Tất cả bài viết của vietnet

Server vật lý là gì? Lợi ích của server vật lý | Việt Nét

Server vật lý là gì?

Server vật lý hay còn gọi tắt là máy chủ vật lý, máy chủ chuyên dụng được kết nối Internet, hoặc một mạng máy tính, có IP tĩnh, hiệu suất xử lý cao dành riêng cho một tác vụ cụ thể. Chẳng hạn như lưu trữ ứng dụng hoặc trang web chuyên sâu về tài nguyên. Server vật lý có thể có nhiều hình thức khác nhau.

Server vật lý là gì?
Server vật lý là gì?

Với một server vật lý, server có vai trò như một máy tính thông thường được bảo lưu trên mạng với những tính năng về cấu hình cho ứng dụng hoặc trang web của bạn. Tuy được coi như là một máy tính, nhưng server vật lý có nhiều tính năng vượt trội hơn với khả năng lưu trữ, xử lý dữ liệu gấp nhiều lần so với một máy tính thông thường.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ hiện nay, thì nhu cầu kết nối dữ liệu và lưu trữ ngày càng cao. Một máy tính thông thường không thể đáp ứng hết được các mong muốn mà doanh nghiệp yêu cầu, chính vì vậy mà server vật lý ra đời. Đó là giải pháp lưu trữ hoàn hảo cho tất cả doanh nghiệp, cho dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Máy chủ vật lý sử dụng hệ điều hành riêng biệt, tạo không gian lưu trữ dữ liệu và giúp doanh nghiệp vận hành website cách hiệu quả.

Nên chọn server in-house hay off-site?

Server In-house

Trong vài trường hợp, server vật lý có thể in-house. Tức là nằm ở ngay tại nơi kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, đối với phương pháp này có cả điểm cộng và điểm trừ mà bạn cần tìm hiểu kỹ.

Đối với Server in-house, người dùng dễ dàng kiểm soát vật lý được hoàn toàn phần cứng và người truy cập website của mình. Điều này cực kỳ hữu ích cho các công ty yêu cầu bảo mật của một mạng máy tính khép kín hoặc một private cloud.

Các biện pháp bảo mật cũng thường nghiêm ngặt hơn so với các máy cho công ty cần website hosting. Các công ty liên quan đến dữ liệu tài chính, hồ sơ y tế,… thường sẽ lựa chọn phương pháp này.

Server In-house
Server In-house

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là việc bảo trì và khả năng mở rộng. Đặc biệt là đối với các máy tự quản lý. Nếu chọn cách này, bạn phải thường xuyên cập nhật phần cứng và phần mềm. Do đó sẽ tốn thời gian, tài nguyên và chi phí khá lớn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn thuê nhân viên bảo trì từ bên ngoài. Ngoài ra, bạn cũng cần một phòng server có điều kiện thích hợp: mạng điện, internet, nhiệt độ,… và có thể kiểm soát được truy cập, backup dữ liệu,…

Trong trường hợp xấu có vấn đề với dữ liệu hoặc cần bảo trì, bạn phải chịu trách nhiệm trực tiếp để xử lý downtime. Nếu doanh nghiệp yêu cầu server hoạt động 24/7, bạn sẽ cần phát triển một kế hoạch nhằm đảm bảo các ứng dụng hoặc trang web vẫn chạy tốt khi server chính gặp lỗi.

Server off-site

Đối với phương án sử dụng server off-site sẽ cung cấp cho bạn một server vật lý, website của bạn sẽ được đặt trên server nằm ngoài công ty. Thường thì chúng sẽ nằm ở trung tâm dữ liệu (Data Center) của các công ty hosting. Các công ty có nhu cầu thường thuê các server vật lý từ các công ty hosting, sau đó các công ty này sẽ xử lý mọi quá trình backup, dự phòng, bảo trì và nâng cấp và bạn không cần lo lắng về việc website của mình xảy ra lỗi, mất dữ liệu,…

Server off-site
Server off-site

Với Server off-site bạn có thể nhận được những ưu điểm sau: không cần phần cứng tại chỗ, không mất chi phí vốn mua máy móc, thiết bị, dữ liệu tự động sao lưu từ mọi vị trí, mọi thiết bị, dữ liệu được sao lưu trên đám mây, giảm thiểu tốn thất trong các tình huống xấu,…

Lời kết cho việc nên chọn server in-house hay off-site? Câu trả lời của Việt Nét chính là phụ thuộc vào nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, nếu website của bạn cần được hoạt động an toàn, mượt mà, ít gặp phải sự cố và muốn tiết kiệm chi phí thì nên sử dụng server off-site cho doanh nghiệp của mình.

Server vật lý cho một nhà cung cấp SaaS

Một mô hình kinh doanh khác thường sử dụng server vật lý là các nhà cung cấp Software-as-a-Service (Saas). Bằng cách sử dụng server vật lý làm cơ sở hạ tầng, cung cấp các sản phẩm SaaS. Các công ty khi đó có thể tập trung vào phần mềm hơn. Thay vì phải lo lắng về vấn đề cơ sở hạ tầng.

Software-as-a-Service
Software-as-a-Service

Website của SaaS thường cần được hoạt động 24/7, nên độ tin cậy và chắc chắn rất quan trọng. Bằng cách thuê các loại server từ các công ty kinh doanh cung cấp phần cứng chuyên dụng, các nhà cung cấp SaaS sẽ có được sự tin tưởng. Họ cho phép nhà cung cấp giải quyết bất kỳ vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng nào. Thường những công ty cho thuê hosting này, có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ mọi sự cố 24/7, bạn có thể nhận được giúp đỡ bất cứ thời gian nào. Nhiều công ty SaaS cung cấp các bản sao lưu, hỗ trợ và quản lý server. Do các server vật lý có thể được thuê hay vì được mua hoàn toàn. Nên tùy chọn này là tuyệt vời cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các nhà cung cấp SaaS cũng cảm thấy sử dụng tài nguyên cloud là hữu ích. Các quản trị viên thường sử dụng cloud để kiểm tra các ứng dụng. Sau đó có thể phát triển phần mềm và kiểm soát chất lượng trước khi chuyển các ứng dụng và trang web sang server vật lý.

Lợi ích của server vật lý là gì?

Sử dụng server vật lý có rất nhiều lợi ích khác nhau giúp lưu trữ website của bạn hoàn hảo, bao gồm những tính năng sau:

  • Tốc độ và sự nhanh nhẹn: Ứng dụng và trang web của bạn có thể sử dụng tất cả tài nguyên trên server. Không cần chia sẻ tài nguyên với các ứng dụng khác.
  • Bảo mật: Dữ liệu của bạn sẽ được bảo mật, bởi các trang web và dữ liệu đều nằm bên ngoài public cloud.
  • Kiểm soát: Trong một số trường hợp, một server vật lý cho phép nhiều quyền kiểm soát phần cứng và phần mềm hơn.
  • Khả năng mở rộng: Bạn có thể yêu cầu thêm CPU, nhiều dung lượng đĩa,… Bạn cũng có thể nâng cấp server khi có nhu cầu xử lý khối lượng công việc lớn hơn mà các trang web và ứng dụng cần.
  • Tùy chỉnh: Dễ dàng thiết lập server theo bất kỳ cách nào mà bạn muốn.
Lợi ích của Server vật lý là gì?
Lợi ích của Server vật lý là gì?

Một số yếu tố cần cân nhắc với server vật lý là gì?

Khi quyết định giải pháp thuê/mua server vật lý, trước hết cần xem xét kĩ những yếu tố sau:

  • Thuê hay mua server vật lý: Việc này tùy vào nhu cầu của người dùng. Bạn có thể xem xét thuê hoặc sở hữu hẳn một server vật lý. Tuy nhiên, việc thuê server sẽ cho phép bạn nâng cấp thường xuyên hơn.
  • Khả năng mở rộng: Bao gồm khả năng mở rộng số lượng đĩa, bộ xử lý, kết nối mạng mà bạn cần. Bạn cần biết và hiểu rõ nhu cầu sẽ giúp bạn dễ dàng mở rộng doanh nghiệp hơn.
  • On-site hay Off-site: Nếu bạn chọn server in-house, cần phải chọn nơi thích hợp để chứa máy chủ. Có thể sẽ cần cả một bộ điều hòa dành riêng cho máy chủ ở trong phòng để thiết bị hoạt động tốt nhất. Ngoài ra cần biết ai sẽ quản lý máy tính? Có thuê bên thứ ba để quản lý không?

Có nên sử dụng server vật lý không?

Các server vật lý có phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng hoặc trang web của một doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nên sử dụng server chuyên dụng hay cloud hosting? Ban đầu, nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn cloud hosting vì giá cả phải chăng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì các ứng dụng và website dần chậm lại do tài nguyên nặng và lưu lượng truy cập cao.

Các doanh nghiệp có dữ liệu cần bảo mật hoặc cần tuân thủ các quy định của chính phủ thì thay vì chọn một cloud hosting cho một giải pháp tạm thời, Việt Nét khuyên chọn một server vật lý, có thể xử lý dữ liệu khổng lồ, tốc độ tải website mượt mà. Server vật lý giúp giảm rủi ro tiềm ẩn làm mất dữ liệu và doanh thu. Bất kỳ công ty nào muốn kiểm soát khả năng mở rộng cũng nên xem xét sử dụng một server kinh doanh vật lý, thay vì cloud server. Về lâu dài, một server vật lý cũng có thể thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động trong thương mại điện tử.

Có nên sử dụng server vật lý không?
Có nên sử dụng server vật lý không?

Thuê server vật lý ở đâu tốt nhất?

Sau những chia sẻ về server vật lý là gì?, server vật lý mang lại lợi ích gì?, hẳn bạn đang thắc mắc “Thuê server vật lý ở đâu tốt nhất?. Một server vật lý thường mang lại cho người dùng sự cân bằng hoàn hảo về hiệu suất với giá cả phải chăng – tốc độ, thời gian hoạt động, hỗ trợ tốt và đầy đủ tài nguyên. Đồng thời, một nhà cung cấp dịch vụ phù hợp cũng sẽ đem đến cho khách hàng sự an tâm để có thể đồng hành lâu dài.

Việt Nét là nhà cung cấp dịch vụ server vật lý với gần 10 năm kinh nghiệm trong thị trường công nghệ tại Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nét cũng là dịch vụ máy chủ đầu tiên trong nước tập trung phát triển công nghệ chống DDoS chuyên nghiệp. Bên cạnh server vật lý, Việt Nét đồng thời cung cấp các dịch vụ khác như Hosting giá rẻ và Business Hosting, Firewall Anti DDoS, Domain, SSL,… Các sản phẩm này đều có những mối liên quan nhất định trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng.

Bảng giá thuê server tại Vietnix
Bảng giá thuê server tại Việt Nét 

>> Xem chi tiết: Nên thuê server vật lý ở đâu tốt nhất

Lời kết

Hy vọng bài viết server vật lý là gì của Việt Nét hỗ trợ được cho bạn những thông tin cần thiết và bổ ích liên quan đến dịch vụ thuê máy chủ. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc và góp ý liên quan sản phẩm hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ với Việt Nét qua Ticket. Ngoài ra, nếu có ý định dùng server vật lý nhưng chưa tìm được nhà cung cấp phù hợp, hy vọng bạn sẽ cân nhắc đến Việt Nét. Xin cảm ơn!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Cách tạo HTTPS cho WordPress | Việt Nét

Cài HTTPS cho WordPress

HTTPS hoạt động tốt nhất khi chúng được đặt ở cấp độ Web Server. Điều này cho phép chúng được kích hoạt sớm trong một request HTTP thông thường. Đồng thời cũng mang lại lợi ích tối đa.

HTTPS hoạt động tốt hơn nữa nếu bạn đang sử dụng firewall ứng dụng DNS-Level website như Sucuri hoặc Cloudflare. Việt Nét sẽ hướng dẫn cho bạn từng phương pháp về cách tạo HTTPS cho website. Từ đó, bạn có thể chọn một phương pháp phù hợp nhất với mình.

>> Xem thêm: HTTP và HTTPS là gì?

1. Cách cài HTTPS cho WordPress bằng Sucuri

Sucuri là plugin bảo mật WordPress tốt nhất trên thị trường. Nếu bạn cũng đang sử dụng dịch vụ website firewall của Sucuri, thì bạn có thể tạo HTTPS cho WordPress mà không cần viết bất kỳ code nào.

Trước tiên, bạn sẽ cần đăng ký một tài khoản Sucuri. Đây là một dịch vụ trả phí đi kèm với firewall trang web cấp độ server. Ngoài ra, còn có plugin bảo mật, CDN và đảm bảo loại bỏ malware.

Trong quá trình đăng ký, bạn sẽ trả lời các câu hỏi đơn giản và tài liệu Sucuri sẽ giúp bạn thiết lập firewall cho ứng dụng trang web của mình.

Sau khi đăng ký, bạn cần InstallActivate plugin Sucuri miễn phí.

Sau khi kích hoạt, hãy truy cập trang Sucuri Security > Firewall (WAF) và nhập key Firewall API của bạn. Bạn có thể tìm thấy thông tin này trong tài khoản của mình trên trang web Sucuri.

>> Xem thêm: WAF là gì?

sucuri security

Nhấp vào nút Save để lưu các thay đổi của bạn. 

Tiếp theo, bạn cần chuyển sang dashboard tài khoản Sucuri của mình. Từ đây, nhấp vào menu Settings ở trên cùng và sau đó chuyển sang tab Security.

sucuri setting

Từ đây, bạn có thể chọn ba bộ quy tắc. Bảo vệ mặc định, HSTSHSTS Full. Bạn sẽ thấy HTTPS headers nào sẽ được áp dụng cho từng bộ quy tắc.

Nhấp vào nút ‘Save Changes in The Additional Headers’ để áp dụng các thay đổi của bạn.

Đó là tất cả những gì bạn cần làm, Sucuri bây giờ sẽ thêm HTTPS trên WordPress. Vì nó là WAF cấp độ DNS, lưu lượng truy cập trang web được bảo vệ khỏi hackers ngay cả trước khi chúng truy cập vào trang web của bạn.

2. Tạo HTTPS cho WordPress bằng Cloudflare

Cloudflare cung cấp dịch vụ website firewall và CDN cơ bản, hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, nó lại thiếu các tính năng bảo mật nâng cao trong gói miễn phí. Vì vậy bạn sẽ cần phải nâng cấp lên gói Pro với mức chi phí đắt hơn.

Sau khi Cloudflare được active trên trang web của bạn, hãy truy cập trang SSL/TLS trong trang dashboard tài khoản Cloudflare. Sau đó chuyển sang tab Edge Certificates.

thêm https bằng cloudflare

Tiếp theo, kéo xuống phần HTTP Strict Transport Security (HSTS) và nhấp vào nút ‘Enable HSTS’.

enable HSTS

Thao tác này sẽ hiển thị một popup với các hướng dẫn cho bạn biết rằng bạn phải bật HTTPS trên blog WordPress của mình trước khi sử dụng tính năng này. Nhấp vào nút Next để tiếp tục, và bạn sẽ thấy các tùy chọn để thêm HTTP security headers.

HSTS setting

Từ đây, bạn có thể kích hoạt HSTS, no-sniff header, áp dụng HSTS cho các subdomains (nếu chúng đang sử dụng HTTPS), và tải trước HSTS.

Phương pháp này cung cấp khả năng bảo vệ cơ bản bằng cách sử dụng HTTP security headers. Tuy nhiên, nó không cho phép bạn thêm X-Frame-Options. Cloudflare cũng không có user interface để làm điều đó.

Bạn vẫn có thể thực hiện bằng cách tạo một script sử dụng tính năng Workers. Tuy nhiên, việc tạo một HTTPS security header script có thể gây ra các sự cố không mong muốn cho người mới, đó là lý do tại sao chúng tôi khuyên bạn không nên làm điều đó.

3. Thêm HTTPS cho WordPress bằng .htaccess

Phương pháp này cho phép bạn thêm HTTPS trên WordPress ở cấp độ server. 

Nó yêu cầu bạn chỉnh sửa file .htaccess trên chính trang web của bạn. Đây cũng là một file server configuration được sử dụng bởi phần mềm Apache webserver thông dụng nhất.

Chỉ cần kết nối với trang web của bạn bằng FTP client hoặc ứng dụng file manager trong hosting control panel của bạn. Trong folder gốc của trang web, bạn cần tìm file .htaccess và chỉnh sửa nó.

thêm HTTPS cho WordPress

Thao tác này sẽ mở file trong plain text editor. Ở cuối file, bạn có thể thêm code để thêm HTTPS security headers vào trang web WordPress của mình.

Bạn có thể sử dụng mẫu code sau làm điểm bắt đầu, code này đặt HTTPs security headers được sử dụng phổ biến nhất với các cài đặt tối ưu:

1 
2 Header set Strict-Transport-Security "max-age=31536000" env=HTTPS
3 Header set X-XSS-Protection "1; mode=block"
4 Header set X-Content-Type-Options nosniff
5 Header set X-Frame-Options DENY
6 Header set Referrer-Policy: no-referrer-when-downgrade
7 

Đừng quên lưu các thay đổi và truy cập trang web của bạn để đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động như mong đợi.

Lưu ý: Headers không chính xác hoặc những xung đột trong file .htaccess có thể gây ra lỗi 500 Internal server trên hầu hết các host web.

4. Thêm HTTPS cho website bằng cài đặt trong WordPress

Phương pháp này kém hiệu quả hơn một chút vì nó dựa vào một plugin WordPress để sửa đổi các headers. Tuy nhiên, đây cũng là cách dễ nhất để thêm HTTP security headers vào trang web WordPress của bạn.

Khi kích hoạt, plugin sẽ hiển thị một wizard mà bạn có thể làm theo để thiết lập plugin. Sau đó, chuyển đến trang Tools » Redirection và chuyển sang tab ‘Site’.

thêm HTTPS trên WordPress bằng plugin

Tiếp theo, bạn cần kéo xuống cuối trang đến phần HTTP Headers và nhấp vào nút ‘Add Header’. Từ menu drop-down, bạn cần chọn tùy chọn ‘Add Security Presets’.

add security presets

Sau đó, bạn sẽ cần phải nhấp vào nó một lần nữa để thêm các tùy chọn đó. Bây giờ, bạn sẽ thấy một list các preset HTTP security headers xuất hiện trong bảng.

add security presets 2

Các header này được tối ưu hóa để bảo mật, bạn có thể xem lại và thay đổi chúng nếu cần. Sau khi hoàn tất, đừng quên nhấp vào nút Update để lưu các thay đổi của bạn.

Bây giờ bạn có thể truy cập trang web của mình để đảm bảo rằng mọi thứ đang hoạt động tốt.

Bây giờ, bạn đã thêm HTTP Security headers vào trang web của mình. Bạn có thể kiểm tra configuration của mình bằng công cụ Security Headers miễn phí. Chỉ cần nhập URL trang web của bạn và nhấp vào nút Scan.

security headers

Sau đó, nó sẽ kiểm tra các HTTP security headers cho trang web của bạn và sẽ hiển thị cho bạn một báo cáo. Công cụ này sẽ tạo ra một grade label, bạn có thể bỏ qua nó. Vì hầu hết các trang web sẽ đạt điểm B hoặc C mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm user.

Công cụ này sẽ cho bạn biết HTTP security headers nào được gửi bởi trang web của bạn và security headers nào không được bao gồm trong đó. Nếu các security headers mà bạn muốn đặt được liệt kê ở đó, thì bạn đã hoàn tất.

Lời kết

Như vậy là bạn đã hoàn tất việc thêm HTTPS cho WordPress website. Bạn nên thực hiện điều này cho bất cứ website mới nào của mình bởi đây là tiêu chí gần như bắt buộc cho website tiêu chuẩn ngày nay. Chúc bạn thành công.

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

[Hướng dẫn] Cách cài đặt ownCloud trên Ubuntu | Việt Nét

OwnCloud là gì?

ownCloud là một nền tảng file hosting, đồng bộ hóa file và ứng dụng web cộng tác nội dung mã nguồn mở, cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ nội dung cá nhân lên một server riêng. Bên cạnh đó, khả năng tương thích đa nền tảng còn cho phép bạn truy cập file ở bất kỳ đâu. Trong bài viết này, Việt Nét sẽ hướng dẫn cách cài đặt ownCloud trên Ubuntu.

OwnCloud là gì và cách cài đặt owncloud trên Ubuntu
ownCloud là gì?

Tương tự với nhiều dịch vụ hosting khác như Dropbox, Google Drive hay One Drive, nền tảng này cũng cho phép bạn lưu trữ file và chia sẻ với bất kỳ ai trên Internet. Ngoài ra, nền tảng này cũng cho phép bạn lưu trữ trên một server riêng biệt, vì vậy ta không cần phải cài đặt thêm bất kỳ dịch vụ cloud hosting của bên thứ ba nào khác.

Trước khi cài đặt nền tảng này, bạn cần đáp ứng được một số yêu cầu sau:

  • Có sẵn server Ubuntu 20.04.
  • Có sudo user account (Quyền truy cập root).
  • Tên miền đang hoạt động và trỏ đến server.
  • Có sẵn LAMP Stack.

Tạo cơ sở dữ liệu MySQL

  • Trước hết, để cài đặt ownCloud trên Ubuntu yêu cầu phải có một CSDL MySQL. Vì vậy, hãy đăng nhập vào console của MySQL để tạo một CSDL trước:
$ mysql -y root -p
  • Sau đó nhập root password MySQL đã tạo trước đó rồi tạo một CSDL mới cho nền tảng trong MySQL:
mysql>CREATE DATABASE owncloud;
  • Tiếp đến, là tạo người dùng CSDL rồi gán password mới:
CREATE USER 'cloud_user'@'localhost' IDENTIFIED BY 'YOUR_PREFFERED_PASSSWORD';
  • Bây giờ, hãy cấp cho người dùng mới này toàn bộ quyền đối với CSDL.
GRANT ALL PRIVILEGES ON owncloud.* TO 'cloud_user'@'localhost';
  • Refresh lại đặc quyền người dùng MySQL rồi thoát khỏi hệ thống.
mysql>FLUSH PRIVILEGES;
mysql>exit

Cài đặt PHP

Để tiếp tục cài đặt ownCloud thì bạn cần phải có PHP kèm theo các module cần thiết trên hệ thống.

$ sudo apt-get install php libapache2-mod-php php-bz2 php-curl php-gd php-imagick php-intl php-common php-imap php-mbstring php-xml php-zip -y

Cài đặt ownCloud

Và bây giờ hãy cùng cài đặt và cấu hình nền tảng thông qua giao diện web.

Sau khi cài đặt xong phần mềm webserver, server CSDL và các tiện ích mở rộng PHP cần thiết thì ta có thể bắt đầu cài đặt mà không gặp bất kỳ khó khăn gì. Trước tiên, hãy download phiên bản mới nhất bằng lệnh wget trên server Ubuntu.

$ wget https://download.owncloud.org/community/owncloud-complete-20210721.zip
  • Sau đó chuyển file vừa download vào /var/www/HTML
$ sudo mv owncloud-complete.zip /var/www/html
  • Xác nhận xem file đã được chuyển thành công chưa:
$ ls /var/www/html
  • Bây giờ bạn có thể giải nén file zip để có được các file cài đặt cần thiết.
$ sudo unzip owncloud-complete.zip
  • Tiếp đến, ta cần cho Apache quyền đọc và ghi vào directory mới.
$ sudo CHOWN -R www-data:www-data owncloud/
  • Bây giờ hãy chỉnh sửa file config mặc định của Apache virtual host (000-default.confI) rồi đặt /var/www/html/owncloud/ thành root directory cho domain của bạn. Trong đó, hãy thay cloud.example.com thành tên miền tương ứng của bạn.
$ sudo nano /etc/apache2/sites-available/000-default.conf
ServerName 24hviet.net

ServerAdmin webmaster@localhost
DocumentRoot /var/www/html/owncloud

ErrorLog $APACHE_LOG_DIR/error.log
CustomLog $APACHE_LOG_DIR/access.log combined

Cuối cùng là lưu rồi đóng file lại, sau đó restart Apache để áp dụng các thay đổi:

$ sudo service apache 2 restart

Tiếp theo, mở một trình duyệt web bất kỳ rồi nhập tên miền bạn đã đăng ký vào server Ubuntu 21.04, hoặc nhỉ cần nhập địa chỉ IP Public của server vào thành URL.

Ví dụ: http://YOUR_DOMAIN hoặc http://YOUR_SERVER_IP

Sau đó bạn sẽ được đưa đến một màn hình mới, nhập usernamepassword quản trị rồi click vào phần Storage and database. Trong menu drop-down, chọn MySQL làm server CSDL, nhập tên CSDL, username và mật khẩu mà bạn đã tạo ở bước 1.

Tiếp đến, sau khi cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin CSDL, chọn vào Finish Setup để hoàn tất quá trình cài đặt ownCloud trên Ubuntu server của bạn. Bây giờ, ta sẽ được chuyển đến dashboard chính để bạn có thể bắt đầu cấu hình Private Cloud, upload file hay chia sẻ các đường link với người dùng khác.

Để tạo một folder mới và upload file, bạn có thể click vào nút “+” ở trên thanh directory rồi chọn option phù hợp. Bên cạnh đó, các file này cũng có thể được chia sẻ với bất kỳ ai trên internet thông qua link. Hãy nhấn vào share rồi chọn public link để chia sẻ file tương tự với nhiều nền tảng hosting khác như Google Drive, Dropbox,…

Cài đặt ownCloud bằng cách sử dụng Command

Với các phần mềm cần thiết có sẵn trên server, bạn cũng hoàn toàn có thể cài đặt nền tảng này một cách thủ công thông qua việc thêm repository mới vào apt. Trước tiên, ta cần download một release key để đảm bảo repository an toàn.

$ sudo wget -nv https://download.owncloud.org/download/repositories/10.8.0/Ubuntu_21.04/Release.key -O Release.key
  • Sau đó, thêm Release package key vừa download vào server:
$ sudo apt-key add - < Release.key
  • Bây giờ hãy thêm repository vào apt của server bằng lệnh sau:
$ sudo sh -c echo ‘deb https://download.owncloud.org/download/repositories/10.8.0/Ubuntu_21.04/ /’ > /etc/apt/sources.list.d/owncloud.list"
  • Sau đó là update server:
$ sudo apt-get update
  • Nếu apt xuất hiện lỗi trên repository, bạn có thể chạy lệnh sau:
$ sudo apt-get update --allow-unauthenticated
  • Sau đó là cài đặt ownCloud:
$ sudo apt install owncloud -y
$ sudo apt install owncloud-complete-files -y

Bây giờ nền tảng này sẽ được tự động cài đặt vào server của bạn. Theo mặc định, directory chính sẽ được tạo trong /var/www. Bây giờ, cần gán cho ứng dụng một username, password mặc định rồi thiết lập kết nối đến CSDL. Sau đó, hệ thống sẽ tự động cài đặt các table và dữ liệu cần thiết bằng console.

cd /var/www/owncloud/ 

sudo -u www-data php occ maintenance:install 
   --database "mysql" 
   --database-name "owncloud" 
   --database-user "example_user"
   --database-pass "PASSWORD" 
   --admin-user "USERNAME" 
   --admin-pass "PASSWORD"

Các lệnh ở trên có nhiệm vụ thông báo server thực thi các đối số php occ với người dùng www để ghi các file mới vào directory. Sau đó, ownCloud sẽ được install thành công lên server của bạn. Bây giờ ta cần phải trỏ cấu hình virtual host Apache đến directory của nền tảng.

$ sudo nano /etc/apache2/sites-available/000-default.conf
ServerName cloud.example.com
ServerAdmin webmaster@localhost
DocumentRoot /var/www/owncloud/
ErrorLog $APACHE_LOG_DIR/error.log
CustomLog $APACHE_LOG_DIR/access.log combined
  • Cuối cùng là lưu rồi đóng file và restart lại Apache:
$ sudo systemctl restart apache2
  • Bây giờ ta cần thêm domain vào danh sách đáng tin cậy.
$ cd /var/www/owncloud
$ sudo -u www-data php occ config:system:get trusted_domains
localhost
  • Thêm domain vào danh sách:
$ sudo -u www-data php occ config:system:set trusted_domains 1 --value=cloud.example.com
System config value trusted_domains => 1 set to string cloud.example.com
  • Bây giờ vào URL của server rồi đăng nhập và bắt đầu sử dụng owncloud.

http://YOUR DOMAIN
Hoặc
http://YOUR_SERVER_IP

Lời kết

Các bước thiết lập ở trên đã hoàn tất việc cài đạt ownCloud trên Ubuntu và có thể bắt đầu upload cũng như là chia sẻ, download các file dễ dàng. Hy vọng, bài viết này giúp bạn có thể thực hiện cài đặt thành công.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Hướng dẫn cách sử dụng LEFT JOIN MySQL | Việt Nét

Giới thiệu về mệnh đề LEFT JOIN MySQL

Mệnh đề MySQL LEFT JOIN cho phép người dùng truy vấn dữ liệu từ hai hoặc nhiều bản. Tương tự như các mệnh đề INNERJOIN, LEFT JOIN là mệnh đề tụy chọn của câu lệnh SELECT xuất hiện sau mệnh đề FROM.

Bây giờ giả sử rằng bạn muốn nối hai bảng t1 và t2.

Lệnh dưới đây sẽ sử dụng mệnh đề LEFT JOIN MySQL để nối hai bảng đó.

SELECT 
    select_list
FROM
    t1
LEFT JOIN t2 ON 
    join_condition;

Khi sử dụnh mệnh đề LEFT JOIN, ta cần hiểu được đâu là bảng bên trái (left table) và đâu là bảng bên phải (right table). Trong đoạn lệnh trên, t1 được xem là bảng trái, và bảng bên phải được định là t2.

Mệnh đề LEFT JOIN chọn dữ liệu bắt đầu từ bảng bên trái (t1). Sau đó sẽ khớp với từng dòng ở bảng trái với từng dòng ở bảng bên phải (t2) dựa trên điều kiện join_condition.

Nếu join_condition trả về True sau khi khớp tất cả các hàng từ hai bảng, mệnh đề LEFT JOIN sẽ kết hợp các cột của hàng trong hai bảng thành một hàng mới. Sau đó hàng mới này sẽ được thêm vào kết quả.

Trong trường hợp bảng trái (t1) không khớp với bất kỳ hàng nào của bảng phải (t2), LEFT JOIN vẫn sẽ kết hợp các cột của hàng trong hai bảng và tạo thành một hàng mới trong kết quả. Tuy nhiên, tất cả các cột của hàng trong bảng bên phải sẽ nhận giá trị NULL.

Nói một cách khác, LEFT JOIN trả về tất cả các hàng từ bảng trái mà không cần biết hàng của bảng trái có khớp với hàng của bảng phải hay không. Nếu không có giá trị nào khớp, các cột của hàng trong bảng phải sẽ nhận giá trị NULL.

Dưới đây là biểu đồ Venn để giúp bạn dễ hình dung hơn về cách hoạt động của mệnh đồ LEFT JOIN MySQL:

left join mysql

Sử dụng mệnh đề LEFT JOIN MySQL để nối hai bảng

Bây giờ hãy xét một ví dụ sử dụng mệnh đề LEFT JOIN MySQL. Dưới đây là hai bảng có tên customersorders, nằm trong một cơ sở dữ liệu mẫu.

mySQL table

Mỗi khách hàng trong bảng customers đều có thể có 0 hoặc nhiều đơn hàng trong bảng orders tương ứng. Tuy nhiên, mỗi đơn hàng phải thuộc về một khách hàng.

Truy vấn dưới đây sử dụng mệnh đề LEFT JOIN để tìm tất cả khách hàng và đơn hàng của họ:

SELECT 
    customers.customerNumber, 
    customerName, 
    orderNumber, 
    status
FROM
    customers
LEFT JOIN orders ON 
    orders.customerNumber = customers.customerNumber;

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các alias để ngắn gọn hơn:

SELECT
    c.customerNumber,
    customerName,
    orderNumber,
    status
FROM
    customers c
LEFT JOIN orders o 
    ON c.customerNumber = o.customerNumber;

Trong ví dụ này:

  • Các khách hàng nằm ở bảng trái, còn đơn hàng sẽ nằm ở bảng phải.
  • Mệnh đề LEFT JOIN trả về tất cả khách hàng, bao gồm cả những khách hàng không có đơn hàng nào. Những khách hàng như vậy sẽ nhận giá trị NULL trong các cột orderNumberstatus.

Cả hai bảng đều có cùng một cột tên customerNumber, bạn có thể sử dụng cú pháp USING như sau:

SELECT
	customerNumber,
	customerName,
	orderNumber,
	status
FROM
	customers
LEFT JOIN orders USING (customerNumber);

# or:
USING (customerNumber)

# or:
ON c.customerNumber = o.customerNumber
bảng customer

Nếu bạn thay thế mệnh đề LEFT JOIN bằng INNER JOIN, kết quả trả về sẽ là những khách hàng có ít nhất một đơn hàng.

Sử dụng mệnh đề LEFT JOIN MySQL để tìm các hàng chưa khớp

Mệnh đều LEFT JOIN MySQL rất hưuũ ích nếu bạn muốn tìm các hàng trong bảng không có hàng tương ứng trong bảng khác.

Trong ví dụ dưới đây, Việt Nét sử dụng mệnh đề LEFT JOIN để tìm những khách hàng không có đơn hàng:

SELECT 
    c.customerNumber, 
    c.customerName, 
    o.orderNumber, 
    o.status
FROM
    customers c
LEFT JOIN orders o 
    ON c.customerNumber = o.customerNumber
WHERE
    orderNumber IS NULL;

Sử dụng LEFT JOIN MySQL để liên kết ba bảng

Bên cạnh việc liên kết hai bảng với nhau, ta cũng hoàn toàn có thể sử dụng LEFT JOIN MySQL để liên kết ba bảng. Trong ví dụ dưới đây, ba bảng có tên lên lượt là employees, customerspayments:

mySQL table customer

Ví dụ này sử dụng hai mệnh đều LEFT JOIN để liên kết ba bảng với nhau:

SELECT 
    lastName, 
    firstName, 
    customerName, 
    checkNumber, 
    amount
FROM
    employees
LEFT JOIN customers ON 
    employeeNumber = salesRepEmployeeNumber
LEFT JOIN payments ON 
    payments.customerNumber = customers.customerNumber
ORDER BY 
    customerName, 
    checkNumber;

Ta sẽ có được kết quả như hình dưới đây:

sử dụng left join mySQL

Vậy mệnh đề LEFT JOIN MySQL hoạt động như thế nào để liên kết ba bảng:

  • Trước hết, mệnh đề LEFT JOIN đầu tiên trả về những nhân viên và khách hàng đại diện cho từng nhân viên, hoặc nhận giá trị NULL nếu nhân viên đó không phụ trách bất kỳ khách hàng nào.
  • Mệnh đề LEFT JOIN thứ hai sẽ trả về các khoản thanh toán của từng khách hàng, đại diện bởi một nhân viên tương ứng. Ngược lại, giá trị trả về sẽ là NULL nếu khách hàng đó không thực hiện thanh toán.

Điều kiện trong mệnh đề WHERE so với mệnh đề ON

Trước tiên hãy xét ví dụ sau:

SELECT 
    o.orderNumber, 
    customerNumber, 
    productCode
FROM
    orders o
LEFT JOIN orderDetails 
    USING (orderNumber)
WHERE
    orderNumber = 10123;

Ví dụ này sử dụng mệnh đều LEFT JOIN MySQL để truy vấn dữ liệu trong bảng ordersorderDetails. Truy vấn này trả về sản phẩm của đơn hàng có mã số orderNumber 10123.

order number MySQL

Bây giờ hãy thử thay đổi điều kiện từ mệnh đề WHERE sang mệnh đề ON:

SELECT 
    o.orderNumber, 
    customerNumber, 
    productCode
FROM
    orders o
LEFT JOIN orderDetails d 
    ON o.orderNumber = d.orderNumber AND 
       o.orderNumber = 10123;

Khi đó kết quả trả về sẽ hoàn toàn khác. Cụ thể, truy vấn lúc này trả về tất cả đơn hàng nhưng chỉ những đơn hàng có mã 10123 mới có thông tin về sản phẩm, được minh họa như hình bên dưới đây:

kết quả MySQL ordernumber

Lưu ý rằng nếu sử dụng mệnh đề INNER JOIN, điều kiện ONWHERE sẽ trả về kết quả như nhau.

Việt Nét vừa chia sẻ cách sử dụng left join MySQL, hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều kiến thức mới và bổ ích, chúc bạn thành công!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

15 bước cài đặt Ubuntu Server đơn giản nhất | Việt Nét

Ubuntu Server là gì?

Nếu bạn là người mới và vẫn chưa quen với Linux thì có thể bạn sẽ gặp nhiều thắc mắc khi cài đặt server này. Ubuntu Server này là một hệ điều hành server (OS), được phát triển và sở hữu bởi Canonical.

Ubuntu Server tương thích với các kiểu cấu trúc khác nhau, có nghĩa là nó có thể chạy liền mạch trên những điều sau:

  • x86.
  • x86-64.
  • ARM v7.
  • ARM64.
  • POWER8.
  • IBM System z mainframes via LinuxONE.

Ubuntu server có bốn yêu cầu chính và hệ thống của bạn phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • RAM: bộ nhớ 4GB.
  • CPU: bộ xử lý lõi kép 2GHz.
  • Lưu trữ: Dung lượng ổ đĩa tối thiểu 25GB.
  • Ổ USB: Ổ USB tối thiểu 4GB.

Hướng dẫn cài đặt Ubuntu Server

Để cài đặt Ubuntu Server, bạn hãy bắt đầu bằng cách tải xuống và tạo Installation Media. Sau đó, bạn có thể tiến hành cài đặt trên máy tính của mình.

Tải Installation Media

1. Bước đầu tiên, bạn cần truy cập trang Ubuntu Server download và chọn Option 2 – Manual Server Installation. Phiên bản mới nhất là Ubuntu 20.04, được phát hành vào ngày 23 tháng 4 năm 2020. Đây là phiên bản Long-Term Support (LTS), do đó, Linux sẽ cung cấp hỗ trợ và cập nhật cho đến tháng 4 năm 2025.

2. Tải xuống file ISO tương ứng sẽ được sử dụng để tạo Installation Media.

download ubuntu

Tạo một USB có thể khởi động

Nếu hệ thống của bạn không có ổ đĩa DVD, bạn có thể ghi file ISO ra đĩa. Ngoài ra, bạn có thể tạo ổ USB có khả năng khởi động để cài đặt Ubuntu Server. Ví dụ này sử dụng máy tính để bàn Ubuntu.

  • Kết nối USB với PC của bạn.
  • Trên màn hình Ubuntu, sử dụng biểu tưởng dưới cùng bên trái để mở Show Applications.
  • Trong phần tìm kiếm, nhập “startup” và chọn Startup Disk Creator.
  • Nếu Startup Disk Creator không tự động tìm thấy file ISO trong thư mục Download của bạn, hãy nhấp vào Other để tìm nó.
  • Đảm bảo chọn đúng ổ đĩa mục tiêu trong Disk, sau đó bấm Make Startup Disk.

Đặt thứ tự khởi động

Trong BIOS, chọn thiết bị nào sẽ được kiểm tra xem có hệ điều hành khởi động được hay không. Các tùy chọn bao gồm hard disk, USB và ổ CD/ DVD- ROM (nếu có). Chọn thiết bị phù hợp với cách bạn thiết lập phương tiện ở trên.

Hầu hết các phiên bản BIOS đều cho phép bạn call các menu khi khởi động. Bạn có thể sử dụng các phím sau để kéo nó lên, tùy thuộc vào kiểu máy mà bạn đang sử dụng.

manufacturer name

Chèn cài đặt Ubuntu Server mà bạn đã tạo. Bật máy tính và đợi nó khởi động từ ổ USB.

Chọn phiên bản cài đặt

Chọn tùy chọn Install Ubuntu Server từ danh sách tùy chọn. Bạn có thể điều hướng qua các tùy chọn bằng các phím mũi tên. Nhấn Enter để chọn tùy chọn mong muốn.

chọn phiên bản cài đặt

Lưu ý: Trong trường hợp bạn đã cài đặt card đồ họa NVIDIA trên hệ thống của mình, bạn có thể chọn tùy chọn Install Ubuntu Server (safe graphics) từ danh sách để thay thế.

Chọn ngôn ngữ cho Ubuntu server

Chọn ngôn ngữ ưa thích của bạn và sau đó nhấn nút Enter.

chọn ngôn ngữ cho ubuntu server

Bỏ qua bước Installer Update

Nếu có sẵn installer update, màn hình thiết lập sẽ hiển thị tùy chọn sử dụng installer cũ hoặc cập nhật lên mới.

bỏ bước install update

Chọn các tùy chọn sau:

  • Update to the new installer.
  • Continue without updating.

Tùy thuộc vào tùy chọn bạn chọn mà installer sẽ đưa bạn đến màn hình tiếp theo.

Hiện tại, với mục đích cài đặt, bạn hãy tiếp tục với tùy chọn thứ hai, Continue without updating.

Chọn bố cục bàn phím

Bạn hãy chọn bố cục bàn phím ưa thích. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn Identify your keyboard để chọn bàn phím tự động. Chọn Done và sau đó nhấn Enter.

chọn bố cục bàn phím

Cấu hình giao diện mạng

Để cài đặt server thành công, ít nhất một giao diện mạng cần được cấu hình để cho phép server giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng.

cấu hình giao diện mạng

Nếu Ethernet được kết nối với thiết bị Ubuntu Server của bạn, hãy chọn tùy chọn eth. Đối với Wifi, hãy chọn giao diện có hiển thị địa chỉ IP DHCP. Lưu ý rằng bằng cách chọn tùy chọn này, bạn cũng có thể chuyển nó sang IP tĩnh.

Chọn Done và nhấn Enter.

Cấu hình chi tiết proxy để kết nối với Internet

Trong trường họp bạn có thông tin chi tiết về proxy, bạn có thể nhập thông tin chi tiết trên màn hình này. Nếu không thì hãy để trống.

Chọn Done, sau đó nhấn Enter.

cấu hình proxy

Cấu hình Ubuntu Archive Mirror

Một Ubuntu Archive Mirror được chọn tự động cho bạn. Trong trường hợp không muốn đặt địa chỉ mặc định, bạn có thể chọn một địa chỉ thay thế.

Chọn Done và nhấn Enter.

ubuntu archive mirror

Chọn Storage Configurations

storage configuration

Trên màn hình này có hai tùy chọn:

  • User an entire disk: Việc chọn tùy chọn này sẽ xóa toàn bộ đĩa cứng và tự động phân vùng ổ đĩa cho bạn. Bạn cần đảm bảo rằng không có bất kỳ thông tin giá trị nào được lưu trữ trước đó, vì bạn sẽ không thể truy xuất thông tin này sau khi các phân vùng được tạo.
  • Custom storage layout: Tùy chọn này chỉ dành cho người dùng trung cấp và cao cấp, đồng thời cho phép bạn thiết lập phân vùng và chọn một phân vùng để cài đặt Ubuntu Server. Tránh điều này nếu bạn chưa quen với việc cài đặt hệ điều hành server.

Chọn Done và sau đó nhấn Enter.

storage config

Trên màn hình tiếp theo, có một bản tóm tắt các thay đổi sẽ được thực hiện đối với hệ thống. Xem lại cấu hình hệ thống và thực hiện các thay đổi này nếu bạn cần.

Chọn Done và sau đó nhấn Enter.

cấu hình storage

Trên màn hình tiếp theo, installer sẽ hiển thị một cửa sổ bật lên yêu cầu xác nhận cuối cùng để bắt đầu quá trình cài đặt. Nếu bạn chắc chắn mọi thứ đều theo yêu cầu, hãy chọn Continue, hoặc No, tùy từng trường hợp.

Cấu hình profile

Sau khi cài đặt hoàn tất, màn hình tiếp theo sẽ hỏi bạn các chi tiết sau:

  • Your name.
  • Your server’s name.
  • Pick a username.
  • Choose a password.
  • Confirm your password.
cấu hình profile

Bạn hãy đặt tên hợp lý cho Ubuntu Server để bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó trên mạng. Ngoài ra, hãy sử dụng mật khẩu vừa an toàn vừa dễ nhớ.

Chọn Done, sau đó nhấn Enter.

Cài đặt SSH

Ubuntu cung cấp cho bạn một tùy chọn để truy cập an toàn vào server của bạn từ xa bằng cách thiết lập chi tiết OpenSSH server. Bạn có tùy chọn nhập SSH identity key từ GitHub hoặc Launchpad nếu muốn.

Nếu bạn không muốn nhập key, hãy chọn Done và sau đó nhấn Enter.

cài đặt SSH

Có một số snaps phổ biến, có thể được cài đặt trên server post installation. Mỗi cái đều có một mô tả để bạn biết nó dùng để làm gì.

Chọn các snaps cần thiết, tiếp theo là DoneEnter.

Featured Server Snaps

Hoàn tất cài đặt

Ubuntu sẽ hoàn tất việc cài đặt các khía cạnh còn lại của server. Ngay sau khi quá trình cài đặt hoàn tất, hãy chọn tùy chọn Reboot.

hoàn tất cài đặt ubuntu

Lưu ý: Tháo ổ USB khỏi máy trước khi chọn tùy chọn Reboot. Nếu không, Ubuntu có thể bắt đầu cài đặt lại mọi thứ khi bạn khởi động máy.

Nếu bạn không nhìn thấy gì ngoài màn hình log, hãy nhấn Enter một vài lần.

Đăng nhập vào Ubuntu server

Hệ thống sẽ hỏi chi tiết đăng nhập và mật khẩu của bạn. Nhập các chi tiết đã thiết lập ở bước trước. Nếu bạn có thể đăng nhập và nhìn thấy màn hình thông tin hệ thống, bạn đã cài đặt thành công Ubuntu Server 20.04 LTS trên máy của mình.

đăng nhập vào ubuntu server

Lời kết

Các bước trên khá đơn giản và nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn, bạn cũng có thể cài đặt Ubuntu Server trên máy tính của mình mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Nếu bạn là người mới bắt đầu, các bước này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình xử lý cài đặt Ubuntu và giúp công việc của bạn dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết nay cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích cũng như giúp bạn cài đặt Ubuntu server một cách dễ dàng, chúc bạn thực hiện thành công!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:



Thiết kế website

Hướng dẫn cài đặt SFTP server Ubuntu đơn giản nhất | Việt Nét

Hướng dẫn các bước cài đặt SFTP server Ubuntu đơn giản

SFTP là viết tắt của cụm từ SSH File Transfer Protocol. Đúng như tên gọi, đây là một cách an toàn để truyền file giữa các máy bằng kết nối SSH được mã hóa. Đây là một giao thức hoàn toàn khác với FTP (File Transfer Protocol), mặc dù nó được các máy FTP client hiện đại hỗ trợ rộng rãi.

sftp server ubuntu

Trong một số trường hợp, bạn có thể chỉ muốn một số người dùng nhất định được phép chuyển file và không có quyền truy cập SSH. Trong hướng dẫn này, Việt Nét sẽ chỉ bạn cách thiết lập daemon SSH để giới hạn quyền truy cập SFTP vào một số thư mục không được phép truy cập SSH trên cơ sở mỗi người dùng.

Bước 1: Cài đặt OpenSSH-server và SSH

Nếu bạn chưa có OpenSSH-server và SSH, hãy cài đặt OpenSSH trong máy chủ, bạn có thể sử dụng lệnh sau:

$ sudo apt install openssh-server

Bạn cũng cần cài SSH trên hệ thống từ nơi bạn sẽ truy cập vào máy chủ SFTP.

$ sudo apt install ssh

Bước 2: Tạo tài khoản người dùng SFTP

Đầu tiên khi muốn cài đặt SFTP server Ubuntu, cần tạo một user mới, user này sẽ chỉ được cấp quyền truy cập chuyển file vào server.

$ sudo adduser sftp_user

Bạn sẽ được nhắc tạo mật khẩu cho tài khoản, sau đó là một số thông tin về user. Thông tin user là tùy chọn, vì vậy bạn có thể nhấn ENTER để để trống các trường đó.

Enter new UNIX password:
Retype new UNIX password:
…..
passwd: password updated successfully

Bây giờ bạn đã tạo một user mới sẽ được cấp quyền truy cập vào thư mục bị hạn chế. Trong bước tiếp theo sẽ hướng dẫn tạo thư mục để truyền tệp và thiết lập các quyền cần thiết.

Bước 3: Tạo thư mục để truyền file

Để hạn chế quyền truy cập SFTP vào một thư mục, trước tiên, phải đảm bảo thư mục tuân thủ các yêu cầu về quyền của máy chủ SSH.

SFTP

Cụ thể, thư mục và tất cả các thư mục phía trên nó trong cây hệ thống file phải thuộc quyền sở hữu của người chủ và không thể ghi bởi bất kỳ ai khác. Do đó, không thể chỉ cấp quyền truy cập hạn chế vào thư mục chính của user vì thư mục chính thuộc sở hữu của user chứ không phải root.

Tại đây, bạn sẽ tạo và sử dụng /var/sftp/myfolder/data/ làm thư mục tải lên đích. /var/sftp/myfolder sẽ do người chủ sở hữu và người dùng khác sẽ không thể ghi được.

Thư mục con /var/sftp/myfolder/data/ sẽ thuộc sở hữu của sftp_user (đã được tạo trước đó), để người dùng có thể tải file lên đó.

Đầu tiên, bạn tạo các thư mục.

$ sudo mkdir -p /var/sftp/myfolder/data/

Đặt tên người owner của file /var/sftp/myfolder thành root.

$ sudo chown root:root /var/sftp/myfolder

Cấp quyền ghi root cho cùng một thư mục và chỉ cấp cho người dùng khác quyền đọc và thực thi.

$ sudo chmod 755 /var/sftp/myfolder

Thay đổi quyền sở hữu trên thư mục tải lên thành sftp_user.

$ sudo chown sftp_user:sftp_user /var/sftp/myfolder/data/

Đến đây bạn đã thực hiện xong việc hạn chế thư mục.

Vì vậy, sftp_user sẽ chỉ sử dụng /data/ từ đường dẫn bên dưới. sftp_user không bao giờ có thể thay đổi thư mục.

/var/sftp/myfolder/data/

Bước 4: Cài đặt sshd_config

Trong bước này, bạn sẽ sửa đổi cấu hình máy chủ SSH để không cho phép truy cập thiết bị đầu cuối cho sftp_user nhưng cho phép truy cập chuyển file.

cài đặt SFTP

Mở file cấu hình server SSH bằng cách sử dụng lệnh dưới đây:

$ sudo nano /etc/ssh/sshd_config

Hoặc sử dụng lệnh:

$ sudo vi /etc/ssh/sshd_config

Cuộn xuống cuối file và nối đoạn mã cấu hình sau:

/etc/ssh/sshd_config

. . .

Port
Match User sftp_user
ForceCommand internal-sftp
PasswordAuthentication yes
ChrootDirectory /var/sftp/myfolder
PermitTunnel no
AllowAgentForwarding no
AllowTcpForwarding no
X11Forwarding no

Sau đó, lưu và đóng file. [Nhấn: wq + enter].

Ý nghĩa mỗi lệnh đó thực hiện:

  • Match User: Lệnh này yêu cầu máy chủ SSH chỉ áp dụng các lệnh sau cho người dùng được chỉ định. Ở đây, chúng ta chỉ định sftp_user.
  • ForceCommand Internal-sftp: Lệnh này buộc SSH server chạy SFTP server khi đăng nhập, không cho phép truy cập shell access.
  • PasswordAuthentication: Lệnh này cho phép xác thực mật khẩu cho người dùng này.
  • ChrootDirectory /var/sftp/myfolder: Lệnh này đảm bảo rằng người dùng sẽ không được phép truy cập vào bất kỳ thứ gì ngoài thư mục /var/sftp/myfolder.
  • AllowAgentForwarding no , AllowTcpForwarding no. và X11Forwarding vô hiệu hóa chuyển tiếp port, tunnel và chuyển tiếp X11 cho người dùng này.

Trong Match User [user_name], bạn cũng có thể sử dụng nhóm bằng cách sử dụng lệnh dưới đây.
Match Group [sftp_group]

Lưu ý: Bạn cần tạo một nhóm mới có tên là sftp_group.

Bước 5: Khởi động lại service

Để áp dụng các thay đổi cấu hình hãy khởi động lại service.

$ sudo systemctl restart sshd

Hoặc

$ sudo /etc/init.d/ssh restart

Bây giờ bạn đã định cấu hình máy chủ SSH để hạn chế quyền truy cập chỉ truyền file cho sftp_user.

Bước 6: Mở port sftp trong nhóm bảo mật AWS-EC2

Nếu bạn đang sử dụng phiên bản AWS-EC2, bạn cần mở cổng tại đây.

  1. Đăng nhập vào tài khoản AWS của bạn.
  2. Chuyển đến các dịch vụ và sau đó nhấp vào menu EC2 > Running Instances.
  3. Chuyển đến instance của bạn.
  4. Mở nhóm Security groups.
  5. Trong Inbound rules, chỉnh sửa inbound rules.
  6. Thực hiện các cài đặt sau:
  • Type = TCP tùy chỉnh.
  • Protocol = TCP.
  • Port range = your_port (giống như được đặt trong tệp sshd_config).
  • Source = Bạn cần đưa IP vào whitelist ở đây, nếu bạn không muốn thì đặt ở bất kỳ đâu.
  • Description – tùy chọn = Bạn có thể đề cập ở đây một số thông tin hữu ích.

Bước cuối cùng là kiểm tra cấu hình để đảm bảo rằng nó hoạt động như dự định.

Bước 7: Xác nhận cấu hình

Bạn có thể xác minh cấu hình trong thiết bị đầu cuối của mình và cũng như phần mềm của bên thứ ba, chẳng hạn như WinSCP.

xác nhận SFTP

Xử lý sự cố

Nếu bạn gặp phải lỗi dưới đây trong quá trình cài đặt SFTP server Ubuntu thì vui lòng thực hiện những bước sau:

"no supported authentication methods available server sent: public key
Authentication Failed"

Sau đó chạy lệnh dưới đây và kiểm tra lại kết nối.

sudo service sshd restart

Lời kết

Bạn đã hạn chế một người dùng có quyền truy cập vào SFTP server Ubuntu mà không có toàn quyền shell access. Trong khi hướng dẫn này chỉ sử dụng một thư mục và một người dùng, bạn có thể mở rộng ví dụ này cho nhiều người dùng và nhiều thư mục.

SSH server cho phép các lược đồ cấu hình phức tạp hơn, bao gồm giới hạn quyền truy cập vào các nhóm hoặc nhiều người dùng cùng một lúc, hoặc thậm chí giới hạn quyền truy cập vào một số địa chỉ IP nhất định.

Như vậy là bạn đã biết cách cài đặt SFTP server Ubuntu, hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, chúc bạn thực hiện thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình cài đặt SFTP server Ubuntu, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Cách tối ưu hóa robots.txt WordPress | Việt Nét

File robots.txt là gì?

Robots.txt là một file text tạo để cho các bot của công cụ tìm kiếm biết cách thu thập thông tin và indexing trang trên trang web của họ, nó thường được lưu trữ trong thư mục gốc còn được gọi là thư mục chính của trang web của bạn, định dạng cơ bản cho file robots.txt như sau:

1234567 User-agent: [user-agent name]Disallow: [URL string not to be crawled]  User-agent: [user-agent name]Allow: [URL string to be crawled]  Sitemap: [URL of your XML Sitemap]
robots.txt là gì?
robots.txt là gì?

Nếu bạn không cho phép một URL thì các bot của công cụ tìm kiếm sẽ tự hiểu rằng chúng được phép thu thập dữ liệu đó.

Đây là file ví dụ robots.txt tương tự như sau:

123456 User-Agent: *Allow: /wp-content/uploads/Disallow: /wp-content/plugins/Disallow: /wp-admin/ Sitemap: https://example.com/sitemap_index.xml

Trong ví dụ robots.txt ở trên admin đã cho phép các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và indexing các file trong thư mục upload WordPress trên website. Ngoài ra, admin đã không cho phép các bot tìm kiếm thu thập thông tin và indexing các plugin cũng như thư mục quản trị WordPress.

Cuối cùng, chúng tôi đã cung cấp URL sơ đồ trang XML của chúng tôi.

Bạn có cần file Robots.txt cho trang web WordPress của mình không?

Nếu bạn không có file robots.txt thì các công cụ tìm kiếm vẫn sẽ thu thập thông tin và indexing trang web của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể cho các công cụ tìm kiếm biết trang hoặc thư mục nào mà chúng không nên thu thập thông tin.

robots.txt WordPress

Sẽ không có nhiều tác động khi bạn mới bắt đầu viết blog và chưa có nhiều nội dung. Tuy nhiên, khi trang web của bạn phát triển và có nhiều nội dung thì bạn nên kiểm soát tốt hơn cách trang web của bạn được thu thập thông tin và indexing. Đó là lý do tại sao mà chúng ta cần phải có một hạn ngạch thu thập thông tin cho các bot tìm kiếm trên mỗi trang web.

Nếu các bot thu thập thông tin một số trang nhất định trong một phiên thu thập thông tin. Khi đó, nếu việc thu thập thông tin tất cả các trang trên trang web của bạn chua hoàn thành, thì bot sẽ quay lại và tiếp tục thu thập thông tin trong phiên tiếp theo. Việc này có thể làm chậm tốc độ indexing trang web của bạn.

Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách không cho phép các chương trình tìm kiếm cố gắng thu thập dữ liệu các trang không cần thiết như các trang quản trị WordPress, file plugin và thư mục theme của bạn. Bằng cách không cho phép các trang không cần thiết, bạn sẽ tiết kiệm được hạn ngạch thu thập thông tin của mình. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu nhiều trang hơn trên trang web của bạn và indexing chúng nhanh nhất có thể.

File Robots.txt lý tưởng trông như thế nào?

Nhiều blog nổi tiếng sử dụng file robots.txt rất đơn giản, nội dung của chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng trang web cụ thể. Tuy đây không phải là cách an toàn nhất để ẩn nội dung khỏi người dùng nhưng nó sẽ giúp bạn ngăn nội dung xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

12345 User-agent: *Disallow: Sitemap: http://www.example.com/post-sitemap.xmlSitemap: http://www.example.com/page-sitemap.xml

File robots.txt này cho phép tất cả các bot indexing tất cả nội dung và cung cấp cho chúng liên kết đến các sơ đồ trang XML của trang web. Đối với các trang web WordPress, bạn cần nắm rõ các quy tắc sau trong file robots.txt:

12345678 User-Agent: *Allow: /wp-content/uploads/Disallow: /wp-admin/Disallow: /readme.htmlDisallow: /refer/ Sitemap: http://www.example.com/post-sitemap.xmlSitemap: http://www.example.com/page-sitemap.xml

Điều này yêu cầu các bot tìm kiếm indexing tất cả các hình ảnh và file WordPress, nó không cho phép các bot tìm kiếm indexing khu vực quản trị WordPress, file readme và các liên kết liên kết được ẩn đi.

Bằng cách thêm các sơ đồ trang web vào file robots.txt, bạn sẽ giúp các bot của Google dễ dàng tìm thấy tất cả các trang trên trang web của bạn.

 Như vậy là bạn đã biết file robots.txt lý trông lý tưởng như thế nào rồi đúng không, giờ hãy cùng xem cách mà bạn có thể tạo file robots.txt như thế nào trong WordPress.

Cách tạo file Robots.txt WordPress?

Có hai cách để tạo file robots.txt trong WordPress và bạn có thể chọn phương pháp phù hợp nhất với mình. 2 cách này bao gồm sử dụng plugin AOISEO và ứng dụng FTP.

Chỉnh sửa file Robots.txt bằng SEO tất cả trong một (All in One SEO).

All in One SEO còn được gọi là AIOSEO là mọt trong những plugin SEO cho WordPress tốt nhất trên thị trường với hơn 2 triệu trang web đang dùng, nó rất dễ sử dụng và đi kèm với nó là trình tạo file robots.txt.

Trang chủ AIOSEO
Trang chủ AIOSEO

Nếu bạn chưa biết cách cài đặt plugin AIOSEO thì bạn có thể xem hướng dẫn từng bước của chúng tôi về cách cài đặt plugin WordPress.

Lưu ý: Phiên bản miễn phí của AIOSEO có sẵn và có tính năng này.

Sau khi cài đặt và kích hoạt plugin, bạn có thể sử dụng plugin này để tạo và chỉnh sửa file robots.txt của mình trực tiếp từ khu vực quản trị viên WordPress của bạn.

Chỉ cần đi tới All in One SEO » Tools để chỉnh sửa file robots.txt của bạn.

robots.txt AIO SEO
robots.txt AIO SEO

Trước tiên, bạn cần bật tùy chọn chỉnh sửa bằng cách click vào nút chuyển đổi ‘Enable Custom Robots.txt’ sang màu xanh lam. Khi bật nút này, bạn có thể tạo file robots.txt tùy chỉnh trong WordPress.

All in One SEO sẽ hiển thị file robots.txt hiện có của bạn trong phần ‘Robots.txt Preview’ ở cuối màn hình của bạn.

Phiên bản này sẽ hiển thị các quy tắc mặc định đã được WordPress thêm vào.

Các quy tắc mặc định này yêu cầu các công cụ tìm kiếm không thu thập dữ liệu các file WordPress cốt lõi của bạn, nó cho phép các bot index tất cả nội dung và cung cấp cho chúng liên kết đến các sơ đồ trang XML của trang web của bạn.

Bây giờ bạn có thể thêm các quy tắc tùy chỉnh của riêng mình để cải thiện file robots.txt cho SEO, để thêm quy tắc bạn hãy nhập agent người dùng vào trường ” User Agent”, sử dụng dấu * sẽ áp dụng quy tắc cho tất cả các agent người dùng. Sau đó, bạn có thể chọn ‘Allow’ hoặc ‘Disallow’ các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin, tiếp theo nhập tên file hoặc đường dẫn thư mục vào trường ‘Directory Path’.

Add rule cho file rotbots.txt
Add rule cho file rotbots.txt

Quy tắc sẽ tự động được áp dụng cho robots.txt của bạn, để thêm một quy tắc khác, hãy nhấp vào nút  ‘Add Rule’. Chúng tôi khuyên bạn nên thêm các quy tắc cho đến khi bạn tạo ra được định dạng robots.txt lý tưởng mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên.

Các quy tắc tùy chỉnh của bạn sẽ được hiển thị tương tự như sau:

Sau khi hoàn tất, đừng quên nhấp vào nút ” Save Changes ” để lưu trữ các thay đổi của bạn.

Chỉnh sửa file Robots.txt theo cách thủ công bằng FTP

Đối với phương pháp này, bạn sẽ cần sử dụng ứng dụng FTP client để chỉnh sửa file robots.txt.

Chỉ cần kết nối với tài khoản lưu trữ WordPress của bạn bằng ứng dụng FTP. Khi vào bên trong, bạn sẽ có thể thấy file robots.txt trong thư mục gốc của trang web của bạn.

Kiểm tra file robots.txt trên FTP
Kiểm tra file robots.txt trên FTP

Nếu bạn không nhìn thấy file thì có thể bạn không có file robots.txt nào, trong trường hợp này bạn vẫn có thể tiếp tục và tạo một file mới.

Tạo mới file robots.txt trên FTP
Tạo mới file robots.txt trên FTP

Robots.txt là một file text thuần túy, có nghĩa là bạn có thể download nó xuống máy tính của mình và chỉnh sửa bằng bất kỳ trình soạn thảo văn bản thuần túy nào như Notepad hoặc TextEdit. Sau khi lưu các thay đổi, bạn có thể load nó trở lại thư mục gốc của trang web.

Làm thế nào để kiểm tra tệp Robots.txt của bạn?

Sau khi bạn đã tạo file robots.txt của mình, bạn nên kiểm tra file đó bằng công cụ trình kiểm tra robots.txt, có rất nhiều công cụ kiểm tra robots.txt trên mạng nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng công cụ bên trong Google Search Console.

Trước tiên, bạn cần phải liên kết trang web của mình với Google Search Console, nếu bạn chưa làm điều này thì bạn hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về cách thêm trang web WordPress của bạn vào Google Search Console. Sau đó, bạn có thể sử dụng Tool kiểm tra robot của Google Search Console.

Kiên tra file robots.txt trên Google Search Console

Chỉ cần chọn property của bạn từ danh sách thả xuống, công cụ sẽ tự động tìm nạp file robots.txt của trang web của bạn và đánh dấu các lỗi và đưa ra lời cảnh báo nếu có.

Mục tiêu của việc tối ưu hóa file robots.txt của bạn là để ngăn các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu các trang hiện không công khai. Ví dụ: các trang trong thư mục wp-plugins hoặc các trang trong thư mục quản trị viên WordPress của bạn.

Một sai lầm phổ biến giữa các chuyên gia SEO là việc chặn category, thẻ và trang lưu trữ của WordPress sẽ giúp cải thiện tốc độ thu thập dữ liệu và dẫn đến việc indexing nhanh hơn và xếp hạng cao hơn. Nhưng đó không phải là cách đúng mà nó còn chống lại các nguyên tắc quản trị trang web của Google. Bạn nên làm theo định dạng robots.txt ở trên để tạo file robots.txt an toàn cho trang web của bạn.

Lời kết

Việt Nét hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn nhiều hơn trong việc tối ưu hóa file robots.txt WordPress để cải thiện SEO cho website của mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy comment ở phía bên fuowis bài viết để Việt Nét hỗ trợ nhé.

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website

Cách tăng giới hạn upload/import phpMyadmin | Việt Nét

Hướng dẫn tăng giới hạn upload/import phpMyAdmin DirectAdmin

Để tăng giới hạn xuất cũng như nhập thêm dữ liệu trên phpMyadmin vào DirectAdmin thao tác gồm có 6 bước sau đây:

Bước 1:  Kiểm tra tối đa dung lượng upload/import  phpMyAdmin.

Check upload/import phpMyadmin
Check upload/import

Bước 2SSH vào VPS DirectAdmin.

SSH
SSH

Bước 3: Tìm tệp tin php.ini trên VPS.

php -i | grep "php.ini"
Tìm tệp tin php.ini
Tìm tệp tin php.ini

Bước 4Chỉnh sửa tệp tin php.ini để tăng giới hạn upload/import phpMyAdmin DirectAdmin.

Vào file php.ini để sửa lại file:

sudo vi /usr/local/php74/lib/php.ini

Sau khi vào được nội dung tệp tin rồi bạn tìm hai dòng sau và thay đổi thành mức dung lượng mới cao hơn:

  • upload_max_filesize
  • post_max_size

Để tìm được hai dòng cấu hình này bạn dùng phím / và chèn nội dung phía sau dấu / này. Ví dụ: Khi bạn vừa dùng lệnh sudo vi /usr/local/php74/lib/php.ini thì bạn tiếp tục bấm /upload_max_filesize và /post_max_size sau đó Enter để tìm các dòng khớp từ khoá tương ứng.Sau đó nhấn phím i trên bàn phím để bật chế độ chỉnh sửa.

upload_max_filessize
upload_max_filessize
post_max_size
post_max_size

Sau khi đã sửa xong hai dòng và thoát chế độ chỉnh sửa bạn dùng tổ hợp phím :x Enter để lưu lại tệp tin php.ini.

Bước 5: Khởi động lại dịch vụ web của bạn.

  • Kiểm tra xem đang chạy webserver gì
  • Restart lại webserver
Khởi động lại webserver
Khởi động lại webserver

Bước 6: Kiểm tra lại tối đa dung lượng upload/import  phpMyAdmin.

kiểm tra lại upload/import
kiểm tra lại upload/import

Sau khi thực hiện đúng các bước trên, bạn đã tăng dung lượng upload/import phpMyAdmin thành công vào DirectAdmin của mình.

Lời kết

Trên đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tăng giới hạn upload/import phpMyadmin và DirectAdmin. Hy vọng là bạn đã có thêm kiến thức bổ sung cho việc quản lý hosting của mìLh. Việt Nét chúc bạn thành công.

Hãy đánh giá bài viết post

Việt Nét hiện đang có chương trình khuyến mãi lớn nhất trong năm

Giảm giá TRỌN ĐỜI:

  • 40% Hosting Giá Rẻ, Hosting Cao Cấp & Business Hosting.

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:

  • Hotline: 0966437391
  • Email: vietnet24h@gmail.com
  • Hoặc chat trực tiếp với Việt Nét thông qua biểu tượng Livechat ở góc phải màn hình. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn 24/7.

Mình là Bo – admin của Quản Trị Linux. Mình đã có 10 năm làm việc trong mảng System, Network, Security và đã trải nghiệm qua các chứng chỉ như CCNP, CISSP, CISA, đặc biệt là chống tấn công DDoS. Gần đây mình trải nghiệm thêm Digital Marketing và đã hòan thành chứng chỉ CDMP của PearsonVUE. Mình rất thích được chia sẻ và hỗ trợ cho mọi người, nhất là các bạn sinh viên. Hãy kết nối với mình nhé!


Thiết kế website

Hướng dẫn cách tạo Shell Script Linux | Việt Nét

Shell Scripting là gì?

Shell Scripting là một chương trình máy tính mã nguồn mở, được thiết kế cho Unix/Linux shell. Shell Script Linux cho phép viết các lệnh để shell thực thi, có thể kết hợp các chuỗi lệnh lặp, dài thành một script duy nhất và đơn giản để có thể được thực thi bất cứ lúc nào, từ đó làm giảm đáng kể công việc lập trình của các developer.

Trong hướng dẫn về Linux Shell Script này, bạn đọc sẽ có được kiến thức cơ bản về Shell Script Linux/Unix và một số khái niệm nâng cao của Shell Scripting. Bây giờ hãy bắt đầu với hướng dẫn ngay thôi!

Các loại Shell

Có hai loại shell chính trong Linux:

  1. Bourne Shell: prompt cho shell này là $, một số derivate của nó bao gồm:
    • POSIX shell, còn được gọi là sh
    • Korn Shell hay sh
    • Bourne Again Shell hay bash (shell phổ biến nhất).
  2. C shell: prompt là %, một số danh mục con bao gồm:
    • C shell (csh0
    • Tops shell C (tcsh)

Bài viết này sẽ tập trung vào các Shell Script Linux dựa trên bash shell.

Viết Shell Script Linux/Unix

Shell Script có thể được viết bằng các text editor. Trên hệ thống Linux, mở một chương trình text editor bất kỳ rồi mở một file mới để bắt đầu, sau đó ta cần cấp quyền cho shell để thực thi Shell Script và đặt script ở vị trí mà shell có thể tìm.

Các bước tạo một Shell Script:

  1. Tạo một file bằng vi editor (hay bất kỳ editor nào khác). Đặt tên script file với phần mở rộng .sh
  2. Bắt đầu script bằng #!/bin/sh
  3. Viết lệnh
  4. Lưu script file với tên filename.sh
  5. Nhập bash filename. để thực thi script.

Trong đó, #! là một toán tử shebang, hướng srcript đến vị trí của trình biên dịch (interpreter). Do đó, nếu dùng #!/bin/sh thì sciprt sẽ được chuyển hướng đến bourne-shell.

Bây giờ hãy tạo một scipt nhỏ –

#!/bin/sh

Ls

Tiếp đến là các bước để tạo một chương trình Shell Script Linux/Unix.

Tạo Shell Script Linux
Tạo Shell Script Linux

Trong đó, ls sẽ được thực thi nếu ta thực thi file script sample.sh.

Commenting là một tính năng vô cùng quan trọng, và cú pháp để comment trong Shell Script là:

#comment

Ví dụ:

 Comment trong Shell Script Linux
Comment trong Shell Script Linux

Biến Shell là gì?

Như đã đề cập trước đây, các Biến (Variable) lưu trữ dữ liệu dưới dạng các ký tự và chữ số. Tương tự, biến trong Shell Script Linux cũng được dùng để lưu trữ thông tin, và chỉ có thể được thực hiện bởi shell.

Ví dụ, lệnh sau đây tạo một biến shell và in nó ra màn hình:

variable ="Hello"
echo $variable

Một script nhỏ để tạo biến:

#!/bin/sh
echo "what is your name?"
read name
echo "How do you do, $name?"
read remark
echo "I am $remark too!"

Minh họa cho các bước tạo và thực thi script:

Thực thi Shell Script
Thực thi Shell Script

Theo sơ đồ ở trên, ta có thể thấy chương trình chọn giá trị cho biến ‘name’ là Joy và ‘remark’ là excellent.

Tông quan hướng dẫn sử dụng Shell Scrip Linux

Sau đây là tóm tắt các ý chính của bài viết hướng dẫn sử dụng Shell Script Linux:

  • Kernel chính là hạt nhân của hệ điều hành, có nhiệm vụ giao tiếp giữa phần cứng và phần mềm.
  • Shell là một chương trình phiên dịch các lệnh của người dùng thông qua CLI như Terminal.
  • Bourne shell và C shell là hai loại shell được sử dụng nhiều nhất trong Linux.
  • Shell Script Linux là việc viết chuỗi các lệnh để shell có thể đọc.
  • Linux Shell Script có thể giúp tạo nhiều chương trình phức tạp cùng với nhiều lệnh, vòng lặp và hàm khác nhau.
  • Một số lệnh Shell Script Linux cơ bản: cat, more, less, head, tail, mkdir, cp, mv, rm, touch, grep, sort, wc, cut,…

Lời kết

Trên đây chỉ là ví dụ rất đơn giản về việc sử dụng biến trong Shell Script Linux. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra nhiều script nâng cao với nhiều lệnh khác, thậm chí là dùng vòng lặp, hàm,… Shell Script Linux hỗ trợ việc lập trình rất nhiều, đồng thời việc quản trị Linux cũng trở nên đơn giản hơn với Shell Script Linux. Chúc bạn thanh công

Hãy đánh giá bài viết post

Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:


Thiết kế website