Là một người mới tìm hiểu về lập trình, ắt hẳn bạn đã nghe qua về ngôn ngữ Objective C. Vậy ngôn ngữ Objective C là gì? Ngôn ngữ này có những ưu điểm nào? Để làm rõ những thắc mắc trên, mời bạn cùng Vietnix tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây nhé!
Objective-C là gì?
Objective C là một loại ngôn ngữ lập trình được sáng tạo bởi Steve Jobs dựa trên nền tảng của ngôn ngữ C++. Objective C được bổ sung kêu gọi hàm của ngôn ngữ Smalltalk.
Đây cũng là loại ngôn ngữ lập trình được sử dụng để viết nhiều ứng dụng và các chương trình phần mềm hệ thống cho IOS và MacOS.
Objective-C là gì
Ngôn ngữ lập trình Objective C biên soạn nhằm giúp lập trình viên có thể sáng tạo các công cụ duy trì và hỗ trợ framework. Objective C có ưu điểm là người dùng dễ dàng xây dựng bất cứ thứ gì từ dòng lệnh common line utilities đến cả giao diện cho người dùng animated GUI.
Để sử dụng được ngôn ngữ Objective C, lập trình viên cần có những kiến thức cơ bản như cấu trúc điều khiển, các hàm hay các toán tử, biến, hằng,…
Đây cũng là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và thừa hưởng nhiều tính năng nổi bật của ngôn ngữ lập trình C+ và C++. Người sử dụng ngôn ngữ này cũng có thể viết ra các funcional như khi sử dụng ngôn ngữ C.
Lịch sử hình thành ngôn ngữ Objective-C
Như chúng ta đều biết, Steve Jobs là người đã khai sinh ra dòng điện thoại Iphone – thương hiệu điện thoại thông minh vẫn được người dùng yêu thích sử dụng đến ngày nay. Tuy nhiên, ngôn ngữ lập trình này lại ra đời ngay sau khi ông bị buộc rời khỏi Apple.
Steve Jobs đã thành lập một thương hiệu riêng mới cho chính bản thân ông có tên là NeXTSTEP Computer ngay sau khi rời nơi làm việc cũ.
Steve Jobs là người đã sáng tạo và phát triển ra Objective-C
Doanh nghiệp mới có nhiệm vụ chính là phát triển hệ điều hành Next Step Operating System và phần lớn của phần cứng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm máy tính của Apple hiện nay. Từ hoàn cảnh trên, ngôn ngữ Objective C đã ra đời và mang lại sự tiện ích vô cùng to lớn cho các lập trình viên.
Ưu điểm của Objective-C
Mặc dù đã ra đời từ lâu nhưng ngôn ngữ Objective C vẫn có nhiều ưu điểm lớn và được sử dụng tới ngày nay.
Ngôn ngữ Objective-C có trình biên dịch nhanh
Được xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình C, ngôn ngữ Objective C có trình biên dịch nhanh cùng với sự trang bị thêm nhiều Dynamic Script Language. Nhờ vậy, Objective C có thể giúp người dùng xử lý nhanh chóng các câu lệnh mà không quá cứng nhắc.
Hỗ trợ Tooling và Runtime
Ngôn ngữ Objective C được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các IDE hiện đại, viết code tự động và các công cụ refactoring thì luôn luôn hỗ trợ người lập trình.
Ngôn ngữ Objective-C được hỗ trợ Tooling và Runtime mạnh mẽ
Ngoài ra, Runtime của ngôn ngữ Objective C còn mạnh hơn cả ngôn ngữ Swift – một loại ngôn ngữ lập trình phổ biến khác ngày nay.
Được tích hợp với thư viện Cocoa
Thư viện Cocoa là thư viện mạnh tập trung vào các ứng dụng cảm ứng sẽ hỗ trợ ngôn ngữ Objective C tạo ra các sản phẩm ấn tượng.
Objective-C tương thích với ngôn ngữ C và C++
Người lập trình có thể khai báo các kiểu dữ liệu và tất cả các biến của C và C++. Ngày nay, nhiều thư viện của Objective cũng đã được hai ngôn ngữ phổ biến này.
Ngôn ngữ Objective-C tương thích với C và C++
Làm việc tốt và ổn định với Foundation APIs
Lập trình viên nên ưu tiên lựa chọn các ứng dụng được viết ra mà có sử dụng các Foundation APIs. Bởi codebase của ngôn ngữ Objective C sẽ có khả năng tương thích với các function calls dựa trên C APIs tốt hơn.
Nên chọn ngôn ngữ lập trình Objective-C hay Swift?
Trong quá trình tìm hiểu về ngôn ngữ Objective C, chắc hẳn bạn sẽ phân vân khi lựa chọn loại ngôn ngữ này với Swift – một loại ngôn ngữ khác cũng phổ biến không kém hiện nay.
Nên chọn ngôn ngữ Objective-C hay ngôn ngữ Swift
Swift là một ngôn ngữ lập trình mới được Apple cho ra mắt với mục đích thay thế Objective C. Ngôn ngữ mới này đã trở thành ngôn ngữ mã nguồn mở.
Chính điều này đã tạo sự thuận lợi hơn cho các lập trình viên IOS. Mặc dù ra mắt sau nhưng Swift có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với Objective C, trong đó có khả năng xử lý mạnh mẽ.
Nhược điểm của Swift là các lập trình viên sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen, học hỏi và có thể làm việc thành thạo với nó. Mặt khác, những ứng dụng IOS đã có hiện nay đều sử dụng ngôn ngữ Objective C để viết nên.
So sánh ngôn ngữ Swift và Objective-C
Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu tuyển dụng nhân lực lập trình viên hiểu biết và sử dụng thành thạo Objective C cũng chiếm ưu thế hơn Swift.
Nói tóm lại là một lập trình viên, bạn vẫn nên học tập và thành thạo ngôn ngữ Objective C, sau đó sẽ bổ sung thêm ngôn ngữ Swift để có sự chuyển đổi dần khi ngôn ngữ mới được cải tiến.
Những câu hỏi thường gặp về Objective C?
Objective C có giống với C# không?
Objective-C và C # là hai ngôn ngữ rất khác nhau cả về mặt cú pháp và cả quan điểm về thời gian chạy. Objective-C là một ngôn ngữ động và sử dụng lược đồ truyền thông điệp, trong khi đó C # được gõ tĩnh.
Objective có bị lỗi thời không?
Mặc dù đã trưởng thành và được thử nghiệm nhiều thời gian qua, nhưng Objective-C hiện đang trở nên lỗi thời và thường được thay thế bằng ngôn ngữ Swift hiện đại. Là một ngôn ngữ mã nguồn mở khá non trẻ, Swift được Apple phát triển đặc biệt cho iOS và macOS và được sử dụng khá rộng rãi.
Lời kết
Với những thông tin về ngôn ngữ lập trình Objective C mà Vietnix cung cấp ở trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức cơ bản và lựa chọn được loại ngôn ngữ khi bắt đầu. Đừng quên ghé thăm trang web của chúng tôi để có thêm những thông tin hữu ích khác ngay tại đây nhé.
Marketing có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển vả vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, việc xây dựng và lên kế hoạch marketing được nhiều doanh nghiệp hết sức chú trọng. Vậy nên lập Marketing Plan như thế nào để hiệu quả và đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch marketing hay plan marketing là một lộ trình chiến lược mà doanh nghiệp sử dụng để tổ chức, quản lý, theo dõi, đo lường các hoạt động marketing trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch marketing sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu chung của kế hoạch marketing đều là đảm bảo mục tiêu doanh số đã đề ra.
Hiện nay có nhiều kế hoạch marketing khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu của doanh nghiệp qua từng giai đoạn. Cụ thể gồm:
Kế hoạch marketing theo Quý/Năm: Những kế hoạch này thể hiện các chiến lược, hoạt động Marketing doanh nghiệp sẽ thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.
Kế hoạch marketing trả phí: Kế hoạch này thể hiện các chiến lược marketing trả phí như quảng cáo gốc, PPC, quảng cáo trả phí trên các mạng xã hội.
Kế hoạch marketing trên Social Media: Kế hoạch này thể hiện các chiến lược cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trên mạng xã hội.
Kế hoạch content marketing: Kế hoạch này bao gồm các chiến lược nội dung cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu doanh nghiệp.
Kế hoạch marketing cho sản phẩm mới: Kế hoạch này bao gồm những chiến lược, hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để quảng bá cho sản phẩm mới.
Kế hoạch marketing là gì?
Lợi ích khi phác thảo bản kế hoạch Marketing
Việc phác thảo bản kế hoạch marketing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hoạt động tiếp thị. Cụ thể như sau:
Xác định rõ mục tiêu marketing của doanh nghiệp: Trong đó, mục tiêu marketing cần phù hợp với sứ mệnh và tầm nhìn tổ chức. Những mục tiêu này cũng thể hiện mong muốn và định hướng phát triển của doanh nghiệp qua từng giai đoạn.
Đưa ra các chiến lược marketing cụ thể: Việc phác thảo marketing plan giúp doanh nghiệp lên danh sách các chiến lược marketing cụ thể cần thực hiện. Cùng với đó là việc xác định rõ những yếu tố liên quan như cơ hội, thách thức, nguồn lực cần thiết,… để có thể thực hiện những chiến lược này.
Cơ sở để thực hiện và giám sát hoạt động marketing: Marketing plan là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành thực hiện, giám sát, đo lường hiệu quả của hoạt động tiếp thị. Nhờ đó, bộ phận quản lý có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động marketing đang thực hiện để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động marketing: Thông thường, một chiến dịch marketing sẽ bao gồm nhiều chiến lược với các mục tiêu khác nhau. Kế hoạch marketing là bản tổng hợp tất cả những chiến lược này nhằm đảm mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu chung.
Là công cụ truyền thông nội bộ: Ban lãnh đạo có thể sử dụng kế hoạch marketing như là một công cụ để truyền thông nội bộ tới toàn thể nhân viên. Các phòng ban sẽ thực hiện các hoạt động dựa trên kế hoạch đã đề ra. Trong trường hợp có thay đổi về nhân sự, trưởng phòng cũng có thể chủ động sắp xếp công việc và tuyển dụng nhân viên mới để không gây ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp.
Bản Marketing Plan cần có những nội dung gì?
Có nhiều vấn đề cần chú ý trong quá trình lập Plan Marketing. Trong đó, những nội dung cụ thể bắt buộc cần có trong một bản kế hoạch marketing là:
Executive Summary – Tóm tắt hoạt động
Đây là hạng mục đầu tiên cần có ở bất cứ kế hoạch marketing nào. Bản tóm tắt hoạt động này là tổng hợp ngắn gọn về các ý tưởng và kiến nghị marketing phù hợp với doanh nghiệp hiện nay. Thông qua đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá liệu kế hoạch marketing có phù hợp và hướng tới mục tiêu chung không? Mức độ khả thi của kế hoạch là bao nhiêu phần trăm?
Executive Summary
Chính bởi những lý do trên mà trong quá trình lập kế hoạch, maketer cần chú ý trình bày mục tóm tắt hết sức ngắn gọn, súc tích, tránh lan man. Chỉ khi ban lãnh đạo hiểu và phê duyệt dự án thì các bước tiếp theo mới có cơ hội được thực hiện.
Current Marketing Situation – Tình hình marketing của doanh nghiệp hiện tại
Ở hạng mục này, bạn cần trình bày rõ về tình hình marketing hiện tại của doanh nghiệp. Trong đó, các yếu tố cần làm rõ là:
Phân tích thị trường: Gồm những thông tin thu thập và tổng hợp về thị trường tại thời điểm lập kế hoạch. Cụ thể, bạn cần đưa ra dữ liệu về xu hướng tiêu dùng, tâm lý người dùng, mức độ tăng trưởng của thị trường,…
Phân tích sản phẩm: Gồm những thông tin cơ bản và chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Những thông tin bạn phải đưa ra là chi phí sản xuất, giá bán, mức doanh thu và lợi nhuận của từng sản phẩm, vị trí sản phẩm trên thị trường,…
Phân tích đối thủ: Gồm thông tin và phân tích về những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp trên thị trường. Trong đó, bạn cần chú ý về quy mô, sản phẩm, các kênh tiếp thị, chiến lược tiếp thị mà đối thủ đang thực hiện. Như vậy, bạn mới có thể đưa ra những kế hoạch cạnh tranh có hiệu quả và thành công.
Phân tích kênh phân phối: Gồm những thông tin về quy mô, kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, mức độ phổ biến của sản phẩm với khách hàng. Từ đó lựa chọn được chiến lược phân phối sản phẩm hiệu quả nhất để đưa sản phẩm tới thẳng tay người tiêu dùng.
Opportunities and Issue Analysis – Phân tích cơ hội và vấn đề
Phân tích cơ hội và vấn đề sẽ giúp nhà quản trị nhận định những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Thông qua đó, bạn sẽ đưa ra những kế hoạch cụ thể để nắm bắt cơ hội hoặc vượt qua những thách thức có thể xảy đến trong tương lai.
Ở phần này, bạn cần tập trung phân tích những nội dung sau:
Phân tích cơ hội/thách thức: Bạn cần liệt kê đầy đủ danh sách những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội nào? Những thách thức nào có thể gây trở ngại tới sự phát triển của doanh nghiệp?
Phân tích điểm mạnh/điểm yếu: Bạn cần xem xét sản phẩm và doanh nghiệp đang sở hữu những điểm mạnh, điểm yếu nào? Từ đó đưa ra giải pháp để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu.
Phân tích vấn đề: Từ việc phân tích cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trên, bạn sẽ xác định chính xác vấn đề mà kế hoạch marketing phải giải quyết là gì.
Objectives – Mục tiêu
Ở hạng mục này, bạn cần chỉ ra rõ mục tiêu mà kế hoạch Marketing này hướng tới và mong muốn đạt được. Việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp triển khai các chiến lược, hoạt động marketing đồng bộ và đúng đắn nhất.
Mục tiêu mà kế hoạch Marketing này hướng tới
Kế hoạch Marketing thường đưa ra các mục tiêu sau:
Đưa ra phương pháp cụ thể giúp sản phẩm tiếp cận đúng với những khách hàng đang có nhu cầu.
Hoạt động Marketing phải giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách với mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Giúp xác định vị thế của doanh nghiệp sau một khoảng thời gian hoạt động.
Đưa ra những kết quả doanh nghiệp có thể đạt được. Đánh giá chi phí và lợi ích thu được có cân bằng không, có thể xảy ra rủi ro nào không?
Marketing Strategy – Chiến lược Marketing
Từ những dữ liệu, thông tin được thu thập và phân tích ở các hạng mục trên, bạn sẽ tiến hành lập chiến lược Marketing phù hợp.
Các chiến lược Marketing cần đảm bảo những yếu tố:
Thống nhất và cùng hướng tới mục tiêu mà kế hoạch đặt ra.
Có mốc thời gian, lộ trình thực hiện các hoạt động cụ thể.
Mỗi chiến lược phải phù hợp với từng giai đoạn của kế hoạch Marketing tổng thể.
Thực tế, bạn sẽ phải đưa ra rất nhiều chiến lược Marketing trong một kế hoạch. Chỉ những chiến lược thực sự độc đáo, hiệu quả mới được ban lãnh đạo xét duyệt và thông qua. Vì vậy bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu thị trường, sản phẩm, đối thủ để có thể đưa ra chiến lược tốt nhất.
Marketing Strategy
Action Programs – Chương trình hành động
Ở hạng mục này, bạn cần lên danh sách cụ thể và chi tiết về từng hoạt động trong kế hoạch marketing. Những yếu tố bắt buộc phải đề cập tới là:
Liệt kê những công việc, hoạt động cụ thể.
Thời gian thực hiện.
Nhân sự cần thiết cho từng hoạt động.
Chi phí dự tính cho mỗi hoạt động.
Project Profit-and-Loss Statement – Dự tính lỗ lãi
Ở hạng mục này, bạn cần đưa ra dự toán lỗ – lãi cho doanh nghiệp khi thực hiện kế hoạch markeitng này. Đây là bước quan trọng bởi dựa vào dự toán này, ban lãnh đạo sẽ quyết định có nên triển khai kế hoạch hay không? Nếu kế hoạch không thành công thì doanh nghiệp phải đổi mặt với những hậu quả nào?
Những chi phí cần được liệt kê bao gồm:
Ước tính doanh thu, lợi nhuận có thể đạt được.
Ước tính chi phí vận hành kế hoạch marketing.
Ước tính các chi phí khác (thuế, chi phí bán hàng,…)
Controls – Kiểm soát
Kiểm soát là quá trình không thể thiếu giúp đảm bảo kế hoạch diễn ra đúng thời gian và mang lại hiệu quả lớn nhất. Vì vậy ở hạng mục này, bạn cần đưa ra những cá nhân đảm nhận việc kiểm soát toàn bộ hoạt động của kế hoạch.
Họ phải là những người có năng lực và nhiệt tình trong quá trình làm việc. Thông thường, đội ngũ kiểm soát là giám đốc, trưởng phòng marketing, leader các bộ phận. Họ am hiểu về hoạt động marketing và có thể thúc đẩy thường xuyên các nhân viên hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Quy trình lập kế hoạch marketing hiệu quả
Các bước xây dựng kế hoạch marketing sẽ trải qua 7 giai đoạn cơ bản như sau:
Bước 1: Nắm vững tình hình doanh nghiệp
Bước đầu tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng vì đây là bước bạn có thể nhìn nhận lại những ưu – nhược điểm của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích mô hình SWOT doanh nghiệp.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Trong phần này, bạn cần liệt kê mọi thứ về đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Bao gồm những thông tin về nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính và sâu hơn hết là hành vi và thói quen mua hàng. Lý do nào làm họ quyết định mua hàng của bạn? Sản phẩm của bạn giúp họ giải quyết những vấn đề gì? Họ sử dụng thời gian rảnh rỗi như thế nào? Những thông tin mà họ muốn tìm kiếm thường từ đâu?
Khi đã tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu này, bạn có thể nhận diện chính xác các phương án và chiến lược marketing cần sử dụng. Bởi vì thấu hiểu khách hàng mục tiêu “từ trong ra ngoài” sẽ vô cùng hữu ích để xây dựng kế hoạch marketing hiệu quả.
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Bạn sở hữu những ưu điểm nổi trội và ưu thế gì hơn so với đối thủ của bạn? Điểm mạnh và điểm yếu của họ so với sản phẩm, dịch vụ của bạn là gì? Bằng việc thu thập những thông tin chi tiết cả về khách hàng đối thủ. Cũng được xem là phương pháp giúp bạn nâng tầm sự khác biệt trong việc chiếm lĩnh thị trường.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bước 4: Đặt ra các mục tiêu cụ thể
Doanh nghiệp của bạn cần chiếm được thêm bao nhiêu % thị phần trong những năm tới? Nội dung xác định nào mà bạn cần phải đạt được hay không? Dựa vào tình hình thực tế và những tham vọng mà từ đó bạn có thể đưa ra các mục tiêu cụ thể. Từ tài chính cho đến việc mở rộng thị trường. Nhờ đó mà nhuận thu về cho đến số lượng khách hàng biết đến thương hiệu của bạn.
Quang trọng là bạn cần khoanh vùng lại đích đến mà doanh nghiệp cần đạt tới trong năm. Cho dù nó có khả thi hay là không đi chăng nữa.
Bạn nên cố gắng không đưa các vấn đề như quản trị hay logistic vào bước này để tránh bị phân tâm. Vì nhiệm vụ chính của bước này là cụ thể hóa những mong muốn và mục đích của doanh nghiệp về sản phẩm/dịch vụ.
Bước 5: Phác hoạ kế hoạch marketing
Trong quy trình lập kế hoạch marketing thì đây là bước khiến bạn phải dành nhiều thời gian và công sức nhất. Từ những mục tiêu đã đề ra ở bước 4 thì giờ là lúc doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch marketing tổng thể.
Trước khi lập nên một hệ thống hoàn chỉnh, doanh nghiệp hoặc người làm marketing phải giải quyết từng mục tiêu bằng cách đưa ra các phương án thực hiện. Điều này cho phép doanh nghiệp nhìn được cụ thể các công việc cần thiết để đẩy mạnh triển khai. Bước này cũng là cơ hội để người làm marketing cân nhắc và xem xét các mục tiêu đặt ra có khả thi hay không.
Bước 6: Xây dựng nguồn ngân sách cho kế hoạch marketing
Một kế hoạch đạt hiệu quả là không lãng phí quá nhiều tiền nhưng vẫn tạo được sự thu hút. Bạn cần lập bảng kê khai dự trù kinh phí đầy đủ và rõ ràng để phân bổ ngân sách một cách hợp lý. Để tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
Xây dựng nguồn ngân sách cho kế hoạch
Ngân sách trong kế hoạch marketing luôn luôn là công việc “đau đầu” với nhiều nhà quản trị. Doanh nghiệp cần xác định rõ từng khoản chi phí để đảm bảo ngân sách nằm trong phạm vi thực hiện vào thời điểm hiện tại. Chứ không phải phụ thuộc vào tương lai.
Bước 7: Bắt đầu thực hiện kế hoạch
Bản kế hoạch marketing hiệu quả và thành công cần phải có sự đầu tư công sức và chất xám của cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực hiện tốt các bước lập kế hoạch marketing như trên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian mà hiệu quả mang lại vô cùng lớn.
Mô hình SWOT trong kế hoạch
Một số lưu ý khi xây dựng Marketing Plan
Tất nhiên việc xây dựng kế hoạch marketing chưa bao giờ là dễ dàng. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn nâng cao hiệu quả và giúp kế hoạch đạt được mục tiêu đã đề ra.
Không có sự phối hợp giữa các phòng ban
Mục tiêu chính của kế hoạch marketing là xác định thị trường và phương thức tiếp thị giúp sản phẩm tiếp cận với những khách hàng đang có nhu cầu. Để có thể thực hiện được mục tiêu này cần có sự đồng lòng và phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong công ty. Đồng thời, giữa cấp quản lý và nhân viên cần có sự thấu hiểu để quá trình làm việc diễn ra thuận lợi hơn.
Không có sự phối hợp giữa các phòng ban
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện marketing plan, phòng Marketing sẽ đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên nếu không có sự hỗ trợ từ các phòng ban khác (phòng kinh doanh, phòng nhân sự, kế toán,…) thì kế hoạch khó có thể thành công. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch marketing, bạn cần đảm bảo phổ biến tới từng phòng ban liên quan để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Cần phân biệt rõ giữa chiến lược và chiến thuật
Không ít người lập kế hoạch nhầm lẫn giữa chiến lược và chiến thuật. Điều này dẫn tới việc xác định mục tiêu, nguồn lực cần thiết, chi phí thực hiện,… không chính xác và gây ảnh hưởng tới kế hoạch tổng thể.
Vì vậy, bạn cần lưu ý phân biệt rõ giữa chiến lược và chiến thuật trong quá trình lên marketing plan. Cụ thể, Chiến lược là việc xác định mục tiêu dài hạn và những phương pháp có thể thực hiện để đạt mục tiêu đó. Còn chiến thuật những hoạt động cụ thể được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Trong một marketing plan thì chiến lược sẽ bao hàm rộng hơn và thường chứa đựng chiến thuật trong đó.
Thiếu hụt nguồn nhân lực, tài chính
Thiếu hụt nhân lực, tài chính là vấn đề mà nhiều người thiếu sót, không đề cập đến trong quá trình lập kế hoạch marketing. Thực tế, đây là 2 yếu tố quan trọng và không thể thiếu ở bất cứ kế hoạch nào.
Nhân sự là những người sẽ trực tiếp thực hiện các hoạt động để triển trai kế hoạch. Vì vậy nếu thiếu hụt nhân sự hoặc nhân sự không đủ năng lực thì kế hoạch cũng không thể thành công.
Bên cạnh nhân sự thì tài chính cũng là một yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ tới marketing plan. Nếu tài chính không đủ đáp ứng thì kế hoạch sẽ không thể thực hiện; hoặc thực hiện nhưng không đáp ứng được mong đợi ban đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu kinh doanh đã đặt ra.
Chính bởi những lý do trên mà bạn cần xem xét kỹ liệu doanh nghiệp có đáp ứng đầy đủ nhân lực, tài chính để phục vụ kế hoạch marketing không. Nếu không, bạn cần đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề này.
Không chú ý tới tâm lý khách hàng
Thực tế, tâm lý khách hàng không cố định mà luôn luôn thay đổi theo mùa, theo xu hướng. Chính vì vậy, khi lập kế hoạch marketing, bạn cần nghiên cứu kỹ về tâm lý và thói quen mua hàng của khách, những xu hướng hiện tại trên thị trường. Như vậy mới có thể đưa ra kế hoạch chính xác và có thể đạt được mục tiêu doanh thu lớn nhất.
Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp đột ngột phát sinh mà bạn không thể dự tính được. Điều quan trọng là bạn cần nắm bắt và nhanh chóng đưa ra kế hoạch dự phòng cho sự thay đổi này.
Không chú ý tới tâm lý khách hàng
Đặt ra kỳ vọng quá cao, không phù hợp với thực tế
Kế hoạch marketing sẽ hướng tới những mục tiêu có thể đạt được trong tương lai. Tuy nhiên không vì thế mà bạn có quyền lựa chọn mục tiêu bất kỳ mà không dựa trên cơ sở nào. Đây là dự báo cho thất bại sẽ xảy ra trong tương lai.
Việc đặt kỳ vọng quá cao cũng sẽ dẫn tới việc lãng phí các nguồn lực trong doanh nghiệp. Về lâu dài có thể ảnh hưởng tới tinh thần, động lực làm việc của nhân viên trong công ty.
Một số lưu ý khi lập nên một chiến lược marketing
Tham khảo một số mẫu kế hoạch marketing thành công cho các doanh nghiệp
Việc xây dựng kế hoạch marketing có thể quá sức đối với những người mới bắt đầu. Sau đây là một số mẫu kế hoạch thành công của các thương hiệu nổi tiếng. Bạn có thể tham khảo và thực hiện cho doanh nghiệp của mình.
Mẫu kế hoạch của Contently
Chủ đề: Kế hoạch Content Marketing.
Kế hoạch marketing của Contently hoạt động giống như một bánh đà. Thay vì triển khai chiến lược hoàn toàn mới cho chiến dịch tiếp thị này, họ đã tận dụng những chiến lược trước đó. Chiến lược này sẽ giúp bạn tận dụng những động lực từ chiến dịch cũ để thúc đẩy chiến dịch mới hoạt động hiệu quả hơn.
Kế hoạch của Contently bao gồm các hạng mục chủ yếu sau:
Điều chỉnh mục tiêu content và KPI.
Xác định chân dung khách hàng.
Sáng tạo nội dung cho từng giai đoạn.
Xác định các kênh tiếp thị hiệu quả nhất.
Xác định chủ đề mà khách hàng thực sự yêu thích.
Đánh giá nhu cầu về nguồn lực của tổ chức bạn.
Mẫu kế hoạch của Forbes
Chủ đề: Kế hoạch Content Marketing.
Forbes đã xuất bản một mẫu kế hoạch marketing thu về gần 4 triệu lượt xem. Nếu bạn chưa có bất cứ kinh nghiệm nào trong việc lập kế hoạch marketing thì có thể tham khảo.
Mẫu kế hoạch này bao gồm 15 hạng mục chính như sau:
Tóm tắt.
Khách hàng mục tiêu.
Đề xuất bán hàng độc đáo.
Chiến lược giá & Định vị.
Kế hoạch phân phối.
Khuyến mãi.
Tài liệu tiếp thị.
Chiến lược quảng cáo.
Chiến lược marketing online.
Chiến lược chuyển đổi.
Liên doanh & Hợp danh.
Chiến lược giới thiệu.
Chiến lược tăng giá.
Chiến lược giữ chân.
Dự toán tài chính.
Mẫu kế hoạch của Chief Outsiders
Chủ đề: Kế hoạch marketing ra mắt sản phẩm mới.
Nếu bạn đang có dự định ra mắt sản phẩm mới thì có thể tham khảo mẫu kế hoạch của Chief Outsiders. Kế hoạch này chủ yếu hướng tới sản phẩm cụ thể thay vì toàn bộ các sản phẩm hiện có của doanh nghiệp.
Những nội dung chính mà Chief Outsiders cung cấp bao gồm:
Xác định sản phẩm.
Mục tiêu chiến lược.
Xác định thị trường.
Bối cảnh cạnh tranh.
Đề xuất vị thế cho sản phẩm mới.
Cân nhắc việc bán hàng và dịch vụ.
Mẫu kế hoạch của Venture Harbour
Chủ đề: Kế hoạch tiếp thị tăng trưởng (Growth Marketing)
Kế hoạch tiếp thị tăng trưởng của Venture Harbour là một giải pháp dựa trên dữ liệu và thử nghiệp. Mẫu kế hoạch mà họ đưa ra bao gồm năm bước được thiết kế theo chu kỳ kiểm tra-đo-học. Đây là kế hoạch tuyệt vời nếu bạn muốn thử nghiệm nhiều chiến dịch marketing trên các nền tảng khác nhau.
Cụ thể những nội dung cần có trong bản kế hoạch là:
Mục tiêu.
Đối chiếu.
Thử nghiệm.
Lộ trình.
Thông tin chi tiết.
Lời kết
Bên trên là những thông về kế hoạch marketing cũng như các bước lập nên một kế hoạch hoàn chỉnh nhất. Hy vọng đã mang đến bạn những thông tin bổ ích và mong rằng bạn có thể áp dụng thành công!
Hiện nay, để gia tăng doanh số bán hàng, một trong những chiến lược Marketing được các doanh nghiệp thường xuyên áp dụng là PayPerClick (PPC). Đặc biệt, đây còn là phương pháp cực kỳ hữu dụng đối với các doanh nghiệp trẻ, các công ty startup để thu hút khách hàng. Vậy quảng cáo PPC là gì? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
PPC là gì?
PPC viết tắt của từ Pay Per Click, còn được gọi là quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột. Đây là một mô hình tiếp thị trên Internet, cho phép các công ty, doanh nghiệp đặt quảng cáo trên SERP (trang kết quả của công cụ tìm kiếm), các trang web truyền thông xã hội và những website khác.
Các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền mỗi khi ai đó nhấp vào quảng cáo, số tiền sẽ dựa trên chi phí đã đặt giá thầu trong chiến dịch đã đề ra. Người dùng sẽ thấy các quảng cáo PPC xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm: Google, Bing,… Hay thông qua các banner, các nền tảng mạng xã hội như: Twitter, LinkedIn, Facebook,…
PPC là gì?
Một ví dụ cụ thể giúp bạn hiểu rõ hơn về giá thầu như sau: Bạn đặt giá thầu tối đa cho mỗi nhấp chuột là 15.000 VND, có nghĩa là bạn chỉ cần trả 15.000 VND hoặc ít hơn cho mỗi lần nhấp chuột. Nếu cùng từ khóa, đối thủ cạnh tranh trả 10.000 VND thì bạn chỉ phải trả nhiều hơn đối thủ là được, chẳng hạn như 10.100 VND. Trong trường hợp đối thủ sẵn sàng trả giá cao hơn, chẳng hạn như 20.000 VND thì quảng cáo của họ sẽ được hiển thị trên của bạn.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thương hiệu phải chi trả đến hàng trăm nghìn cho các nhấp chuột chỉ để chiếm vị trí số 1 trên các nền tảng. Bởi lẽ mục tiêu của PPC đơn thuần chỉ là tăng số lần truy cập vào trang web. Từ đó biến những khách hàng tiềm năng thành khách hàng trả tiền.
Nếu nói nhà cung cấp nội dung chính là “người bán” PPC, vậy thì đơn vị bán PPC lớn nhất chắc chắn phải gọi tên Google Ads. Có gần 4 tỷ người dùng Google trên toàn thế giới, ước tính trung bình Google xử lý hơn 90.000 nghìn lượt tìm kiếm mỗi giây. Điều này có nghĩa đây là một “mảnh đất màu mỡ” cho quảng cáo PPC.
Nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay
Google sẽ cung cấp quảng cáo PPC trên công cụ tìm kiếm cũng như các trang đối tác tìm kiếm. Tuy quảng cáo pay-per-click trên Google sẽ hiệu quả hơn nhưng đây lại là một nền tảng cạnh tranh mạnh. Có thể doanh nghiệp sẽ cần phải trả phí nhiều hơn cho những từ khoá có tính cạnh tranh cao trên Google.
2. Facebook
Hiện nay, Facebook là một nền tảng mạng xã hội phổ biến với người dùng trên thế giới. Chính vì thế, đây cũng là nền tảng hiệu quả cho quảng cáo PPC, chủ yếu nhờ vào tùy chọn nhắm mục tiêu cụ thể mà Facebook đem lại. Bạn có thể nhắm vào người tiêu dùng dựa trên các tiêu chí như: Nhân khẩu học, địa lý, sở thích, hành vi,… Mặt khác, một ưu điểm khác là Facebook Ads còn có thể liên kết và quảng cáo trên Instagram.
PPC hoạt động như thế nào?
Cách thức hoạt động của PPC phụ thuộc vào giá thầu mà doanh nghiệp đã đặt ra. Về bản chất, giá thầu chính là số tiền mà bạn có thể và sẵn sàng bỏ ra để khách hàng click vào website một lần. Đây cũng là cơ sở để bạn cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.
Có thể nói, những cuộc đấu giá này là mắt xích quan trọng quyết định thứ tự hiển thị trên các nền tảng quảng cáo. Ví dụ: Mỗi khi có một vị trí quảng cáo xuất hiện trên SERP, cuộc đấu giá cho từ khoá đó sẽ ngay lập tức diễn ra. Số tiền đặt giá thầu và chất lượng của quảng cáo sẽ quyết định đơn vị nào sẽ xuất hiện ở vị trí trên cùng trong không gian quảng cáo cũng như tần suất hiển thị của chúng.
PPC hoạt động như thế nào?
Một yếu tố cần lưu ý trong quảng cáo PPC là điểm chất lượng của quảng cáo. Điểm chất lượng này được đánh giá dựa trên 3 yếu tố chính là:
Chi phí quảng cáo.
Chất lượng trang đích.
CTR (tỷ lệ nhấp vào trang).
Website của bạn sẽ xếp ở thứ hạng cao nếu điểm chất lượng được đánh giá cao.
Điểm khác biệt giữa SEO và PPC
PPC và SEO là hai phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để tăng lượng truy cập (traffic) cho trang web của bạn. Tuy có cùng một công dụng nhưng thực tế hai phương thức này lại có nhiều điểm khác nhau.
1. Vị trí tại kết quả tìm kiếm
Về vị trí trong công cụ tìm kiếm, quảng cáo PPC sẽ được xếp tại vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng tìm kiếm tự nhiên. Chính vì thế, so sánh về xác suất, kết quả người dùng truy cập PPC cũng sẽ nhiều hơn kết quả SEO.
SEO: Trang web cần tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm mới có thể có vị trí đầu tiên.
PPC: Quảng cáo xuất hiện trên trang đầu bằng cách trả chi phí cho mỗi nhấp chuột cao hơn.
2. Chi phí sử dụng
Vấn đề dễ nhận thấy nhất để phân biệt được PPC và SEO đó chính là chi phí. SEO là miễn phí, tuy nhiên cần thời gian để xếp hạng trang web. Còn nhắc đến PPC có nghĩa là nhắc đến việc quảng cáo chỉ có thể được xếp hạng khi có trả phí.
Thách thức lớn nhất của SEO là đòi hỏi nhiều công sức để đảm bảo nội dung trên trang web liên tục được lên hàng đầu. Còn đối với PPC lại là chi phí, mức giá sẽ phụ thuộc vào sự phổ biến của từ khoá. Nếu một từ khoá nào đó có độ phổ biến cao thì chiến dịch quảng cáo PPC sẽ tiêu tốn nhiều chi phí.
Điểm khác biệt giữa SEO và PPC
Tuy vậy, khía cạnh có lợi hơn của quảng cáo PPC là thương hiệu sẽ chỉ phải trả phí cho mỗi cú click nhấp chuột vào quảng cáo chứ không phải dành cho mỗi lượt xem. Ngược lại, SEO tiêu tốn chi phí gián tiếp và thời gian. Ngoài ra, để cạnh tranh lên top tìm kiếm cũng là một vấn đề không hề đơn giản và phải có một kế hoạch cụ thể.
SEO: Cần bỏ ra một chi phí gián tiếp cho dịch vụ SEO để có được vị trí trang đầu tiên nếu bạn không thể tự làm SEO.
PPC: Chỉ cần phải trả tiền khi có người bấm vào quảng cáo. Bạn có thể chủ động và tự tính toán số tiền sẽ phải bỏ ra.
3. Lượng truy cập
Lượng truy cập tiềm năng của SEO (lượng truy cập không phải trả tiền) lớn hơn nhiều so với PPC. SEO có thể xếp hạng cho một số từ khóa đã chọn để gửi tới các công cụ tìm kiếm. Còn PPC chỉ hiển thị kết quả tìm kiếm cho một từ khoá cụ thể. Nếu chiến dịch PPC Marketing thành công thì doanh nghiệp sẽ nhận được nhấp chuột từ khách hàng quan tâm 100% đến nội dung hoặc sản phẩm.
Điểm khác biệt giữa SEO và PPC
Theo thống kê, nếu website nằm ở vị trí trong 5 vị trí hàng đầu, bạn sẽ có lượng truy cập 24/7 liên tục. Số lượng truy cập thực tế sẽ còn phải dựa trên độ phổ biến của từ khóa đó. Như vậy, các tìm kiếm không phải trả tiền ở vị trí trang đầu tiên sẽ có nhiều lợi thế hơn so với việc mất chi phí cho quảng cáo PPC.
SEO: Lượng truy cập cơ bản là liên tục khi bạn đang xếp hạng ở một trong những vị trí hàng đầu.
PPC: Quảng cáo PPC có thể nhận được nhiều nhấp chuột hơn nhưng cũng có nghĩa là bạn phải trả nhiều tiền hơn.
4. Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rates) của PPC lại cao hơn so với trong SEO. Đối với PPC, khách hàng sẽ truy cập vào quảng cáo khi tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Còn đối với SEO, khách hàng có thể truy cập website để tìm kiếm thông tin liên quan đến nhiều từ khóa khác.
SEO: Lượng truy cập cao từ nhiều loại hình (chẳng hạn như mạng xã hội) nhưng về mặt chuyển đổi lại không tốt bằng PPC.
PPC: Các từ khoá tối ưu hoá cao sẽ tạo ra nhiều chuyển đổi, tuy nhiên sẽ tốn nhiều chi phí.
5. Độ khó khi thực hiện
Thực chất, cả SEO lẫn PPC đều không dễ thực hiện nếu không có đủ kiến thức và kinh nghiệm. Để tự thực hiện SEO hay quảng cáo PPC, bạn đều cần thời gian để học tập và tìm hiểu.
SEO: Dự án SEO thường kéo dài từ vài tháng hoặc vài năm để tăng xếp hạng cho những từ khóa cụ thể. Thậm chí, nếu SEO không hiệu quả thì từ khóa sẽ không thể lên hạng.
PPC: Còn để tự thực hiện chiến dịch quảng cáo PPC thành công, bạn bắt buộc phải tham gia khoá học cơ bản. Dù muốn hay không thì khi thực hành, bạn cũng sẽ phải mất thêm chi phí để hiểu rõ ràng quảng cáo hoạt động thực tế.
6. Phương pháp sử dụng
Điểm mấu chốt là lựa chọn đúng phương pháp để thu hút lượng truy cập cho trang web. Nếu trang web của bạn còn mới thì biện pháp tối ưu chính là sử dụng PPC trước và sử dụng SEO sau.
Việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa PPC và SEO sẽ giúp chiến dịch tiếp thị trên Internet trở nên thành công hơn. PPC có thể mang lại kết quả nhanh hơn. Vậy nên bạn có thể chạy một chiến dịch PPC và thử nghiệm các từ khóa chuyển đổi tốt hơn. Sau đó mới sử dụng SEO để xếp hạng cho những từ khoá đó. Sử dụng PPC khi sản phẩm cần chuyển đổi cao và sử dụng SEO khi có ngân sách hạn chế.
Điểm khác biệt giữa SEO và PPC
SEO tuy mất nhiều thời gian nhưng có kết quả lâu dài hơn kể cả khi bạn ngừng tối ưu thứ hạng từ khóa, tất nhiên là trong một số điều kiện nhất định. Còn PPC khi ngừng trả tiền cho các nhấp chuột thì lượng truy cập cũng sẽ mất đi.
Ưu và nhược điểm của PPC
Quảng cáo PPC cũng giống như các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số khác, có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
Quảng cáo PPC mang loại nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp có thể kể đến như:
Quảng cáo PPC tiết kiệm chi phí
Mặc dù phải trả phí cho số lần nhấp chuột cũng như cần phân phối số tiền hợp lý để đặt giá thầu. Tuy nhiên, PPC vẫn là phương pháp tiết kiệm và có thời gian nhanh chóng. Số tiền đầu tư sẽ cho phép các thương hiệu, công ty quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến đúng đối tượng, biến họ thành khách mua hàng.
Cho phép doanh nghiệp theo dõi hiệu quả của chiến dịch
Phương pháp PPC Marketing có thể đo lường chi tiết hiệu quả của việc thực hiện chiến dịch, điều mà các hình thức quảng cáo offline không làm được. Cụ thể, các trang PPC đều cho phép doanh nghiệp đánh giá các chỉ số về quảng cáo như: Số lượng người xem, số lần nhấp vào quảng cáo. Bên cạnh đó, nghiên cứu quảng cáo nào có thể thu hút được lượng truy cập cao nhất và thấp nhất. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ có thể xác định được chiến dịch đó liệu có đem lại lợi nhuận hay không.
Ưu điểm của PPC
Kiểm soát chặt chẽ chiến dịch PPC của mình
Đối với quảng cáo PPC, doanh nghiệp sẽ được toàn quyền kiểm soát chiến dịch của mình. Cụ thể, doanh nghiệp có thể toàn quyền quyết định về những nội dung sẽ xuất hiện trong quảng cáo, nơi hiển thị và đối tượng sẽ được tiếp cận. Từ đó có thể chủ động lên kế hoạch về số tiền đầu tư, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, tiếp cận thị trường mục tiêu, lọc lưu lượng truy cập không cần thiết. Đặc biệt, người dùng cũng có thể tạm dừng chiến dịch bất kỳ lúc nào nếu muốn.
Nhược điểm
Những nhược điểm chính bạn có thể gặp phải khi sử dụng quảng cáo PPC bao gồm:
Chi tiêu nhiều hơn và chuyển đổi ít hơn
Mục tiêu của quảng cáo PPC là tiếp cận được khách hàng mục tiêu và khiến họ chuyển đổi. Chuyển đổi ở đây là lượt mua hàng, lưu lượng truy cập vào website,… Tuy nhiên, nếu kế hoạch chiến lược không phù hợp mà vẫn mạo hiểm đầu tư thì rất có thể khiến doanh nghiệp tổn thất một khoản khá lớn. Bởi số tiền đầu tư không bằng lợi nhuận thu lại khi những chuyển đổi không tốt như mong đợi.
Nhược điểm của PPC
Điểm số liên quan đến quảng cáo có thể bị ảnh hưởng khách quan
Các bài quảng cáo có thể bị giảm tần suất hiển thị trên nền tảng nếu như khách hàng giới hạn quyền truy cập hay lựa chọn không quan tâm những nội dung tương tự. Ví dụ như, nền tảng Facebook sẽ cho phép người dùng ẩn quảng cáo không liên quan hay xuất hiện quá nhiều lần. Điều này sẽ khiến tần suất quảng cáo hiển thị trên nền tảng đó thấp hơn dự kiến.
Chi phí dành cho quảng cáo PPC bao nhiêu?
Giá của quảng cáo PPC sẽ dựa trên lĩnh vực kinh doanh. Với những lĩnh vực phổ biến với các sản phẩm giá rẻ như: Thực phẩm, thời trang thì chi phí quảng cáo thường khá thấp. Chẳng hạn với thương hiệu quần áo, giá phải trả là khoảng 20.000 VNĐ cho mỗi lần nhấp chuột.
Tuy nhiên, với những sản phẩm, dịch vụ có giá thành cao thì chi phí quảng cáo tương ứng cũng sẽ tăng lên. Ví dụ: Số tiền quảng cáo thông thường là 100.000 – 150.000 VNĐ/Click, nếu bạn làm việc trong ngành bất động sản, thẩm mỹ, nha khoa. Các công ty luật sư, công ty bảo hiểm thậm chí có thể phải trả số tiền lên tới 500.000 VNĐ cho mỗi lần nhấp chuột.
Cách quản lý chiến dịch PPC hiệu quả
Việc liên tục phân tích hiệu suất và thực hiện các điều chỉnh để tối ưu hoá các chiến dịch là rất cần thiết. Bạn sẽ phải thực hiện lặp lại quá trình điều chỉnh quảng cáo sau:
Thêm từ khóa PPC: Thêm các từ khoá có liên quan đến doanh nghiệp sẽ mở rộng phạm vi của chiến dịch PPC. Tuy nhiên, cần xem xét những từ khóa nào sẽ giúp cải thiện mức độ chuyển đổi của quảng cáo.
Thêm từ khóa phủ định: Cải thiện mức độ liên quan của chiến dịch và giảm chi tiêu lãng phí bằng cách thêm cụm từ không chuyển đổi làm từ khoá phủ định. Như vậy, quảng cáo của bạn sẽ không xuất hiện khi người dùng tìm kiếm những từ khóa không chuyển đổi này.
Chia nhóm quảng cáo: Chia nhóm quảng cáo phù hợp giúp doanh nghiệp tạo được nhiều trang đích và văn bản quảng cáo. Từ đó cải thiện tỷ lệ nhấp (TLB), điểm chất lượng cũng như nhắm tới đối tượng mục tiêu phù hợp hơn.
Xem lại từ khóa PPC tốn kém: Xem xét lại các từ khoá đắt tiền, hoạt động kém. Nếu không thể cải thiện, bạn hãy tắt quảng cáo.
Tinh chỉnh trang đích: Tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách chỉnh sửa nội dung và lời kêu gọi hành động (CTA) của trang đích sao cho phù hợp với truy vấn người dùng. Không nên để tất cả lưu lượng truy cập đến cùng một trang.
Tìm kiếm có trả phí là loại hình quảng cáo PPC được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Các mẫu quảng cáo sẽ được xuất hiện một cách tự nhiên đến người dùng thông qua các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đặc biệt, hướng đến những khách hàng tiềm năng thông qua nhu cầu tìm kiếm của người dùng có chứa từ khóa mà nhà quảng cáo đã nhắm đến trước đó.
2. Quảng cáo hiển thị
Quảng cáo hiển thị là hình ảnh xuất hiện trong một khu vực cụ thể của trang web, các nền tảng mạng xã hội hay ứng dụng cho phép đặt giá thầu cho từng vị trí. Quảng cáo này thường có các hình ảnh bắt mắt, mục tiêu nhắm đến là những người dùng có thể quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy nên có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn so với quảng cáo tìm kiếm. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp hiệu quả để gia tăng nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp.
3. Tiếp thị truyền thông mạng xã hội
Tiếp thị truyền thông mạng xã hội là cách sử dụng mạng xã hội để liên kết với người dùng với mục đích xây dựng thương hiệu, thúc đẩy doanh số hay tăng lượng truy cập vào website. Hiện tại, có một số nền tảng chính có số lượng người dùng đông đảo, tệp khách hàng tiềm năng cao đó chính là: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, Pinterest, YouTube và Snapchat.
4. Nhắm mục tiêu lại/Tiếp thị lại
Nhắm lại mục tiêu/tiếp thị lại hay còn gọi là quảng cáo bám đuổi (Behavioral retargeting). Đây là một cách gợi nhớ hay nhắc nhở khách hàng đã từng tương tác với thương hiệu hay doanh nghiệp. Từ đó, khuyến khích khách hàng thực hiện hành động mong muốn mà họ đã quan tâm, chẳng hạn như mua đồ đã thêm ở trong giỏ hàng.
Đã dành một khoảng thời gian nhất định trên trang web nhưng không thực hiện chuyển đổi.
Hướng dẫn bắt đầu với quảng cáo PPC
Để chiến dịch PPC đạt hiệu quả cao nhất, các doanh nghiệp cần nắm rõ mạng lưới các nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất hiện nay. Đó chính là:
Google Ads: Nền tảng phổ biến nhất hiện nay.
Facebook: Có tới 2,7 tỷ người dùng.
Tiktok: Hiện có hơn 1 tỷ người dùng mỗi tháng.
Youtube: Có 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng với đa dạng độ tuổi.
Instagram: Nhắm tới mục tiêu khách hàng trẻ tuổi.
LinkedIn: Sân chơi của B2B.
Twitter : Có hơn 330 triệu người dùng đang hoạt động.
Quảng cáo Amazon: Hằng tháng có tới 197 triệu người sử dụng.
Để quảng cáo PPC, doanh nghiệp cần có một trang web hoặc ứng dụng phù hợp. Sau đó, bạn cần tạo nên nhiều trang đích phù hợp theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Tiếp theo, bạn có thể sáng tạo nội dung, bài viết, video, inforgarphic,… trên các trang đích này và chèn thêm từ khoá SEO để thu hút người xem.
Tiếp tục đăng ký với các mạng PPC theo ý muốn rồi nhập tất cả thông tin thanh toán, chi tiết doanh nghiệp, trang web và bắt đầu tạo chiến dịch đầu tiên. Quá trình đăng ký thực sự rất đơn giản nhưng phần khó khăn thực sự chính là chạy chiến dịch. Người phụ trách cần kiểm tra và tối ưu hoá quảng cáo một cách liên tục. Việc kiểm trả phản hồi và thống kê của chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ số lần hiển thị, số lần nhấp. Từ đó tìm hiểu đâu là điểm chưa tốt trong quảng cáo PPC lần này và tối ưu dần.
Lời kết
Mong rằng với những nội dung trên, bạn đã có thể hiểu được PPC là gì, cũng như những hình thức quảng cáo PPC được sử dụng nhiều nhất hiện tại. Bên cạnh đó, biết được cách để bắt đầu một chiến dịch PayPerClick hiệu quả như thế nào. Vietnix hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin mới mẻ và hữu ích.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại bền vững cần biết cách xây dựng và thấu hiểu branding là gì. Cùng Vietnix tìm hiểu về khái niệm này và cách thức định vị thương hiệu trong suy nghĩ và cảm xúc khách hàng qua bài viết dưới đây nhé.
Branding là gì?
Branding là quá trình xây dựng thương hiệu, nhằm định vị sâu đậm những giá trị vô hình trong tâm trí khách hàng, tạo ra cảm xúc và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Theo CEO của Amazon – Jeff Bezos – “Brand (thương hiệu) của bạn sẽ là những gì người khác nói khi bạn không có ở đó”.
Branding là quá trình xây dựng thương hiệu
Thuật ngữ Branding được ra đời như thế nào?
Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thuật ngữ Branding đã ra đời từ rất lâu. Từ năm 350 sau Công nguyên, thuật ngữ này bắt nguồn từ Na-uy – “Brandr” – có nghĩa là Bùng cháy. Đây là giai đoạn cách mạng nông nghiệp, và từ này ám chỉ hoạt động đốt rơm cỏ, khôi phục dinh dưỡng cho vụ gieo trồng tiếp theo.
Thuật ngữ Branding được ra đời như thế nào?
Sau đó, những người nông dân bắt đầu đánh dấu sở hữu bằng cách khắc dấu hiệu brand trên gia súc của họ. ĐIều này là khởi điểm cho logo trên các sản phẩm sau này.
Dần dần, branding không chỉ là việc sáng tạo hình ảnh logo mà vượt xa cả những khái niệm hữu hình. Làm branding là việc thực hiện những hoạt động nhằm mang những giá trị vô hình của thương hiệu khắc sâu vào tâm trí khách hàng.
Định nghĩa về sản phẩm
Sản phẩm là bất cứ thứ gì được cung cấp trên thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Sản phẩm có thể hữu hình, cầm nắm, cảm nhận được. Bên cạnh đó còn có những sản phẩm vô hình như sự kiện, dịch vụ hay trải nghiệm.
Bạn có thể thấy sản phẩm ở mọi nơi, từ khách sạn bạn ở, đến chuyến bay, khoa học hay cụ thể hơn là quần áo, giày dép, nhu yếu phẩm bạn đang sử dụng.
Sản phẩm là bất cứ thứ gì được cung cấp trên thị trường
Ví dụ đơn giản nhất để bạn hình dung như sau. Ai cũng biết nước là nguồn tài nguyên miễn phí cần thiết cho sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, nước đã được thương mại hóa thành sản phẩm thông qua các chai nước bày bán trên kệ hàng.
Điểm quan trọng là làm sao tạo ra nét khác biệt thông qua những chai nước tưởng chừng như giống nhau như vậy. Đấy là lúc branding bắt đầu xuất hiện.
Các công ty sản xuất nước đóng chai phải thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo, truyền thông để thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của họ. Ngoài ra, họ còn cần xây dựng thông điệp để gia tăng giá trị thương hiệu đối với khách hàng.
Định nghĩa về nhãn hiệu
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng hay bất cứ đặc điểm nào nhằm phân biệt những sản phẩm khác nhau. Hiểu về nhãn hiệu trong tổng thể branding là gì giúp bạn định vị giá trị thương hiệu tốt hơn.
Nhãn hiệu vừa thể hiện các đặc điểm vật lý vừa chứa đựng cảm xúc của người tiêu dùng dành cho sản phẩm. Sự kết hợp này bộc phát tự nhiên khi người tiêu dùng tiếp xúc với hình ảnh, nhận diện hoặc thông điệp của sản phẩm, dịch vụ.
Sản phẩm có thể dễ dàng bị bắt chước, sao chép nhưng nhãn hiệu luôn là duy nhất. Ví dụ điển hình chính là hai hãng nước ngọt nổi tiếng Pepsi và Coca-Cola. Cách mà hai công ty này xây dựng chính là cảm xúc liên quan đến nhãn hiệu nơi người tiêu dùng, chứ không hẳn là vị ngọt na ná nhau của sản phẩm.
Như vậy, làm branding là gì? Chắc hẳn bạn đang rất thắc mắc về định nghĩa này đúng không? Cùng theo dõi tiếp nhé.
Định nghĩa về Branding (Thương hiệu)
Khái niệm Branding được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ với sức mạnh của một nhãn hiệu. (Theo Kotler & Keller, 2015). Quá trình này giúp thương hiệu sớm tiếp cận khách hàng tiềm năng, thuyết phục khách hàng ra quyết định theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu là quá trình thiết lập và củng cố hình ảnh thương hiệu trong đầu người tiêu dùng. Với chiến lược xây dựng thương hiệu, khách hàng sẽ dễ dàng nhận diện và tiếp cận với thương hiệu. Nhờ đó, khách hàng sẽ mặc nhiên lựa chọn sản phẩm bởi vì họ đã có niềm tin sâu xa về những gì mà thương hiệu hứa hẹn.
Chiến lược xây dựng thương hiệu bao gồm các hoạt động tiếp thị, quảng cáo để tăng độ nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng, giúp họ quay trở lại và trung thành lâu dài với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu xa hơn của branding chính là tạo dựng lòng trung thành bền vững.
Để hoàn thiện Branding, doanh nghiệp thường sử dụng những công cụ xây dựng và định hình thương hiệu như:
Định vị, nhận diện thương hiệu.
Truyền thông.
Chiến lược giá.
Tài trợ, xây dựng các mối quan hệ với đối tác.
Chú trọng trong thiết kế bao bì.
Cho phép trải nghiệm tại cửa hàng.
Chú trọng dịch vụ.
Vai trò của Branding là gì?
Branding tác động đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, trong đó có:
Người tiêu dùng: việc xây dựng thương hiệu sẽ giúp người tiêu dùng ra quyết định nhanh chóng dựa trên niềm tin đã được củng cố trước đó về sản phẩm.
Nhân viên/ cổ đông/ các bên liên quan: Xây dựng thương hiệu còn là cách xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp. Ai cũng muốn làm việc và hợp tác với một đơn vị chú trọng vào phát triển “linh hồn” của sản phẩm và dịch vụ. Văn hóa tự hào giúp mối quan hệ giữa nhân viên, các bên liên quan với doanh nghiệp bền chặt hơn.
Như vậy, vai trò của branding là gì, cùng đọc tiếp thông tin bên dưới nhé.
Giúp nhận biết thương hiệu
Chiến lược xây dựng nhận biết thương hiệu dựa trên hình ảnh, âm thanh để người tiêu dùng cảm thấy thuyết phục và đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng và trải nghiệm.
Giúp nhận biết thương hiệu
Chính những ấn tượng tốt đẹp ban đầu đối với thương hiệu giúp người tiêu dùng có nhiều thiện cảm. Việc khách hàng sử dụng, giới thiệu và trở nên trung thành chính là kết quả chứng minh chiến lược xây dựng độ nhận biết thương hiệu đang đi đúng hướng.
Cơ sở của quảng cáo truyền miệng
Quảng cáo truyền miệng – word of mouth – là đỉnh cao của Marketing khi chi phí vốn bằng 0 nhưng độ lan truyền mạnh mẽ.
Nếu doanh nghiệp có chiến lược branding hiệu quả, thì tự thân khách hàng chính là cầu nối giúp gia tăng doanh số. Branding chính là chiến lược làm sao để cải thiện nhận thức của khách hàng, củng cố niềm tin để họ tự nguyện lan tỏa thông điệp của thương hiệu đến người khác.
Quảng cáo truyền miệng
Kết nối cảm xúc
Chiến lược branding giúp gia tăng và kết nối cảm xúc nơi khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện hữu. Doanh nghiệp có thể thực hiện thông qua hiệu ứng thị giác, khoa học màu sắc trong thiết kế thương hiệu hoặc điểm bán.
Đỉnh cao trong branding chính là đào tạo, huấn luyện để đội ngũ nhân viên – điểm chạm về con người – ứng xử với khách hàng thân thiện và chuyên nghiệp.
Bạn cần lưu ý, từng điểm nhỏ trong suốt quá trình tiếp xúc khách hàng đều là mắt xích để khách hàng có cảm xúc và trải nghiệm tốt. Từ đó hình thành nên hành vi tiêu dùng, thói quen và lòng trung thành đối với thương hiệu.
Sai lầm thường gặp trong định nghĩa Branding
Phần lớn doanh nghiệp, hoặc thậm chí là những người chuyên làm branding đang có suy nghĩ khá sai lệch về định nghĩa này. Khiến cho quy trình Branding cho doanh nghiệp không được hiệu quả theo như đúng bản chất của nó.
Nhiều người vẫn quan niệm rằng: “Branding là quá trình vận hành chiến lược, sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm thay đổi suy nghĩ của khách hàng về thương hiệu. Từ đó dẫn đến hành vi mua sắm của khách hàng một cách tự nhiên hơn”. Nhưng thực chất, Branding không chỉ đơn giản như vậy.
Branding là một quá trình dài và có chiều sâu hơn rất nhiều. Chúng là những hành động cụ thể khiến cho người tiêu dùng có nhận thức tích cực về thương hiệu. Những hành động đó có thể là thiết kế logo, xây dựng tính cách cũng như tiếng nói cho thương hiệu. Hoặc, thiết lập một hệ văn hóa ứng xử cho lực lượng lao động trong doanh nghiệp cũng là một nội dung của Branding.
Bên cạnh sai lầm về định nghĩa, một ý kiến khác cũng rất hay bị nhầm lẫn nữa đó là: “Branding chỉ quan trọng đối với các thương hiệu nổi tiếng, còn đối với doanh nghiệp nhỏ thì không cần thiết”. Với vai trò của Branding đã được đề cập ở trên thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ cần đến Branding để đảm bảo cho sự tồn tại cũng như phát triển về lâu về dài.
Các yếu tố quan trọng trong Branding là gì?
Trong branding có 3 yếu tố vô cùng quan trọng, song hành cùng với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
1. Brand Mission
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược branding là Mission hay còn gọi là sứ mệnh của thương hiệu. Để tìm ra sứ mệnh, bạn phải trả lời những câu hỏi triết lý như tại sao doanh nghiệp được thành lập? Tại sao thương hiệu của bạn cần xuất hiện trên thị trường? Mong muốn và tham vọng của thương hiệu hiện nay là gì?
Brand Mission
Thương hiệu cần cân bằng cả bộ não và trái tim – tức tính logic và cảm xúc. Chiến lược branding cần bám chắc theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp nhưng vẫn có cảm xúc để kết nối khách hàng.
2. Brand Vision
Yếu tố thứ hai trong branding là tầm nhìn của thương hiệu – khái niệm thiên về chiến lược trong tương lai. Vision của thương hiệu có thể là mục tiêu trong dài hạn và những giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng
Brand Vision
Brand Culture
Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khiến doanh nghiệp phải thích nghi, cập nhật và cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Khách hàng sẽ không chỉ lựa chọn sản phẩm trông có vẻ bắt mắt hay logo thiết kế ấn tượng. Họ sẽ chỉ ra quyết định mua hàng nếu thương hiệu tạo dựng được văn hóa riêng. Việc này thể hiện ở toàn bộ điểm chạm, đặc biệt thông qua nhân viên và những giá trị cộng đồng mà thương hiệu mang đến.
Các quy tắc của Branding
Một brand tốt phải luôn tuân thủ theo Brand Guidelines. Đây là kim chỉ nam giúp việc truyền thông thương hiệu nhất quán và đúng với mục tiêu đề ra. Người làm branding sẽ biết tập trung vào kênh thông tin chủ lực, tránh sự dàn trải thiếu điểm nhấn.
Trong brand guidelines có đầy đủ hướng dẫn, quy định nhất quán về việc quảng bá thương hiệu như thiết kế logo, ấn phẩm truyền thông, website hay các chiến dịch tiếp thị,…
Brand guideline thường được trình bày bằng tập tài liệu hoặc cuốn sách bao gồm những điểm chính như sau:
Tổng quan doanh nghiệp: lịch sử hình thành và phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn và tiêu chí hoạt động.
Thông điệp của thương hiệu.
Logo doanh nghiệp: quy cách thiết kế, kích cỡ, màu sắc, bố trí, background,…
Bảng màu và thứ tự ưu tiên khi thiết kế.
Kiểu chữ, phong cách cho tiêu đề chính, phụ,…
Những đóng góp Branding cho thành công thương hiệu
Một chiến lược branding tốt sẽ mang lại thành công lâu dài cho thương hiệu. Vậy những đóng góp branding là gì, cùng đọc qua phân tích bên dưới nhé.
Xây dựng được khách hàng trung thành
Như Vietnix đã đề cập, mục tiêu lớn nhất của branding chính là có được lòng trung của khách hàng. Để có được điều này, doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu bền bỉ, đúng chiến lược trong thời gian dài.
Một khi khách hàng trung thành với thương hiệu, họ có xu hướng quay trở lại, chia sẻ thông tin và giới thiệu đến người khác. Thành công này giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển qua thời gian.
Tạo ra sự khác biệt
Branding đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở khâu thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Ví dụ như chiến dịch “I’m a Mac”, định vị Apple là thương hiệu tốt nhất trong dòng sản phẩm máy tính xách tay cá nhân.
Tạo ra sự khác biệt
Tăng giá trị, tối đa hóa doanh thu
Khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền cho thương hiệu được xây dựng tốt trong tâm trí của họ. Cùng nhớ lại chiến dịch 1984 của Apple tại Super Bowl như một bom tấn trong kỷ nguyên sáng tạo. Chiến dịch này giúp Apple định vị giá bán cao hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh, trở thành biểu tượng tiên phong hàng đầu.
Tạo ra sự liên kết với khách hàng
Để branding tốt, doanh nghiệp thực sự cần thấu hiểu khách hàng. Tâm lý hành vi, độ tuổi, thói quen mua sắm, những nhu cầu, mong muốn thầm kín của nhóm khách hàng tiềm năng được nghiên cứu kỹ lưỡng, làm nền tảng cho mọi hoạt động phát triển thương hiệu.
Có thể bạn cũng đang tự mình làm Branding
Rất nhiều bạn lầm tưởng rằng để làm branding tốt cần một quy trình bài bản, tốn kém và chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp lớn.
Thực tế, branding cần hướng đến mục tiêu duy nhất là hình thành và duy trì nhận thức về thương hiệu thông qua từng cá nhân. Việc này không phân biệt cấp độ quy mô doanh nghiệp. Một tiệm tạp hóa nếu nắm quy tắc cốt lõi cũng có thể tự xây dựng thương hiệu cho riêng mình.
Như vậy xét ở góc độ doanh nghiệp, chính từng nhân viên là điểm chạm về thương hiệu tốt nhất. Họ sẽ là người truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến người tiêu dùng và xây dựng mối liên kết bền chặt.
Xét trên góc độ cá nhân, bản thân bạn cũng đang tự mình làm branding. Personal branding hay thương hiệu cá nhân là cụm từ nổi lên nhanh chóng gần đây. Theo đó, bạn định vị bản thân và xây dựng thói quen, hành vi để nhất quán với giá trị mà bạn theo đuổi.
Ví dụ, bạn mong muốn hình ảnh bạn trong mắt người khác là cô nàng sành điệu, cá tính. Việc này sẽ thể hiện qua gu ăn mặc, cách giao tiếp và tác phong bên ngoài. Ngay cả sinh viên cũng có thể làm branding riêng như đúng giờ, lịch sự nhã nhặn, có kiến thức và tư duy văn minh.
Lời kết
Thấu hiểu branding là gì không chỉ giúp cho chiến lược xây dựng thương hiệu nhất quán ở cấp độ doanh nghiệp mà còn định vị thương hiệu cho từng cá nhân hiệu quả. Cùng đón đọc những bài viết hữu ích tiếp theo của Vietnix nhé.
Thuật ngữ Word of Mouth trong marketing được các doanh nghiệp thường xuyên nhắc đến và mong muốn thực hiện một cách hiệu quả cho các chiến dịch quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Vậy Word of Mouth là gì? Điều gì làm nên sức mạnh của Marketing truyền miệng? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Word of Mouth là gì?
Word of Mouth được viết tắt là WOM, là một hình thức quảng cáo truyền miệng giữa người với người thông qua lời nói trực tiếp hoặc qua các bài đăng, video, hình ảnh có chứa thông tin. Những thông tin này ẩn chứa thông điệp có thể được mọi người lan truyền với tốc độ nhanh chóng trong cộng đồng.
Word of Mouth là gì?
Ví dụ như bạn muốn mua quần áo và bạn nhớ đến lời giới thiệu của bạn bè là “Đến cửa hàng X đi, quần áo đẹp và rẻ lắm” hay “Cậu thấy bộ này của tớ đẹp không? Tớ mua ở cửa hàng A đấy”.
Phân loại Word of Mouth
Word of Mouth hiện nay được áp dụng phổ biến với 2 dạng chính là: Organic Word of Mouth (Truyền miệng có chủ đích từ khách hàng) và Amplified Word of Mouth (Truyền miệng có chủ đích từ nhãn hàng).
1. Organic Word of Mouth
Organic Word of Mouth (Truyền miệng có chủ đích từ khách hàng) là dạng hình thức truyền miệng thông dụng và có tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng nhất hiện nay. Bởi theo các chuyên gia kinh tế đánh giá, người tiêu dùng thường có xu hướng đồng cảm, ủng hộ với những phản hồi, đánh giá từ những trải nghiệm thực của những người tiêu dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trước đó.
Organic Word of Mouth
Chính những phản hồi tích cực hoặc không tích cực từ các khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp có thể bị tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu và lợi nhuận thu về của mình.
2. Amplified Word of Mouth
Amplified Word of Mouth (Truyền miệng có chủ đích từ thương hiệu) là dạng hình thức được các thương hiệu áp dụng một cách có kế hoạch, những thương hiệu này sẽ tung ra những chiến dịch thúc đẩy WOM trong cộng động người tiêu dùng.
Để mang về những kết quả tích cực, có hiệu quả và tạo động lực thúc đẩy người tiêu dùng ủng hộ, ra quyết định thì các KOL, Influencer (người có sức ảnh hưởng) là những nhân tố cốt lõi trong chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của Word of Mouth
Word of Mouth ngày càng trở nên quan trọng trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Bởi lẽ, theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tần suất người tiêu dùng tiếp cận với quảng cáo cũng ngày càng gia tăng, điều này gây ra tâm lý e dè và đề phòng của khách hàng.
Lúc này, những lời nói thân thuộc, gần gũi từ những người thân quen xung quanh hay những người tiêu dùng, đã trải nghiệm về sản phẩm hoặc dịch vụ được “truyền miệng” qua lại chính là hình thức quảng cáo hữu hiệu, ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Tầm quan trọng của Word of Mouth
Đứng ở góc độ người tiêu dùng, truyền miệng diễn ra khi họ muốn chia sẻ về những trải nghiệm hài lòng hay không hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ, và đôi khi là vì họ muốn chứng tỏ kiến thức của bản thân với người xung quanh. Chính từ những trải nghiệm chân thực với lời nói gần gũi, quen thuộc mà mọi người dễ dàng tin tưởng và ủng hộ hơn là những lời quảng cáo “hoa mỹ” được sắp đặt sẵn.
Còn ở góc độ doanh nghiệp, đón nhận những lời “truyền miệng” tích cực từ người tiêu dùng, từ những khách hàng đã sử dụng về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, sẽ giúp họ có được doanh thu và thị phần tốt hơn, cũng như là gia tăng về hình ảnh thương hiệu. Ngược lại, nếu lời truyền miệng là tiêu cực sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến doanh thu và hình ảnh thương hiệu, nghiêm trọng có thể khiến thương hiệu bị tẩy chay và biến mất trên thị trường.
Phân tích 6 yếu tố STEPPS lan truyền thông tin nhanh chóng
Theo Jonah Berger, tác giả của cuốn sách “Contagious: Why Things Catch On” đã rút ra 6 yếu tố thôi thúc khách hàng phải chia sẻ thông tin nhanh chóng.
Được gọi tắt là STEPPS với 6 yếu tố như:
S – Social Currency (Sự công nhận xã hội): Bất cứ yếu tố nào của sản phẩm hoặc dịch vụ khiến người dùng trở nên xinh đẹp hơn, tri thức hơn, sang trọng hơn,…giúp họ được xã hội công nhận thì họ sẽ giúp doanh nghiệp chia sẻ về sản phẩm hoặc dịch vụ đó tốt hơn.
T – Triggers (Sự kích hoạt): Những điều ấn tượng, nổi bật khiến người sử dụng nghĩ đến ngay lập tức khi được nhắc đến. Ví dụ: Khi nói đến sản phẩm nước tăng lực, người ta có thể nhắc đến number one đầu tiên, sau đó mới đến các hãng khác.
E – Emotion (Cảm xúc): Doanh nghiệp khiến người dùng quan tâm và chia sẻ hay khơi gợi cho họ những cảm xúc mạnh mẽ, sẽ được họ chia sẻ càng nhiều.
P – Public (Công khai): Những gì có phạm vi càng rộng và dễ tiếp cận được nhiều đối tượng thì người ta càng dễ lan truyền về nó.
P – Practical Value (Giá trị thực tế): Người tiêu dùng chia sẻ những thông tin hữu ích, giải quyết được vấn đề cho những người có nhu cầu.
S – Stories (Những câu chuyện): Việc tạo ra những câu chuyện với thông tin sản phẩm được lồng ghép khéo léo giúp thông tin được lan tỏa rộng rãi một cách tự nhiên và cuốn hút.
4 nguyên tắc của Word of Mouth
Để ứng dụng hình thức WOM hiệu quả và mang lại lợi ích cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, doanh nghiệp cần nắm rõ những nguyên tắc được đúc kết từ những chiến dịch thành công của các thương hiệu lớn.
1. Tạo câu chuyện để người dùng bàn tán
Con người chúng ta thường thích bàn tán những chủ đề “nóng”, những câu chuyện giật gân, những bí mật được che giấu,… Nắm bắt tâm lý đó, các doanh nghiệp thường tạo cho họ một chủ đề nóng, giả vờ tiết lộ thông tin để thương hiệu, sản phẩm của mình xuất hiện trong câu chuyện của họ.
Tạo câu chuyện để người dùng bàn tán
Ví dụ như: Thương hiệu Nón Sơn với chuỗi cửa hàng được đặt ở vị trí đắc địa, có giá mặt bằng đắt đỏ nhưng lại khá kín tiếng và khiêm tốn về lượng khách ghé thăm. Điều này làm mọi người thắc mắc và lan truyền với nhau rằng thương hiệu này là một tổ chức mật vụ Kingsman.
2. Tạo sự cá biệt cho thương hiệu của mình
Một thương hiệu có điểm nhấn sẽ dễ dàng gây ấn tượng cho người dùng hơn là một thương hiệu bình thường. Vì thế mà khi ra mắt bất kì một sản phẩm hay dịch vụ, bộ phận marketing tại doanh nghiệp thường đặt câu hỏi “Khách hàng nghĩ gì về sản phẩm của mình đối với người xung quanh họ?” và “Doanh nghiệp của mình có gì khác biệt so với đối thủ?”.
Ví dụ minh họa cho điều này là chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao nổi tiếng với phong cách phục vụ vô cùng bài bản, chỉnh chu và chuyên nghiệp. Ngoài hương vị độc đáo của món ăn, nhà hàng còn đặc biệt gây thương nhớ cho khách hàng với những dịch vụ và món ăn miễn phí như trái cây, kem tươi,…
3. Thông điệp ngắn gọn, đơn giản và dễ hình dung
Một thông điệp quá dài dòng và lan man sẽ rất khó để người đọc, người nghe hứng thú và ghi nhớ. Đặc biệt, trong thời đại truyền thông “quá tải” như hiện nay.
Những thông điệp ngắn gọn, súc tích và dễ tạo trend sẽ là bí quyết giúp cho sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu được lan truyền nhanh và hiệu quả hơn. Do đó mà hầu hết trên các website hay trên các nền tảng mạng xã hội đều có nút chia sẻ với mục đích kêu gọi mọi người hành động, lan tỏa thông điệp đến nhiều người hơn.
Thông điệp ngắn gọn, đơn giản và dễ hình dung
4. Tạo cho khách hàng niềm tin và sự hài lòng
Niềm tin và sự hài lòng của khách hàng là 2 yếu tố vô cùng quan trọng. Chẳng có ai dám tự tin giới thiệu, nói về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu bạn nếu họ không có sự tin tưởng và hài lòng.
Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần chú trọng phát triển ra những sản phẩm chất lượng, chú trọng đến từng chi tiết và giải quyết được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Cùng với đó là dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng cùng những chính sách bổ trợ khác.
6 hình thức Word of Mouth phổ biến hiện nay
Hiện nay, hình thức quảng cáo Word of Mouth đang được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi, có thể kể đến 6 hình thức như:
1. Buzz Marketing – Marketing Bằng Tin Đồn
Buzz Marketing hay Tiếp thị bằng tin đồn là một dạng hình thức của marketing truyền miệng, được sử dụng để thu hút sự chú ý của các khách hàng bằng cách thực hiện khuếch đại, lan rộng thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu.
Ví dụ, hãng hàng không Vietjet Air gây nhiều chú ý và tranh cãi trên các phương tiện truyền thông với các sự kiện nóng và gây sốc như mời những người mẫu diện bikini và đưa vào bộ lịch chào năm mới 2018 hay các cô chân dài nóng bỏng tham gia đón các cầu thủ U23 Việt Nam.
2. Viral Marketing – Marketing Lan Truyền
Dạng hình thức truyền miệng thường thấy hiện nay trên các trang mạng xã hội là Viral Marketing hay Tiếp thị lan truyền. Thương hiệu sẽ đăng tải thông tin về sản phẩm dưới dạng hình ảnh, video viral, slogan,… trên những trang mạng xã hội và cài đặt quảng cáo trên trình duyệt web hay email marketing.
Viral Marketing – Marketing Lan Truyền
Chỉ cần thông điệp chạm đến cảm xúc người xem thì cơ hội lan truyền càng dễ dàng hơn. Điều này góp phần lớn thúc đẩy người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu, sản phẩm cũng như nội dung mà doanh nghiệp tạo ra thông qua lượt xem, chia sẻ, bình luận.
Ví dụ minh họa cho hình thức này là chiến dịch quảng cáo của Điện Máy Xanh với thông điệp “Bạn muốn mua tivi. Đến Điện Máy Xanh” đã lan truyền rộng rãi trên khắp các phương tiện truyền thông và thu về lượt tương tác khủng với 14.304 nghìn bình luận, 15.068 nghìn chia sẻ, 167.464 nghìn lượt thích chỉ trong vòng 9 ngày ra mắt.
Community Marketing hay Tiếp thị cộng đồng là hình thức tiếp thị trên các diễn đàn hay hội nhóm có cùng chung sở thích. Thông qua việc kết nối hay thực hiện những chương trình hỗ trợ phù hợp, những hội nhóm này sẽ chia sẻ thông tin, nêu cảm nhận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu một cách nhanh chóng và tự nhiên nhất.
Nhờ bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà hình thức tiếp thị này được các doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng rộng rãi, thu về những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.
Ví dụ minh họa, công ty Millsberry đã tạo riêng một website Millsberry để các em thiếu thi có thể truy cập vào đó chơi game hay tham gia các hoạt động do doanh nghiệp này đứng ra tổ chức.
4. Grassroots Marketing – Marketing Bình Dân
Grassroots Marketing hay Tiếp thị bình dân là hình thức tạo lập và khuyến khích những người tình nguyện có sự quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trở thành những người cổ vũ nhiệt tình (Cheerleader).
Những cheerleader sẽ tạo thành một đội ngũ bán hàng tự nguyện đáng tin cậy, họ có thể truyền tải thông điệp tiếp thị một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn bất kỳ một phòng ban marketing nào. Một môi trường gắn kết, thân thiện giữa doanh nghiệp và người tham gia sẽ là chất xúc tác tạo nên thành công cho hình thức này.
Grassroots Marketing – Marketing Bình Dân
Ví dụ minh họa, những cựu nhân viên của tập đoàn Hewlett – Packard, những người hiểu cặn kẽ về sản phẩm, giàu kinh nghiệm được doanh nghiệp này khuyến khích trở thành những đại sứ thương hiệu, những người bán hàng tự nguyện và để họ truyền đạt lại những kiến thức đó cho những người khác.
5. Product Seeding/ Celebrity Product Placement – Marketing Sắp Đặt
Product Seeding/ Celebrity Product Placement hay Tiếp thị sắp đặt là hình thức tiếp thị truyền miệng thông qua người nổi tiếng. Bằng cách sử dụng những influencer giới thiệu, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sau khi trải nghiệm nhằm gia tăng niềm tin của người tiêu dùng. Từ đó, kích thích họ ra quyết định mua hàng. Hoặc thường thấy trên các trang mạng xã hội, những bài đăng “seeding” cũng là một ví dụ điển hình của hình thức này.
6. Brand Blogging – Marketing Trên Trang Cá Nhân
Brand Blogging hay Tiếp thị trên trang cá nhân là một hình thức truyền miệng thú vị được thực hiện bằng cách khuyến khích người tiêu dùng đăng tải những hoạt động thường ngày của mình và gắn nó với một sản phẩm cụ thể.
Nội dung của bài đăng có thể được viết dưới nhiều hình thức khác nhau như video, hình ảnh hay ghi chú…và gắn kèm hashtag để giúp lan tỏa thông điệp một cách rộng rãi hơn. Đây là hình thức giúp doanh nghiệp gia tăng nhận diện thương hiệu và là cơ sở để phát triển, tìm ra nhiều ý tưởng thú vị cho sản phẩm của mình.
Ví dụ minh họa điển hình của hình thức này là hãng Microsoft đã khuyến khích các nhân viên của mình tham gia viết blog hàng ngày để ghi lại những công việc đã thực hiện, giới thiệu về những sản phẩm mới mà công ty sáng tạo ra.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về Word of Mouth Marketing (Marketing Truyền miệng) mà Vietnix chia sẻ đến người đọc. Nếu bạn có thêm những thông tin hữu ích, có thể để lại bình luận bên dưới để mọi người cùng tham khảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chúc bạn thành công với các chiến dịch marketing của mình.
Nếu bạn lập trình ứng dụng bằng ngôn ngữ Java thì chắc hẳn ít nhiều sẽ biết đến JavaFX. Đây là một Framework hỗ trợ lập trình các ứng dụng RIA, cho phép chạy trên các thiết bị khác nhau. Vậy cụ thể JavaFX là gì? JavaFX có những tính năng nào nổi bật để lập trình hiệu quả? Cùng tìm hiểu các thông tin và cách để thiết lập môi trường lập trình với JavaFX qua bài viết dưới đây nhé!
JavaFX là gì?
JavaFX là một thư viện sử dụng trong ngôn ngữ lập trình Java, dùng để phát triển và phân phối các ứng dụng chạy trên máy tính để bàn và các ứng dụng Rich Internet Applications (RIA) chạy trên nhiều thiết bị khác nhau.
Hiểu một cách cụ thể, JavaFX là một framework bao gồm các gói đồ họa, công cụ hỗ trợ cho người lập trình có thể tạo, kiểm tra, gỡ lỗi và triển khai ứng dụng trên nhiều loại thiết bị như: Điện thoại di động, máy tính để bàn, TV,…
JavaFX là gì?
Sự ra đời của JavaFX nhằm mục đích thay thế Swing cho các ứng dụng phát triển bằng ngôn ngữ Java như một khung GUI (giao diện đồ họa người dùng). Nhưng JavaFX được đánh giá nổi trội hơn hẳn Swing, vì nó cung cấp nhiều tính năng mới cho người dùng. JavaFX có dung lượng nhẹ, tốc độ phần cứng được gia tăng đáng kể. JavaFX hỗ trợ trên nhiều hệ điều hành khác nhau gồm: Windows, MacOS, Linux.
Nguồn gốc của JavaFX
JavaFX là một dự án do Chris Oliver phát triển. Ban đầu dự án này được đặt tên là F3 (Forrm Follows Functions). Chris Oliver đã chủ đích phát triển JavaFX để bổ sung các tính năng mới nhằm phát triển GUI.
Vào tháng 5 năm 2007, Sun Microsystems lần đầu tiên công bố JavaFX tại hội nghị JavaOne Worldwide Java Developer.
Vào ngày 4 tháng 12 năm 2008, Sun phát hành JavaFX 1.0.2.
JavaFX 1.2 (tên là Marina) được phát hành tại JavaOne vào ngày 2 tháng 6 năm 2009.
JavaFX 1.3 (tên là Soma) được phát hành vào ngày 22 tháng 4 năm 2010.
JavaFX 1.3.1 được phát hành vào ngày 21 tháng 8 năm 2010.
JavaFX 2.0 (có tên là Presidio) được phát hành vào ngày 10 tháng 10 năm 2011.
Vào ngày 27 tháng 4 năm 2012, Oracle đã phát hành phiên bản 2.1 của JavaFX.
Vào ngày 14 tháng 8 năm 2012, Oracle đã phát hành phiên bản 2.2 của JavaFX.
Các tính năng nổi bật của JavaFX
JavaFX được đánh giá tốt hơn ứng dụng Swing là nhờ các tính năng mới được tích hợp trên framework này. Cụ thể về các tính năng nổi bật của JavaFX được mô tả ở bảng dưới đây:
Tính năng
Mô tả
Thư viện Java
JavaFX được xem như là một thư viện khi lập trình bằng ngôn ngữ Java, nó gồm nhiều lớp và nhiều giao diện được viết bằng Java.
FXML
FXML là ngôn ngữ đánh dấu, được viết bằng XML. FXML sử dụng để thực hiện mã hóa nhằm nâng cấp GUI nâng cao cho người dùng.
Scene Builder
Tính năng này tạo ra đánh dấu FXML và có thể chuyển đổi sang môi trường tích hợp IDE.
Web view
JavaFX có thể được sử dụng để nhúng các trang web. Nó hỗ trợ chế độ xem trang web bằng cách sử dụng công nghệ WebKit HTML nhúng web.
Tích hợp điều khiển giao diện người dùng
JavaFX được tích hợp thêm các tính năng không phụ thuộc vào hệ điều hành. Các thành phần giao diện người dùng chỉ đủ để xây dựng một ứng dụng có đầy đủ tính năng.
CSS like Styling
JavaFX có thể nhúng cùng với CSS để cải thiện các hiệu ứng trên ứng dụng. Chỉ với một chút kiến thức cơ bản về CSS, người dùng có thể nâng cao chế độ xem ứng dụng khi sử dụng cùng với JavaFX.
API canvas
Chức năng này cho phép người dùng có thể vẽ trực tiếp trong một vùng nhất định của cảnh JavaFX.
Rich Set of APIs
Cung cấp bộ API đa dạng để phát triển giao diện đồ họa người dùng GUI.
Thư viện đồ họa tích hợp
Tích hợp các lớp nhằm cung cấp các chế độ xử lý đồ họa 2D, 3D.
Graphics Pipeline
Đồ họa do JavaFX cung cấp được phát triển dựa trên Đường ống kết xuất đồ họa, nhờ đó phần đồ họa trở nên mượt mà, tăng tốc cho phần cứng.
Công cụ hỗ trợ truyền thông
Cung cấp đường dẫn phát tại đa phương tiện web với độ trễ thấp, dựa trên khung Gstreamer Multimedia.
Mô hình triển khai ứng dụng khép kín
Cung cấp các gói ứng dụng chứa đầy đủ tài nguyên và là bản sao riêng của JavaFX Runtime và Java.
Cách thiết lập môi trường để lập trình giao diện Java với JavaFX
Để sử dụng JavaFX vào lập trình, bạn cần phải thiết lập môi trường trên máy tính để nó có thể chạy và phát triển các phần mềm.
Trước hết, bạn cần phải cài đặt sẵn JDK và Eclipse IDE trên máy tính của mình. Nếu bạn vẫn chưa cài đặt chúng thì hãy tải và cài trên máy tại link sau:
Cài đặt JavaFX Scene Builder
Sau khi đã cài đặt xong, bạn vào Eclipse để bắt đầu thiết lập môi trường lập trình với JavaFX. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng JavaFX Scene Builder.
Bạn cần tải bản JavaFX Scene Builder về máy. Nhớ lựa chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành của máy tính bạn. Dưới đây là hướng dẫn cài theo bản Windows 32bit hoặc 64bit .
Tải JavaFX Scence Builder
Bước 2: Sau khi tải về, bạn vào file vừa tải nháy đúp chuột để bắt đầu cài đặt.
Bước 3: Màn hình cài đặt hiện lên, bạn chọn “Next”.
Bước 4: Tiếp theo, bạn cần chọn vị trí lưu, vị trí này bạn cần nhớ để sử dụng về sau > chọn “Install”.
Cài đặt JavaFX Scence Builder
Bước 5: Khi màn hình hiển thị như dưới tức là bạn đã cài đặt JavaFX Scene Builder thành công.
Cài đặt thành công
Cấu hình JavaFX trong Eclipse
Sau khi cài đặt JavaFX Scene Builder xong, việc tiếp theo cần làm là cấu hình JavaFX trong Eclipse. Các bước thực hiện như sau.
Bạn sẽ cài e(fx)clipse có trong Eclipse marketplace như sau:
Bước 1: Tìm kiếm từ khóa javafx., nhấn “Install” để bắt đầu.
Tìm kiếm javafx
Bước 2: Tiếp tục chọn “I accept”, rồi nhấn “Finish” để cài đặt.
Bắt đầu cài đặt e(fx)eclipse
Bước 3: Sau khi cài xong e(fx)eclipse, bạn khởi động lại Eclipse.
Khởi động Eclipse
Bước 4: Trong Eclipse bạn chọn “Windows” > “Preferences”.
Chọn Preferences
Bước 5: Bạn chọn “JavaFX” rồi chọn đến đường dẫn JavaFX Scene vừa cài lúc nãy.
Chọn vị trí file cài đặt
Bước 6: Mục JavaFX 11 + SDK thì bạn chọn đến thư mục cài đặt JRE.
Chọn mục JavaFX 11 + SDK
Vì sao nên sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaFX?
Sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaFX mang lại nhiều lợi ích khi xây dựng giao diện người dùng trên Java, cụ thể là:
JavaFX là một thư viện viết bằng ngôn ngữ nguyên gốc Java gồm nhiều lớp, nhiều giao diện.
Trong ứng dụng JavaFX, người dùng có thể dùng ngôn ngữ đánh dấu FXML dựa trên XML để xây dựng giao diện người dùng. Người lập trình có thể thiết kế giao diện GUI khi cài đặt thêm JavaFX Scene Builder.
Có thể kết hợp JavaFX với CSS để tạo nên các hiệu ứng giao diện sinh động.
JavaFX có hỗ trợ đồ họa 2D và 3D, âm thanh, video.
Bạn có thể nhúng các trang web, ứng dụng web trên JavaFX nhờ tính năng Web View dựa trên trình duyệt WebKit.
Các công cụ hỗ trợ lập trình JavaFX
Các phần mềm hỗ trợ lập trình JavaFX bao gồm:
Netbeans.
Eclipse.
IntelliJ IDEA.
Câu hỏi thường gặp về JavaFX
Sự khác biệt giữa Java Swing và JavaFX là gì?
JavaFX là một nền tảng web mã nguồn mở cho phép các nhà phát triển tạo giao diện người dùng hiện đại cho các ứng dụng máy tính để bàn, thiết bị di động và trình duyệt. Java Swing là một bộ công cụ GUI cho Java, được thiết kế ban đầu bởi Sun Microsystems. Nó là một trong những bộ công cụ phổ biến nhất trên thế giới.
JavaFX có giống với JavaScript không?
Java và JavaScript là hai ngôn ngữ hoàn toàn không liên quan đến nhau nhưng lại phục vụ các ngách cực kỳ khác nhau. JavaFX không phải là một ngôn ngữ, đây là một thư viện đồ họa cho Java.
Lời kết
Sử dụng thư viện JavaFX mang đến rất nhiều lợi ích cho người lập trình. Tuy nhiên, trước khi sử dụng JavaFX bạn nên làm quen với các phần mềm lập trình Eclipse hoặc Netbeans trước đã. Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn JavaFX là gì, cũng như cách để cài đặt môi trường lập trình JavaFX trên máy tính. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo tham một số bài viết về ngôn ngữ lập trình khác của Vietnix.
Kinh phí là yếu tố mà nhiều nhóm sinh viên lo lắng, e ngại khi đứng ra tổ chức một sự kiện, chương trình. Giải pháp tối ưu nhất cho các bạn sinh viên trong trường hợp này là tìm kiếm những nhà tài trợ đồng hành cùng sự kiện. Vậy đâu là những tổ chức vàng trong làng tài trợ? Hãy cùng khám phá top 12 nhà tài trợ sự kiện cho sinh viên trong bài viết dưới đây.
1. Vietnix
Cái tên đầu tiên cần nhắc tới trong danh sách top 12 nhà tài trợ sự kiện cho sinh viên chính là Vietnix. Đây là nhà cung cấp dịch vụ Hosting, VPS, máy chủ,… hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh sứ mệnh cung cấp cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và an toàn cho các hoạt động trên Internet của người dùng, Vietnix luôn mong muốn góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng nền CNTT nước nhà.
Chính vì vậy, Vietnix đã phát triển một cộng đồng CNTT trên các nền tảng mạng xã hội Facebook với tên gọi “Cộng đồng Sinh viên IT” với hệ thống các fanpage và group liên quan như group Cộng đồng Sinh viên IT, fanpage Sinh viên IT, Cuộc đời anh IT, Kiến thức IT,… với hàng chục nghìn lượt theo dõi. Đây là sân chơi, diễn đàn giao lưu, trao đổi kiến thức hữu ích dành cho các bạn sinh viên học tập, nghiên cứu ngành CNTT.
Bên cạnh đó, Vietnix cũng chú trọng việc tổ chức các buổi workshop, webinar hay tài trợ cho các sự kiện IT dành cho sinh viên. Trong đó một số sự kiện nổi bật do Vietnix tổ chức, đồng tổ chức có thể kể tới như Talkshow “Lập trình – Bảo mật – DevOps – Định hướng cách học và việc làm thực tế” (đồng tổ chức cùng FPT Aptech, FPT Jetking, AXON, Cốc Cốc, CyberJutsu, Chống Lừa Đảo), Talkshow “DDoS – Tư duy phòng thủ” (diễn giả tới từ Vietnix và FPT Jetking),…
Ngoài ra, Vietnix cũng là nhà tài trợ cho các chương trình, cuộc thi sau:
Vietnix là Nhà Tài Trợ Kim Cương cho 2 sự kiện SEO lớn nhất đầu năm 2022
Các hình thức tài trợ của Vietnix rất đa dạng, trong đó nổi bật có thể kể đến như:
Tiền mặt lên tới 20 triệu đồng; Voucher sử dụng dịch vụ tại Vietnix; hạ tầng công nghệ tiên tiến, hiện đại (hosting, VPS, domain,…); các khóa học liên quan tới lập trình,… Ngoài ra, với hệ thống Fanpage – Group hoạt động sôi nổi, Vietnix cũng đảm nhận vai trò hỗ trợ truyền thông, kết nối diễn giả,… cho các sự kiện để cùng chung tay xây dựng và nâng cao chất lượng nền CNTT nước nhà.
Các phần thưởng giá trị của nhà tài trợ Vietnix
Chính vì vậy, nếu các hội nhóm, tổ chức, câu lạc bộ đang đau đầu trong việc tìm kiếm nhà tài trợ sự kiện cho sinh viên thì đừng ngần ngại liên hệ với Vietnix. Thông tin liên hệ chi tiết:
2. Edu2Review
Edu2Review là một trong những cái tên không thể bỏ qua trong danh sách các nhà tài trợ sự kiện cho sinh viên. Đây là tổ chức tiên phong trong lĩnh vực đánh giá giáo dục, xếp hạng tín nhiệm các trường học, đơn vị giáo dục tại Việt Nam.
Hiện nay, Edu2Review cung cấp gói hỗ trợ truyền thông, học bổng, diễn giả, giải thưởng hiện kim toàn diện theo quy mô từng sự kiện. Trong đó các hình thức tài trợ nổi bật có thể kể tới như: Bảo trợ truyền thông, học bổng, kết nối diễn giả, tài trợ nền tảng kỹ thuật,… Một số chương trình nổi bật được tài trợ bởi Edu2Review có thể kể tới như Tìm Kiếm CEO Tương Lai, Khởi Nghiệp Kinh Doanh, Startup Zone, Say To Succeed,…
3. AIESEC
AIESEC là một trong những đơn vị nằm top đầu trong danh sách những đơn vị tài trợ sự kiện cho sinh viên. Đây được xem là tổ chức sinh viên lớn và chất lượng nhất thế giới hiện nay. Đến với AIESEC, các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận với môi trường học tập toàn cầu với cơ hội thực tập hấp dẫn nhất.
Một số sự kiện nổi bật đã được AIESEC tổ chức và tài trợ như:
Global Talent: Đây là chương trình tìm kiếm nhân tài trên khắp thế giới. Tại đây, các ứng cử viên sẽ tham gia thực tập tại chính tổ chức AIESEC. Quá trình thực tập này kéo dài từ 6-18 tháng và sẽ được trả lương theo năng lực ứng viên.
Global Volunteer: Đây là chương trình cung cấp cơ hội việc làm tình nguyện viên tại các dự án xã hội dành cho sinh viên hoặc sinh viên tốt nghiệp không quá 2 năm. Trong quá trình 6-8 tuần các bạn trẻ sẽ được trải nghiệm, hòa nhập với môi trường đa văn hóa theo chỉ dẫn và định hướng từ AIESEC. Đây là cơ hội tốt để các bạn tự phát triển bản thân và là nền tảng vững chắc để giới trẻ trên toàn cầu cùng phát triển.
4. TopCV
TopCV là tổ chức startup khá thành công với sản phẩm chính là nền tảng hỗ trợ tạo CV và kết nối người lao động với nhà tuyển dụng. Các gói tài trợ chính của TopCV thường là: Hỗ trợ truyền thông, Gói tài khoản VIP, Khóa học kỹ năng cho sinh viên,…
Các dự án đã tài trợ của TopCV
Với đối tượng khách hàng chính là sinh viên, TopCV cũng đã tổ chức và tài trợ cho nhiều chương trình, ngày hội việc làm giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp. Ngoài ra, các hoạt động, tổ chức, câu lạc bộ dành cho sinh viên cũng được tổ chức này quan tâm, chú ý tới như: Dự án ColorME, tổ chức tình nguyện V.E.O,… Vì vậy nếu bạn chưa biết nên tìm nhà tài trợ sự kiện cho sinh viên nào thì có thể thử kết nối với TopCV.
5. BIDV và các ngân hàng thương mại
Nhà tài trợ tiếp theo cần được nhắc tên trong danh sách top 12 đơn vị tài trợ sự kiện cho sinh viên là BIDV và các ngân hàng thương mại khác. Năm 2022, BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam vớitổng tài sản đạt 1.98 triệu tỷ đồng và lọt top 10 ngân hàng uy tín nhất hiện nay.
Nhận thấy ý nghĩa của các cuộc thi, sự kiện dành cho sinh viên, BIDV luôn sẵn sàng là nhà tài trợ đồng hành với những tổ chức này. Trong đó, sự kiện tiêu biểu nhất cho sinh viên mà đơn vị này từng đứng ra tài trợ là chương trình Điểm hẹn Thanh niên Thủ đô – Tôi yêu Tổ quốc tôi. Chương trình thu hút sự chú ý, quan tâm và tham gia của hơn 12.000 đoàn viên thanh niên đến từ khắp các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội.
Bên cạnh đó, BIDV cũng tài trợ nhiều suất học bổng trị giá hàng chục, hàng trăm triệu đồng cho các bạn sinh viên hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập tốt tại các trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh,… Ngoài ra, tổ chức này góp phần tài trợ cho Quỹ học bổng Thống đốc để có thể trao học bổng tới những bạn sinh viên xứng đáng.
6. Kenhsinhvien
Kenhsinhvien là một diễn đàn giao lưu, trao đổi và chia sẻ kiến thức về mọi lĩnh vực của các bạn sinh viên. Chính vì vậy đây là cái tên không thể thiếu trong việc tổ chức các hoạt động cũng như tài trợ, truyền thông cho sự kiện, cuộc thi dành cho sinh viên.
Một trong những hoạt động tiêu biểu do đơn vị này đứng ra tổ chức là hội thảo “Mã màu sự kiện”. Đây là chương trình giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc thực tế với ngành Tổ chức sự kiện dưới góc nhìn tổng quan, đa chiều nhất.
7. Viện Logistics
Viện Logistics – VILAS là nơi chuyên nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ trong ngành Logistic để giúp Việt Nam có thể vươn tầm thế giới. Để thực hiện được điều này, hiện nay viện đã chiêu mộ và thành lập một đội ngũ những nhà khoa học, nghiên cứu, cán bộ kinh nghiệm hàng đầu. Đội ngũ này sẽ không ngừng được mở rộng thông qua các chương trình trao đổi, hợp tác với các trường Đại học lẫn các tổ chức trong nước – quốc tế như FIATA, IATA,…
Chính bởi đường lối phát triển như vậy nên Viện Logistics luôn cố gắng tổ chức những cuộc thi, sự kiện giúp sinh viên có cơ hội học tập và làm việc thực tế trong ngành, Đó cũng là cơ hội giúp các bạn có trải nghiệm việc làm chân thực nhất trước khi bước ra ngoài xã hội.
Trong đó, cuộc thi The Logisticom 2017 do Viện Logistic tổ chức đã gây tiếng vang lớn đối với các bạn sinh viên yêu thích ngành này. Đây là sân chơi vô cùng hữu ích, đồng thời cũng là nơi để các bạn sinh viên săn tìm cơ hội thực tập và các giải thưởng giá trị được Viện trao tặng.
8. Brands VietNam
Brands VietNam là cái tên tiếp theo cần được nhắc tới trong top 12 nhà tài trợ sự kiện cho sinh viên. Đây là cổng thông tin cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về ngành Marketing, truyền thông, quảng bá, Branding,… Ngay từ đầu, Brands VietNam đã xác định sứ mệnh của thương hiệu này là phát triển một nền tảng để chia sẻ kiến thức và kết nối nhân sự trong ngành. Đây là bàn đạp giúp các Marketers mới có thể hòa nhập và thăng tiến nhanh chóng trong công việc.
Đối tượng chính mà Brands VietNam hướng tới là tất cả những người làm việc trong ngành Xây dựng và phát triển thương hiệu, Marketing, PR, Quảng cáo tại Việt Nam. Đặc biệt những bạn sinh viên đang theo học các ngành này càng là đối tượng quan tâm trọng điểm.
Chính vì vậy đơn vị này thường xuyên đứng ra tự tổ chức hoặc tài trợ cho các sự kiện, sân chơi hữu ích cho sinh viên ngành Marketing. Chẳng hạn như Young Marketer 5+1, nơi tìm kiếm những Marketers không chỉ giỏi lý thuyết mà còn có khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế.
9. CGV
CGV là chuỗi rạp chiếu phim quen thuộc với giới trẻ hiện nay. Không chỉ có mặt tại các thành phố lớn. CGV còn đầu tư các cụm rap tại các tỉnh thành nhỏ lẻ, xa xôi như Đak Lak, Kon Tum, Sơn La, Sóc Trăng,… Với mong muốn mang tới cho người dùng những trải nghiệm điện ảnh thực thụ, hiên nay CGV được đánh giá là cụm rạp đẳng cấp nhất với cơ sở thiết bị hiện đại, tiên tiến.
Tuy định hướng vươn tầm thế giới những CGV vẫn luôn có những ưu đãi cho học sinh, sinh viên như giảm giá cho thành viên dưới 22 tuổi. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng thường xuyên tổ chức hoạt động chiếu phim ở những khu vực miền núi xa xôi như chương trình Điện Ảnh cho mọi người tại Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu,… Vì vậy nếu hội nhóm của bạn đang tìm kiếm một tổ chức tài trợ sự kiện cho sinh viên thì CGV là đơn vị không nên bỏ qua.
10. Ybox
Ybox là viết tắt của cụm từ Young Box – nghĩa là hộp thông tin dành cho giới trẻ. Hiện tại, nền tảng này cung cấp rất nhiều chuyên mục và bài viết với chủ đề chính về cơ hội việc làm, cuộc thi, kinh nghiệm làm việc, tin tức sinh viên,… Các bạn trẻ có thể tìm kiếm nhiều thông tin hữu ích hay cơ hội việc làm hấp dẫn ngay trên website này.
Hiện nay, mỗi tháng Ybox có khoảng 1 triệu người dùng với hơn 2.2 triệu lượt truy cập. Chính bởi đối tượng mục tiêu là giới trẻ mà Ybox luôn sẵn sàng tổ chức, bảo trợ truyền thông hoặc tài trợ đồng hành cho các sự kiện dành cho sinh viên trên khắp toàn quốc. Một số chương trình nổi bật do Ybox tài trợ có thể kể tới như đêm GALA BLAST OFF – Chung kết cuộc thi âm nhạc anh ngữ do trường Đại học Kinh tế – Luật tổ chức.
11. UNESCO
UNESCO là tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc. Tổ chức này hoạt động theo tôn chỉ thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia ở những lĩnh vực giáo dục, khoa học và văn hóa mà không có bất cứ sự phân biệt nào. Chính vì vậy, UNESCO cũng chú ý tới các sự kiện liên quan tới học sinh, sinh viên – những đối tượng trọng điểm trong ngành giáo dục, khoa học.
Nổi bật trong số những sự kiện do UNESCO từng tổ chức có thể kể tới như GET – Global Entrepreneurship Training. Đây là chương trình Đào tạo người trẻ khởi nghiệp hoàn toàn miễn phí dành cho những đối tượng là học sinh phổ thông hoặc tân sinh viên đến từ các trường đại học, cao đẳng. Chính bởi vậy UNESCO được đánh giá là một trong những nhà tài trợ sự kiện cho sinh viên chất lượng nhất.
12. Backstage Zone
Backstage Zone là cộng đồng liên kết những công ty tổ chức sự kiện lớn trên khắp mọi miền tổ quốc. Tại đây, bạn có thể kêu gọi sự tài trợ từ các tổ chức phù hợp theo nhu cầu. Những công ty này có thể đứng ra tài trợ kinh phí, trang thiết bị (âm thanh, ánh sáng, trang phục,…) cho tới nhân sự (MC, PB, PG, diễn giả),…
Ngoài ra, Backstage là kênh thông tin hữu ích về nghề tổ chức sự kiện nên thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Vì vậy đơn vị này cũng thường xuyên tổ chức nhiều sự kiện hoặc tham giao tài trợ, bảo trợ truyền thông cho các sự kiện hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên. Chẳng hạn như chương trình Điều ước đêm Trung thu 2019 tổ chức tại trường THCS Cao Bá Quát, Virtual Event “Sự kiện vượt Bão”,…
Trên đây là tổng hợp danh sách top 12 nhà tài trợ sự kiện cho sinh viên mà Vietnix muốn chia sẻ tới bạn. Đây đều là những đơn vị tài trợ sự kiện cho sinh viên uy tín, chất lượng. Mong rằng qua bài viết, bạn có thể kết nối được với một nhà tài trợ và tổ chức sự kiện thành công, ý nghĩa nhất.
Hacker mủ trắng thường được mọi người biết đến là những người đảm bảo an toàn thông tin. Vậy hacker mũ trắng là gì? Có tầm quan trọng như thế nào trên không gian mạng? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay các vấn đề trên tại bài viết này nhé!
Hacker mũ trắng là gì?
Hacker mũ trắng (white hat hacker) là cụm từ chỉ những người có kiến thức về công nghệ thông tin và sử dụng những kiến thức, kỹ năng của mình để thực hiện một số hoạt động đảm bảo an toàn thông tin.
Những hoạt động hacker mũ trắng thực hiện đó là kiểm tra hệ thống và vượt qua các hàng rào bảo mật của doanh nghiệp, công ty để tìm kiếm và khắc phục các lỗ hổng thông tin. Đặc biệt, việc truy cập vào hệ thống để tiến hành “hack” của hacker mũ trắng là hành động được cho phép.
Hacker mũ trắng là gì?
Mục đích hoạt động của hacker mũ trắng chính là đảm bảo sự an toàn thông tin của cá nhân, doanh nghiệp. Hơn nữa, hacker mũ trắng còn có vai trò xâm nhập vào hệ thống thông tin để tìm ra những điểm yếu của hệ thống. Sau đó, thay vì sử dụng điểm yếu đó để đánh cắp dữ liệu thì hacker mũ trắng sẽ báo cáo lại các lỗ hổng cho công ty. Đây được gọi là hoạt động kiểm thử xâm nhập.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Hacker qua bài viết: Hacker là gì? Tất cả thông tin về hacker bạn cần biết của Vietnix.
Khái niệm Hacker mũ đen là gì?
Cũng tương tự như hacker mũ trắng, hacker mũ đen là những người có kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, hacker mũ đen sẽ thực hiện các hành vi xâm nhập nhằm mục đích phá hoại và trục lợi bất chính từ những lỗ hổng bảo mật của hệ thống website, phần mềm,…
Đây là mối lo ngại vô cùng lớn đối với nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Bởi những thông tin quan trọng có thể bị đánh cắp hoặc phá hoại các hạ tầng mạng, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ethical hacking là gì?
Do sự xuất hiện và phát triển của nhiều thành phần hacker mũ đen đã tạo nên mối lo sợ cho nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Những đối tượng hacker xấu không chỉ xâm nhập vào hệ thống với mục đích đánh cắp thông tin bảo mật mà còn có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn hệ thống. Chính điều đó đã làm cho từ “hacker” bị cho là những thành phần đáng lo ngại.
Ethical hacking là gì?
Hiện nay, hầu như tất cả các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ đều sử dụng máy tính và mạng máy tính để tối ưu hiệu suất công việc. Nên việc kiểm tra và đánh giá bảo mật của hệ thống luôn được thực hiện thường xuyên. Điều này nhằm mục đích tránh sự tấn công của những thành phần xấu.
Mọi doanh nghiệp hàng ngày đều phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm về an toàn thông tin. Do đó, họ đã tiến hành tìm kiếm những ethical hacker hay còn gọi là hacker mũ trắng để kiểm tra và tránh tình huống bị xâm nhập, đánh cắp dữ liệu.
Lịch sử của ethical hacking
Ethical hacking là thuật ngữ được giới thiệu lần đầu vào năm 1995 bởi cựu phó chủ tịch IBM (ông John Patrich). Ông John Patrick đã sử dụng thuật ngữ này khi mô tả sự cố tình xâm nhập và kiểm tra hệ thống để xem xét các lỗ hổng.
Thuật ngữ “ethical hacking” được ứng dụng lần đầu vào việc đánh giá bảo mật của hệ điều hành Multics Os của Không quân Hoa Kỳ. Việc này được thực hiện nhằm kiểm tra thư hệ thống để phục vụ cho những nhiệm vụ tuyệt mật. Quá trình kiểm thử được thực hiện bằng cách mô phỏng những cách thức mà kẻ xấu có thể thực hiện để xâm nhập vào hệ thống.
Lịch sử của ethical hacking
Vào năm 1998, máy quét lỗ hổng đầu tiên được ra đời bởi ông Dan Farmer. Máy này được gọi là máy COPS, được ra đời với vai trò quét các lỗ hổng trên hệ thống phần mềm của hệ điều hành Unix.
Sau đó, máy quét bảo mật này tiếp tục được phát triển triển bởi Farmer và Wietse Venema, có tên là SATAN. Máy được hoạt động nhằm hỗ trợ thực hiện những công việc của ethical hacking và xây dựng các chiến thuật của ethical hacking trong quá trình đánh giá bảo mật của hệ thống thông tin.
Sự ra đời của ứng dụng này đã hình thành suy nghĩ rằng các hacker sẽ dùng ứng dụng máy quét SATAN để thực hiện những việc làm xấu.
Hiện nay, ngành nghề ethical hacking đang là một trong những ngành có nhu cầu nhân sự rất lớn. Với mục đích đảm bảo an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin của doanh nghiệp lẫn cá nhân. Để có thể làm việc trong lĩnh vực ethical hacking bạn cần phải có chứng nhận CEH.
Kỹ thuật ethical hacking
Kỹ thuật quét cổng (port scanning) là một trong những kỹ thuật được ethical hacker sử dụng dụng phổ biến nhất. Quét cổng là một kỹ thuật được thực hiện nhằm đánh giá bảo bật của hệ thống thông qua việc kiểm tra các lỗ hổng và một số phương pháp khác. Ngoài ra, còn một quy trình tiêu chuẩn khác của hacker mũ trắng chính là mô phỏng lại những kỹ thuật các hacker mũ đen sử dụng.
Những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong ethical hacking là:
Thu thập những thông tin của website mục tiêu.
Sử dụng một số trích xuất khác khi thăm dò, nghe trộm, phân tích lỗ hổng và xâm nhập vào bên trong máy chủ hoặc mạng không dây.
Kỹ thuật ethical hacking
Các phương pháp tái tạo những mối đe dọa bảo mật mạng được sử dụng phổ biến như tấn công phi kỹ thuật, tấn công DDoS là những phương pháp được sử dụng trong quá trình kiểm thử. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều kỹ thuật hỗ trợ ethical hacking khác được sử dụng.
Tầm quan trọng của Hacker mũ trắng?
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Internet đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ hacker mũ đen. Những thành phần này luôn là mối đe dọa lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Những thông tin quan trọng có thể bị đánh cắp bất kỳ lúc nào, không chỉ làm ảnh hưởng đến khách hàng mà còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp.
Vì vậy, các công ty hiện nay đang ngày càng chú trọng vào việc sử dụng ethical hacking. Điều này sẽ giúp công ty kịp thời phát hiện và nắm bắt được những mối nguy hiểm đối với hệ thống bảo mật. Tránh tình trạng bị đánh cắp dữ liệu, thông tin tài chính và tránh nhiều rủi ro quan trọng khác.
Cần học những gì để trở thành Hacker mũ trắng?
Do đặc thù của ngành này là sử dụng công nghệ thông tin và ứng dụng mạng máy tính, nên để có thể trở thành một hacker mũ trắng bạn cần phải có những kiến thức chuyên sâu như:
Cách xử lý sự cố với hệ điều hành.
Kiến thức về mạng máy tính.
Cách sử dụng các thiết bị router, switch,…
Những gì cần học để trở thành Hacker mũ trắng
Song song đó, còn cần có các kỹ năng quản lý hệ thống máy chủ trên nhiều hệ điều hành như: Windows, Unix, Linux. Các kỹ thuật về xâm nhập, theo dõi, giám sát, tạo trojan, backdoor, virus cũng rất cần thiết để trở thành một hacker mũ trắng. Bên cạnh đó, những kỹ thuật về tấn công DDoS, tạo lỗi tràn bộ đệm, kỹ thuật cướp quyền kiểm soát hệ thống, phá hoại hệ thống website,… cũng cần nắm rõ.
Đồng thời, cần trang bị thêm những kiến thức về ngôn ngữ lập trình như: Python, C, C++, Java,… để phục vụ tốt nhất cho quá trình khai thác và sửa chữa các lỗ hổng hệ thống.
Cơ hội nghề nghiệp của Hacker mũ trắng tại Việt Nam
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, mọi ngành nghề đều đã có sự chuyển mình đáng kể. Vì vậy, mọi hoạt động đều đang dựa trên nền tảng mạng máy tính, điều này đã làm gia tăng số lượng hacker mũ đen.
Do đó, mọi doanh nghiệp đều đang đầu tư về nhu cầu bảo vệ hệ thống thông tin của mình bằng cách sử dụng các hacker mũ trắng. Điều này sẽ giúp bảo vệ các thông tin của doanh nghiệp được an toàn và đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định.
Chính vì thế, đây đã trở thành một cơ hội lớn để các bạn trẻ có thể gia nhập và trở thành hacker mũ trắng tại Việt Nam. Mở ra một con đường lớn cho những ai có đam mê trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Với nhu cầu sử dụng nhân sự cao, bạn có thể kiếm được mức thu nhập không dưới 1.000 USD mỗi tháng. Hơn nữa, với ngành nghề này bạn có thể làm việc ở nhiều môi trường, nhiều công ty khác nhau, không bị bó buộc ở một phạm vi nhất định. Điều này sẽ giúp bạn có thể thoải mái phát huy mọi khả năng của mình.
Lời kết
Như vậy, có thể thấy “hacker” không chỉ là cụm từ chỉ những đối tượng thường xuyên đánh cắp thông tin. Mà từ này còn chỉ những người có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm an toàn thông tin đó là các hacker mũ trắng. Cơ hội phát triển cho ngành này cũng đang vô cùng rộng mở. Nếu bạn có thêm những thông tin hay muốn chia sẻ, có thể để lại bình luận bên dưới. Chúc các bạn thành công trên con đường trở thành hacker mủ trắng.
Đối với doanh nghiệp thì marketing wifi là hình thức quảng cáo khá quen thuộc. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng nắm rõ nguyên tắc triển khai wifi marketing như thế nào để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch quảng cáo. Với nội dung sau đây, Vietnix sẽ giúp bạn tối ưu quy trình quảng cáo wifi marketing.
Wifi Marketing là gì?
Wifi Marketing là phương pháp quảng cáo thông qua wifi. Dựa vào sự truy cập của người dùng qua hình thức đăng nhập vào wifi để quảng bá hình ảnh và dịch vụ của mình đến người truy cập vào wifi. Sau đó, người dùng sẽ được sử dụng wifi miễn phí sau khi thực hiện các hình thức đăng nhập.
Điểm đặc trưng nhất của mô hình marketing này chính là thực hiện hoàn toàn thông qua wifi. Bên cạnh đó, người dùng đã truy cập còn được sử dụng mạng không tính phí nếu hoàn thành các yêu cầu từ doanh nghiệp.
Wifi Marketing – tiếp cận khách hàng hiệu quả
Ví dụ: Khi bạn đến quán cafe và cần đến wifi miễn phí thì sẽ có 2 cách.
Thứ nhất: Bạn hỏi trực tiếp nhân viên trực thuộc tại cửa hàng.
Thứ hai: Bạn bật chế độ wifi của thiết bị di động, chọn vào một mạng bất kỳ của cửa hàng. Lúc này sẽ xuất hiện popup và việc của bạn là thực hiện các hoạt động như yêu cầu. Sau đó, thiết bị sẽ được hỗ trợ truy cập vào mạng tại cửa hàng đó.
Đối tượng mà quảng cáo Wifi Marketing hướng tới là ai?
Có thể nói, tệp đối tượng mà hình thức này có thể tiếp cận đến là vô cùng lớn. Đó có thể là những người đang ở gần hoặc ở ngay tại khu vực có hỗ trợ wifi marketing. Yêu cầu cơ bản nhất là đối tượng cần có laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… và cần sử dụng internet.
Đối tượng của quảng cáo qua wifi marketing
Hình thức tiếp thị này thường chú trọng vào việc lồng ghép thông điệp khéo léo trên banner, clip, OTP,… xuất hiện trong quá trình đăng nhập vào wifi. Điều này giúp người dùng nhận được lợi ích trước mắt, dễ dàng tương tác với quảng cáo và doanh nghiệp có thể cải thiện được hiệu quả cao hơn.
Wifi Marketing có những hình thức quảng cáo nào được nhiều người yêu thích
Wifi Marketing wifi24h là phương pháp quảng cáo 24/24 vô cùng hiệu quả. Hình thức này khiến khách hàng chú ý đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời đưa cho họ lợi ích tức thì.
Và sau đây là 7 hình thức tiếp thị phổ biến thông qua quảng cáo wifi:
Truy cập bằng voucher.
Truy cập bằng OTP.
Truy cập bằng mạng xã hội.
Truy cập bằng survey.
Truy cập bằng banner.
Truy cập bằng account.
Truy cập bằng clip.
7 hình thức quảng cáo thông qua wifi
Địa điểm nào triển khai quảng cáo Wifi Marketing hiệu quả
Để có được địa điểm triển khai quảng cáo wifi không quá khó. Bạn chỉ cần tìm kiếm khu vực đáp ứng cơ bản các điều kiện về cơ sở hạ tầng mạng là có thể thực hiện mô hình này.
Sẽ có 2 trường hợp triển khai chính như sau:
Trường hợp 1
Doanh nghiệp muốn thực hiện hình thức quảng cáo qua wifi nhưng cơ sở hạ tầng không đáp ứng được. Lúc này, bạn có thể liên hệ đến các dịch vụ cung cấp dịch vụ tiếp thị này hoặc hợp tác cùng doanh nghiệp khác có đủ điều kiện triển khai.
Các tiêu chí để lựa chọn địa điểm thực hiện chiến dịch marketing thông qua wifi có thể kể đến như:
Trung tâm thương mại.
Khu vực có nhiều người.
Địa điểm quảng cáo cần liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu.
Trường hợp 2
Doanh nghiệp tự đưa ra chiến lược triển khai dự án quảng cáo qua wifi và làm chủ mọi yếu tố. Với trường hợp này, doanh nghiệp cần có địa điểm cụ thể để thu hút mọi người. Mỗi địa điểm hoặc chuỗi các địa điểm sẽ có từng giải pháp riêng biệt, phù hợp nhằm tối ưu, tăng tính hiệu quả của chiến lược quảng cáo.
Xây dựng hệ thống Wifi Marketing
Các lợi ích khi thực hiện quảng cáo qua Wifi Marketing
Có thể nói, bất kỳ mô hình quảng cáo nào nếu được hiểu rõ và ứng dụng tối ưu thì luôn mang lại những ưu điểm nổi bật cho doanh nghiệp. Và wifi marketing cũng tương tự như vậy.
Dưới đây là 7 lợi ích của hình thức quảng cáo này:
Tăng khả năng nhận diện của khách hàng với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Phương pháp kích thích khách hàng tương tác khá đơn giản nhưng giá trị thu được là rất cao.
Doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ được chiến dịch và tùy chỉnh khi cần.
Hỗ trợ cả phương tiện đo lượng đồng thời phân tích hiệu quả quảng cáo.
Quảng cáo qua wifi giúp doanh nghiệp và khách hàng tương tác thân thiện hơn.
Kênh quảng cáo được kiểm soát 100% bởi doanh nghiệp (đối với trường hợp 2 phía trên).
Hỗ trợ đo lường quảng cáo
Quảng cáo qua Wifi Marketing tốn bao nhiêu chi phí?
Chi phí cho hình thức marketing này sẽ phụ thuộc vào loại hình mà bạn sử dụng. Nếu bạn triển khai quảng cáo (thuê) mà không xây dựng hệ thống thì chi phí được xác định dựa trên số lần hiển thị hoặc lượt click.
Ngược lại, với mô hình tự triển khai hệ thống wifi marketing riêng cho doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều chi phí. Hiện nay, một số bên hỗ trợ xây dựng mô hình này với mức giá trọn gói. Có nghĩa là bạn chỉ bỏ ra số tiền như thỏa thuận ban đầu và không có phí phát sinh trong quá trình sau này. Sau đó, các đơn vị thiết kế, xây dựng hệ thống wifi marketing sẽ bắt đầu phát triển dưới sự giám sát của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm về một vài số liệu về Wifi Marketing
Để ứng dụng mô hình này vào việc kinh doanh của bạn và tạo ra hiệu quả thiết thực thì bạn nên biết thêm một số nghiên cứu về phương pháp marketing này. Theo bảng Báo cáo của Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung, sau 7 phút khách hàng đi đến khu vực cửa hàng của bạn, họ có xu hướng truy cập vào dịch vụ wifi free.
Một vài số liệu bạn nên biết
Có thể thấy, việc thay đổi mạng wifi thông thường sang quảng cáo wifi là điều đơn giản mà bạn có thể thực hiện. Điều chắc chắn là phương pháp này sẽ mang đến những lợi ích to lớn hơn so với việc chỉ cung cấp mạng internet thông thường.
Trung bình trên toàn thế giới có khoảng 3,5 tỷ lượt tìm kiếm thông tin trên Google mỗi ngày (tương đương 40.000 lượt/giây). Điều này cho thấy, người dùng cần tham gia môi trường mạng mọi lúc mọi nơi và họ cũng làm như thế tại địa điểm của doanh nghiệp bạn.
Trên tờ LA Times đã nói đến một nghiên cứu về vấn đề này và kết quả cho thấy, có đến 96% khách hàng yêu thích những địa điểm, cửa hàng cung cấp Wifi miễn phí. Bên cạnh đó, 79% doanh nghiệp cũng đồng tình rằng khách hàng sẽ hài lòng hơn khi có wifi miễn phí trong lúc chờ sử dụng dịch vụ.
Theo đó, có khoảng 64% số người được phỏng vấn lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại cửa hàng có hỗ trợ wifi free. Do đó có thể thấy, hình thức quảng cáo wifi marketing sẽ vừa mang đến sự hài lòng cho khách hàng của bạn, đồng thời nó tăng hiệu quả tiếp thị cho doanh nghiệp.
Lời kết
Vậy là Vietnix đã chia sẻ về những nội dung liên quan đến wifi marketing. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về hình thức marketing này và áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công.