Access là viết tắt của phần mềm Microsoft Access một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (DBMS) hoặc một hệ quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS – Relational Database Management System) giúp người dùng lưu trữ và quản lý thông tin (RAD – Rapid Application Development). Access sử dụng Microsoft Jet Database Engine và là một phần của bộ ứng dụng Microsoft Office và được sử dụng rộng rãi trên các hệ điều hành Windows.
Microsoft Access là gì?
Microsoft Access giúp cập nhật, chỉnh sửa thông tin nếu cần thiết và xuất dữ liệu báo cáo. Giống như Microsoft Excel, MS Access cho phép xem và chỉnh sửa dữ liệu. Nhưng Access cho phép bạn thực hiện các tác vụ phức tạp hơn, làm việc với một mảng thông tin lớn hơn.
Chức năng chính của Microsoft Access
Phần mềm Microsoft Access không chỉ có những tính năng cơ bản mà còn cập nhật thêm những tính năng chi tiết giúp cho việc tạo bảng thuận tiện hơn.
Chức năng của Microsoft Access
Với hệ thống Microsoft Access, người dùng có thể phát triển một hệ thống quản lý thông tin dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Microsoft Access còn có thể giúp quản trị dữ liệu trong một số mảng của doanh nghiệp lớn như quản lý thông tin trạng thái bán hàng, quản lý đơn hàng, thông tin sản phẩm, thông tin đặt hàng,…
Bên cạnh đó, Access còn có thể hỗ trợ khả năng phát triển giao diện người dùng cơ bản và dễ dàng hơn trong quá trình nhập dữ liệu và lưu vào các bảng.
Một số chức năng chính của Access là:
Chức năng tự động tạo bảng cho phù hợp với thông tin.
Chức năng lưu trữ thông tin.
Chức năng nhắc nhở cập nhật thông tin.
Chức năng đưa kết quả và xuất thông tin.
Chức năng thiết lập các mối quan hệ giữa các bảng với nhau.
Sử dụng Access khi nào?
Phần mềm Access được sử dụng rất nhiều trong công việc hiện nay đặc biệt là đối với những ai học hay làm việc liên quan đến nghành kế toán, kinh tế, tài chính,… Đây là những nghành nghề phải nhập dữ liệu cũng như quản lý dữ liệu như quản lý kho, sản phẩm, thông tin nhân sự, thông tin khách hàng đều cần đến Access.
Khi nào cần sử dụng Access
Sự khác biệt giữa Microsoft Access và Microsoft Excel
Microsoft Excel được sử dụng để hiển thị dữ liệu theo hàng ngang và hàng dọc. Dữ liệu thường được lưu trữ trong các ô. Thậm chí có thể thêm bất kỳ biểu đồ, đồ họa,… vào Excel để dễ nhìn hơn.
Excel sẽ khóa toàn bộ bảng tính sau khi được truy cập. Điều này làm cho người khác không thể chỉnh sửa các mục khác hoặc thêm mục mới. Tài liệu Excel được gọi là workbook và mỗi workbook này phải chứa ít nhất một worksheet.
Excel và Access
Microsoft Access là một chương trình cơ sở dữ liệu, sử dụng ID duy nhất và danh sách dữ liệu có thể chỉnh sửa để lưu trữ thông tin chi tiết về một lượng lớn các mục, tức là bạn có thể sử dụng chương trình này để lưu trữ.
Access được thiết kế để có nhiều người dùng làm việc trong cùng các file DB cùng với các mục đề phòng an toàn khác nhau để giúp bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như Record Level Locking. Cơ sở dữ liệu được tạo trong Access được lưu trong các bảng với phần mở rộng .mdb.
Microsoft Excel
Microsoft Access
Sử dụng bảng tính để tạo biểu đồ, đồ thị, mô hình dạng bảng.
Là một ứng dụng hoạt động như một chương trình cơ sở dữ liệu, giúp thu thập và phân loại dữ liệu.
Sử dụng cho các bảng tính (Spreadsheet) và tính toán tài chính.
Dùng để lưu trữ và xử lý một lượng lớn thông tin.
Dễ dàng để sử dụng.
Khó sử dụng hơn Excel.
Dung lượng lưu trữ ít hơn vì Excel không được xây dựng để lưu trữ dữ liệu.
Dung lượng lưu trữ nhiều hơn vì quyền truy cập chủ yếu được xây dựng để lưu trữ, sắp xếp và thao tác cơ sở dữ liệu.
Kém linh hoạt hơn.
Linh hoạt hơn Excel.
Hoạt động trên mô hình dữ liệu Non-Relational hoặc flat worksheet.
Hoạt động trên mô hình multiple relational table hoặc sheet.
Khóa toàn bộ bảng tính (Spreadsheet).
Khóa dữ liệu ở Record Level.
Phù hợp với các giải pháp ngắn hạn và các dự án quy mô nhỏ.
Phù hợp cho các giải pháp dài hạn và các dự án quy mô lớn.
Sự khác nhau giữa Microsoft Excel và Microsoft Access
Cách sử dụng Microsoft Access
Dưới đat, Việt Nét sẽ chia sẻ cách sử dụng Microsoft Access cơ bản và các bước chi tiết để bạn dễ hình dung và nắm được các thao tác khi sử dụng.
Tạo cơ sở dữ liệu
Bước 1: Truy cập trên thanh công cụ của Access > Chọn File > New.
Ở những bản cập nhật mới, có nhiều cơ sở dữ liệu ở các dạng thức khác nhau. Bởi vậy, bạn có thể chọn mở một cơ sở dữ liệu trống, chọn mẫu có sẵn hoặc cơ sở dữ liệu web trống.
Tạo cơ sở dữ liệu Access
Bước 2: Đặt tên File tương ứng với nội dung trong dữ liệu. Giúp bạn phân biệt và quản lý các dữ liệu khác nhau trong phần mềm này. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi tên File khi đã lưu bằng cách nhấn chuột phải vào File (Trong Folder đã lưu) > Chọn Rename để thay đổi tên file mới.
Nhập dữ liệu
Bước 1: Xác định cấu trúc dữ liệu bằng cách xác định thông tin dữ liệu và tìm một hình thức cơ sở dữ liệu sao cho hợp lý. Có các loại định dạng dữ liệu như: Kiểu biểu mẫu, kiểu truy vấn, kiểu bảng, kiểu báo cáo.
Bước 2: Tạo bảng đầu tiên bằng cách nhập nội dung vào từng dạng riêng biệt. Theo đó, bạn nên bắt đầu nhập vào bảng theo cách nhập thủ công hoặc sao chép nội dung, dán nội dung. Các dữ liệu đó được điền thành cột riêng biệt, mỗi một hồ sơ là một hàng riêng biệt.
Bước 3: Nhập dữ liệu khác, phầm mềm Microsoft Access có thể giúp bạn chia sẻ và lấy thông tin từ một tài liệu khác.
Bạn chỉ cần chọn thực hiện như sau: Chọn Tab External Data > Chọn tập tin muốn nhập > Chuyển tới vị trí chứa dữ liệu > Xác định vị trí lưu mới.
Nhập dữ liệu vào Access
Bước 4: Chèn cột, hình ảnh bằng các thanh công cụ trong Microsoft Access.
Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng
Bước 1: Cần hiểu được các hoạt động của các khóa: Theo đó mỗi một bảng sẽ có được một mục riêng. Trong bảng có sự mặc định, Access tạo cột ID để tăng số lượng mỗi mục. Cột này chính là khóa chính. Bảng cũng có những khóa ngoài. Bởi vậy nó có thể liên kết với một bảng khác trong cơ sở dữ liệu, trong đó liên kết chứa dữ liệu giống nhau.
Bước 2: Chọn Tab > Database Tools > Relationship.
Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng
Bước 3: Tạo mối quan hệ bằng cách nhấn giữ chuột từ bảng này tới bảng khác. Tiếp đó chọn mục Enforce Referential Integrity khi tạo liên hệ.
Tạo một truy vấn lựa chọn tiêu chuẩn
Bước 1: Mở công cụ Query Design > Create > Tiếp tục thiết kế truy vấn.
Tạo truy vấn
Bước 2: Chọn The Show Table > Nhấn chuột vào bảng cần chạy truy vấn > Nhấp Close.
Bước 3:Thêm trường được tạo ra > Nhấn chuột vào cột truy vấn > Design.
Bước 4: Thêm tiêu chuẩn cần thiết. Bạn cũng có thể dùng các kiểu tiêu chuẩn khác nhau.
Bước 5: Nhấn chọn Design > Run để xem kết quả hoặc nhấn Ctrl + S để lưu truy vấn.
Thêm tiêu chuẩn
Tạo và Dùng biểu mẫu
Bước 1: Chọn bảng cần tạo biểu mẫu. Thông thường người dùng sử dụng biểu mẫu để dễ dàng sử dụng và quan sát.
Bước 2: Nhấn chọn nút Form trong Tab mới. Khi đó bạn sẽ tạo được một biểu mẫu tự động các trường trong bảng.
Tạo và dùng biểu mẫu
Bước 3: Điều hướng biểu mẫu mới. Dựa vào nút mũi tên ở phía dưới cùng để di chuyển giữa các hồ sơ. Bạn cũng có thể dùng nút này trên các cạnh để di chuyển từ hồ sơ đầu tiên tới hồ sơ cuối cùng.
Tạo một báo cáo
Bước 1: Chọn bảng hoặc truy vấn. Bước 2: Nhập tab mới. Bước 3: Thiết lập nguồn cho báo cáo trống. Bước 4: Thêm trường vào báo cáo. Bước 5: Thêm nhóm vào báo cáo. Bước 6: Lưu và chia sẻ.
Lời kết
Ứng dụng Access trong công việc giúp tiết kiệm thời gian, và các liên kết được tạo ra giúp thông tin, dữ liệu sử dụng linh hoạt hơn. Hy vọng qua bài viết này, Việt Nét đã giúp bạn hiểu hơn về Microsoft Access là gì và cách sử dụng của nó. Nếu có bất cứ vấn đề thắc mắc nào, hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng!
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Blog (viết tắt của weblog) là một dạng nhật ký trực tuyến hoặc trang web cung cấp thông tin riêng xuất hiện bùng nổ vào cuối thập niên 1990. Người viết blog có thể là cá nhân, nhóm thích chia sẻ thông tin lên mạng với tất cả chủ đề. Những bài viết đó có thể xoay quanh kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân, chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc, có mô hình hoàn toàn khác so với các báo truyền thống.
Các bài đăng trên blog thường được hiển thị theo thứ tự thời gian đảo ngược, bài đăng gần nhất sẽ xuất hiện đầu tiên, ở đầu trang web. Blog rất dễ sử dụng và phần mềm được hỗ trợ nên ai cũng có thể dễ dàng tạo ra một blog cho mình.
Blog là gì?
Nội dung của blog thường bao gồm văn bản, hình ảnh, video, ảnh GIF động,… Văn bản blog dùng phong cách thảo luận. Một blog thường chỉ liên quan đến một chủ đề yêu thích.
Như vậy, bạn đã nắm được khái niệm blog là gì, blog nghĩa là gì rồi. Tiếp theo, hãy cùng Việt Nét tìm hiểu về lịch sử và nguồn gốc của blog nhé!
Lịch sử của blog
Blog phát triển từ tin thời sự, sổ tay, nhật ký cá nhân và tạp chí trực tuyến vào giữa những năm 90.
Trước khi blog trở nên phổ biến như hiện nay thì blog mang nhiều hình thức khác nhau, bao gồm Usenet, các dịch vụ kinh doanh trực tuyến như GEnie, BiX và CompuServe, hay danh sách email[ và các hệ thống bảng tin nhắn điện tử (BBS).
Vào thời điểm thập niên 1990, các phần mềm diễn đàn Internet như WebEx, nó đã tạo ra một xu hướng mới để trao đổi thông tin (thread). Các luồng thông tin này giúp kết nối những việc trao đổi qua lại trong cũng một chủ đề trên một một bảng trực tuyến. Từ đó, một số người gọi đó là blog và là phong trào quan sát tập thể của thế kỷ 20.
Thời điểm đó, người dùng internet đã chạy các trang web cá nhân, nơi họ đăng tải các bản cập nhật thường xuyên về cuộc sống cá nhân, suy nghĩ và bình luận xã hội của họ.
Lịch sử blog
Thuật ngữ nhật ký web lần đầu tiên được sử dụng vào cuối những năm 90, sau này trở thành “nhật ký web“, sau đó là “weblog” được tạo bởi Jorn Barger vào ngày 17/12/1997 và cuối cùng rút gọn lại chỉ là “blog” được đặt ra bởi Peter Merholz.
Do ngày càng có nhiều trang web như vậy, một số công cụ bắt đầu xuất hiện, giúp người dùng tạo tạp chí trực tuyến và blog cá nhân dễ dàng hơn. Những công cụ này đã giúp phổ biến việc viết blog và làm cho công nghệ này có thể tiếp cận được với những người dùng không chuyên về kỹ thuật.
Năm 1999, trang web viết blog nổi tiếng Blogger.com ra đời, sau đó được Google mua lại vào tháng 2 năm 2003.
Cùng năm, WordPress phát hành phiên bản đầu tiên dưới dạng nền tảng blog vào tháng 5 năm 2003.
Và ngày nay, WordPress là nền tảng blog phổ biến nhất thế giới, cung cấp cho hơn 41% tất cả các trang web trên internet.
Các loại blog là gì?
Có nhiều loại blog khác nhau, không chỉ khác nhau về loại nội dung mà còn khác nhau về cách truyền tải hoặc viết nội dung đó.
Blog cá nhân
Blog cá nhân là gì? Blog cá nhân là một nhật ký hoặc bình luận trực tuyến liên tục được viết bởi một cá nhân, thay vì một công ty hoặc tổ chức. Nhiều blogger cá nhân trở nên nổi tiếng, cả trong cộng đồng trực tuyến và trong thế giới thực.
Các blog cộng tác hoặc blog nhóm
Một loại nhật ký web trong đó các bài đăng được viết và xuất bản bởi nhiều tác giả. Phần lớn các blog cộng tác nổi tiếng được tổ chức theo một chủ đề thống nhất.
Tiểu blog
Tiểu blog là gì? Tiểu blog là hoạt động đăng các phần nhỏ của nội dung kỹ thuật số như văn bản, hình ảnh, liên kết, video ngắn,… lên Internet. Tiểu blog cung cấp một phương thức giao tiếp di động cho nhiều người dùng. Nó được người dùng ưa thích vì các bài đăng ngắn dễ đọc, có thể sử dụng để giữ liên lạc, chia sẻ những tài nguyên hữu ích,…
Ví dụ về tiểu blog đó là: Twitter, Facebook, Tumblr và Weibo .
Các blog của công ty và tổ chức
Một blog có thể là riêng tư hoặc nó có thể dành cho mục đích kinh doanh, tổ chức phi lợi nhuận hay chính phủ. Các blog được sử dụng nội bộ và chỉ dành cho nhân viên thông qua mạng nội bộ được gọi là blog công ty .Các blog nội bộ của công ty có thể được sử dụng để thông báo tin tức về các chính sách hoặc quy trình của công ty, xây dựng tinh thần đồng đội của nhân viên.
Blog tổng hợp
Các cá nhân hoặc tổ chức có thể tổng hợp các nguồn cấp dữ liệu đã chọn về chủ đề, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và cung cấp chế độ xem kết hợp cho người đọc. Điều này cho phép người đọc tập trung vào việc đọc thay vì tìm kiếm nội dung chất lượng theo chủ đề và quản lý đăng ký.
Theo thể loại
Một số blog tập trung vào một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như blog chính trị, blog báo chí, blog sức khỏe, blog du lịch, blog làm vườn, blog nội trợ, blog sách, blog thời trang, blog làm đẹp, phong cách sống blog, blog tiệc tùng, blog đám cưới, blog nhiếp ảnh,…
Theo loại phương tiện
Một blog bao gồm các video được gọi là vlog, một blog bao gồm các liên kết được gọi là linklog, một trang web chứa danh mục các bản phác thảo được gọi là sketchblog hoặc một trang bao gồm các ảnh được gọi là photoblog. Các blog có bài đăng ngắn hơn và các loại phương tiện hỗn hợp được gọi là tumblelogs. Các blog được viết trên máy đánh chữ và sau đó được quét được gọi là blog typecast hoặc typecast. Một loại blog hiếm hoi được lưu trữ trên giao thức Gopher được gọi là phlog.
Theo thiết bị
Một blog có thể được xác định bằng loại thiết bị sử dụng để soạn nó. Một blog được viết bằng thiết bị di động như điện thoại di động hoặc PDA có thể gọi là moblog.
Blog đảo ngược
Một blog đảo ngược được sáng tác bởi người dùng của nó chứ không phải là một blogger duy nhất. Hệ thống này có các đặc điểm của một blog và các bài viết của một số tác giả. Chúng có thể được viết bởi một số tác giả đóng góp về một chủ đề hoặc mở ra cho mọi người viết. Thường có một số giới hạn về số lượng mục nhập để giữ cho nó hoạt động như một diễn đàn web.
Blogging là gì?
Blogging là một kỹ năng giúp bạn có thể viết và vận hành blog, kết hợp với các công cụ internet để tạo blog, chia sẻ và liên kết dễ dàng. Blogging xuất hiện nhẵng năm 2000 bởi những blogger viết về chính trị phát triển. Nối tiếp sự thành công đó, các blog “làm thế nào” và thủ thuật theo đó dần ra đời. Sự khác biệt của báo chí và blog, lằn ranh giữa 2 loại hình này ngày càng mờ dần đi theo từng năm.
Blogging là gì?
Lý do blogging phổ biến đến vậy có lẽ do blogging phát triển như một nền tảng dành cho tin tức và thông tin. Giống như nền tảng báo chí, nhờ vào tính tiện lợi, thông tin nhanh chóng đã giúp blogging đã phát triển cực nhanh.
Ngoài ra, blog sẽ giúp bạn tiếp cận tin tức mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Ưu điểm của blog đó là được cập nhật thường xuyên, bạn có thể theo dõi từng blog bạn thích và không phải bỏ qua từng mục như trên báo giấy.
Blogger là gì?
Đây cũng là thuật ngữ được nhiều người thắc mắc bên cạnh câu hỏi blog là gì. Blogger là người điều hành và kiểm soát một blog. Người đó chia sẻ ý kiến và kiến thức của mình về các chủ đề khác nhau cho đối tượng mục tiêu.
Ngày nay, hầu hết mọi người đang tạo blog vì nhiều lý do. Mỗi con người đều có câu chuyện của riêng mình để kể. Thông qua internet, các blogger có thể giao tiếp với rất nhiều người.
Viết blog là gì?
Vào đầu những năm 2000, viết blog nổi lên dưới nhiều hình thức khác nhau khi một số blog chính trị ra đời. Các blog hướng dẫn cách làm cũng bắt đầu xuất hiện. Các tổ chức được thành lập bắt đầu ghi nhận sự khác biệt giữa báo chí và viết blog. Vậy viết blog là gì?
Viết blog là một tập hợp các kỹ năng mà một người cần để điều hành và giám sát một blog. Điều này đòi hỏi phải trang bị một trang web với các công cụ để làm cho quá trình viết, đăng, liên kết và chia sẻ nội dung dễ dàng hơn trên internet.
Lợi ích của viết blog là gì?
Mỗi blogger cá nhân có những sở thích viết blog cho riêng mình. Nhiều người trong số họ sử dụng nó như một cách thay thế cho việc ghi nhật ký hay viết tay. Các trang blog là địa điểm lý tưởng để chia sẻ sự sáng tạo và ý tưởng của họ với người đọc nhiều hơn.
Các thương hiệu và doanh nghiệp hàng đầu tạo blog để giáo dục khách hàng, chia sẻ tin tức và tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Viết blog là một phần thiết yếu trong chiến lược tiếp thị trực tuyến của nhiều doanh nghiệp.
Lợi ích của viết blog
Vậy tóm lại, lợi ích của việc viết blog là gì? Sau đây là một số lợi ích của việc viết blog mà bạn nên biết:
Cung cấp một nơi để bạn có thể chia sẻ các suy nghĩ và ý tưởng.
Cho phép bạn thể hiện kỹ năng, sự sáng tạo và tài năng của mình.
Giúp các cá nhân trở thành người có tiếng nói và uy tín trong ngành của họ.
Giúp bạn giao lưu với những người cùng chí hướng thú vị trên mạng.
Nhiều người viết blog kiếm tiền bằng cách sử dụng các phương pháp kiếm tiền khác nhau.
Các doanh nghiệp sử dụng blog để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn đến trang web của họ.
Các tổ chức phi lợi nhuận có thể sử dụng blog để nâng cao nhận thức, thực hiện các chiến dịch truyền thông xã hội và tác động đến dư luận.
Cấu trúc blog là gì?
Sự xuất hiện của các blog đã thay đổi theo thời gian, ngày nay các blog bao gồm nhiều loại mục và tiện ích. Tuy nhiên, hầu hết các blog vẫn bao gồm một số tính năng và cấu trúc tiêu chuẩn.
Dưới đây là cấu trúc phổ biến mà một blog điển hình sẽ có:
Tiêu đề với menu hoặc thanh điều hướng.
Khu vực nội dung chính với các bài đăng trên blog được đánh dấu hoặc mới nhất.
Thanh sitebar với thông tin social profile, nội dung yêu thích hoặc lời gọi hành động.
Chân trang với các liên kết có liên quan như tuyên bố từ chối trách nhiệm, chính sách bảo mật, trang liên hệ,…
Cấu trúc của blog là gì?
Các blogger có kiếm được tiền từ blog không?
Theo khảo sát từ ngành viết blog cho thấy các blogger có kiếm được tiền từ việc viết blog, nhưng đây không phải là một nghề mang lại thu nhập cao. Trước khi bạn có thể bắt đầu kiếm tiền từ blog của mình, bạn cần phải xây dựng xếp hạng SERPs của Google và sức ảnh hưởng của bạn. Những công việc đó mất nhiều thời gian và cần có nội dung chất lượng. Cơ hội kiếm tiền sẽ không xuất hiện cho đến khi bạn đã đạt được một số uy tín trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách kiếm tiền đối với trang blog của bạn.
Dưới đây là các cách bạn có thể kiếm tiền tốt với tư cách là một blogger:
Bán không gian quảng cáo trên blog của bạn một cách riêng tư hoặc thông qua Google AdSense.
Trở thành đối tác Affiliate hoặc thông qua mạng quảng cáo.
Bán các sản phẩm kỹ thuật số của riêng bạn, chẳng hạn như sách điện tử và hướng dẫn.
Bán tư cách trở thành thành viên để có thể truy cập vào nội dung hoặc lời khuyên độc quyền.
Sử dụng blog của bạn như một công cụ tiếp thị nội dung cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn bắt đầu viết blog như một cách để tiếp thị và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiện tại của mình, có thể bạn sẽ không bán không gian quảng cáo hoặc tư cách thành viên. Tuy nhiên, bạn có thể tạo và bắt đầu cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số độc quyền như sách điện tử, hướng dẫn hoặc các khóa học trực tuyến như một công cụ thu hút khách hàng tiềm năng để đổi lấy địa chỉ email của khách truy cập. Bằng cách đó, bạn sẽ đẩy họ thêm một bước nữa xuống phễu bán hàng của mình.
Sự khác biệt giữa website và blog là gì?
Blog là một loại trang web. Sự khác biệt duy nhất giữa blog và các loại trang web khác là các blog được cập nhật thường xuyên với nội dung mới, được hiển thị theo thứ tự thời gian ngược lại (bài viết mới sẽ được hiển thị đầu trang).
Sự khác biệt giữa blog và website
Các trang web điển hình có bản chất tĩnh, trong đó nội dung được tổ chức thành các trang và chúng không được cập nhật thường xuyên. Trong khi đó, blog là một blog động và nó thường được cập nhật thường xuyên hơn. Một số blogger xuất bản nhiều bài viết mới mỗi ngày.
Blog có thể là một phần của một trang web lớn hơn. Thông thường các doanh nghiệp có một phần blog, nơi họ thường xuyên tạo nội dung để thông báo và cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích cho khách hàng của họ.
Bạn có thể sử dụng WordPress để tạo cả hai, một trang web và blog. Đó là lý do tại sao rất nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng WordPress để xây dựng trang web doanh nghiệp của họ .
Nói một cách dễ hiểu, tất cả các blog đều có thể là một trang web hoặc một phần của trang web. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang web đều có thể được gọi là blog.
Blog và website cái nào tốt hơn?
Là một người mới bắt đầu, bạn có thể sẽ không biết nên bắt đầu một blog hay xuất bản một trang web, nền tảng nào tốt hơn? Câu trả lời của câu hỏi này phụ thuộc vào mục tiêu của bạn là gì?
Nhiều doanh nghiệp nhỏ trên khắp thế giới có các trang web truyền thống chỉ gồm các trang và không có blog. Các trang web nhỏ như vậy thường được tạo ra để tạo sự hiện diện trên web thông tin cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân.
Mặt khác, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra tiềm năng của blog trong chiến lược tiếp thị tổng thể của họ. Các chủ doanh nghiệp đang thêm một phần blog riêng biệt vào các trang web truyền thống của họ và sử dụng nó để nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn từ các công cụ tìm kiếm. Bởi vì blog được chứng minh là cải thiện khả năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Blog cũng đi kèm với tính năng nguồn cấp RSS cho phép người dùng luôn cập nhật được các bài đăng mới nhất của bạn. Khi một bài viết mới được xuất bản, nguồn cấp dữ liệu RSS được cập nhật tự động.
Các nhà tiếp thị thông minh thường kết nối nguồn cấp dữ liệu RSS với bản tin email hoặc thông báo đẩy trên web để gửi cho người dùng của họ thông báo về các bài đăng gần đây, thông báo sản phẩm,…
Cho dù bạn là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hay chuyên nghiệp, việc thêm blog của riêng bạn vào trang web có thể giúp bạn thu hút đối tượng mục tiêu, phát triển danh sách email và bán sản phẩm.
Sự khác biệt giữa các page và bài đăng trên blog là gì?
WordPress là nền tảng blog phổ biến nhất và là một hệ thống quản lý nội dung mạnh mẽ. Theo mặc định, nó đi kèm với hai loại nội dung: bài đăng (post) và trang (page). Thường thì những người mới bắt đầu sẽ bị nhầm lẫn giữa hai điều này. Vậy sự khác biệt giữa các page và bài đăng trên blog là gì?
Các bài đăng trên blog được hiển thị theo thứ tự thời gian ngược lại (mới nhất đến cũ nhất) trên trang blog của bạn, có nghĩa là người dùng của bạn sẽ phải tìm hiểu sâu hơn để xem các bài viết cũ hơn.
Trang tĩnh là loại nội dung “một lần duy nhất”, chẳng hạn như trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ, trang đích của sản phẩm hoặc dịch vụ,…
Một số ví dụ về blog chất lượng
Hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới sở hữu blog riêng. Dưới đây là một số blog phổ biến mà bạn có thể xem làm ví dụ. Việt Nét đã chọn lọc thủ công các blog tốt nhất trong các ngành khác nhau để cung cấp cho bạn ý tưởng về sự đa dạng của các blog.
1. Pinch of Yum
Pinch of Yum là một trong những blog về công thức và thực phẩm phổ biến nhất trên mạng. Bắt đầu bởi Lindsay, một giáo viên trung học, blog đã cho phép cô ấy nghỉ việc và trở thành một blogger toàn thời gian.
2. WeTheParent
WeTheParent là một blog về nuôi dạy con cái nổi tiếng do Neve và Keane (cha mẹ) điều hành. Họ chia sẻ các mẹo nuôi dạy con cái cho các ông bố bà mẹ và trong khi làm như vậy, họ kiếm tiền bằng cách kiếm tiền hoa hồng trên các sản phẩm mà họ giới thiệu.
We Wore What
Đây là blog được phát triển bởi Danielle Bernstein, We Wore What là một blog thời trang nổi tiếng. Với hơn 1,5 triệu người theo dõi, nó bao gồm mọi thứ từ thời trang, thiết kế nội thất đến quần áo nam.
4. Nerd Fitness
Một blog thể dục do Steve Kamb xây dựng, Nerd Fitness chuyên giúp mọi người những bí kíp giữ dáng. Blog cung cấp lời khuyên về thể dục, động lực, hỗ trợ, lời khuyên về chế độ ăn uống và tập thể dục.
5. Lost With Purpose
Lost With Purpose là một blog du lịch nổi tiếng do Alex điều hành, người chia sẻ hành trình của mình đồng thời cung cấp các mẹo du lịch, lời khuyên và hướng dẫn cho những khách du lịch khác.
6. Tiny Buddha
Tiny Buddha là một blog phát triển cá nhân được tạo bởi Lori Deschene. Blog này xuất bản nội dung về hạnh phúc, tình yêu, các mối quan hệ, chánh niệm, tâm linh, sự đơn giản, chủ nghĩa tối giản, buông bỏ và hơn thế nữa.
Hướng dẫn cách tạo blog cá nhân
Mặc dù mục đích ban đầu tạo ra blog chỉ bởi những cá nhân muốn thể hiện sở thích và chia sẻ câu chuyện của mình trên website, tuy nhiên blog đã trở thành công cụ vượt khỏi định nghĩa ban đầu của nó.
Hướng dẫn cách tạo blog cá nhân
Để bắt đầu tạo blog của riêng mình, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Lựa chọn nền tảng để xây dựng blog
Hiện nay, có rất nhiều công cụ tạo blog như WordPress, Tumblr, Medium, Blogger, Wix, Squarespace,… cho phép bạn dễ dàng tạo blog đầu tiên của mình mà không cần viết code.
Những công cụ này đều được tích hợp trình xây dựng website drag & drop (kéo và thả) vô cùng đơn giản, hỗ trợ bạn có thể xây dựng một blog trong vòng vài phút.
Việc chọn sai nền tảng blog để bắt đầu một blog là sai lầm phổ biến nhất mà người mới bắt đầu mắc phải.
Việt Nét khuyên bạn nên sử dụng WordPress để tạo blog cho mình. Hiện nay, WordPress là nền tảng blog và trình xây dựng trang web phổ biến nhất thế giới. Hơn 41% tất cả các trang web trên internet được xây dựng bằng WordPress, qua đó bạn có thể thấy được mức độ phổ biến của nó.
Có hai loại WordPress là: WordPress.com và WordPress.org. Trong đó, WordPress.com là một dịch vụ lưu trữ hạn chế và WordPress.org còn được gọi là WordPress tự lưu trữ.
Việt Nét khuyên bạn nên sử dụng WordPress.org vì nó là mã nguồn mở, nghĩa là bạn có quyền truy cập nhanh chóng vào tất cả các tính năng mạnh mẽ của WordPress. Nó cũng cho phép bạn dễ dàng kiếm tiền từ blog của mình mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Bước 2: Lựa chọn tên miền (domain) cho blog
Đây sẽ là địa chỉ blog của bạn và những gì người dùng sẽ nhập vào trình duyệt của họ để truy cập nó. Ví dụ: 24hviet.net
Những lưu ý khi chọn tên miền cho blog là gì?
Chọn tên miền dễ nhớ, dễ đọc và càng ngắn càng tốt.
Lựa chọn tên miền có chứa tên thương hiệu nếu có.
Chọn tên miền .COM nếu bạn muốn phổ biến blog trên toàn cầu, chọn .VN nếu bạn ưu tiên tại Việt Nam.
Có thể đưa thêm tên sản phẩm, chủ đề, từ khóa liên quan đến blog vào tên miền.
Để mua tên miền, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét. Hiện tại, Việt Nét có cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế và Việt Nam với mức giá tốt, chỉ từ 300.000 VNĐ/Năm.
>>Xem thêm: Sở hữu ngay tên miền tại Việt Nét chỉ từ 300.000 VNĐ/Năm.
Bước 3: Đăng ký dịch vụ hosting
Hosting chính là nơi lưu trữ các tệp blog của bạn. Những lưu ý khi lựa chọn hosting cho blog là gì?
Lượng truy cập bao nhiêu?
Thời gian thiết lập có nhanh không?
Tính năng nào giúp blog nổi trội?
Chi phí bao nhiêu?
Có được hỗ trợ 24/7 không?
Để từ đó lựa chọn được gói hosting phù hợp với nhu cầu.
Việt Nét hiện đang cung cấp nhiều gói hosting với nhiều cấu hình và tính năng khác nhau, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng muốn xây dựng blog, website như Hosting Giá Rẻ, Hosting Cao Cấp và Business Hosting. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét để được tư vấn lựa chọn gói hosting phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
Đặc biệt, mua hosting tại Việt Nét, bạn còn được tặng kèm bộ Theme và Plugin WordPress bản quyền trị giá 800$/Năm, giúp bạn triển khai blog WordPress chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.
Bước 4: Xuất bản nội dung, theo dõi traffic tăng trưởng của blog
Bạn nên thường xuyên viết bài và xuất bản nội dung theo lịch trình để giúp blog của bạn sớm xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
Ngoài ra, bạn có thể chia sẻ bài viết đến những Group cộng đồng hoặc những người bạn đang quan tâm đến chủ đề bạn viết để nội dung blog của bạn tiếp cận được nhiều người.
Gắn thêm công cụ để theo dõi thời gian và trải nghiệm của người đọc trên blog của bạn để biết họ đang quan tâm vấn đề gì để có kế hoạch phát triển blog của bạn.
Những câu hỏi thường gặp về blog
Blog dùng để làm gì?
Đối với những người được hỏi, hầu hết mọi người đều trả lời một trong những lý do sau đây:
Nơi để lưu trữ, chia sẻ các bài viết, để thỏa mãn đam mê viết lách hay phục vụ quá trình nghiên cứu.
Chia sẻ kiến thức của mình tới với mọi người.
Xây dựng sự nghiệp từ blog.
Xây dựng một kênh kiếm tiền từ blog.
Biến blog thành một kênh PR cho cá nhân.
Hosting là gì?
Hosting là dịch vụ giúp bạn xây dựng, xuất bản blog, website. Là nơi chứa các dữ liệu cần thiết để website hoạt động. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, blog là một ngôi nhà, tên miền là địa chỉ ngôi nhà, thì hosting chính là vùng đất mà ngôi nhà được xây dựng nên.
Có cần biết code trước khi làm blog không?
Câu trả lời là không. Ngoài kỹ năng viết bạn nên trau dồi cho mình kỹ năng quản trị blog cơ bản như: đăng bài, thêm chuyên mục, chỉnh sửa blog cơ bản,… Hiện nay, hầu như các theme xây dựng blog đều không yêu cầu biết về code, nó tích hợp trình xây dựng blog bằng cách kéo, thả rất đơn giản.
Lời kết
Việt Nét hy vọng bài viết này đã giúp giải đáp thắc mắc của bạn về blog là gì và cách sử dụng như thế nào, viết blog là gì, blogger là gì,… Nếu còn bất cứ điều gì chưa rõ, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ thêm nhé! Chúc bạn thành công.
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
NFT là cụm từ viết tắt của “A Non-Fungible Token”, tạm dịch là “Mã không thể sửa đổi”. Đây là các game được xây dựng và phát triển trên nền tảng Blockchain. Mỗi game sẽ có một nền kinh tế và một Token (đồng tiền) riêng khác nhau.
Phần thưởng khi người chơi kết thúc game chính là những phần quà có giá trị dưới dạng NFT (viết tắt của từ Non-Fungible-Token). Những đồng tiền này đặc biệt có thể đổi ra mệnh giá tiền thật thông qua các sàn giao dịch với giá trị rất cao. Theo con số thống kê gần đây nhất, người chơi Axie Infinity trên nền tảng NFT trung bình có thể kiếm được 30 triệu tới 40 triệu vnđ/tháng. Một con số trong mơ của nhiều game thủ.
Game NFT là gì?
Điều thu hút ở game NFT chính là nó có cách chơi khác đối với những game truyền thống khi các vật phẩm sẽ ở lại trong tài khoản game. Ngược lại, NFT cho phép bạn trao đổi các tiền tệ, vật phẩm của mình cách thoải mái bằng cách gửi tặng, bán,.. mà không cần phải đưa tài khoản game như cách truyền thống.
Hiện nay, có rất nhiều các game thủ kiếm được hàng nghìn đô nhờ việc bán các lô đất ảo trên sàn Decentraland. Hoặc thú vị hơn, để nhận được lợi nhuận từ vé vào cửa hoặc các cuộc đua xe bạn có thể mua đường đua xe trong game để ăn chênh lệch từ các cuộc đua diễn ra trên đường đua của bạn. Thật thú vị phải không, nó giống như hình thức kinh doanh ngoài đời thực, tuy nhiên hình thức ảo nhưng vẫn có tiền thật.
Tiền tệ trong các game NFT kiếm tiền là một token tiền điện tử, có giá trị riêng cho mỗi game.
Sự ra đời của Game NFT?
Hơn một thập kỷ trước, hệ thống Token (mã thông báo) chạy trên Blockchain của tiền điện tử đã được thử nghiệm. Năm 2012, Yoni Assia lần đầu công bố Colored Coin trên Blockchain Bitcoin với giá chỉ một satoshi (đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin). Lúc đó, ý tưởng của Colored Coin đã có nhiều điểm tương đồng với các NFT của hiện tại.
Năm 2017, lần đầu tiên game NFT ra đời với tên gọi là CrytoKitties, còn được gọi là game nuôi mèo ảo. Người chơi có thể tạo ra nhiều giống mèo khác nhau với kiểu dáng đa dạng, thiết kế càng đẹp càng có giá trị cao (đặc biệt một con mèo Dragan từng bán được khoảng 40 tỷ VNĐ). Với cách chơi mới lạ, hấp dẫn trò chơi điện tử này hot tới mức tắc nghẽn hệ thống vì các giao dịch. Tuy nhiên, một thời gian sau đó trò chơi này cũng hạ nhiệt.
Cho tới khi tựa game Axie Infinity – game tỷ đô hiện nay, được chính người Việt Nam phát triển mới đem lại sự bùng nổ cho NFT hiện nay.
Game NFT giúp kiếm tiền như thế nào?
Các game NFT chạy trên một chuỗi khối, mọi thứ đều minh bạch, có thể định lượng và lập trình được. Được xây dựng trên nền tảng Blockchain, game NFT giúp người dùng thu được vật phẩm trong các giai đoạn chơi game – gọi là NFTs.
Các game NFT có vật phẩm, đồng tiền riêng của chúng, đặc biệt những thứ có thể được đổi thành tiền thật. Họ thanh toán cho các giao dịch NFT, cho phép mọi người bỏ phiếu về sự phát triển của trò chơi, cho phép đặt cược và thanh toán các tài sản trong trò chơi.
Thông thường, các vật phẩm ảo trong trò chơi chỉ được giữ lại trong kho của người chơi. Đối với các game NFT, mỗi loại vật phẩm hay tài sản ảo đều có mã NFT riêng và người chơi có thể đem vật phẩm này đi giao dịch với những người chơi khác hoặc đem lên các sàn giao dịch để trao đổi kiếm lợi nhuận.
Các vật phẩm ảo trong game NFT có thể giúp người chơi thu được lợi nhuận cao từ việc bán nó, giá trị có thể lên đến hàng triệu đó, hình thức này giống như việc mọi người đào tiền ảo trong một pool.
Game NFT giúp kiếm tiền như thế nào?
Để tham gia vào game NFT, ban đầu người chơi cần bỏ ra một số tiền nhất định để mua các vật phẩm hoặc nhân vật trong game. Quá trình đầu tư là quá trình chơi game thông qua việc chiến đấu, sinh sản, trao đổi vật phẩm với người khác để thu về các token được sử dụng trong game. Tiền này được quy đổi ra giá trị tiền thật và được định mức theo giá thị trường.
Các trò chơi NFT play-to-earn (chơi để kiếm tiền) mang đến cho người chơi tạo ra thu nhập thông qua việc chơi game như: Thực hiện các nhiệm vụ trong game, sưu tầm vật phẩm hiếm,…. Thông thường, khi chơi game người chơi sẽ được thưởng các Token hoặc NFT, càng chơi lâu người chơi càng kiếm được nhiều tiền hơn. Việc kiếm các token cũng là một phần trong trò chơi.
Top 13 Game NFT kiếm tiền hot nhất
1. Axie Infinity
Ra mắt vào tháng 3 năm 2018, Axie Infinity đã tạo tiền đề cho toàn bộ không gian chơi game NFT. Axie Infinity được Nguyễn Thành Trung (sinh năm 1992) người Việt Nam sáng lập. Axie Infinity đã đi tiên phong trong game NFT và hiện nay nhiều người đang sử dụng game này làm nguồn thu nhập chính. Hiện tại, Axie Infinity tự hào có hơn 2,7 triệu người chơi hoạt động hàng tháng, bùng nổ phổ biến đến tháng 9 năm 2020.
Axie Infinity
Kể từ đó, Axie Infinity đã trở thành một nền kinh tế nhỏ của riêng mình, đạt doanh thu 2.3 tỷ đô la. Trên thực tế, thị trường riêng của nó chỉ đứng sau Opensea, với tổng khối lượng giao dịch 3.94 tỷ đô la.
Game được lấy cảm hứng và có cách chơi tương tự game Pokémon. Người chơi có nhiệm vụ tạo ra các quái thú cho riêng mình thông qua việc thu thập, lai tạo, nuôi dưỡng và chiến đấu với các Axie. Người chơi nhận được Smooth Love Potion (SLP) làm phần thưởng khi chiến thắng trong các trận chiến hoặc trao đổi vật phẩm trong game. Đây là tài nguyên trong trò chơi và là một mã thông báo có thể giao dịch được sử dụng để phát triển Axie, giống như cách làm với Pokémon.
Mỗi Axie có bốn thuộc tính chính có thể tiến hóa: sức khỏe, tốc độ, kỹ năng và tinh thần. Đổi lại, những thuộc tính này quyết định đến hiệu suất của Axie trong chiến đấu. Dự đoán rằng, những Axie có điểm hiệu suất cao nhất trên thị trường sẽ nhận được giá cao nhất trên thị trường Axie Infinity NFT.
Có hơn 500 bộ phận cơ thể Axie, nghĩa là có vô vàn cách để người chơi kết hợp các bộ phận cơ thể để sử dụng. Các loại Axie bao gồm: Quái vật, thực vật, bọ, chim, bò sát, thủy sinh. Và các loại sinh vật ảo này có thể phổ biến, hiếm, cực kiếm hoặc đã trở nên huyền thoại.
AXS là Token quản trị trong trò chơi cung cấp cho người chơi quyền bỏ phiếu cho các quyết định quan trọng. Nó cũng hoạt động như một loại tiền tệ trên thị trường Axie.
2. DeFi Kingdom
DeFi Kingdom là một game NFT mới trên nền tảng Blockchain, được phát hành vào ngày 22 tháng 8 năm 2021. Vũ trụ của DeFi Kingdom là sự tổng hợp giữa game, DEX và Liquid Pool. Bên cạnh đó là sự hiện diện của nhiều loại NFT đóng vai trò quan trọng trong game; tất cả diễn ra trong bối cảnh của một thế giới cổ đại giả tưởng với tạo hình theo kiểu pixel.
Giống như các game kiếm tiền khác, người chơi có thể kiếm được các vật phẩm NFT hiếm có giá trị trong DeFi Kingdom và sử dụng chúng để làm nhiệm vụ và đạt được nhiều phần thưởng hơn. Kể từ khi phát hành, DeFi Kingdoms đã vươn lên vị trí số 1 trong danh sách các ứng dụng phi tập trung (dapp) của Harmony Blockchain, vượt qua các dự án nổi tiếng khác như EnterDao và BakerySwap.
DeFi Kingdom
3. Gods Unchained
Gods Unchained là một NFT Game với hình thức kiếm tiền được xây dựng trên công nghệ của Ethereum Blockchain. Game này có cách chơi có nhiều nét tương đồng với game Magic: The Gathering. Người chơi có thể chơi các trò chơi hoàn toàn miễn phí, toàn quyền sở hữu, sưu tập các lá bài có sức mạnh khác nhau và có thể mua bán các vật phẩm trong game để kiếm lời.
Người chơi có thể sở hữu vật phẩm dưới dạng NFTERC720 và ERC721 và có thể thực hiện giao dịch các lá bài bằng token GODS. Với đồ họa rõ ràng, chi tiết cũng như âm thanh sinh động và hệ thống thẻ bài khéo léo, Gods Unchained cũng thu hút những người vừa muốn giải trí vừa muốn kiếm tiền.
God Unchained
4. Alien Worlds
Alien Worlds là một metraverse game NFT DeFi hợp tác giữa các người chơi và mô tả sự cạnh tranh trong kinh tế. Đặc tính của game này là khám phá và khai thác. Tại đây, người chơi cần phải cạnh tranh giành lấy tài nguyên khan hiếm là Trilium để nâng cao sức mạnh trong game.
Alien Worlds mô phỏng lại một thế giới gồm nhiều hành tinh và nhiệm vụ trong game của bạn là cố gắng dành lấy những nguồn tài nguyên đang dần khan hiếm trên hành tinh này như đất, đồ tạo tác,… Trong Alien Worlds, NFT có thể là công cụ, đất đai và hình đại diện (avatar). Mỗi NFT có các thuộc tính được liệt kê trên thẻ.
Alien Worlds
5. Mine of Dalarnia
Mine of Dalarnia được ca ngợi là game NFT Axie Infinity phiên bản thứ 2. Được phát triển bởi Workinman Interactive và Chromia Studios – hai công ty khởi nghiệp Blockchain, ra mắt vào tháng 11 năm 2021.
Mine of Dalarnia là một trò chơi phiêu lưu hành động với các cấp độ được tạo theo thủ tục. Người chơi khai thác và kết hợp các vật phẩm khác nhau trong trò chơi, cải thiện kỹ năng và trang bị của họ để mở khóa các vũ khí bí mật của vụ trụ DAR khi tìm kiếm các đồ vật quý hiếm.
Mine of Dalarnia
Game được thiết lập xung quanh việc khai thái, chiến đấu cũng như thu thập tài nguyên. Tài sản trong trò chơi có thể được chuyển nhượng và giao dịch trong thị trường của trò chơi.
6. My Neighbor Alice
My Neighbor Alice được phát hành đầy đủ vào năm 2022 và được xây dựng dựa trên sự thành công của Farmville. Vay mượn cảm hứng từ Animal Crossing, My Neighbor Alice được xuất bản bởi Ninentio dưới dạng một trò chơi mô phỏng xã hội.
Trong game này, người chơi có thể xây nhà, sở hữu đất, sưu tập và gặp gỡ bạn bè. My Neighbor Alice có những khung hình dịu mắt, phù hợp với những người có mục tiêu giải trí hay sưu tập NFT.
My Neighbor Alice
7. ILLuvium
Illuvium là một trong những game NFT được trông đợi nhất. Cho đến nay, ngoài Gods Unchained, bạn có thể nhận thấy rằng các trò chơi Blockchain có xu hướng thấp hơn ngân sách khi nói đến hình ảnh. Illuvium đi ngược lại xu hướng này với các giá trị sản xuất triple-A, được sử dụng trên Unreal Engine 4/5.
Bối cảnh game được xây dựng dựa trên cốt truyện một con tàu vận tải trong hạm đội không gian giữa các thiên hà đang đi điều tra một ngọn hải đăng báo hiệu rắc rối. Trong Illuvium, người chơi có thể khám phá thế giới game rộng lớn và săn những con thú nguy hiểm. Sau đó bắt chúng để chiến đấu trong các Đấu trường hoặc giao dịch qua sàn giao dịch NFT để tạo thu nhập.
Illuvium
8. Guild of Guardians
Guild of Guardians là một tựa game NFT thuộc thể loại nhập vai nhiều người chơi. Dự án được xây dựng bởi công ty Stepico Games và được triển khai trên Immutable X. Đây là một game hành động nơi các người chơi có toàn quyền sở hữu và xây dựng các đội quân cho riêng mình, tham gia vào các trận chiến để kiếm các phần thưởng tài sản NFT.
Guild of Guardians
9. Champions: Ascension
Champions: Ascension là một trò chơi game NFT Blockchain được xây dựng bởi Jam City, một công ty trò chơi từng đoạt giải thưởng do cựu đồng sáng lập MySpace và Giám đốc điều hành Chris DeWolfe lãnh đạo. Game Champions: Ascension sở hữu đồ họa 3D sống động rất bắt mắt và thu hút người dùng.
Gama xây dựng một thế giới tưởng tượng để người chơi tự điều khiển. Trong game, người chơi sẽ thu thập và tạo ra các nhà vô địch NFT độc đáo, chiến đấu với những người khác để giành được sự giàu có lớn đặt cược vào một nền kinh tế được dự đoán là đang phát triển.
Champions: Ascension
10. Ember Sword
Ember Sword là một game NFT nhập vai trực tuyến nhiều người chơi và đặc biệt được chơi hoàn toàn miễn phí. Game NFT này cho phép người chơi tham gia vào chiến đấu với các quái vật, boss hoặc những người khác để lấy tiền và đồ sưu tầm.
Ember Sword
11. Surf Invaders
Surf Invaders là một trò chơi đơn giản khi so sánh với những game NFT khác trong danh sách này. Tuy nhiên, việc tham gia và kiếm tiền cũng không đơn giản hơn những game khác. Trong game này, người chơi chiến đấu bằng cách vượt qua các con quái vật, tránh chướng ngại vật và tìm cách tăng sức mạnh trên đường đi.
Game có giao diện đơn giản, sử dụng các phím mũi tên để điều hướng nên dễ dàng tiếp cận với tất cả người chơi.
Surf Invaders
12.The Sandbox
The Sandbox (SAND) đã đứng đầu trong giới hạn vốn hóa thị trường tiền xu metaverse trong một khoảng thời gian. Đây là một dự án game NFT thế giới ảo sử dụng công nghệ xây dựng trên nền tảng Blockchain của Ethereum – được đưa vào thử nghiệm vào cuối năm 2020.
Trong game, người chơi được hoàn toàn tự do, không chịu bất kì sự quản lý nào của nhà điều hành game. Người chơi được phép thu thập các tiền tệ khi chơi và có thể sử dụng chúng để mua bán, giao dịch trong game.
The Sandbox
13. Sidus NFT Heroes
Sidus NFT Heroes là một trò chơi trực tuyến nhập vai nhiều người chơi. Sự kết hợp giữa game NFT, metaverse, cơ chế chơi kiếm tiền và đồ họa tốt nhất từ trước đến nay được kỳ vọng sẽ là NFT game tiềm năng nhất trong tương lai.
Với Sidus NFT Heroes, người chơi có cơ hội kiếm tiền thật và thỏa mãn niềm đam mê khám phá, du hành của mình. Đồng thời, Sidus NFT Heroes còn là nơi mọi người giao lưu và kết bạn để trở thành đồng đội hỗ trợ nhau trên con đường đạt được thành công.
Sidus NFT Heroes
Lời kết
Nhìn chung, các mô hình game NFT để kiếm tiền vẫn đang ở giai đoạn phát triển và có thể chưa được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên game NFT cũng đang tạo nên một xu hướng mới trong nền tảng game hiện nay. Hy vọng bài viết game NFT là gì? Top 13 game NFT kiếm hot mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cùng đón xem các bài viết tiếp theo của Việt Nét nhé! Chúc bạn thành công.
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Print On Demand (POD) hay còn gọi là in theo yêu cầu là một mô hình thương mại điện tử. Đây là hình thức kinh doanh cho phép bán những sản phẩm tùy chỉnh chỉ được in sau khi đặt hàng dưới thương hiệu và thiết kế của riêng bạn. Với Print On Demand các sản phẩm chỉ được bắt đầu sản xuất sau khi có đơn hàng, vì vậy bạn không cần phải mua và lưu hàng tồn kho với số lượng lớn, cũng như không cần phải thanh toán bất kì khoản chi phí nào cho đến khi đơn hàng được sản xuất thành công.
Print On Demand là gì?
Ngoài ra, với POD còn là loại một mô hình Dropshipping, mọi thứ sau khi bán, từ in kỹ thuật số đến thực hiện đơn hàng và vận chuyển, đều do nhà cung cấp dịch vụ xử lý. Khi bạn đã thiết lập mọi thứ với Print On Demand, chỉ cần vài cú nhấp chuột để hoàn thành đơn đặt hàng sau khi bạn bán hàng.
Cách thức hoạt động của Print On Demand
Dưới đây là mô phỏng cách thức hoạt động của Print On Demand, các bước sẽ được thực hiện trong quá trình sau:
Thiết lập cửa hàng
Bước đầu tiên khi khởi động doanh nghiệp Print On Demand là thiết lập cửa hàng của riêng mình. Có hai cách để thiết lập cửa hàng:
Tích hợp một cửa hàng hiện có dịch vụ: Nếu bạn đang có một cửa hàng trực tuyến, bạn có thể tích hợp nó với nền tảng Print On Demand mà bạn chọn và bắt đầu bán hàng từ đó.
Sử dụng nền tảng Print On Demand trên trang web hoặc thị trường: Nếu bạn đã có sẵn một trang web thương mại điện tử, hãy chọn một dịch vụ POD trên thị trường.
Tải lên thiết kế và chọn sản phẩm để bán
Sau khi chọn dịch vụ Print On Demand và mở cửa hàng, bạn hãy thêm các thiết kế và sản phẩm lên cửa hàng của mình. Nếu bạn sử dụng dịch vụ thực hiện Print On Demand, các lựa chọn về loại mặt hàng sẽ bán hoàn toàn phụ thuộc vào bạn.
Bán sản phẩm
Ở giai đoạn này, cửa hàng của bạn sẽ mở rộng ra thị trường và có những sản phẩm sẵn sàng để in. Nếu bạn sử dụng dịch vụ hoàn thành, bạn có thể bắt đầu tiếp thị sản phẩm và hướng lượng truy cập đến trang web của mình. Nếu bạn sử dụng mô hình thị trường thì nhà cung cấp sẽ thực hiện hầu hết việc bán hàng và tiếp thị cho bạn, mặc dù bạn vẫn có thể quảng bá công việc của mình bằng cách chia sẻ hồ sơ hoặc liên kết sản phẩm với khách hàng.
POD hoàn thành đơn hàng
Khi có đơn đặt hàng, nền tảng POD sẽ thực hiện các công việc in, đóng gói và giao hàng cho khách hàng. Khi đơn hàng hoàn tất bạn sẽ được trả tiền.
Cách thức hoạt động của Print On Demand
Ưu và nhược điểm của Print on demand
Các đơn vị cung cấp dịch vụ Print On Demand dựa trên mô hình thương mại điện tử dropshipping nên bạn sẽ chỉ là bộ mặt đại diện của doanh nghiệp. Bên đối tác thứ ba là người sẽ thay bạn lưu trữ, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.
Mỗi mô hình kinh doanh đều bao gồm những ưu và nhược điểm khác nhau. Trong phần dưới đây, Việt Nét sẽ chỉ ra một số ưu và nhược điểm của mô hình Print On Demand giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nó:
Ưu điểm
Ít rủi ro: Trên thực tế bạn không cần phải nhập sản phẩm về trước, nên sẽ gặp rất ít rủi ro khi kinh doanh với mô hình này. Bạn muốn thử nghiệm một ý tưởng kinh doanh hoặc dòng sản phẩm mới cho một doanh nghiệp hiện tại mà ít gặp rủi ro khi mua hàng tồn kho, thì Print On Demand là giải pháp tuyệt với dành cho bạn.
Dễ cài đặt: Phần lớn các nền tảng Print On Demand đều rất dễ sử dụng, từ khâu đăng ký, tạo hồ sơ đến thêm sản phẩm vào cửa hàng. Bạn có thể dễ dàng tải lên thiết kế của mình mà không phải lo lắng các vấn đề về kĩ thuật.
Tạo ra sản phẩm nhanh chóng: Khi đã có thiết kế, bạn có thể tạo ra sản phẩm và bán nó trong vài phút.
Không rườm rà: Không phải lo lắng về vấn đề đóng gói và vận chuyện. Quá trình đóng gói và vận chuyển hàng hóa đều do nhà cung cấp Print On Demand đảm nhiệm, vì thế bạn không cần lo lắng về vấn đề đưa các mặt hàng đến tay người dùng.
Có nhiều thời gian để tập trung vào việc khác: Với sự trợ giúp của mô hình Print On Demand, bạn có nhiều thời gian và tự do hơn. Từ đó bạn có thể tập trung vào những điều bạn thích như thiết kế sản phẩm, nâng cao lượng khách mua hàng, hay xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty bạn.
Nhược điểm
Lợi nhuận thấp: Vì không mua số lượng lớn sản phẩm từ nhà sản xuất mà chỉ đặt riêng lẻ khi có đơn hàng đến, nên bạn sẽ không nhận được mức giá tốt nhất cho mỗi chiếc. Bên cạnh đó, việc nhà cung cấp Print On Demand hoàn thành in ấn, đóng gói và vận chuyển đơn hàng cũng sẽ làm cho lợi nhuận của bạn bị giảm.
Bị hạn chế: Mặc dù có quy trình hoàn thành đơn hàng với những ưu điểm ưu việt, nhưng bạn sẽ có ít quyền kiểm soát đối với cách các đơn hàng của bạn được đóng gói và vận chuyển. Hơn thế nữa, giá vận chuyển của Print on Demand tốt hơn so với thông thường, điều này có nghĩa thời gian giao hàng cũng rất lâu.
Nếu bạn đang có ý định xây dựng một thương hiệu gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng thì Print On Demand không phải là sự lựa chọn tốt nhất.
Top 5 nền tảng bán Print On Demand tốt nhất hiện nay
1. Printful
Printful là một trong những nền tảng bán Print On Demand đầu tiên và có trụ sở tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Barcelona, Tây Ban Nha, Riga, Mexico,…
Printful được lựa chọn phổ biến giữa các trang web Print On Demand vì có nhiều lựa chọn về sản phẩm và thương hiệu chất lượng cao như Gildan, American Apparel,… Mô hình dễ sử dụng và nhiều tùy chọn để thêm thương hiệu của riêng bạn vào.
Printful
Printful hỗ trợ xử lý trọn gói từ in ấn, đóng gói đến vận chuyển hàng hóa. Người bán chỉ cần tạo thiết kế, Printful sẽ sản xuất, vận chuyển đến khách hàng. Nhờ không phụ thuộc vào bên thứ ba trong quá trình sản xuất nên sản phẩm in từ Printful có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng hơn.
Printful không chỉ được tích hợp rộng rãi với nhiều nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy, Ebay mà còn cung cấp các dịch vụ in ấn khác nhau như in trực tiếp lên sản phẩm, cắt và may, và thậm chí cả thêu. Công ty này còn hỗ trợ thiết kế, làm video, chạy SEO, facebook ads giúp sản phẩm của bạn khác với đối thủ.
Printful
2. Printify
Printify là mô hình kinh doanh Print On Demand ra mắt vào năm 2015 và có xưởng chủ yếu tại Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Trung Quốc. Printify dành riêng một phiên bản miễn phí cho các doanh nghiệp nhỏ và chỉ tính phí khi đăng ký thêm các tính năng bổ sung. Mức giá cho premium plan cũng thấp hơn các đối thủ khác, chỉ 29$/tháng và không giới hạn số lượng sản phẩm thiết kế.
Điều đáng chú ý là Printify cũng cung cấp một mạng lưới nhà cung cấp quốc tế cho phép cung cấp một số sản phẩm nhãn trắng độc đáo mà bạn không thể tìm thấy ở nơi khác, chẳng hạn như đồ trang sức, đồng hồ, giày hay bình nước. Với danh mục sản phẩm đa dạng và độc đáo, nền tảng này tự hào có hơn 200 sản phẩm mà bạn có thể in trên đó.
Printify
Tuy nhiên, với Printify người bán mới sẽ phải tự thiết kế UX/UI cho cửa hàng mới của mình mà không có sẵn những bộ template mẫu cơ bản. Người bán cũng phải tự tải ảnh lên và chỉnh tay thủ công trên Photoshop.
3. TeeChip
TeeChip cũng là một nền tảng bán Print On Demand lâu năm và có uy tín tại thị trường Việt Nam. TeeChip xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2013 và phổ biến vào năm 2016.
Ngoài việc cho phép người bán tạo cửa hàng riêng, TeeChip còn mở một sàn thương mại trực tuyến mà người bán có thể nhận phần trăm hoa hồng khi đặt sản phẩm trên sàn này. TeeChip nổi tiếng trên toàn cầu với chi phí sản xuất thấp giúp người bán đạt lợi nhuận cao hơn.
TeeChip nổi bật giữa các đối thủ khác nhờ cộng đồng người bán mạnh, hàng loạt tính năng hỗ trợ người bán hiệu quả cùng với các tính năng như custom domains, duplicate hàng loạt,… hỗ trợ người bán khá hiệu quả.
TeeChip
4. PrintBase
PrintBase là nền tảng bán Print-On-Demand ra mắt cuối năm 2019. Tuy ra đời muộn nhưng vẫn thu hút đông đảo khách hàng bởi những điểm mạnh: giá base cost cạnh tranh; cổng thanh toán quốc tế; dịch vụ fulfillment với các mức giá ưu đãi,…
PrintBase hỗ trợ người bán hầu hết các khâu từ xây dựng, quản lý, đóng gói, vận chuyển, vận hành và xử lý khiếu nại, cửa hàng trực tuyến Tối ưu hóa trực tuyến,… PrintBase rất phù hợp với người bán mới, chưa tự lực được về cổng thanh toán, customer support hay fulfillment bởi sự tối ưu trọn gói từ A – Z.
PrintBase là nền tảng bán Print On Demad đầu tiên cho phép người bán chủ động tạo các custom option (lựa chọn cá nhân hóa) chỉ bằng cách kéo thả đơn giản.
PrintBase
5. Gooten
Giống như Printful, Gooten cung cấp nhiều loại sản phẩm mà bạn có thể tùy chỉnh với một số sản phẩm chỉ có ở Gooten, chẳng hạn như lịch và giường cho chó.
Tuy nhiên, vì Gooten sử dụng mạng lưới các nhà cung cấp và dropshippers quốc tế để in các sản phẩm của mình, nên cũng có nhiều sự khác biệt hơn giữa các mặt hàng về chất lượng và giao hàng.
Gooten
Gooten có một trình chỉnh sửa hình ảnh trực quan cho phép bạn thấy thiết kế của mình trông như thế nào khi ra sản phẩm cuối cùng.
Những câu hỏi thường gặp về Print On Demand
Làm thế nào để định giá sản phẩm Print On Demand?
Để định giá bán sản phẩm phù hợp với chi phí, túi tiền của khác hàng bạn cần lưu ý những điều sau: Bước 1: Đánh giá chi phí sản phẩm. Bước 2: Cộng tỷ suất lợi nhuận trên giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm + tỷ suất lợi nhuận = chi phí bán lẻ. Bước 3: Tính toán các chi phí khác của bạn (quảng cáo, thiết kế,…): Các chi phí hàng tháng khác/ tỷ suất lợi nhuận của bạn = đơn đặt hàng tối thiểu.
Như vậy, bạn sẽ có được giá bán chính xác và phù hợp.
Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền với Print On Demand?
Số tiền bạn có thể kiếm được với Print On Demand phụ thuộc rất nhiều vào loại sản phẩm, đối tượng mục tiêu và mức độ tiếp cận họ thông qua những hình thức Marketing.
Giả sử với một chiếc áo phông được bán ra, ước tính bạn có thể kiếm được $5 – $8 mỗi ngày.
Có thể tìm kiếm mockup sản phẩm Print On Demand để bán ở đâu?
Hiện này có rất nhiều website hữu ích hỗ trợ tìm kiếm mockup sản phẩm POD như Placeit, Freepik,… Tuy nhiên, đối với những mockup miễn phí này thường có thiết kế khá đơn điệu, kém thu hút người dùng. Bạn sẽ phải chi trả thêm phí để nâng cấp tài khoản để sử dụng kho tàng mockup đa dạng.
Lời kết
Qua bài viết này chắc chắn bạn cũng đã hiểu được Print On Demand là gì và cơ chế hoạt động của nó như thế nào. Đây là một nền tảng không mới nhưng khá mới mẻ và ít người biết đến ở thị trường Việt Nam. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về nền tảng Print On Demand, hãy để lại bình luận, Việt Nét luôn sẵn sàng giải đáp. Chúc bạn thành công.
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Trước khi tìm hiểu về cách làm Dropshipping trên Shopee, bạn cần nắm rõ khái niệm Dropshipping Shopee là gì.
Đối với hình thức kinh doanh online thông thường, người bán phải tự nhập hàng, quản lý tồn kho, đăng bán sản phẩm, giao hàng và chăm sóc khách hàng.
Ngược lại, đối với hình thức kinh doanh Dropshipping. Ở đây từ “drop” có nghĩa là “bỏ qua“, còn từ “shipping” có nghĩa là “vận chuyển“. Dropshipping chính là hình thức kinh doanh bán lẻ bỏ qua khâu vận chuyển.
Hiểu đơn giản rằng, công việc kinh doanh của bạn là tìm kiếm đơn hàng về shop, khi có đơn hàng mới, bạn chỉ cần chuyển đơn hàng cho bên cung cấp, họ sẽ tự chuẩn bị các khâu đóng gói, vận chuyển.
Dropshipping Shopee là gì?
Dropshipping Shopee là hình thức kinh doanh online với sàn thương mại điện tử Shopee. Cụ thể, bạn sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp có cửa hàng trên Shopee và triển khai mô hình Dropshipping để liên hệ hợp tác.
Bạn trao đổi và thỏa thuận với nhà cung cấp về các chính sách như chiết khấu, quy trình làm việc, thanh toán, hỗ trợ, hoàn hàng,… Sau đó, bạn lấy hình ảnh sản phẩm từ nhà cung cấp để đăng lên cửa hàng của mình trên Shopee.
Lợi nhuận thu được sẽ là sự chênh lệch giữa giá bán nhà cung cấp với giá bán bạn đưa ra cho khách hàng, sau khi trừ đi chi phí marketing.
Ưu điểm của việc kiếm tiền với Shopee Dropshipping
Shopee Dropshipping tại Việt Nam được biết đến là hình thức bán hàng trên Shopee không cần vốn và được rất nhiều người tham gia.
Ưu điểm của Dropshipping Shopee
Dưới đây là một số ưu điểm khiến Dropshipping Shopee trở thành nền tảng kinh doanh online thu hút người tham gia nhất hiện nay.
Lượng truy cập lớn
Shopee là trang thương mại điện tử có lượng truy cập khủng nhất hiện nay tại Việt Nam. Theo báo cáo của iPrice Group và SimilarWeb, lưu lượng truy cập của Shopee vào Quý 2/2021 đạt 73 triệu lượt, đứng đầu trên bản đồ các sàn thương mại điện tử Việt Nam, bỏ xa các đối thủ cùng ngành như Sendo, Lazada, Tiki. Vì vậy, lựa chọn làm Dropshipping Shopee, bạn có nhiều cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn so với các trang thương mại điện tử khác.
Không cần vốn hoặc ít vốn
Dropshipping trên Shopee là hình thức kinh doanh không cần vốn hoặc chỉ cần vốn ít. Bạn chỉ cần tạo cửa hàng trên Shopee và tiến hành quảng cáo sản phẩm. Việc chuẩn bị hàng, đóng gói và vận chuyển cho khách hàng đã có nhà cung cấp thực hiện thay bạn. Bạn chẳng cần bỏ vốn để nhập hàng, lo các khâu kiểm hàng, tồn kho, vận chuyển,… như bán hàng trực tiếp.
Dễ thực hiện và vận hành
Kiếm tiền với Shopee Dropshipping tại Việt Nam rất dễ thực hiện và vận hành. Bạn có thể tạo một gian hàng trên Shopee chỉ với vài thao tác đơn giản mà không mất phí và Dropshipping Shopee cũng không yêu cầu quá nghiêm ngặt về giấy phép kinh doanh.
Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ lưỡng về sản phẩm và đảm bảo bán các sản phẩm chất lượng để xây dựng uy tín với khách hàng, giúp việc kinh doanh được bền vững.
Có thể bán cùng lúc nhiều sản phẩm
Cách làm Dropshipping trên Shopee có rất nhiều ưu điểm, một trong số đó chính là bạn cần không phải nhập hàng, không cần bỏ vốn nên có thể đăng bán cùng lúc nhiều sản phẩm khác nhau để test nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm nào được nhiều khách hàng ưa chuộng, bán chạy thì bạn hãy tập trung phát triển sản phẩm đó. Còn những sản phẩm nào không bán được thì bạn có thể ngừng bán mà không mất chi phí nào cả.
Chủ động và linh hoạt về thời gian
Shopee Dropshipping tại Việt Nam là hình thức kinh doanh không cần vốn, bạn chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay có kết nối mạng internet là bạn có thể làm việc được, không bị ràng buộc về thời gian và địa điểm.
Nhược điểm của việc làm Dropshipping trên Shopee
Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì cách làm Dropshipping trên Shopee cũng có một số rủi ro nhất định như:
Cạnh tranh cao
Sức cạnh tranh trên trang thương mại điện tử có lượng truy cập đứng nhất nhì Việt Nam này là rất lớn và có nhiều gian hàng được mở ra trên đây từng ngày, từng giờ. Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn, ai cũng muốn tìm mua được sản phẩm giá rẻ nhất. Vì vậy, không tránh khỏi trường hợp bạn bị hủy đơn hàng hoặc hoàn trả đơn hàng. Chưa kể đến tình trạng đơn ảo do đối thủ chơi xấu, gây phiền toái cho nhà cung cấp.
Môi trường cạnh tranh cao
Dễ gặp rắc rối với chính sách của Shopee
Bạn cần biết rằng, Shopee có quy định về thời gian giao hàng dự kiến. Trong trường hợp hàng chưa về kịp hay quá trình giao gặp trục trặc làm đơn hàng bị giao chậm hơn so với dự kiến thì bạn sẽ là người bị ảnh hưởng trực tiếp.
Dễ ảnh hưởng uy tín
Việc giao hàng chậm trễ khi làm kinh doanh Dropshipping Shopee so với thời gian dự kiến không chỉ khiến bạn Shopee phạt mà bạn còn khiến khách hàng có ấn tượng xấu, lần sau họ sẽ không tìm đến cửa hàng của bạn nữa. Do đó, bạn cần theo dõi sát sao đơn hàng và báo ngay với nhà cung cấp để được xử lý kịp thời.
Tuy nhiên, những rủi ro này là không đáng kể so với những ưu điểm lớn mà Dropshipping trên Shopee mang lại. Trong nội dung phần tiếp theo, Việt Nét sẽ hướng dẫn Dropshipping Shopee chi tiết cho những người mới bắt đầu, hãy cùng theo dõi nhé!
Hướng dẫn cách làm Dropshipping Shopee
Cách làm Dropshipping trên Shopee không quá khó nhưng bạn cần có sự chuẩn bị và có những kỹ năng cần thiết. Sau đây là chi tiết cách làm Dropshipping trên Shopee cho những người mới bắt đầu:
Hướng dẫn cách làm Dropshipping Shopee
Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm để làm Dropshipping
Lựa chọn sản phẩm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong cách làm Dropshipping trên Shopee. Bạn nên cân nhắc lựa chọn những sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường để tăng khả năng bán được hàng.
Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích từ khóa để hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm tiềm năng như công cụ Simple Shopee của ATP, Google Trends,…
Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn sản phẩm tiềm năng để kinh doanh dựa theo 4 hướng sau đây:
Sản phẩm chủ đạo: Được hiểu là sản phẩm có nhu cầu sử dụng cao, được các khách hàng tìm mua quanh năm.
Sản phẩm hot trend: Chính là những sản phẩm theo xu hướng, được nhiều người quan tâm trên các trang mạng xã hội facebook, yotube, tiktok,… tại một thời điểm nào đó.
Sản phẩm theo mùa vụ: Ví dụ như bán áo thun vào mùa hè, bán áo len, áo ấm vào mùa đông.
Sản phẩm cá nhân: Chính là những sản phẩm mà bạn tạo ra.
Bước 2: Tìm nhà cung cấp chất lượng và uy tín để hợp tác
Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp, bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm đó để liên hệ hợp tác. Bạn có thể tìm kiếm trên Shopee hoặc các hội nhóm trên Facebook. Khi liên hệ với các nhà cung ứng, bạn cần trao đổi cụ thể và rõ ràng về các chính sách để tránh rắc rối sau này. Dưới đây là gợi ý về một số nguồn hàng Dropshipping Shopee uy tín:
Các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam: Bạn có thể tìm nguồn hàng Dropshipping Shopee ngay tại Shopee hoặc các sàn thương mại điện tử khác như Tiki, Lazada, Sendo. Để lựa chọn, bạn có thể dựa vào các tiêu chí như: Giá thành, địa điểm, đánh giá,… Sau khi tìm được nguồn hàng phù hợp, bạn hãy liên hệ với họ để trao đổi rõ hơn về cách thức làm việc, các khoản chiết khấu hay chính sách đổi trả.
Các nguồn hàng quốc tế uy tín: Ngoài nguồn hàng Dropshipping Shopee từ Việt Nam, bạn có thể tìm hiểu nguồn hàng quốc tế từ các sàn thương mại điện tử nổi tiếng như Taobao, 1688, Aliexpress,…
Bước 3: Trao đổi và thống nhất với nhà cung cấp về quy trình Dropshipping
Đây cũng là một bước quan trọng trong quá trình thực hiện cách làm Dropshipping trên Shopee. Việc trao đổi rõ ràng với nhà cung cấp về các chính sách ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh được những vấn đề phát sinh về sau (nếu có).
Khi trao đổi với nhà cung cấp, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Mức chiết khấu: Vấn đề này liên quan đến thu nhập nên bạn cần trao đổi và thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu để tránh những sai sót.
Thông tin liên quan đến nhà cung cấp: Bạn cần biết một số thông tin như kho hàng ở đâu, vận chuyển bằng đơn vị nào,… để khi khách hàng thắc mắc bạn có thể tư vấn.
Quy trình Dropshipping: Cần nắm rõ một số thông tin như: Khi có đơn hàng mới, bạn sẽ chuyển tiếp đơn hàng cho ai? Ai sẽ tiếp nhận mã đơn hàng của bạn? Bạn cần chuyển tiền đơn hàng cho ai?,…
Thông tin về sản phẩm: Bạn cần biết được nguồn gốc, chất liệu, mẫu mã, công dụng,… của sản phẩm. Nắm rõ những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng tư vấn cho khách hàng.
Chính sách đổi trả hàng: Bạn cần trao đổi với nhà cung cấp về vấn đề khi khách không nhận hàng hoặc khách muốn trả hàng thì bạn có được hỗ trợ chi phí hay không? Quy trình thực hiện như thế nào?
Bạn hãy trao đổi với nhiều nhà cung cấp khác nhau để có thể so sánh và đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Bước 4: Tiến hành tạo gian hàng trên Shopee
Sau khi đã trao đổi và thống nhất với nhà cung cấp, tiếp theo bạn cần tạo gian hàng trên Shopee để bắt đầu đăng bán sản phẩm.
Để đăng ký gian hàng trên Shopee, bạn cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Truy cập vào trang web shopee.vn.
Bước 2: Tại góc trái trên màn hình, bạn nhấn vào “Trở thành người bán Shopee”.
Bước 3: Bấm vào nút “Đăng ký” trên góc phải màn hình và điền đầy đủ các thông tin mà Shopee yêu cầu.
Bước 4: Tiến hành xác nhận đăng ký qua email hoặc số điện thoại.
Bước 5: Sau khi đăng ký thành công, màn hình chuyển qua giao diện dành cho người bán. Tại đây, bạn có thể tạo ra sản phẩm và bắt đầu bán hàng.
Bước 5: Xử lý đơn hàng và hỗ trợ khách hàng
Khi khách đặt hàng, bạn cần đưa mã đơn hàng cho bên nhà cung cấp và chuyển tiền hàng trước cho họ để họ xử lý các khâu còn lại. Sau khi giao hàng thành công, Shopee sẽ chuyển lại tiền cho bạn, bao gồm cả khoảng chênh lệch giá.
Khi khách hàng có thắc mắc liên quan đến sản phẩm, bạn cần nhanh chóng hỗ trợ và giải đáp cho khách hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng online để trả lời tin nhắn của khác hàng. Vì vậy, bạn nên thiết lập tin nhắn trả lời tự động.
Bước 6: Tối ưu Dropshipping Shopee
Để làm Dropshipping Shopee hiệu quả và thành công, bạn cũng cần triển khai một số chiến lược marketing cho gian hàng của mình. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có thể tối ưu việc làm Dropshipping Shopee:
Mở rộng kênh bán hàng trên các trang mạng xã hội, website
Ngoài gian hàng đã đăng ký trên Shopee, bạn có thể tạo các gian hàng trên các nền tảng mạng xã hội và lập website bán hàng riêng.
Một số kênh bán hàng mà bạn có thể sử dụng để quảng bá cho sản phẩm của mình là facebook, youtube, website,…
Facebook là trang mạng xã hội được sử dụng rất phổ biến nên bạn hãy tận dụng nó để quảng bá sản phẩm và bán hàng. Bạn có thể đăng bán các sản phẩm trên trang cá nhân, fanpage hoặc marketplace. Khi đăng bài, nên sử dụng hình ảnh sản phẩm đẹp và rõ ràng để thu hút khách hàng tương tác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gắn link Shopee vào các bài đăng trên facebook để khách hàng dễ dàng truy cập hoặc bạn cũng có thể seeding về sản phẩm của mình tại các bình luận trong các hội nhóm bán hàng.
Các mạng hình ảnh như Instagram, Pinterest rất phù hợp hơn với các cửa hàng kinh doanh thời trang, mỹ phẩm, đồ dùng trang trí. Tuy nhiên, việc gắn link sẽ khó khăn hơn so với Facebook.
Tham gia các chương trình khuyến mãi của Shopee
Hàng tháng, Shopee sẽ tổ chức các chương trình khuyến mãi lớn như 1/1, 2/2, 3/3, 4/4,… Bạn có thể đăng ký tham gia vào đợt khuyến mãi này với các chương trình flash sale, flash sale sản phẩm đồng giá 1.000 VNĐ hay 9.000 VNĐ để có thể dễ dàng tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng những gói quảng bá do Shopee cung cấp như chạy banner, ưu tiên hiển thị, tặng xu khi theo dõi gian hàng hoặc tặng xu khi xem livestream,… để nâng cao hiệu quả marketing cũng như hiệu quả kinh doanh.
Tạo mã freeship, mã giảm giá riêng cho gian hàng của mình
Bạn có thể tạo mã freeship hoặc mã giảm giá khi đơn hàng đạt giá trị tối thiểu để kích thích khách hàng mua sắm.
Các gian hàng trên Shopee được gắn “Freeship Xtra’ sẽ được áp dụng chương trình khuyến mãi và giảm giá vận chuyển riêng.
Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp các voucher độc quyền của mình để có cơ hội được hiển thị trên các menu giao diện của Shopee, nhằm tăng tỷ lệ mua hàng.
Những câu hỏi thường gặp về cách làm Dropshipping
Dropshipping có thực sự dễ kiếm tiền không?
Nếu bạn muốn kiếm một thu nhập khá bằng ngành nghề kinh doanh, thì dropshipping chắc chắn rất đáng để thử.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiếm nhiều nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn, thì dropshipping chắc chắn sẽ không đáp ứng được nhu cầu này.
Để dropshipping hoạt động thành công, bạn sẽ phải đầu tư thời gian, tiền bạc và công sức để xây dựng gian hàng của mình trên Shopee.
Làm thế nào để bạn được trả tiền từ Dropshipping?
Khi khách hàng mua sản phẩm từ cửa hàng Dropshipping trên Shopee, nhà cung cấp bên thứ ba sẽ giao hàng trực tiếp cho họ.
Khách hàng trả giá bán lẻ bạn đặt, bạn trả giá bán buôn cho nhà cung cấp, và phần còn lại là lợi nhuận dành cho bạn.
Ưu điểm kinh doanh trên mô hình Dropshipping đó là bạn không bao giờ phải xử lý sản phẩm hoặc đầu tư vào hàng tồn kho.
Mất bao lâu để có được đơn hàng đầu tiên với Dropshipping Shopee?
Khoảng thời gian để có đơn hàng đầu tiên phụ thuộc vào quy trình xây dựng gian hàng của bạn. Điều quan trọng gian hàng phải đẹp mắt, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Có được đơn hàng sẽ phụ thuộc vào hiệu quả chiến lược tiếp thị của bạn.
Bạn nên tìm kiếm những kiến thức về cách tự học digital marketing để hỗ trợ tiếp thị sản phẩm, giúp bạn kiếm được nhiều đơn hàng.
Lời kết
Như vậy, bài viết vừa rồi đã chia sẻ chi tiết về cách làm Dropshipping trên Shopee cho người mới bắt đầu. Nếu bạn cũng đang có ý định tham gia vào mô hình kinh doanh này thì hãy tham khảo và bắt tay vào làm ngay nhé. Chúc các bạn thành công!
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Dropshipping hay Dropship là một trong những phương pháp làm MMO, đây là mô hình kinh doanh bán lẻ mà trong đó một doanh nghiệp không giữ các sản phẩm mà họ bán trong kho. Khi một nhà bán lẻ Dropshipping bán một sản phẩm, họ sẽ mua sản phẩm đó trực tiếp từ một bên thứ ba (nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc một nhà bán lẻ khác) rồi giao sản phẩm đó trực tiếp cho khách hàng.
Dropshipping là gì?
Hiểu đơn giản hơn là mô hình Dropshipping bạn không cần phải nhập hàng và lưu trữ hàng hóa. Việc vận chuyển hàng hóa cũng do bên thứ 3 sẽ chuyển trực tiếp đơn hàng đến khách hàng của bạn. Việc làm của bạn chỉ cần Marketing sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mua sản phẩm mà thôi.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn áp dụng hình thức Dropshipping, bạn sẽ đóng vai trò như một cửa hàng mà khách hàng ghé thăm và đặt mua sản phẩm. Sau khi họ đặt hàng, bạn sẽ tính phí với khách hàng và người giao hàng sẽ tính phí bạn. Bạn không bao giờ xử lý các sản phẩm thực tế.
Lợi nhuận mà bạn nhận được chính là phần chênh lệch giữa giá bán của nhà sản xuất và giá mà bạn bán cho khách hàng của mình.
>> Xem thêm: MMO là gì? Các cách kiếm tiền với MMO
Sau khi đã nắm rõ khái niệm mô hình Dropshipping là gì, hãy cùng Việt Nét tiếp tục tìm hiểu về mô hình Dropshipping hoạt động như thế nào nhé!
Mô hình kinh doanh Dropshipping hoạt động như thế nào?
Dropshipping là một phương pháp quản lý chuỗi cung ứng. Nếu bạn đã mở một doanh nghiệp bán lẻ hoặc một cửa hàng trực tuyến, chuỗi cung ứng là một mạng lưới các nhà cung cấp, nguyên vật liệu, nhà sản xuất và nhà bán lẻ tham gia vào việc tạo ra và phân phối sản phẩm, từ sản xuất đến giao hàng cho khách hàng.
Mô hình hoạt động của Dropshipping
Dưới đây là các bên liên quan đến Dropshipping:
Các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm. Họ thường không bán cho người tiêu dùng mà bán số lượng lớn cho các nhà bán buôn và bán lẻ.
Người bán buôn mua sản phẩm từ nhà sản xuất, sau đó đánh dấu chúng trước khi bán cho người bán lẻ. Người bán buôn thường dự trữ các sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất khác nhau.
Các nhà bán lẻ, bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng với mức giá cao hơn.
Hình thức Dropshipping hoạt động như sau:
Khách hàng đặt hàng với doanh nghiệp của bạn, nhà bán lẻ.
Bạn thông báo cho đối tác Dropshipping – Nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn – Đóng gói và vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.
Đối tác vận chuyển sẽ tính phí bạn, nhà bán lẻ, cho dịch vụ và bạn tính phí khách hàng.
Nói chung, chuỗi cung ứng càng ngắn thì lợi nhuận của bạn càng lớn vì có ít bên tham gia cắt giảm. Chuỗi cung ứng ngắn là nơi bạn giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất.
Ưu điểm của hình thức Dropshipping là gì?
Dropshipping là một mô hình kinh doanh hấp dẫn và trở nên phổ biến cho cả doanh nghiệp bởi những ưu điểm nổi bật sau đây:
Bán hàng Dropship chỉ cần ít vốn trả trước
Có lẽ lợi thế lớn nhất của mô hình kinh doanh Dropshipping là có thể khởi chạy một cửa hàng thương mại điện tử mà không cần phải đầu tư trước hàng nghìn đô la vào hàng tồn kho. Theo truyền thống, các nhà bán lẻ phải thu xếp lượng vốn lớn để mua hàng tồn kho.
Bán hàng Dropshipping chỉ cần ít vốn
Với mô hình Dropshipping, bạn không phải mua sản phẩm trừ khi bạn đã bán hàng và được khách hàng thanh toán. Nếu không có các khoản đầu tư trả trước đáng kể cho hàng tồn kho, bạn có thể bắt đầu tìm nguồn cung ứng sản phẩm và trở thành một dropshipper thành công với rất ít tiền.
Ngoài ra, vì bạn không cam kết bán hàng thông qua bất kỳ khoảng không quảng cáo nào được mua trả trước giống như trong kinh doanh bán lẻ truyền thống, cho nên có ít rủi ro hơn khi bắt đầu mở một cửa hàng Dropshipping.
Dễ dàng bắt đầu
Điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử dễ dàng hơn nhiều khi bạn không phải xử lý các sản phẩm thực. Với Dropshipping, bạn không phải lo lắng về:
Quản lý hoặc thanh toán cho một nhà kho.
Đóng gói và vận chuyển đơn đặt hàng của bạn.
Theo dõi hàng tồn kho.
Xử lý hàng trả lại và hàng gửi đến.
Liên tục đặt hàng sản phẩm và quản lý mức tồn kho.
Chi phí thấp
Bởi vì bạn không phải đối phó với việc mua hàng tồn kho hoặc quản lý kho hàng, chi phí chung của bạn khá thấp. Trên thực tế, nhiều cửa hàng Dropshipping thành công được điều hành dưới dạng kinh doanh tại nhà, chỉ một chiếc máy tính xách tay và một vài khoản chi phí định kỳ để hoạt động. Khi bạn phát triển, những chi phí này có thể sẽ tăng lên nhưng vẫn sẽ thấp so với chi phí của các doanh nghiệp truyền thống.
Chi phí thấp khi kinh doanh Dropshipping
Vị trí linh hoạt
Có thể kinh doanh Dropshipping ở bất cứ đâu có kết nối internet. Miễn là bạn có thể giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng một cách dễ dàng, bạn có thể điều hành và quản lý doanh nghiệp của mình.
Nhiều lựa chọn sản phẩm để bán
Vì bạn không phải mua trước các mặt hàng bạn bán, bạn có thể cung cấp một loạt các sản phẩm thịnh hành cho khách hàng tiềm năng của mình. Nếu các nhà cung cấp dự trữ một mặt hàng, bạn có thể niêm yết mặt hàng đó để bán trên cửa hàng trực tuyến của mình mà không phải trả thêm phí.
Hình thức Dropshipping đa dạng sản phẩm
Kiểm tra dễ dàng hơn
Dropshipping là một phương pháp thực hiện hữu ích cho cả việc khai trương một cửa hàng mới và cho các chủ doanh nghiệp muốn kiểm tra nhu cầu mong muốn của khách hàng đối với các danh mục sản phẩm bổ sung như: Phụ kiện hoặc các dòng sản phẩm hoàn toàn mới. Thêm một ưu điểm của Dropshipping nữa là khả năng liệt kê và có khả năng bán sản phẩm trước khi cam kết mua một lượng lớn hàng tồn kho.
Dễ mở rộng quy mô hơn
Với hình thức kinh doanh bán lẻ truyền thống, nếu bạn nhận được số lượng đơn hàng gấp ba lần, thông thường bạn sẽ cần phải làm gấp ba lần công việc. Bằng cách tận dụng các nhà cung cấp Dropshipping, hầu hết công việc để xử lý các đơn đặt hàng bổ sung sẽ do các nhà cung cấp đảm nhận, cho phép bạn mở rộng với ít công việc gia tăng hơn.
Dễ dàng mở rộng quy mô
Tăng trưởng doanh số sẽ luôn mang lại nhiều công việc bổ sung, đặc biệt là liên quan đến hỗ trợ khách hàng. Nhưng các doanh nghiệp sử dụng mô hình Dropshipping sẽ tốt hơn so với các doanh nghiệp thương mại điện tử truyền thống.
Nhược điểm của mô hình Dropship là gì?
Tất cả những ưu điểm mà Việt Nét đã đề cập bên trên về mô hình bán hàng Dropshipping trở thành một mô hình rất hấp dẫn cho bất kỳ ai bắt đầu với cửa hàng trực tuyến hoặc cho những người muốn mở rộng các dịch vụ sản phẩm hiện có của họ. Nhưng giống như tất cả các hình thức kinh doanh khác, Dropshipping cũng có mặt trái của nó. Vậy nhược điểm của Dropshipping là gì?
Tỷ suất lợi nhuận giảm
Tỷ suất lợi nhuận thấp là bất lợi lớn nhất khi hoạt động trong ngành Dropshipping. Như đã trình bày ở trên, chuỗi cung ứng của bạn càng dài, lợi nhuận của bạn càng giảm.
Tỷ suất lợi nhuận thấp
Vấn đề hàng tồn kho
Nếu bạn dự trữ tất cả các sản phẩm của riêng mình, thì việc theo dõi những mặt hàng nào còn hàng và hết hàng tương đối đơn giản. Nhưng khi bạn tìm nguồn cung ứng từ nhiều kho, những kho cũng đang đáp ứng các đơn đặt hàng cho những người bán khác, thì khoảng không quảng cáo có thể thay đổi hàng ngày.
Vận chuyển phức tạp
Nếu bạn đang làm việc với một số nhà cung cấp, chi phí vận chuyển của bạn sẽ trở nên khá phức tạp. Giả sử rằng một khách hàng đặt mua hai mặt hàng, mỗi mặt hàng từ các nhà cung cấp khác nhau, mỗi mặt hàng có chi phí vận chuyển khác nhau. Bạn sẽ cần xác định cách tính phí vận chuyển của khách hàng sao cho khách hàng không cảm thấy bị tính phí quá cao.
Thiếu kiểm soát đối với trải nghiệm của khách hàng
Bằng cách phụ thuộc vào một đối tác vận chuyển nhỏ lẻ để đưa sản phẩm đến tay khách hàng của bạn, bạn đang thể hiện một cách thiện chí rằng họ sẽ giao đơn hàng đúng thời hạn và nguyên vẹn.
Nếu họ không hoàn thành thỏa thuận hoặc giao hàng muộn, bị hỏng hoặc không hoàn toàn, điều đó có thể dẫn đến đánh giá không tốt và mất lòng tin của người tiêu dùng, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của công ty bạn.
Các vấn đề với nhà cung cấp
Bắt buộc phải có mối quan hệ vững chắc dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau với các nhà cung cấp của bạn. Các nhà cung cấp là cốt lõi của hoạt động kinh doanh của bạn, vì vậy hãy lựa chọn đối tác mà bạn hợp tác và đừng bao giờ coi những mối quan hệ đó là điều hiển nhiên khi trả tiền cho họ muộn hoặc khó làm việc cùng.
Để xây dựng quan hệ đối tác bền chặt, điều quan trọng là bạn phải học cách quản lý các nhà cung cấp của mình một cách hiệu quả để tối đa hóa hiệu quả vận chuyển hàng lẻ.
Khả năng tùy chỉnh và xây dựng thương hiệu hạn chế
Không giống như các sản phẩm làm theo yêu cầu hoặc in theo yêu cầu, Dropshipping không cung cấp cho bạn nhiều quyền kiểm soát đối với bản thân sản phẩm. Thông thường, sản phẩm Dropshipped do nhà cung cấp thiết kế và có thương hiệu.
Xây dụng thương hiệu bị hạn chế
Một số nhà cung cấp có thể điều chỉnh các thay đổi sản phẩm của doanh nghiệp bạn, nhưng ngay cả khi đó, nhà cung cấp có quyền kiểm soát nhiều nhất đối với chính sản phẩm đó. Bất kỳ thay đổi hoặc bổ sung nào đối với sản phẩm thường yêu cầu số lượng đặt hàng tối thiểu để sản phẩm khả thi và giá cả phải chăng đối với nhà sản xuất.
Hướng dẫn cách làm Dropshipping
Để có thể kinh doanh Dropshipping bằng hình thức này, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn làm Dropshipping sau đây:
Bước 1: Phân tích thị trường, xác định sản phẩm để bán
Sản phẩm mà bạn lựa chọn để bán phải mang lại giá trị cho cả bạn và người mua, có thể mang lại lợi nhuận và có triển vọng tốt trong tương lai. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng công cụ Google Trends để biết những sản phẩm nào đang được nhiều người tìm kiếm.
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những sản phẩm đang được bán chạy tại các sàn thương mại điện tử như Amazon Best Sellers, Shopee Top Products, Lazada Top Sellers,…
Bước 2: Tìm kiếm nguồn hàng
Bạn hãy tìm những nguồn hàng chất lượng và giá tốt để tiến hành tham gia kinh doanh với hình thức Dropshipping.
Bạn có thể tham khảo và tìm nguồn hàng từ các sàn thương mại Trung Quốc như 1688, Taobao,… hoặc các sàn thương mại điện tử của Việt Nam như Shopee, Lazada, Sendo,… Hãy liên hệ với những nhà cung cấp sỉ để hỏi về chính sách Dropshipping.
Bước 3: Tạo cửa hàng online
Bạn có thể tạo một website bán hàng cho mình hoặc tạo một cửa hàng online trên các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo,… Sau đó đăng các thông tin về sản phẩm.
Bước 4: Quảng bá sản phẩm để thu hút khách hàng
Tiến hành các chương trình bảng bá sản phẩm để thu hút khách hàng. Khi có khách đặt hàng, bạn sẽ gửi địa chỉ của khách cho nhà cung cấp để họ giao cho khách hàng. Sau đó, tổng kết đơn hàng và nhận chiết khấu từ nhà cung cấp.
Quảng bá sản phẩm đến với các khách hàng
Mô hình kinh doanh Dropshipping có phù hợp với bạn không?
Đây cũng là thắc mắc của nhiều người bên cạnh việc tìm hiểu về Dropshipping là gì?
Mô hình kinh doanh Dropshipping có phù hợp với bạn hay không phụ thuộc vào doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi để tự hỏi bản thân nếu bạn đang xem xét về hình thức Dropshipping:
Bạn muốn xây dựng thương hiệu của mình như thế nào?
Thương hiệu của bạn là giao diện của các khía cạnh khách hàng đối mặt với doanh nghiệp của bạn. Xây dựng thương hiệu ấn tượng, đáng nhớ có thể giúp tăng lòng trung thành của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Mặc dù bạn có thể tạo trải nghiệm mua hàng trực tuyến có thương hiệu, nhưng Dropshipping ít cho phép bạn kiểm soát chất lượng sản phẩm, trải nghiệm giao hàng và tính thẩm mỹ của gói hàng cuối cùng. Nếu sản phẩm và bao bì không như mong đợi, khách hàng có thể chọn không mua lại thương hiệu của bạn.
Các nhà cung cấp Dropshipping thường ít cung cấp khả năng tùy biến sản phẩm. Hạn chế này có thể gây khó khăn cho việc tạo dựng thương hiệu của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.
Bạn muốn kiểm soát bao nhiêu đối với chất lượng sản phẩm?
Chất lượng sản phẩm có thể có tác động lớn đến các khía cạnh khác của doanh nghiệp bạn như thu hút khách hàng, lòng trung thành với thương hiệu và lợi nhuận. Mặc dù bạn có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm khi bắt đầu hợp tác với nhà cung cấp Dropshipping, nhưng bạn có thể sẽ có quyền kiểm soát hạn chế đối với chất lượng của các mặt hàng bạn bán liên tục.
Chất lượng sản phẩm
Nếu sản phẩm không đáp ứng được mong đợi của khách hàng, doanh nghiệp của bạn có thể nhận được những đánh giá tiêu cực của khách hàng.
Bạn muốn vận chuyển sản phẩm nhanh chóng như thế nào?
Khách hàng thương mại điện tử có xu hướng mong đợi giao hàng nhanh chóng. Trong một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, khoảng 84% người được khảo sát coi giao hàng là một phần thiết yếu trong trải nghiệm mua sắm trực tuyến của họ.
Thời gian vận chuyển nhanh chóng
Thời gian vận chuyển kéo dài có thể tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của bạn. Khi làm việc với một nhà cung cấp Dropshipping, hãy xem lại chi phí vận chuyển tiêu chuẩn và khung thời gian giao hàng của họ.
Bạn có thể tiếp cận được bao nhiêu vốn?
Trong một số trường hợp, mô hình kinh doanh Dropshipping cho phép bạn tạm dừng việc mua sắm sản phẩm cho đến khi khách hàng thực sự đặt hàng. Điều này có thể làm cho Dropshipping trở nên hấp dẫn đối với những doanh nhân muốn thành lập và hoạt động kinh doanh với mức đầu tư hàng tồn kho hạn chế.
Một số lựa chọn thay thế như thực hiện của bên thứ ba cũng cho phép bạn bắt đầu và điều hành doanh nghiệp của mình với ít vốn hơn so với việc tự tìm nguồn cung ứng, lưu trữ và vận chuyển sản phẩm.
Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu của bạn như thế nào?
So với các mô hình kinh doanh khác, chẳng hạn như sở hữu một cửa hàng bán lẻ hoặc xây dựng trung tâm thực hiện đơn hàng của riêng bạn, Dropshipping có rào cản gia nhập thấp hơn. Thật không may, điều này có thể đồng nghĩa với việc cạnh tranh nhiều hơn cho doanh nghiệp của bạn.
Tỷ suất lợi nhuận bạn mong muốn là bao nhiêu?
Sân chơi có thể có tính cạnh tranh cao đối với các doanh nghiệp sử dụng Dropshipping. Người bán Dropshipping thường có thể cung cấp sản phẩm với giá thấp vì họ đã đầu tư quá ít. Nếu bạn sử dụng Dropshipping cho công việc kinh doanh của mình, bạn có thể kiếm được tỷ suất lợi nhuận thấp.
Bạn có thể khắc phục được một số vấn đề này nếu bạn định vị doanh nghiệp của mình trong một thị trường ngách bên ngoài bất kỳ lĩnh vực siêu cạnh tranh nào. Tìm các ngách tiềm năng có lợi nhuận hoặc ít cạnh tranh hơn thông qua nghiên cứu thị trường, mạng lưới và bán hàng. Hoặc đầu tư vào việc khác biệt hóa thương hiệu của bạn.
Bạn đã sẵn sàng để xử lý các vấn đề về nguồn cung và hàng tồn kho chưa?
Nếu bạn chọn sử dụng Dropshipping, bạn có thể có rất ít hoặc không kiểm soát được chuỗi cung ứng. Sự chậm trễ trong quá trình sản xuất có thể quyết định số lượng đơn hàng Dropshipper của bạn có thể thực hiện. Việc phải làm khách hàng thất vọng bằng cách thông báo cho họ một mặt hàng hết hàng hy vọng là ngoại lệ chứ không phải là quy luật. Tìm nguồn cung ứng sản phẩm thông qua nhiều dịch vụ Dropshipping là một cách để tránh hết hàng tồn kho sản phẩm.
Xử lý các vấn đề về nguồn cung và hàng tồn kho
Khi một nhà cung cấp hết sản phẩm cần thiết, bạn có thể dựa vào một nhà cung cấp khác. Tuy nhiên, làm việc với nhiều nhà cung cấp sẽ làm tăng thêm sự phức tạp cho công tác hậu cần và thực hiện, điều này có thể ảnh hưởng đến mục đích của chiến lược Dropshipping.
Bạn sẽ xử lý các khoản hoàn lại, trả lại và thay thế như thế nào?
Lợi nhuận là một phần tất yếu của kinh doanh thương mại điện tử. Đôi khi quy trình trả lại có thể đơn giản như một khách hàng liên hệ với bạn về một mặt hàng mà họ muốn trả lại. Khách hàng gửi lại sản phẩm, sau đó bạn hoàn tiền cho khách hàng và liên hệ với nhà cung cấp Dropshipping để ghi có hoặc hoàn tiền cho bạn. Nhưng đây không phải là luôn luôn như vậy.
Xử lý các vấn đề hoàn tiền và trả lại
Hãy chuẩn bị cho các quy trình đổi trả và thay thế phức tạp hơn. Hãy dành thời gian để hiểu cách dịch vụ Dropshipping xử lý việc trả hàng trước khi tạo chính sách hoàn tiền và trả hàng của bạn.
Hãy suy nghĩ về các bước của giao dịch thương mại điện tử. Dưới đây là một số ví dụ về các câu hỏi cần hỏi trước khi ký kết với nhà cung cấp Dropshipping:
Ai là người chịu trách nhiệm về những sai sót?
Ai chi trả phí vận chuyển trả lại cho các mặt hàng bị lỗi?
Phí dự trữ của nhà cung cấp là gì?
Những câu hỏi như thế này có thể giúp bạn hiểu thỏa thuận Dropshipping và giúp vẽ ra bức tranh rõ ràng hơn về các chi phí tiềm ẩn liên quan trước khi bạn thực hiện các thay đổi đối với mô hình kinh doanh của mình.
Bạn sẽ quản lý các câu hỏi và mối quan tâm về việc hoàn thành của khách hàng như thế nào?
Mặc dù bạn có thể không xử lý thực tế các sản phẩm, bạn vẫn có thể cần phải trả lời các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng về lô hàng, giao hàng hoặc chất lượng sản phẩm.
Một thông tin sai lệch có vẻ nhỏ với nhà cung cấp dropshipping của bạn có thể dẫn đến đánh giá tiêu cực và trải nghiệm khách hàng kém. Để tránh điều này, hãy xem xét toàn bộ quá trình mua hàng từ vị trí thuận lợi của khách hàng. Đặc biệt chú ý đến các khía cạnh sau của trải nghiệm khách hàng:
Sau khi đặt hàng, khách hàng có nhận được thông báo giao hàng vào thời điểm dự kiến đặt hàng của họ không?
Các gói hàng có đến vào khung thời gian dự kiến không?
Sản phẩm có đến nơi trong tình trạng thích hợp không?
Bao bì có phản ánh tốt thương hiệu của bạn không?
Tối ưu hóa từng điểm tiếp xúc này để tạo trải nghiệm tích cực cho khách hàng, điều này có thể giúp bạn nhận được đánh giá tích cực và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Cách để lựa chọn nhà cung cấp Dropshipping hiệu quả là gì?
Bên thứ ba mà bạn chọn làm nhà cung cấp Dropshipping sẽ quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng của bạn, vì vậy bạn cần phải thực hiện thẩm định của mình trong quá trình lựa chọn.
Cách lựa chọn nhà cung cấp Dropshopping
Nói chung, bạn muốn thiết lập các thỏa thuận vận chuyển theo đơn đặt hàng trực tiếp với nhà sản xuất sản phẩm bạn muốn bán. Bạn càng phải thông qua ít người trung gian, lợi nhuận của bạn sẽ càng lớn. Mỗi khoản phí bổ sung do các đối tác trong chuỗi cung ứng của bạn tính đều ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng của bạn, tốt nhất bạn nên làm việc trực tiếp với nhà sản xuất khi có thể.
Dưới đây là một số câu hỏi để hỏi các nhà cung cấp tiềm năng:
Tính phí bao nhiêu? Đánh dấu các con số trước khi chọn một đối tác vận chuyển. Nếu giá bán buôn không đủ để bạn kiếm được lợi nhuận kha khá từ các sản phẩm, hãy tìm nơi khác.
Có một khoản phí xử lý đi kèm? Nếu vậy, hãy đánh giá xem nó có thể ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận của bạn. Một lần nữa, mọi khoản phí và mỗi người trung gian đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của bạn, vì vậy bạn muốn đơn giản hóa quy trình càng nhiều càng tốt.
Sản phẩm được vận chuyển như thế nào? Bạn muốn một đối tác vận chuyển các mặt hàng thông qua một dịch vụ cung cấp số theo dõi (mà họ sẽ gửi cho bạn). Bằng cách đó, nếu khách hàng của bạn hỏi về tình trạng đơn đặt hàng của họ, bạn có thể cung cấp cho họ thông tin chính xác, cập nhật từng phút. Vận chuyển đi kèm với lợi nhuận. Tìm hiểu chính sách đổi trả và bảo hành. Nếu trả lại không được chấp nhận hoặc sản phẩm không được đảm bảo, hãy chỉ đạo rõ ràng.
Quy trình thanh toán là gì? Các đối tác vận chuyển Dropshipping có tính phí thẻ tín dụng của bạn ngay sau khi bạn gửi đơn đặt hàng không? Hay họ gửi hóa đơn hàng tháng cho bạn? Đảm bảo chọn đối tác có quy trình thanh toán phù hợp với dòng tiền của bạn.
Mẹo giúp cho doanh nghiệp thành công khi kinh doanh Dropshipping là gì?
Để kinh doanh Dropshipping thành công, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
Làm cho mua sắm trực tuyến trở thành niềm vui: Từ đặt hàng đến giao hàng, bạn muốn trải nghiệm liền mạch nhất có thể. Điều đó bắt đầu với trải nghiệm thương mại điện tử thân thiện với người dùng. Bạn muốn đầu tư vào việc xây dựng một trang thanh lịch, dễ sử dụng (trên mọi thiết bị) và đơn giản để hiểu.
Đặc biệt về sản phẩm: Mặc dù Dropshipping cho phép bạn bán nhiều loại sản phẩm, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bán tất cả mọi thứ. Thực hiện nghiên cứu thị trường và phân tích xu hướng để xác định những gì bạn nên bán trong cửa hàng của mình. Hãy suy nghĩ kỹ về những gì có thể bán được trên thị trường, những gì dễ vận chuyển và những gì mọi người khó tìm thấy ở địa phương.
Tập trung vào chất lượng: Ngay cả khi bạn đã kiểm tra kỹ lưỡng một nhà cung cấp, bạn vẫn nên cảnh giác về dịch vụ khi đã làm việc cùng nhau. Ví dụ, nếu có một số sự cố về sản phẩm bị hư hỏng, mất gói hàng hoặc giao hàng trễ, hãy cắt đứt quan hệ với nhà cung cấp hoặc có nguy cơ làm mất lòng tin của khách hàng.
Xây dựng một doanh nghiệp đáng tin cậy: Danh tiếng của bạn là tất cả, vì vậy, bạn không chỉ cần tuân thủ những lời hứa của mình với các đối tác Dropshipping đáng tin cậy và một trang web tuyệt vời, bạn cũng nên tăng cường uy tín trực tuyến của mình để đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng. Điều này sẽ đảm bảo thành công lâu dài. Từ việc xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội đến việc tạo các chiến dịch tiếp thị qua email thành công, việc hình thành mối quan hệ bền vững với khách hàng của bạn sẽ giúp đảm bảo sự thành công cho hoạt động kinh doanh Dropshipping của bạn.
Những câu hỏi thường gặp về Dropshipping
Dropshipping có hợp pháp không?
Có, Dropshipping là hợp pháp. Các chủ doanh nghiệp tham gia Dropshipping nên lưu ý đến các nhà cung cấp mà họ hợp tác và đặc biệt chú ý đến nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ. Nhưng bản thân quy trình này là hợp pháp.
Dropshipping có lợi nhuận không?
Dropshipping có thể mang lại lợi nhuận, mặc dù nó phụ thuộc vào một số yếu tố. Khi bạn xem xét chi phí xử lý phí và tỷ lệ phần trăm do những người trung gian khác nhau thực hiện, có thể không đáng để theo đuổi hoạt động vận chuyển theo đơn hàng. Cũng có rất nhiều cạnh tranh trong lĩnh vực Dropshipping. Vì cần quá ít vốn đầu tư để bắt đầu, các doanh nghiệp Dropshipping thường cung cấp sản phẩm với giá rất thấp. Để cạnh tranh, bạn cũng thường phải giảm giá.
Có thể làm Dropshipping trên Amazon không?
Có, mô hình kinh doanh Dropshipping của Amazon là một cách để vận hành một doanh nghiệp thương mại điện tử. Phí Dropshipping dao động từ 10% đến 15%, tùy thuộc vào loại sản phẩm. Lợi nhuận trên Amazon thường ít. Ngoài ra còn có một số quy tắc bạn cần tuân theo, bạn có thể tìm thấy trên trang chính sách Dropshipping của Amazon .
Có thể làm Dropship trên eBay không?
Dropshipping được phép trên eBay . Tuy nhiên, việc niêm yết một sản phẩm trên eBay và sau đó mua sản phẩm đó từ một cửa hàng bán lẻ hoặc thị trường khác có giao hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng là không được phép.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về mô hình kinh doanh Dropshipping là gì. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có được những thông tin thật hữu ích cho mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Trong những năm trở lại đây, trào lưu kiếm tiền từ các hình thức MMO ngày càng trở nên thịnh hành hơn. Vậy thực chất MMO là gì? MMO có lừa đảo không? Kiếm tiến từ MMO như thế nào hiệu quả? Hãy cùng Việt Nét tìm hiểu về MMO và những xu hướng kiếm tiền với MMO qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
MMO là gì?
MMO là viết tắt của cụm từ Make Money Online, có nghĩa là kiếm tiền trên nền tảng online. Vậy MMO là nghề gì? Có thể hiểu, MMO là việc kiếm tiền thông qua những trang web trực tuyến, bạn chỉ cần sử dụng một chiếc máy tính hoặc điện thoại có kết nối Internet là được. Và mục đích cuối cùng của hình thức MMO là kiếm được thu nhập.
MMO là gì?
MMO được ra đời nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của Internet, từ đó tạo ra hệ thống thuận tiện giúp nhiều người có thể tận dụng công cụ này để kiếm tiền dễ dàng. Như vậy là bạn đã hiểu được MMO là gì, MMO là viết tắt của cụm từ gì rồi. Tiếp theo, hãy cùng Việt Nét tìm hiểu chi tiết hơn về cách kiếm tiền online này nhé!
Kiếm tiền với MMO có đáng tin hay không?
MMO là một hình thức tốt để nhiều người kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người vẫn cho rằng MMO là hình thức lừa đảo, không tồn tại.
Bạn cần biết rằng, bất cứ hình thức kiếm tiền nào cũng có thể tiềm ẩn những rủi ro nếu bạn không có đủ kiến thức cũng như sự tỉnh táo để kiểm soát những việc mình đang làm.
Kiếm tiền MMO có đáng tin cậy không?
Trên thực tế, MMO đang là hình thức kiếm tiền online hiệu quả và đang là một trong các xu hướng kiếm tiền được nhiều người quan tâm trong những năm gần đây. Các công ty có thể đem lại cho bạn mức thu nhập hấp dẫn tùy thuộc vào trình độ và khả năng của bạn.
Ưu nhược điểm của việc kiếm tiền từ MMO
Bất kỳ công việc nào cũng đều tồn tại hai mặt. Đương nhiên, kiếm tiền với MMO cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Vậy ưu nhược điểm của việc kiếm tiền online MMO là gì?
Ưu điểm của MMO là gì?
Vốn thấp: So với kinh doanh truyền thống, việc kiếm tiềm MMO vốn thấp hơn, bạn không phải bỏ ra quá nhiều chi phí ban đầu. Do đó, công việc này phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ sinh viên đến người đi làm,…
Không giới hạn địa lý: Làm MMO không giới hạn địa điểm, bạn có thể ngồi ở Việt Nam để kiếm tiền từ bên Mỹ hoặc bất kỳ nước nào khác trên thế giới. Những công việc như giao dịch, kiếm tiền, nhận tiền trong MMO đều thông qua Internet.
Cộng đồng MMO lớn: Tham gia MMO, bạn sẽ không đơn độc. Bởi hiện nay cộng đồng MMO ở Việt Nam đang phát triển rất lớn mạnh trên các diễn đàn và mạng xã hội. Bạn nên tham gia vào các cộng đồng này để trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm làm MMO từ những người đi trước để giúp công việc thuận lợi hơn.
Xu hướng kiếm tiền online đang phát triển: Thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến đang phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, xu hướng người dùng sử dụng các hình thức mua bán online ngày càng nhiều. Đó chính là một trong những lý do bạn nên tham gia vào MMO.
Học tập và rèn luyện tính kiên trì: Để có thể kiếm tiền từ MMO thành công thì điều quan trọng bạn cần có là sự kiên trì, không ngại khó khăn, không ngại khổ, luôn cố gắng trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng. Do đó, khi tham gia MMO để kiếm tiền, bạn sẽ được rèn luyện tính kiên trì cho bản thân, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của hình thức kiếm tiền từ MMO chính là bạn sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng lừa đảo nếu như không tìm hiểu các thông tin kỹ càng. Vì vậy, khi xác định tham gia kiếm tiền với MMO bạn cần phải tìm hiểu và tra cứu thông tin thật kỹ trước khi làm, tránh bị lừa tiền.
Những kiến thức cần chuẩn bị khi tham gia MMO là gì?
Dù kiếm tiền bằng bất cứ hình thức nào thì bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để hỗ trợ tốt cho công việc và tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Để tham gia MMO, bạn cần chuẩn bị những kiến thức sau đây:
Kinh doanh online
Kinh doanh online là một mảng rất quan trọng trong MMO. Để bán được hàng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội hay website, bạn cần phải có kiến thức cơ bản về cách thức mua bán, xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng, phân tích đối thủ, xây dựng chiến lược, tạo dựng thương hiệu,…
Tham gia MMO với hình thức kinh doanh online
Chính vì vậy, bạn cần cập nhật thường xuyên các kiến thức và xu hướng kinh doanh online để có thể phát huy tối đa hiệu quả từ việc kiếm tiền MMO.
Quảng cáo online
Quảng cáo online là công cụ hiệu quả giúp các sản phẩm và dịch vụ của MMO tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng, từ đó thúc đẩy các chiến dịch MMO đi đến thành công.
Chạy quảng cáo online
Các nền tảng quảng cáo online phổ biến hiện nay đó là: Facebook Ads, Google Ads, Tiktok, Zalo,… Mỗi nền tảng quảng cáo sẽ có những ưu điểm riêng, lựa chọn đúng nền tảng phù hợp sẽ giúp các chiến dịch quảng cáo của bạn đạt hiệu quả cao nhất.
>> Xem thêm: Google Ads là gì? Các khái niệm cần biết trong Google Ads
Thanh toán ngân hàng
Kiến thức về thanh toán ngân hàng cũng rất cần thiết đối với dân làm MMO. Bạn cần tìm hiểu các thông tin về giao dịch ngân hàng, chuyển tiền, rút tiền và cách sử dụng các ứng dụng ví điện tử phổ thông. Bởi vì các giao dịch thanh toán của bạn sẽ được thực hiện qua Internet, không sử dụng tiền mặt.
Kiến thức về thanh toán ngân hàng
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về chính sách của các ngân hàng, cách sử dụng tài khoản ngân hàng trước khi tham gia kiếm tiền từ MMO để tránh xảy ra các trường hợp tranh chấp về sau. Và cụ thể hơn bạn cần có kiến thức về trực tuyến và quốc tế phổ biến như: Paypal, Payoneer,…
Các hình thức MMO kiếm tiền online hiệu quả
Sau khi đã nắm được khái niệm về MMO là gì, các kiến thức cần chuẩn bị khi tham gia MMO thì hãy cùng xem những hình thức MMO nào bạn nên tham gia ngay dưới đây nhé!
Đặt quảng cáo từ các network
Nếu website của bạn có lượng truy cập lớn mỗi ngày, hình thức đặt quảng cáo network sẽ giúp bạn có nguồn thu nhập mỗi tháng. Ví dụ cho loại hình MMO này là Google Adsense, MGID, Admob,… hoặc những người có nhu cầu đặt quảng cáo trên website của bạn.
Đặt quảng cáo trên website của bạn
Tuy nhiên nếu muốn duy trì lượng truy cập trên website ổn định, bạn cần đầu tư cho phần nội dung và thực hiện SEO website. Như vậy mới đảm bảo website của bạn duy trì thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
>> Xem thêm: SEO là gì? Kiến thức SEO cơ bản dành cho người mới
Kinh doanh online trên website
Bạn có thể tận dụng website như một cửa hàng online để bán sản phẩm của mình ngay trên đó. Sau khi đã có một website bán hàng hoàn thiện, bạn cần tập trung đầu tư phần nội dung liên quan đến sản phẩm, SEO website để đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Bán hàng trên website
Để bán hàng online hiệu quả, tăng tỷ lệ chuyển đổi, bạn cũng cần cải thiện chất lượng website, xây dựng thêm các chiến dịch quảng bá, khuyến mãi, hậu mãi đánh tâm lý của khách hàng.
Affiliate Marketing
Đây là hình thức kiếm tiền MMO uy tín và bền vững nhất hiện nay. Với hình thức kiếm tiền online này, bạn có thể tham gia chương trình Affiliate (tiếp thị liên kết) của những công ty uy tín như Việt Nét.
Kiếm tiền MMO với hình thức Affilate Marketing
Sau khi đăng ký xong, bạn có thể quảng bá, giới thiệu các dịch vụ của công ty thông qua các kênh như: Mạng xã hội, website, email, chatbot,… để kiếm thêm thu nhập hàng tháng.
Bạn sẽ được cung cấp link Affiliate riêng của bạn. Khi người mua click vào đường link của bạn và mua sản phẩm/dịch vụ thành công, bạn sẽ nhận được hoa hồng. Mỗi đơn vị, mỗi ngành khác nhau sẽ có mức hoa hồng khác nhau. Trong đó, với ngành CNTT, mức hoa hồng đang ở mức rất hấp dẫn. Tại Việt Nét, khi đăng ký chương trình Affiliate, bạn sẽ được nhận hoa hồng lên đến 17% trên mỗi đơn hàng.
Bán hàng trên mạng xã hội
Đây là hình thức kiếm tiền rất phổ biến hiện nay. Kinh doanh online trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook sẽ không yêu về kỹ thuật lập trình, xây dựng website nên ai cũng có thể dễ dàng làm được. Nếu muốn kinh doanh trên Facebook, bạn có thể triển khai theo 2 cách:
Bán hàng trên mạng xã hội
Bán hàng bằng Facebook cá nhân: Bạn có thể bán hàng ngay trên trang Facebook cá nhân của mình mà không mất phí. Muốn bán được hàng, bạn phải tận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân và xây dựng thương hiệu cá nhân trở nên uy tín.
Bán hàng trên fanpage: Bạn sẽ giới thiệu và bán sản phẩm trên các fanpage riêng. Fanpage cho phép bạn tiếp cận được với nhiều người hơn và có các công cụ để đo lường tương tác.
Môi trường kinh doanh trên Facebook cạnh tranh rất quyết liệt. Do đó, muốn thành công khi kinh doanh trên các trang mạng Facebook đòi hỏi bạn phải biết bắt kịp thời xu hướng khách hàng, tận dụng hiệu quả các hình thức quảng cáo.
Drop Shipping
Drop Shipping là một trong các cách àm MMO, đây là hình thức kinh doanh mà bạn là nhà bán lẻ nhưng lại không có hàng hóa trong kho. Khi khách mua hàng, bạn sẽ chuyển đơn hàng qua nhà cung cấp và yêu cầu họ vận chuyển hàng đến khách hàng.
Ưu điểm của hình thức kinh doanh này là bạn không phải lo về vấn đề vận chuyển hay tồn kho. Chỉ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm, theo dõi đơn hàng và chăm sóc khách hàng. Lợi nhuận mà bạn nhận được chính là chênh lệch giá giữa nhà cung cấp và giá bạn bán cho khách hàng.
Ví dụ: Nhà sản xuất bán 1 cái áo thun giá 50$, nhưng bạn bán với khách hàng của bạn với giá 100$ và khách hàng đồng ý. Bạn chỉ cần tạo đơn và gửi đến nhà sản xuất, sau đó nhà sản xuất sẽ gửi áo thun trực tiếp đến tay khách hàng của bạn. Số tiền cái áo thun chênh lệch 50$ kia là số tiền bạn nhận được cho đơn hàng này.
Kiếm tiền bằng Youtube
Kiếm tiền từ Youtube chưa bao giờ hết hot, người người nhà nhà đều đổ xô nhau làm Youtube. Sở hữu một kênh Youtube với nhiều người đăng ký và lượng xem ổn định sẽ giúp bạn thu về rất nhiều lợi nhuận mỗi tháng.
Kiếm tiền với Youtube
Muốn thành công ở mảng Youtube bạn cần phải biết sáng tạo nội dung cho video, thường xuyên cập nhật những chính sách mới của Youtube. Đây cũng là một cách để bạn có thể thỏa sức sáng tạo và tạo thêm thu nhập cho mình.
Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam
Những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiện nay được xem là nguồn thu nhập ổn định nhất đối với các cá nhân, shop và thương hiệu.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử
Kinh doanh trên những sàn thương mại điện tử, bạn sẽ không cần tự xây dựng trang web và các khâu như quảng bá, tiếp thị sản phẩm đều do bên các sàn thương mại điện tử thực hiện. Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử còn hỗ trợ người bán cả khâu vận chuyển hàng, từ đó hạn chế những rủi ro khi giao nhận hàng.
Khi bán được một sản phẩm trên này, bạn phải trích ra một khoản hoa hồng nhỏ trên mỗi đơn hàn cho sàn thương mại điện tử. Tiền hoa hồng thu từ người bán hàng chính là nguồn thu lớn nhất của các sàn thương mại điện tử.
Bán hàng trên Amazon
Amazon là một trong những trang thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu với 3 tỷ lượt truy cập mỗi tháng. Do đó, bán hàng trên Amazon hiện đang là một hình thức kiếm tiền với MMO phổ biến, được rất nhiều người tham gia.
Bán hàng trên Amazon
Những ưu điểm khi bán hàng trên Amazon:
Lượng truy cập cực khủng từ nhiều nước trên khắp thế giới.
Khách mua hàng trên Amazon luôn có xu hướng đặt hàng số lượng lớn.
Tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng trên Amazon cao hơn nhiều so với kênh phân phối khác.
Uy tín của Amazon đã được khẳng định trên toàn cầu.
Amazon sẽ hỗ trợ bạn tất cả các khâu như quảng bá tiếp thị, giao hàng, giải quyết vấn đề khiếu nại của khách hàng,…
Kiếm tiền với T-shirt Business
Bán áo thun cũng là một trong những hình thức MMO thu hút nhiều người tham gia và có thể giúp bạn nhận được mức thù lao khủng trong thời gian ngắn.
Kiếm tiền với hình thức Drop Shipping áo thun
Với hình thức này, bạn có thể nhận từ 200.000 VNĐ – 500.000 VNĐ trên mỗi chiếc áo. Người tham gia mô hình T-shirt Business không cần sản xuất, vận chuyển hay hỗ trợ khách hàng mà chỉ cần tiếp thị trên các nền tảng trực tuyến mà thôi. Những nền tảng bán áo thun nổi tiếng có thể kể đến là: Shopify, Teechip, ViralStyle,…
Các hình thức MMO kiếm tiền online bạn không nên tham gia
Bên cạnh việc nắm rõ các hình thức MMO ở trên, bạn cũng cần biết những hình thức MMO không nên tham gia để tránh gặp phải những vấn đề không đáng có.
Click vào quảng cáo
Nhiều website tìm người để click quảng cáo và trả một mức phí cho hành động đó. Với những nơi uy tín, bạn sẽ được trả tiền khi click đúng lượt quảng cáo theo yêu cầu. Tuy nhiên số tiền này rất ít.
Nếu muốn kiếm nhiều tiền, bạn phải thuê thêm người click hộ. Thế nhưng với số tiền thấp thì rất ít người nhận thuê lại. Chưa kể bạn có thể gặp phải các webstie lừa đảo, không thanh toán tiền cho bạn dù đã hoàn thành công việc.
Tóm lại, hình thức kiếm tiền này không có tính bền vững. Số tiền kiếm được không đáng với thời gian và công sức mà bạn bỏ ra.
Upload tài liệu
Đây là hình thức chia sẻ tài liệu lên các mạng lưới network và khi có người tải tài liệu thì bạn sẽ nhận được tiền. Hiện nay, hình thức này đã không còn kiếm tiền dễ dàng nữa vì các vấn đề về bản quyền của tài liệu.
Nếu upload tài liệu đã đăng ký bản quyền mà chưa được cấp phép, bạn có thể bị report và tài liệu bị gỡ xuống thì bạn sẽ không kiếm được xu nào.
Đọc email quảng cáo
Hình thức này tương tự như việc bạn làm các bản khảo sát của công ty để nhận lại thù lao. Hàng ngày, bạn phải đăng ký và mở email thường xuyên để đọc các bản tin quảng cáo, thực hiện theo đúng yêu cầu và nhận tiền.
Hình thức MMO mang lại thu nhập rất ít và cũng khiến bạn mất nhiều thời gian công sức. Rủi ro gặp phải các công ty lừa đảo cũng rất cao.
Lý do người tham gia MMO bị thất bại là gì?
Cùng tham gia kiếm tiền online từ các hình thức MMO nhưng có người thành công, người thì thất bại. Nguyên nhân do đâu? Dưới đây là những lý do khiến người làm MMO dễ bị thất bại:
Không đủ kiến thức
Nhiều người mới tìm hiểu về MMO nghĩ rằng đây là hình thức kiếm tiền rất dễ, chỉ cần ngồi bấm điện thoại hay máy tính là có tiền. Tuy nhiên, tham gia MMO mà không trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản rất dễ dẫn đến thất bại.
Các kiến thức liên quan đến kinh doanh online, quảng cáo online, tài chính ngân hàng, kỹ năng sử dụng các công cụ đo lường thống kê rất quan trọng khi tham gia MMO, chúng hỗ trợ chiến dịch MMO của bạn đi đúng hướng.
Lựa chọn sai hình thức MMO
Có rất nhiều hình thức kiếm tiền online MMO. Tuy nhiên, không phải hình thức nào cũng đem lại hiệu quả. Khi lựa chọn sai hình thức MMO dễ khiến bạn gặp phải tình trạng làm hoài nhưng không có tiền, dễ chán nản.
Đặc biệt là nhiều người làm theo phong trào, thấy người khác làm loại hình MMO nào thì mình cũng làm theo. Điều này đã khiến không ít dân MMO thất bại.
Thiếu kiên trì
Làm MMO cần phải kiên trì, nếu không sẽ rất dễ bỏ cuộc, khó chạm đến thành công. Chính vì vậy, một khi đã quyết định tham gia MMO, bạn hãy kiên trì theo đuổi. Học MMO và làm MMO là cả một quá trình, muốn thành công cần phải có thời gian.
Làm sao để nhận tiền từ MMO?
Thanh toán và nhận tiền như thế nào cũng là một trong những vấn đề mà người làm MMO cần phải nắm vững. Dưới đây là một số hình thức nhận tiền MMO phổ biến:
Nhận tiền bằng thanh toán quốc tế
Thẻ nội địa hoặc Visa: Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất để nhận tiền từ MMO. Tài khoản ngân hàng Việt Nam được sử dụng để bạn giữ tiền, giao dịch trong nước và nếu bạn kiếm tiền online với hình thức Affiliate ở thị trường Việt Nam thì thông thường bạn sẽ nhận tiền qua tài khoản ngân hàng Việt Nam.
Payoneer (PO): Đây là tài khoản dùng để nhận các thanh toán từ quốc tế. Hầu hết các Network Affiliate hay hình thức bán áo thun đều có lựa chọn thanh toán qua Payoneer.
Paypal: Đây là công cụ thanh toán phổ biến nhất trên thế giới và đây cũng là ví điện tử được hầu hết các shop online trên thế giới sử dụng.
VPS GPU Việt Nét – Lựa chọn hàng đầu dành cho dân làm MMO
Thông thường, khi làm MMO sẽ cần không gian để triển khai nhiều công cụ (Tools) cũng như hệ thống Website để phục vụ cho việc kiếm tiền online. Việc thuê VPS khi làm MMO vừa giúp bạn đáp ứng được nhu cầu trên, vừa giúp tối ưu chi phí.
VPS GPU của Việt Nétlà sản phẩm được thiết kế để phục vụ cho dân làm MMO. Lựa chọn VPS GPU Việt Nét sẽ giúp bạn làm giảm thời gian hoặc có thể sử dụng để treo cắm tool cày tiền cực kỳ hiệu quả, giúp cho việc kiếm tiền online của dân MMO dễ dàng hơn bao giờ hết.
Lời kết
Với những thông tin chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn đã hiểu được MMO là gì? Và các hình thức kiếm tiền hiệu quả của MMO rồi đúng không? Bất kì ai cũng có thể làm MMO và kiếm tiền từ nó. Hãy chọn một hình thức MMO phù hợp và bắt tay vào làm ngay hôm nay. Chúc các bạn thành công!
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
VPS có GPU là dịch vụ VPS được trang bị thêm khả năng xử lý mạnh mẽ, vượt trội của GPU. Sự kết hợp đó đã tạo nên một sản phẩm máy chủ ảo với hiệu suất cao có thể dễ dàng xử lý song song nhiều tác vụ. Đồng thời, VPS có GPU chính là sự lựa chọn phù hợp cho các hoạt động, công việc liên quan đến treo game, đồ họa nặng – những tác vụ mà CPU bình thường khó có thể đáp ứng tốt được.
Nói qua về GPU, GPU là viết tắt của Graphic Processing Unit – Bộ xử lý đồ họa – và nó là một phần của máy tính giúp chơi game hiện đại, Deep Learning hay nhiều ứng dụng thực tế khác. Nói cách khác, nếu không có GPU, những điều vừa đề cập đến sẽ khó và gần như không thể thực hiện được.
VPS có GPU là gì?
So với CPU (Central Processing Unit) – Bộ xử lý trung tâm, GPU chia nhiệm vụ chính được giao thành nhiều tác vụ nhỏ hơn. Hơn nữa, GPU xử lý hiệu quả hơn và qua đó có thể giúp bạn giảm thời gian dành cho một nhiệm vụ.
Tuy nhiên, VPS có GPU không phải là sản phẩm thông dụng như các loại VPS thông thường. Lý do thứ nhất là vì đối tượng người dùng, đặc tính công việc. Và thứ hai là vì vấn đề chi phí, sẽ cao hơn so với các loại VPS khác.
Chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về khái niệm VPS có GPU là gì, tiếp theo hãy cùng Việt Nét tiến hành so sánh về sự khác nhau giữa GPU và CPU để hiểu thêm về tính năng của VPS này nhé!
Sự khác biệt giữa VPS có CPU và VPS có GPU là gì?
Tất cả chúng ta đều biết rằng CPU là Bộ xử lý trung tâm, được thiết kế cho mục đích điện toán chung, có thể xử lý bất cứ thứ gì. Do đó, để chạy một loạt các ứng dụng linh hoạt, chẳng hạn như máy chủ email, web client hoặc ứng dụng xử lý văn bản, CPU rất lý tưởng.
Nhưng sự khác biệt chủ yếu nằm ở mục đích sử dụng của CPU với GPU. CPU chủ yếu được thiết kế để thực hiện tính toán chung như Việt Nét đã đề cập, còn GPU chỉ được thiết kế cho mục đích kết xuất đồ họa và video.
Sự khác biệt giữa VPS có CPU và VPS có GPU là gì?
Sử dụng GPU có thể giảm tải các tác vụ cụ thể cho CPU. Nó tương tự như cách trò chơi hoạt động trên PC: quá trình xử lý kết xuất đồ họa được chuyển cho GPU, trong khi CPU xử lý các khía cạnh khác của trò chơi.
Chìa khóa thành công của GPU là cách nó xử lý tính toán song song. Nhờ có hàng nghìn lõi, các tác vụ quan trọng hơn có thể được chia nhỏ thành các phép tính nhỏ hơn được thực hiện song song. Kết quả là GPU có thể hoàn thành một số tác vụ nhanh hơn nhiều lần so với CPU.
Có nhiều câu hỏi đặt ra là có nên thay thế CPU bằng GPu luôn hay không. Tuy nhiên, CPU và GPU mỗi loại được thiết kế riêng để sử dụng cho các mục đích khác nhau: CPU được tạo ra để xử lý các hoạt động có mục đích chung trong khi GPU chỉ để kết xuất đồ họa. Đây chính là lý do không thể thay thế chúng cho nhau.
Sự khác biệt giữa CPU với GPU cũng chính là sự khác biệt giữa VPS được gắn chúng. Vì vậy, còn tùy vào mục đích và lý do sử dụng để quyết định xem bạn có phải là đối tượng mục tiêu của VPS có GPU hay không. Như vậy, đến đây chắc bạn đã hiểu được sự khác biệt giữa VPS có CPU và VPS có GPU là gì? Cùng Việt Nét tìm hiểu kỹ hơn ở phần tiếp theo nhé!
Có nên sử dụng VPS có GPU không?
Để trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy cùng Việt Nét tìm hiểu xem đâu là đối tượng cần thiết phải sử dụng VPS GPU nhé!
VPS có GPU chủ yếu được yêu cầu để chơi và treo các trò chơi đồ họa cao như Asphalt 8: Airborne, Modern Combat 5, Player Unknown’s Battlegrounds (PUBG), Need for Speed - Most Wanted, Rise of Kingdoms,…
VPS có GPU dành cho các trò chơi đồ họa cao
VPS GPU cũng là lựa chọn phù hợp cho những người không phải là game thủ, chẳng hạn như thiết kế photoshop, nghệ thuật 3D, chỉnh sửa video cường độ cao.
Ngoài ra, VPS có GPU còn có ích trong giới MMO. Vì khả năng xử lý hàng triệu phép tính toán cùng lúc giúp cho người dùng MMO có thể thoải mái chạy tool (tool Shopee, Facebook, Ebay,…), nuôi tài khoản,…
Một trong những công dụng quan trọng nhất của GPU là kết nối nhiều màn hình cùng một lúc. Trong thế giới đa phương tiện ngày nay, người chỉnh sửa video hoặc game thủ hoặc YouTube creator cần sử dụng nhiều màn hình, VPS GPU có thể cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt hơn khi làm việc trên không gian mạng.
Một khía cạnh khác, nếu bạn chỉ có một laptop, máy tính thông thường, không thể xử lý đồ họa mà để build một dàn PC đồ họa thì quá cồng kềnh, chi phí lại cao. Chắc chắn trong trường hợp này VPS có GPU sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.
Lợi ích của VPS có GPU là gì?
Một số lợi ích của việc sử dụng VPS có GPU như:
Tiết kiệm CPU
Việc chạy các tác vụ đòi hỏi nhiều tính toán trên một CPU có thể trì hoãn toàn bộ hệ thống. Chuyển một số công việc này sang GPU là một cách tuyệt vời để giải phóng tài nguyên và duy trì hiệu suất nhất quán.
Điều thú vị là bạn chỉ có thể gửi những khối lượng công việc khó khăn nhất đến GPU của mình trong khi CPU xử lý các quy trình tuần tự chính. Các chiến lược GPGPU như vậy rất quan trọng để cung cấp các dịch vụ tốt hơn phục vụ cho người dùng cuối, những người trải nghiệm hiệu suất nhanh hơn.
Phát triển Big Data trong môi trường song song
Nhiều nhiệm vụ Big Data tạo ra giá trị kinh doanh liên quan đến việc thực hiện lặp đi lặp lại các hoạt động giống nhau. Sự phong phú của các lõi có sẵn trong dịch vụ VPS GPU cho phép bạn tiến hành loại công việc này bằng cách tách nó ra giữa các bộ xử lý để xử lý thông qua các tập dữ liệu khổng lồ với tốc độ nhanh hơn.
Cải thiện mức tiêu thụ điện năng
Các hệ thống được trang bị GPU sử dụng ít năng lượng hơn để hoàn thành các tác vụ tương tự. Từ đó sẽ đặt ra yêu cầu thấp hơn đối với các nguồn cung cấp năng lượng cho chúng. Trong các trường hợp sử dụng cụ thể, GPU có thể cung cấp khả năng xử lý dữ liệu giống như 400 máy chủ chỉ có CPU.
Những lưu ý khi thuê VPS có GPU là gì?
Bên trên, Việt Nét có đề cập đến việc đối tượng người dùng của VPS có GPU sẽ không phong phú như các loại VPS thông thường. Chính vì vậy, nếu quyết định sử dụng, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Lưu ý về dạng card màn hình
Khi lựa chọn nhà cung cấp VPS có GPU, hãy lưu ý tìm hiểu kỹ về dạng GPU được tích hợp. Vì điều này phần nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu năng của gói dịch vụ bạn chọn.
Có 2 dạng GPU căn bản: GPU tích hợp được tích hợp và chia sẻ bộ nhớ với CPU; GPU rời có thẻ và bộ nhớ riêng.
GPU rời: là một đơn vị xử lý độc lập có thẻ và bộ nhớ chuyên dụng. Bạn chỉ cần lắp thẻ vào một khe cắm mở rộng trên bo mạch chủ gần CPU và bạn có thể dễ dàng thay thế hoặc nâng cấp thẻ. Nó được thiết kế để xử lý đồ họa phức tạp hơn và cung cấp hiệu suất cao hơn so với GPU tích hợp. Vì vậy, đối với các ứng dụng sử dụng nhiều tài nguyên hơn với nhu cầu hiệu suất lớn, GPU rời sẽ phù hợp hơn với công việc. Tuy nhiên, các GPU này bổ sung sức mạnh xử lý với chi phí tiêu thụ năng lượng bổ sung và tạo nhiệt. GPU rời thường yêu cầu làm mát chuyên dụng để có hiệu suất tối đa.
GPU tích hợp: GPU tích hợp được xây dựng và chia sẻ bộ nhớ với chính CPU. Việc tích hợp với CPU cho phép GPU mang lại lợi ích về không gian, chi phí và hiệu quả năng lượng.
Lưu ý về loại card màn hình
Loại card màn hình khác nhau có thể dẫn đến sự khác nhau về hiệu năng và chi phí thuê. Loại card càng cao, hiệu năng càng lớn và ngược lại. Vì vậy, hãy tìm hiểu về nhu cầu sử dụng của bản thân thật kỹ trước khi tiến hành đưa ra quyết định nhé!
Lưu ý về ổ cứng: cân nhắc sử dụng SSD
Cũng như các loại VPS khác, ổ cứng SSD mang lại hiệu suất xử lý cao hơn HDD. Góp phần giúp cho VPS có GPU của bạn trở nên mạnh mẽ và có thể giải quyết tốt, trơn tru các công việc cần thiết.
Thuê VPS có GPU ở đâu tốt nhất?
Nếu như bạn đang quan tâm đến dòng sản phẩm VPS có GPU, thì việc tìm kiếm nhà cung cấp uy tín, phù hợp là rất quan trọng. Hơn hết, đây là sản phẩm khá “kén” người dùng, vì thế số lượng nhà cung cấp dịch vụ cũng không quá phổ biến và dễ tìm. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì Việt Nét chính là một trong số những đơn vị phân phối chất lượng và đáng tin cậy.
Việt Nét đã thành công và gây được tiếng vang trong ngành khi nói đến các dịch vụ VPS thông thường. Và khi nói đến VPS có GPU, Việt Nét cũng không làm người dùng phải thất vọng.
Lời kết
Bài viết trên Việt Nét đã tiến hành cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ VPS có GPU là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến dịch vụ, đừng ngần ngại comment bên dưới hoặc liên hệ với Việt Nét qua các cổng hotline, ticket,… để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
GPU (Graphics Professing Unit) là một thành phần quan trọng quyết định đến sức mạnh của đồ họa. Đây là một vi mạch chuyên dụng được thiết kế dùng để giải quyết những vấn đề liên quan tới khả năng hiển thị của máy tính. Mặc dù chúng được biết đến nhiều với khả năng chơi game, nhưng GPU đang trở nên phổ biến hơn để sử dụng trong sáng tạo sản phẩm và trí tuệ nhân tạo (Al).
GPU là gì
GPU có các tính năng vượt bậc so với các trình điều khiển đồ họa cơ bản và được sử dụng trong các hệ thống nhúng, máy tính cá nhân, máy tính doanh nghiệp, máy chơi game,…
GPU được dùng để làm gì?
Trước đây, GPU được gọi là Graphics Processor Unit, chúng đảm nhiệm các tác vụ, xuất video và hoạt động độc lập với CPU. Đến năm 2002, sau khi phát hành Radeon 9700, ATI Technologies đã đưa ra một thuật ngữ khác là bộ phận xử lý hình ảnh (VPU – Visual Processing Unit).
Chức năng của GPU
Ban đầu, GPU được thiết kế để tăng tốc tốc độ render cho đồ họa 3D. Theo thời gian, GPU trở nên linh hoạt hơn và có thể lập trình được, nâng cao khả năng của chúng. Điều này cho phép các nhà lập trình đồ họa tạo ra các hiệu ứng hình ảnh thú vị hơn, các cảnh chân thực hơn với các kỹ thuật chiếu sáng và đổ bóng tiên tiến. Các nhà phát triển khác cũng bắt đầu khai thác khả năng của GPU để tăng tốc đáng kể khối lượng công việc bổ sung trong tính toán hiệu suất cao (HPC), học chuyên sâu và hơn thế nữa.
Sự khác nhau giữa GPU và Card đồ họa (VGA)
Mặc dù các thuật ngữ GPU và Card đồ họa (hoặc Card màn hình) thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt nhỏ giữa hai thuật ngữ này. Giống như bo mạch chủ chứa CPU, Card đồ họa đề cập đến một bo mạch bổ trợ kết hợp CPU. Bo mạch này cũng bao gồm một loạt các thành phần cần thiết để cho phép GPU hoạt động và kết hợp với phần còn lại của hệ thống.
Phân loại GPU hiện nay
Hiện nay GPU có hai loại là GPU tích hợp và GPU rời. GPU tích hợp không đi kèm với card riêng của, thay vào đó được nhúng cùng với CPU. GPU rời là một con chip riêng biệt được gắn trên bảng mạch của riêng nó và thường được gắn vào khe cắm PCI Express.
GPU tích hợp
Phần lớn CPU trên thị trường là đồ họa tích hợp. Vậy đồ họa tích hợp là gì và nó hoạt động như thế nào trong máy tính? CPU đi kèm với một GPU tích hợp đầy đủ trên bo mạch chủ của nó cho phép các hệ thống mỏng hơn và nhẹ hơn, giảm tiêu thụ năng lượng và giảm chi phí hệ thống.
GPU tích hợp sử dụng sức mạnh của CPU và RAM để xử lý các vấn đề liên quan tới hình ảnh, tốc độ phân giải và những phần mềm có liên quan trực tiếp tới đồ hoạ của máy tính. Với GPU tích hợp, người dùng có thể trải nghiệm đồ họa sống động trong các hệ thống chạy mượt hơn và mang lại thời lượng pin dài hơn.
GPU tích hợp
GPU rời
Nhiều máy tính có thể chạy tốt với GPU tích hợp. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng sử dụng nhiều tài nguyên hơn với nhu cầu hiệu suất lớn, GPU rời (đôi khi được gọi là card đồ họa chuyên dụng) sẽ phù hợp hơn với công việc.
Các GPU này bổ sung khả năng xử lý với chi phí tiêu thụ năng lượng bổ sung và tạo nhiệt. GPU rời thường yêu cầu làm mát chuyên dụng để đạt hiệu quả tối đa.
“GPU ngày nay có khả năng lập trình tốt hơn bao giờ hết, cho phép một loạt ứng dụng vượt ra ngoài khả năng render đồ họa truyền thống.”
GPU rời
GPU được sử dụng để làm gì?
Hai thập kỷ trước, GPU chủ yếu được sử dụng để tăng tốc độ xử lý cho các ứng dụng đồ họa 3D, chẳng hạn như game. Tuy nhiên, khi bắt đầu thế kỷ 21, các nhà khoa học máy tính nhận ra rằng GPU có tiềm năng giải quyết một số vấn đề tính toán khó nhất trên thế giới.
Bây giờ, công nghệ đồ họa được áp dụng rộng rãi hơn cho một loạt các vấn đề. GPU ngày nay có thể lập trình tốt hơn bao giờ hết, mang lại cho chúng sự linh hoạt để tăng tốc một loạt các ứng dụng vượt xa khả năng render đồ họa truyền thống.
GPU dùng cho Game
Trò chơi điện tử ngày càng chuyên sâu hơn về mặt tính toán, với đồ họa siêu thực và thế giới trong trò chơi rộng lớn, phức tạp. Với các công nghệ hiển thị tiên tiến, chẳng hạn như màn hình 4K và tốc độ làm mới cao, cùng với sự gia tăng của trò chơi thực tế ảo, nhu cầu xử lý đồ họa ngày càng tăng nhanh. GPU có khả năng hiển thị đồ họa ở cả 2D và 3D. Với hiệu suất đồ họa tốt hơn, bạn có thể chơi trò chơi ở độ phân giải cao hơn, tốc độ khung hình nhanh hơn hoặc cả hai.
GPU dùng để chỉnh sửa video và sáng tạo nội dung
Trong nhiều năm, các nhà biên tập video, nhà thiết kế đồ họa và các chuyên gia sáng tạo khác đã phải vật lộn với thời gian render dài khiến tài nguyên máy tính bị hạn chế và dòng chảy sáng tạo bị cản trở. Giờ đây, hoạt động song song được cung cấp bởi GPU giúp hiển thị video và đồ họa ở các định dạng có độ phân giải cao hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn.
GPU dùng cho học tập
Một số ứng dụng thú vị nhất cho công nghệ GPU liên quan đến AI và máy để học tập. Bởi vì GPU kết hợp khả năng tính toán phi thường, chúng có thể mang lại khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc trong khối lượng công việc tận dụng tính chất song song cao của GPU, chẳng hạn như nhận dạng hình ảnh. Nhiều công nghệ học chuyên sâu ngày nay dựa vào GPU hoạt động cùng với CPU.
Sự khác biệt giữa CPU và GPU
GPU phát triển như một sự bổ sung cho CPU (Central Processing Unit). Trong khi CPU tiếp tục tăng hiệu suất thông qua các cải tiến về kiến trúc, tốc độ xung nhịp nhanh hơn và bổ sung lõi, thì GPU được thiết kế đặc biệt để tăng tốc khối lượng công việc đồ họa máy tính. Khi biết vai trò của GPU và CPU, có thể sẽ hữu ích để bạn có thể tận dụng tối đa cả hai khi mua hệ thống.
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
CPU được biết đến như bộ não của mọi hệ thống. CPU bao gồm đơn vị logic số học (ALU) quen thuộc nhanh chóng để lưu trữ thông tin và thực hiện các phép tính và Đơn vị điều khiển (CU) để thực hiện trình tự lệnh cũng như phân nhánh. CPU tương tác với nhiều thành phần máy tính hơn như bộ nhớ, đầu vào và đầu ra để thực hiện lệnh.
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Bộ xử lý hình ảnh (GPU)
GPU được sử dụng để cung cấp hình ảnh trong các trò chơi máy tính. GPU nhanh hơn tốc độ của CPU và nó nhấn mạnh vào throughput cao. Nó thường được kết hợp với thiết bị điện tử để chia sẻ RAM với thiết bị điện tử, điều đó rất tốt cho nhiệm vụ tính toán quan trọng nhất. Nó chứa nhiều đơn vị ALU hơn CPU.
Bộ xử lý hình ảnh (GPU)
Sự khác biệt cơ bản giữa GPU và CPU là CPU nhấn mạnh vào latency thấp. Trong khi đó, GPU nhấn mạnh vào throughtput cao.
Hãy xem sự khác biệt giữa CPU và GPU:
CPU
GPU
CPU là viết tắt của Central Processing Unit (bộ xử lý trung tâm)
GPU là Graphics Processing Unit (bộ xử lý đồ họa)
Tiêu tốn hoặc cần nhiều bộ nhớ hơn GPU
Tiêu tốn hoặc cần ít bộ nhớ hơn CPU
Tốc độ của CPU chậm hơn GPU
Tốc độ của GPU nhanh hơn CPU
Chứa các lõi mạnh nhất
Chứa các lõi yếu hơn
Thích hợp để xử lý lệnh nối tiếp
Không thích hợp để xử lý lệnh nối tiếp
Không thích hợp xử lý lệnh song song
Thích hợp xử lý lệnh song song
Nhấn mạnh latency thấp
Nhấn mạnh throughput cao
Bảng so sánh GPU và CPU
Cách xem GPU trên máy tính
Nếu không có GPU đủ mạnh, bạn không thể chơi các game PC mới hoặc phải chơi chúng với các cài đặt đồ họa thấp hơn. Hơn thế nữa, việc tìm kiếm thông tin GPU cũng rất quan trọng để cài đặt driver phù hợp và những phần mềm khác khi cần thiết.
Với Windows 10, bạn có thể kiểm tra thông tin GPU ngay trên Task Manager bằng cách nhấp chuột phải vào thanh tác vụ, chọn Task Manager hoặc nhấn Ctrl + Shift + Esc.
Task Manager
Trên Windows 11, bạn cũng có thể nhấn Ctrl + Shift + Esc hoặc nhấp chuột phải vào nút Start và chọn Task Manager.
Từ đó, chọn tab Performance ở trên đầu cửa sổ (nếu không thấy tab này, hãy nhấn More Detail). Chọn GPU 0 ở thanh bên. Bạn sẽ thấy tên nhà sản xuất GPU và tên model được hiển thị ở góc trên cùng bên phải của cửa sổ.
Bạn cũng sẽ thấy các thông tin khác như dung lượng bộ nhớ chuyện dụng của GPU và mức sử dụng GPU theo từng ứng dụng trên cửa sổ này.
GPU 0
Trên các phiên bản Windows cũ hơn, như Windows 7 bạn có tìm thấy thông tin trong DirectX Diagnostic Tool bằng cách nhấn Windows + R > Nhập dxdiag vào hộp thoại Run > Nhấn Enter
Hộp thoại Run
Click vào tab Display và nhìn vào trường Name trong phần Device. Các thông tin như dung lượng bộ nhớ video (VRAM) được tích hợp trong GPU cũng được hiển thị tại đây.
Cách chọn GPU tốt cho máy tính
Hơn bất kỳ bộ phận nào của máy tính, GPU chịu trách nhiệm về chất lượng đồ họa, hoặc các hình ảnh xuất hiện trên màn hình máy tính. Để tìm được GPU chất lượng phù hợp với túi tiền không phải là nhiệm vụ đơn giản. Các GPU khác nhau về giá cả, tính năng, clockspeed, bảo hành và hơn thế nữa, vậy làm thế nào để lựa chọn GPU thực sự tốt nhất?
Lựa chọn thương hiệu uy tín: GPU được sử dụng bền bỉ, lâu dài, ít khi nào bị thay thế nên thường có mức giá cao hơn so với các linh kiện khác trong máy tính. Tuy nhiên, giá thành luôn đi đôi với chất lượng. Mức giá càng cao, càng đảm bảo hiệu quả khi vận hành. Do đó, cần chọn mua GPU của các thương hiệu lớn.
Theo mục đích sử dụng: GPU được phân thành nhiều loại, từ chuyên dụng dành cho game thủ, designer, cho tới video editor đều vô cùng phong phú, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn loại phù hợp.
Ngoài ra, cần phải xem xét các yếu tố như kiểu dáng, đầu nối nguồn và TDP của máy tính. Tất cả những điều này sẽ quyết định liệu GPU có phù hợp với máy tính của bạn hay không.
Một số hãng sản xuất vi xử lý đồ họa GPU nổi tiếng
Mặc dù GPU được xếp hạng hàng đầu về tầm quan trọng, nhưng các GPU cao cấp thường chỉ thể hiện giá trị thực tế của chúng khi chơi các game AAA mới nhất hoặc tham gia vào các dự án chỉnh sửa video.
Nhưng điều đó đang thay đổi và GPU đang được ứng dụng nhiều hơn bao giờ hết. Khi kỹ thuật của các video internet tăng lên, GPU mạnh mẽ sẽ được sử dụng nhiều hơn cho người dùng chỉ đơn giản là muốn truyền phát video ở chất lượng 4K mà không bị gián đoạn. Nói cách khác, việc có được GPU phù hợp ngày càng trở nên quan trọng. Dưới đây là các thương hiệu GPU và Card đồ họa phổ biến và đáng tin cậy nhất trên thị trường.
Nvidia
Đứng top đầu thương hiệu card màn hình không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nvidia tạo nên những chiếc GPU chất lượng cao, hiệu suất tốt tạo nên sức sống chân thật cho màn hình.
Nvidia đang là ứng cử viên hàng đầu cho các game thủ và các chuyên gia sáng tạo. Những năm gần đây, dưới sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường, Nvidia giảm giá thành GPU để người dùng dễ tiếp cận hơn. Một trong những sản phẩm tiêu biểu của hãng có thể kể đến như: GT740M, GT650M, Nvidia GeForce GT 800 series,…
AMD (Radeon)
GPU của AMD mang đến sức mạnh tương đương GPU của Nvidia nhưng có giá tốt hơn rất nhiều. AMD cung cấp cho bạn vô vàn lựa chọn có giá cả phải chăng, đáp ứng đủ nhu cầu từ thấp đến cao, bất kể dùng để chơi game, chỉnh sửa video hay thiết kế 3D. Một số sản phẩm tiêu biểu của AMD như: Radeon RX 6700 XT, Radeon RX 5700, Radeon RX 5600 XT,…
GPU Radeon
Intel
Hiếm ai nói đến GPU của Intel mặc dù thực tế chúng có thể có nhiều trong máy tính hơn cả AMD và Nvidia cộng lại. Đó là bởi vì chúng là GPU tích hợp phổ biến nhất trên thị trường. AMD và Nvidia chủ yếu tập trung vào việc tạo ra GPU rời hơn GPU tích hợp.
GPU Intel
GPU tích hợp như Intel được sử dụng tích hợp ngay trong CPU và bo mạch chủ. Vì thế chúng rẻ hơn đáng kể và là sự lựa chọn hợp lý cho máy tính xách tay. Chúng được trang bị để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của người dùng.
Lời kết
Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu GPU là gì? GPU dùng để làm gì? cũng như biết được những điểm giống và khác nhau giữa GPU và CPU. Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ nhanh chóng chọn được một chiếc GPU phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần hỗ trợ, hãy comment bên dưới để Việt Nét hỗ trợ bạn nhé!
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau: