tiền.

Bước 6: Quảng bá các ưu đãi Affiliate

Bạn có thể sử dụng các chiến dịch quảng bá ưu đãi sẽ khuyến kích hành vi mua hàng của người dùng. Chọn ra những cách thức phù hợp với sản phẩm dịch vụ, phù hợp với khả năng để đem lại kết quả tốt nhất.

Một trong những ý tưởng quảng bá có thể là những đánh giá trung thực về sản phẩm, những review từ trải nghiệm thực tế của người đã từng trải nghiệm sản phẩm là cách quảng cáo vô cùng hiệu quả cho khách hàng.

Hoặc đó cũng có thể là banner quảng cáo trên trang web của mình, hoặc ở nhiều kênh sẽ giúp việc bán hàng trở nên tốt hơn. Và có thể là giảm giá và quà tặng, gửi quảng cáo qua email, liên kết nội dung trong văn bản,… Và hãy chắc chắn rằng khi bạn tiến hành thực hiện các chương trình quảng bá ưu đãi Affiliate không vi phạm những cam kết trước đó với Affiliate Program.

Những câu hỏi thường gặp về Affliate Marketing

Những kỹ năng cần thiết để làm Affiliate Marketing là gì?

Để kiếm được thu nhập từ công việc Affiliate Marketing, giống như tất cả các công việc khác, bạn cần trang bị cho mình kỹ năng mềm và một số kỹ năng nền tảng về Marketing, bao gồm: Digital marketing, content marketing, social, SEO, blog, website, quảng cáo…

Tuy nhiên, kiến thức quan trọng nhất vẫn là hiểu biết về sản phẩm. Do đó, cách tốt nhất là hãy quảng bá những sản phẩm mà bạn đã sử dụng và thực sự tin tưởng.

Link tiếp thị liên kết là link bạn dùng để giới thiệu khách hàng mua sản phẩm và khuyến khích họ click vào đường link này. Nếu ai đó click vào đường link của bạn và hoàn tất quá trình mua hàng thì bạn sẽ nhận được một khoản hoa hồng.

Mỗi thành viên khi tham gia vào một hệ thống Affiliate Marketing đều có thể tạo cho mình một đường link tiếp thị riêng. Bạn có thể sử dụng đường link này để giới thiệu sản phẩm của nhà cung cấp.

Cần bao nhiêu chi phí để tham gia một chương trình Affiliate?

Bạn hoàn toàn không mất phí khi gia nhập một chương trình Affiliate Marketing. Tuy nhiên, tổng chi phí của bạn phụ thuộc vào những kỹ thuật quảng bá bạn đang sử dụng. Ví dụ, một bài đăng blog không tốn một xu, nhưng marketing PPC, email marketing và quảng cáo thì có thể tốn những khoản phí khác nhau.

Lời kết

Bài viết trên Việt Nét đã tiến hành đưa thông tin liên quan đến Affiliate Marketing là gì. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Cùng chờ xem cách làm Affiliate hiệu quả trong những bài viết sau nhé!

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website