Có rất nhiều theme eCommerce chất lượng dành cho bạn, Saha theme được liệt kê trong số đó. Với số lượng người dùng sử dùn ngày càng nhiều. Cho thấy Saha theme đang phát triển rất tốt và cung cấp được các giá trị cần thiết cho người dùng khi lựa chọn. Cùng Việt Nét tìm hiểu ngay về Saha theme ngay dưới đây.
Saha theme là gì?
Saha theme là một theme WordPress thể loại eCommerce và được phát hành bởi Theme Junkie. Đây là một giải pháp dành người dùng để tạo bất kỳ loại cửa hàng trực tuyến nào trên website WordPress của mình.
Saha theme là gì?
Saha theme hiện đại này có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ đầy đủ để bắt đầu website bán hàng của mình với nhiều template có sẵn, đa dạng chủ đề giúp bạn có nhiều sự lựa chọn.
Hầu hết, người dùng luôn cố gắng tìm các theme WordPress bán hàng miễn phí cho website. Tuy nhiên, Việt Nét khuyên bạn nên mua theme bản quyền và thậm chí chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ để mua theme WordPress chất lượng tốt nhất.
Saha Theme WordPress có những ưu điểm gì ?
Saha theme được phát triển bởi một trong những nhóm phát triển WordPress tốt nhất, nên chắc chắn sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn. Các tính năng tích hợp và hỗ trợ các plugin WooCommerce giúp việc xây dựng và thiết lập cửa hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn trong thời gian ngắn. Chỉ cần cài đặt Saha theme và plugin Woocommerce miễn phí, sau đó bạn sẽ có quyền truy cập vào tất cả các tính năng liên quan đến cửa hàng. Và có rất nhiều tùy chỉnh mà bạn có thể thấy trong bảng tùy biến của theme này.
Một số tính năng chính được đề cập trong Saha theme
Theme Junkie cung cấp bảng tùy biến với tất cả các theme WordPress của họ. Vì vậy, bạn sẽ có quyền truy cập vào bảng tùy chỉnh khi bạn nhấp vào nút tùy chỉnh từ trang quản lý Saha theme. Đây là tính năng All in one và được sử dụng rộng rãi cho phép bạn thay đổi kiểu màu, font chữ, bố cục tiêu đề, trang chủ, footer, điều hướng và mọi thứ từ website của mình.
Tùy biến trong Saha theme
Saha theme cũng cung cấp “Layouts Customizer” giúp bạn thay đổi layout cho các khu vực nhất định. Do đó, bạn có thể chỉnh sửa layout cho trang cửa hàng, các bài đăng/trang đơn lẻ. The Global layout cũng được cung cấp và bạn có thể được áp dụng cho mọi nơi, nếu bạn không chọn kiểu tùy chỉnh. Saha theme này là lựa chọn tốt nhất cho cửa hàng eCommerce, blog và các tạp chí.
Việt Nét muốn giới thiệu Saha theme cho tất cả những người muốn tiết kiệm thời gian và tiền bạc dành cho việc tùy chỉnh và thiết lập website. Các widget và tùy chọn back-end có thể giúp bạn quản lý mọi thứ đơn giản.
Các tính năng chính của Saha Theme
Dưới đây là một số tính năng chính của Saha theme để hỗ trợ người dùng trong quá trình xây dựng và phát triển website:
Hỗ trợ WooCommerce: Saha theme được thiết kế để hoạt động với WooCommerce nên có thể phát triển một cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng. Plugin miễn phí sẽ tiết kiệm tiền của bạn thay vì chi tiền cho việc mua plugin giỏ hàng cao cấp. Plugin WooCommerce đã được đánh giá là plugin xây dựng cửa hàng e-commerce số một. Nó không cần tính năng đặc biệt hoặc chỉnh sửa code để tạo cửa hàng trực tuyến.
Hỗ trợ Woocommerce
Hỗ trợ tùy biến: Saha Theme cung cấp hỗ trợ tạo kiểu cho mọi phần của website bao gồm trang danh sách sản phẩm, giỏ hàng và trang thanh toán. Bạn có thể áp dụng bất kỳ thiết kế theo phong cách nào cho toàn bộ website bao gồm cả trang sản phẩm riêng lẻ. Plugin cung cấp các tùy chọn bộ lọc sản phẩm, tùy chọn sắp xếp, loại tùy chỉnh và các widget đặc biệt. Bằng cách này, khách hàng của bạn có thể có trải nghiệm mua sắm tốt hơn và dễ dàng tìm thấy sản phẩm mong muốn.
Hỗ trợ tùy biến
Homepage Layouts: Saha Theme cung cấp 10 layout trang chủ được xác định trước để bạn có thể thử bất kỳ layout nào để thiết lập cửa hàng của riêng mình. Tất cả các layout được thực hiện cho các loại cửa hàng khác nhau, do đó bạn có thể chọn bất kỳ layout nào liên quan đến thị trường sản phẩm của mình.
10 layout trang chủ khác nhau cho bạn lựa chọn
Hỗ trợ từ trình tạo trang (Page Builder): Saha Theme cung cấp cho bạn sự hỗ trợ của trình tạo trang để bạn cũng có thể tạo các layout độc đáo khác, nếu bạn không thích các layout được tạo sẵn. Các element kéo và thả cho phép bạn thêm các nội dung và tiện ích nổi bật trên trang của mình.
Hỗ trợ các Page Builder
Các tính năng khác của Saha Theme
Bên cạnh các tính năng chính, còn có các tính năng nhỏ và đóng góp không nhỏ trong việc thiết lập và tùy chỉnh website của bạn trở nên mượt mà và chuyên nghiệp hơn:
Custom Widgets: Saha Theme được đóng gói với các widget tùy chỉnh khác nhau để giúp bạn tạo website chuyên nghiệp hơn. Vì vậy, bạn dễ dàng thêm các widget vào footer, sidebar và các khu vực widget khác. Đây là những nơi mà bạn có thể nhận được nhiều doanh số bán hàng và lượt xem trang hơn khi thêm các widget phù hợp. Và đó là lý do tại sao Saha Theme đã cung cấp tất cả các widget cơ bản và nâng cao trong theme.
Tính năng Custom Widgets
Post Formats: Saha Theme có tất cả các format post blog quan trọng được yêu cầu bởi các nền tảng blog. Khi bạn vào màn hình chỉnh sửa bài đăng, bạn sẽ tìm thấy danh sách 7 post format với nút lựa chọn. Vì vậy, bạn có thể chọn giữa các định dạng: Standard, Video, Audio, Gallery, Quote and Link format. Trang blog cũng cung cấp nhiều tùy chọn sidebar layout bao gồm sidebar có chiều rộng đầy đủ, bên trái và bên phải.
Blog Format
Các blogger muốn sử dụng các định dạng bài đăng tùy chỉnh để chia sẻ các media item như bản nhạc, video và những thứ khác. Người quản trị website cũng có thể sử dụng các định dạng bài đăng này để chia sẻ video quảng cáo, thư viện sản phẩm và các liên kết đặc biệt.
Tổng hợp lại tất cả tính năng từ theme Saha:
Hỗ trợ Mega Menu: Cung cấp hệ thống deep navigation.
Thiết kế cửa hàng: 2/3/4 cột Grid layout.
Hiệu ứng thu phóng khi di chuột: Hình ảnh sản phẩm.
Tùy chọn danh sách mong muốn: Thêm sản phẩm vào danh sách mong muốn vào giỏ hàng để thanh toán sau
Trang sản phẩm: Tab mô tả / Đánh giá, sản phẩm liên quan.
Tối ưu hóa cho Google và tất cả các công cụ tìm kiếm.
Các page template tùy chỉnh: Liên hệ, câu hỏi thường gặp (FAQ), giới thiệu.
Hình thức tìm kiếm tùy chỉnh: Tìm kiếm sản phẩm bằng cách sử dụng category.
Hỗ trợ: Plugin Page Builder.
Layout: Thân thiết tất cả các thiết bị.
Lời kết
Bài viết này, Việt Nét đã giới thiệu và cung cấp cho bạn một số tính năng hữu ích có trong Saha theme. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm sự lựa chọn trong quá trình bắt đầu xây dựng website WordPress cho mình.
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Bạn đang quản trị website WordPress và xảy ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECT mà không biết phải xử lý như thế nào? Bài viết này, Việt Nét sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn cách khắc phục.
Lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là gì?
ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là lỗi vòng lặp chuyển hướng (redirect loop), trong đó trình duyệt của bạn không thể tìm ra URL cần để tải và bị chuyển hướng liên tục. Hay là quá nhiều sự chuyển hướng và đưa trang web của bạn vào một vòng lặp chuyển hướng vô hạn.
Về cơ bản trang web bị kẹt (chẳng hạn như URL 1 trỏ đến URL 2 và URL 2 trỏ lại URL 1 hoặc tên miền đã bị chuyển hướng quá nhiều lần) và không giống như một số lỗi khác, những lỗi này cần được khắc phục.
Bạn cũng có thể gặp lỗi “request exceeded the limit of 10 internal redirects due to probable configuration error“.
Có một số biến thể khác nhau của lỗi này tùy thuộc vào trình duyệt bạn đang chạy là gì?
Trình duyệt Google Chrome
Trong Google Chrome, lỗi này sẽ hiển thị dưới dạng ERR_TOO_MANY_REDIRECTS hoặc This webpage has a redirect loop problem.
Trình duyệt Mozilla Firefox
Trong Mozilla Firefox, lỗi sẽ hiển thị là The page isn’t redirecting properly. Khi kết nối với domain.com, sự cố này có thể do tắt hoặc từ chối chấp nhận cookie.
>
Trình duyệt Microsoft Edge
Trong Microsoft Edge, nó sẽ chỉ hiển thị là This page isn’t working right now. Domain.com đã chuyển hướng quá nhiều lần.
Trình duyệt Safari
Trong Safari, nó sẽ hiển thị là Safari Can’t Open the Page. Err_too_many_redirects xảy ra khi cố gắng mở “domain.com”. Lỗi này có thể xảy ra nếu bạn mở một trang được chuyển hướng để mở một trang khác, sau đó được chuyển hướng để mở trang gốc.
Nguyên nhân gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS
Một số nguyên nhân có thể gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS:
Cấu hình WordPress sai.
Thiết lập máy chủ chưa chính xác.
Xung đột plugin WordPress.
Dữ liệu Cookie trên trình duyệt bị lỗi.
Chứng chỉ SSL/ TLS cấu hình sai hoặc đã hết hạn,…
Hướng dẫn cách khắc phục lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS trên WordPress
Dưới đây là một số cách khắc phục và kiểm tra (được sắp xếp theo thứ tự theo các lý do phổ biến nhất):
Xóa cookie trên trang web.
Xóa trang web WordPress, máy chủ, proxy và bộ nhớ cache của trình duyệt.
Xác định bản chất của vòng lặp chuyển hướng.
Kiểm tra cài đặt HTTPS.
Kiểm tra các dịch vụ của bên thứ ba.
Kiểm tra cài đặt trang WordPress.
Tạm thời vô hiệu hóa các plugin WordPress.
Kiểm tra chuyển hướng trên máy chủ.
1. Xóa cookie trên trang web cụ thể
Trên thực tế, cả Google và Mozilla đều khuyến nghị ngay bên dưới lỗi là “try clearing your cookies.” Đôi khi, cookie có thể chứa dữ liệu gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS. Đây là một đề xuất bạn có thể thử ngay cả khi bạn gặp phải lỗi trên trang web mà bạn không sở hữu.
Do cookie giữ nguyên trạng thái “logged in” của bạn trên các trang web và các cài đặt khác, Việt Nét khuyên bạn chỉ cần xóa các cookie trên trang web đang gặp sự cố. Bằng cách này, bạn sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ phiên hoặc trang web nào khác mà mình thường xuyên truy cập.
Làm theo các bước bên dưới để xóa cookie trên một trang web cụ thể trong Google Chrome.
Bước 1: Trong Google Chrome, nhấp vào ba chấm nhỏ ở góc trên bên phải. Sau đó nhấp vào “Settings”.
Bước 2: Cuộn xuống và nhấp vào “Advanced“.
Bước 3: Sau đó nhấp vào “Content settings”.
Bước 4: Nhấp vào “Cookies“.
Bước 5: Sau đó nhấp vào “See all cookies and site data“.
Bước 6: Tìm kiếm trang web đang gặp lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS. Sau đó, bạn có thể xóa các cookie hiện được lưu trữ trên máy tính của mình cho tên miền đó. Sau đó, hãy thử truy cập lại trang web.
2. Xóa máy chủ, proxy và bộ nhớ cache của trình duyệt
Do các vòng lặp chuyển hướng là các phản hồi có thể được lưu vào bộ nhớ cache, bạn nên thử xóa bộ nhớ cache trên trang web WordPress, máy chủ, dịch vụ proxy của bên thứ ba và thậm chí cả trình duyệt của mình nếu cần.
Xóa bộ nhớ cache của trang web WordPress
Tùy thuộc vào loại vòng lặp chuyển hướng, bạn vẫn có thể có quyền truy cập vào Dashboard quản trị WordPress. Trong trường hợp này, bạn có thể dễ dàng xóa bộ nhớ cache trong cài đặt của plugin bộ nhớ đệm. Dưới đây là một số cách xóa bộ nhớ cache WordPress bằng các plugin phổ biến:
Xóa bộ nhớ cache với Cache Enabler.
Xóa bộ nhớ cache với W3 Total Cache.
Xóa bộ nhớ cache với Super Cache.
Xóa bộ nhớ cache với WP-Rocket (Miễn phí khi đăng ký dịch vụ Hosting hoặc VPS tại Việt Nét).
Xóa bộ nhớ cache của máy chủ
Nếu bạn không thể truy cập WordPress admin, nhiều máy chủ lưu trữ WordPress có các công cụ bảng điều khiển riêng để xóa bộ nhớ cache trên trang web WordPress.
Thường các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tại Việt Nam thường sử dụng công cụ quản trị Hosting cPanel, bạn có thể vô đây để xóa cache với LiteSpeed Web Cache Manager.
Xóa bộ nhớ cache proxy
Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ proxy của bên thứ ba như Cloudflare hoặc Sucuri, thì việc xóa bộ nhớ cache ở phía họ cũng có thể có lợi.
Để xóa bộ nhớ cache của Cloudflare, hãy đăng nhập vào trang Cloudflare > Caching > Nhấp vào Purge Everything.
Để xóa bộ nhớ cache của Sucuri, hãy đăng nhập vào Dashboard > Performance > Nhấp vào Clear Cache.
Xóa bộ nhớ cache của trình duyệt
Nếu muốn kiểm tra và xem liệu đó có phải là bộ nhớ cache của trình duyệt hay không, mà không cần xóa bộ nhớ cache, bạn có thể mở trình duyệt của mình ở chế độ ẩn danh. Hoặc kiểm tra trình duyệt khác và xem có còn gặp lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS không.
3. Xác định bản chất của vòng lặp chuyển hướng
Nếu việc xóa bộ nhớ cache không hiệu quả, thì bạn cần xem liệu bạn có thể xác định bản chất của vòng lặp chuyển hướng hay không. Công cụ Redirect Checker trực tuyến miễn phí có thể giúp cung cấp một số phân tích sâu hơn về những gì đang xảy ra. Việc này cũng có thể được thực hiện thông qua cURL.
>> Tìm hiểu ngay: cURL là gì?
Ví dụ: Trên trang web bên dưới, nó có một vòng lặp chuyển hướng 301 lặp lại, điều này đang gây ra một chuỗi lớn các chuyển hướng bị lỗi. Bạn có thể theo dõi tất cả các chuyển hướng và xác định xem nó có lặp lại hay không, hoặc có thể là một vòng lặp HTTP đến HTTPS, cách giải quyết vấn đề được xem xét bên dưới.
Tiện ích mở rộng Redirect Path của Chrome cũng rất hữu ích và cung cấp thông tin chi tiết về tất cả các chuyển hướng xảy ra trên trang web (URL hoặc trang cụ thể).
4. Kiểm tra cài đặt HTTPS
Một điều khác cần kiểm tra là cài đặt HTTPS. Đã rất nhiều lần lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS xảy ra khi người dùng vừa chuyển trang web WordPress của họ sang HTTPS và không hoàn thành hoặc thiết lập chính xác.
1. Không dùng HTTPS nếu không có chứng chỉ SSL
Đây là lý do phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy. Nếu bạn buộc trang web WordPress của mình dùng HTTPS mà không cài đặt chứng chỉ SSL trước, sẽ ngay lập tức đưa trang web của mình vào vòng lặp chuyển hướng. Để khắc phục chỉ cần cài đặt chứng chỉ SSL trên trang web WordPress.
Bạn cũng nên chạy kiểm tra SSL. Chứng chỉ SSL/TLS không chỉ yêu cầu chứng chỉ chính mà còn cả chứng chỉ trung gian (chuỗi) cũng phải được cài đặt. Các chứng chỉ cần được thiết lập đúng cách.
Bạn nên sử dụng công cụ kiểm tra SSL miễn phí từ Qualys SSL Labs. Chỉ cần truy cập công cụ kiểm tra SSL, nhập tên miền của bạn vào trường Hostname và nhấp vào “Submit”. Bạn cũng có thể chọn tùy chọn để ẩn kết quả công khai nếu muốn. Có thể mất một hoặc hai phút để quét cấu hình SSL/TLS của trang web trên máy chủ web.
2. Không sử dụng plugin SSL, hãy cập nhật các liên kết được mã hóa
Có một số plugin SSL WordPress miễn phí, chẳng hạn như plugin Really Simple SSL sẽ giúp tự động chuyển hướng sang HTTPS. Tuy nhiên, không nên sử dụng phương pháp này như một giải pháp lâu dài vì các plugin của bên thứ ba luôn có thể gây ra các vấn đề khác và khả năng tương thích. Đó là một giải pháp tạm thời, nhưng nên cập nhật các liên kết HTTP được mã hóa của mình.
3. Kiểm tra chuyển hướng HTTP đến HTTPS trên máy chủ
Rất có thể có lẽ các quy tắc chuyển hướng HTTPS trên máy chủ đã bị định cấu hình sai.
Chuyển hướng HTTP sang HTTPS trong Nginx
Nếu máy chủ web đang chạy Nginx, bạn có thể dễ dàng chuyển hướng tất cả lưu lượng HTTP sang HTTPS bằng cách thêm mã sau vào tệp cấu hình Nginx. Đây là phương pháp được khuyến nghị để chuyển hướng WordPress chạy trên Nginx.
server listen 80; server_name domain.com www.domain.com; return 301 https://domain.com$request_uri;
Chuyển hướng HTTP sang HTTPS trong Apache
Nếu máy chủ web đang chạy Apache, bạn có thể dễ dàng chuyển hướng tất cả lưu lượng HTTP của mình sang HTTPS bằng cách thêm mã sau vào tệp .htaccess của bạn. Đây là phương pháp được khuyến nghị để chuyển hướng WordPress đang chạy trên Apache.
RewriteEngine On
RewriteCond %HTTPS off
RewriteRule ^(.*)$ https://%HTTP_HOST%REQUEST_URI [L,R=301]
4. Kiểm tra quá nhiều chuyển hướng HTTPS
Vấn đề cũng có thể đơn giản là có quá nhiều chuyển hướng HTTPS. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra trang web của mình để xem nó đang sử dụng bao nhiêu chuyển hướng bằng công cụ lập bản đồ Redirect của Patrick Sexton. Dưới đây là một ví dụ về các chuyển hướng không được thiết lập đúng cách có thể dễ dàng phát hiện bằng cách sử dụng trình ánh xạ chuyển hướng. Bạn có thể thấy rằng có các chuyển hướng HTTPS trùng lặp xảy ra trên cả phiên bản có www và không có www.
5. Kiểm tra dịch vụ của bên thứ ba
ERR_TOO_MANY_REDIRECTS cũng thường do các dịch vụ proxy ngược như Cloudflare gây ra. Điều này thường xảy ra khi tùy chọn SSL linh hoạt được bật và bạn đã cài đặt chứng chỉ SSL với máy chủ WordPress của mình. Khi ở chế độ linh hoạt, tất cả các yêu cầu đến máy chủ lưu trữ sẽ được gửi qua HTTP.
Máy chủ lưu trữ của bạn rất có thể đã có sẵn một chuyển hướng từ HTTP sang HTTPS và do đó xảy ra vòng lặp chuyển hướng. Để khắc phục điều này, bạn cần thay đổi cài đặt Cloudflare Crypto từ Flexible thành cả Full or Full (strict).
Bạn có thể sử dụng quy tắc trang Always Use HTTPS để chuyển hướng tất cả người dùng đến HTTPS mà không cần tạo vòng lặp. Một điều khác cần chú ý với Cloudflare là các quy tắc chuyển hướng URL chuyển tiếp. Hãy cẩn thận để không tạo chuyển hướng trong đó tên miền tự trỏ đến chính nó. Điều này có thể gây ra lỗi chuyển hướng vô hạn và các URL bị ảnh hưởng sẽ không thể giải quyết.
Nếu bạn đang sử dụng StackPath, có một tùy chọn gọi là “Origin Pull Protocol” chỉ cần được đặt thành HTTPS.
Chỉ sử dụng Cloudflare DNS
Nếu bạn chỉ muốn sử dụng DNS của Cloudflare chứ không phải dịch vụ proxy/WAF thì nên đảm bảo bản ghi DNS của mình được đặt thành “DNS Only.”Các đám mây sẽ xuất hiện dưới dạng “xám” thay vì “cam”. Bạn định cấu hình điều này trong tab “DNS” trong bảng điều khiển Cloudflare.
6. Kiểm tra cài đặt trang web WordPress
Một điều khác cần kiểm tra là cài đặt trang WordPress. Có hai trường khác nhau cần đảm bảo được đặt chính xác và không trỏ vào một miền sai hoặc không khớp. Một lỗi phổ biến khác là bạn không sử dụng tiền tố chính xác để khớp với phần còn lại của trang web, www hoặc không phải www. Đôi khi mọi người di chuyển máy chủ hoặc thay đổi miền và những miền này có thể bị thay đổi mà bạn không nhận ra.
Địa chỉ WordPress (URL): Địa chỉ để truy cập blog.
Địa chỉ trang web (URL): Địa chỉ của các tệp cốt lõi WordPress.
Cả hai phải khớp nhau trừ khi bạn cung cấp cho WordPress thư mục riêng của nó.
Rất có thể mặc dù bạn không thể truy cập trang tổng quan WordPress của mình. Vì vậy, bạn có ghi đè các cài đặt ở trên bằng cách nhập các giá trị vào tệp wp-config.php.
Tệp wp-config.php thường nằm ở thư mục gốc của trang web WordPress và có thể truy cập qua FTP, SSH hoặc WP-CLI. Để tạo hard-code WP_HOME và WP_SITEURL, chỉ cần nhập code sau vào đầu tệp, thay đổi các giá trị để phản ánh miền của bạn.
define(‘WP_HOME’,’https://yourdomain.com’);
define(‘WP_SITEURL’,’https://yourdomain.com’);
Dưới đây là ví dụ về tệp wp-config.php trông như thế nào.
Hoặc nếu bạn thích, đây là hai cách bổ sung để bạn có thể thay đổi URL WordPress mà không cần truy cập vào bảng điều khiển quản trị:
Thay đổi URL WordPress trực tiếp trong cơ sở dữ liệu
Thay đổi URL WordPress với WP-CLI
Sau khi đặt theo cách thủ công, bạn có thể duyệt đến trang web của mình để xác minh xem nó có khắc phục được lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS hay không.
Multisite
Nếu bạn đang thay đổi tên miền trên nhiều trang, hãy nhớ kiểm tra bảng wp_blogs. Việc thực hiện tìm kiếm và thay thế sai có thể gây ra vòng lặp chuyển hướng vô hạn. Điều này là do trang web của mạng không khớp với các trang con.
wp_#_options: Mỗi trang con sẽ có các bảng tương ứng với blog_id trong bảng wp_blogs. Đi tới bảng wp_#_options trong đó # tương ứng với blog_id và cập nhật cài đặt “SITEURL” và “HOME” trong bảng đó.
7. Tạm thời vô hiệu hóa các plugin WordPress
Khi nói đến WordPress, tạm thời tắt tất cả các plugin WordPress có thể là một cách nhanh chóng để phát hiện các vấn đề. Ví dụ: các plugin như Redirection hoặc Yoast SEO premium cho phép bạn triển khai các chuyển hướng. Đôi khi các cài đặt hoặc cập nhật cho các plugin này có thể xung đột với các chuyển hướng có thể đã được đặt trên máy chủ, gây ra vòng lặp chuyển hướng.
Bạn sẽ không mất bất kỳ dữ liệu nào nếu chỉ cần tắt một plugin. Nhiều khả năng bạn không thể truy cập WordPress admin, vì vậy bạn sẽ cần đăng nhập qua SFTP vào máy chủ của mình và đổi tên thư mục plugin thành plugins_old. Sau đó kiểm tra lại trang web của mình.
Nếu nó hoạt động, thì bạn sẽ cần phải kiểm tra từng plugin một. Đổi tên thư mục plugin của bạn thành “plugin” và sau đó đổi tên từng thư mục plugin bên trong từng cái một, cho đến khi bạn tìm thấy vấn đề. Trước tiên, bạn cũng có thể thử điều này trên một trang web mẫu.
8. Kiểm tra chuyển hướng trên máy chủ
Bên cạnh chuyển hướng HTTP sang HTTPS trên máy chủ, bạn có thể kiểm tra và đảm bảo rằng không có bất kỳ chuyển hướng bổ sung nào bị thiết lập sai. Ví dụ: một chuyển hướng 301 redirect back có thể gỡ trang web của bạn. Thông thường, chúng được tìm thấy trong các tệp cấu hình máy chủ.
Tệp Apache .htaccess
Nếu bạn đang sử dụng máy chủ WordPress đang chạy Apache, rất có thể tệp .htaccess của bạn có quy tắc sai trong đó. Làm theo các bước dưới đây để tạo lại một cái mới từ đầu.
Đầu tiên, đăng nhập vào trang web của bạn qua FTP hoặc SSH và đổi tên tệp .htaccess của bạn thành .htaccess_old. Điều này giúp bạn có một bản sao lưu.
Thông thường để tạo lại tệp này, bạn có thể chỉ cần lưu lại các liên kết cố định của mình trong WordPress. Tuy nhiên, nếu bạn đang gặp lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS, rất có thể bạn không thể truy cập quản trị viên WordPress của mình. Do đó, bạn có thể tạo một tệp .htaccess mới và nhập các nội dung sau. Sau đó tải nó lên máy chủ của mình. Phần sau sử dụng cài đặt mặc định.
# BEGIN WordPress
RewriteEngine On
RewriteBase /
RewriteRule ^index.php$ - [L]
RewriteCond %REQUEST_FILENAME !-f
RewriteCond %REQUEST_FILENAME !-d
RewriteRule . /index.php [L]
# END WordPress
Cấu hình Nginx
Nếu máy chủ của bạn sử dụng Nginx, tệp này có thể phức tạp hơn một chút vì tệp cấu hình có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Bạn nên liên hệ với nhà cung cấp máy chủ và yêu cầu họ kiểm tra tệp cấu hình để tìm lỗi gây ra vòng lặp chuyển hướng hoặc quá nhiều chuyển hướng.
Dưới đây là một ví dụ đơn giản về chuyển hướng từ https://domain.com/ trở lại chính nó, điều này sẽ gây ra một vòng lặp chuyển hướng.
Điều này cũng thường xảy ra khi URL vị trí bao gồm trong cả “Redirect From” và “Redirection To.”
Ví dụ: điều sau sẽ gây ra một vòng lặp chuyển hướng:
Redirect From: ^/blog/about Redirect To: https://domain.com/blog/about-me
Bởi vì khi quá trình đạt đến ^/blog/about, phần còn lại -me sẽ không thành vấn đề và nó sẽ gây ra một vòng lặp vô hạn. Bạn phải chỉ định điểm cuối của chuỗi và điểm bắt đầu. Đây là những hành động để khắc phục vấn đề:
Redirect From: ^/blog/about$ Redirect To: https://domain.com/blog/about-me
Ký tự $ sẽ yêu cầu Nginx dừng lại và chỉ đối sánh yêu cầu nếu chuỗi ở đó chính xác, nhưng không có gì sau đó.
Các proxy ngược được định cấu hình sai
Một lý do phổ biến khác gây ra lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS là nếu bạn đang sử dụng proxy ngược. Proxy ngược có thể khá phức tạp và rất dễ đưa trang web WordPress vào vòng lặp chuyển hướng nếu bị định cấu hình sai.
Kết luận
Các vòng lặp chuyển hướng đôi khi có thể khó theo dõi. Nhưng hy vọng rằng một số bước khắc phục sự cố ở trên sẽ giúp bạn giải quyết lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS.
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Để tạo một website thân thiện với người dùng, ta cần phải tạo menu để người dùng biết website có gì và họ có thể lấy được gì từ trên website của bạn. Tạo website với WordPress tích hợp giao diện menu kéo và thả rất đơn giản mà ta có thể sử dụng để tạo menu header, menu với các tùy chọn dropdown,…Trong hướng dẫn này, Việt Nét sẽ hướng dẫn bạn cách tạo menu trong WordPress nhanh chóng nhất. Mời bạn cùng tham khảo nhé.
Menu Navigation (menu điều hướng) là một tập hợp các liên kết được tổ chức thành một menu, chúng thường được trình bày dưới dạng một horizontal bar và menu sẽ được đặt ở đầu trang.
Các menu navigation cung cấp cấu trúc trang web của bạn và giúp khách truy cập tìm thấy những gì mà họ đang tìm kiếm, dưới đây là một ví dụ giao diện của menu navigation:
Menu navigation của website
Tạo menu trong WordPress bạn sẽ thấy rất dễ dàng để thêm menu chính và menu phụ, bạn có thể thêm các liên kết đến các trang, danh mục hoặc theme quan trọng nhất, các bài đăng trên blog và thậm chí là các liên kết tùy chỉnh như profile trên mạng xã hội của bạn.
Vị trí chính xác menu của bạn sẽ phụ thuộc vào theme WordPress của bạn. Hầu hết các theme sẽ có một số tùy chọn vì vậy bạn có thể tạo các menu khác nhau có thể được hiển thị ở những nơi khác nhau.
Ví dụ: Hầu hết các theme WordPress đều có một menu chính xuất hiện trên cùng, ngoài ra một số theme có thể bao gồm cả menu phụ, menu footer hoặc menu navigation trên thiết bị di động của bạn.
Cách tạo menu trong WordPress bạn cần truy cập vào trang Appearance >> Menus trong Dashboard của WordPress.
Tạo menu navigation tùy chỉnh trong WordPress
Trước tiên, bạn cần cung cấp tên cho menu của mình, chẳng hạn như Top Navigation Menu và sau đó nhấp vào nút Create Menu. Thao tác sẽ mở rộng vùng menu và nó sẽ giống như sau sẽ mở rộng vùng menu và nó sẽ giống như sau:
Tạo Top Navigation Menu trong WordPress
Tiếp theo, bạn có thể chọn các trang bạn muốn thêm vào menu, bạn có thể tự động thêm tất cả các trang cấp cao nhất hoặc bạn có thể chọn các trang cụ thể từ cột bên trái.
Trước tiên, hãy nhấp vào tab View All để xem tất cả các trang trên trang web của bạn. Sau đó, nhấp vào box bên cạnh mỗi trang bạn muốn thêm vào menu của mình, rồi nhấp vào Add to Menu.
Thêm danh mục vào menu
Khi các trang của bạn đã được thêm, bạn có thể di chuyển chúng để sắp xếp bằng cách kéo và thả chúng.
Sắp xếp lại danh mục cho menu
Lưu ý: Tất cả các menu đều có các mục được liệt kê trong danh sách dọc (từ trên xuống dưới) trong menu editor. Khi bạn đặt menu trực tiếp lên trang web của mình, menu sẽ hiển thị theo chiều dọc hoặc chiều ngang (từ trái sang phải) tùy thuộc vào vị trí bạn chọn, hầu hết các theme có một số vị trí khác nhau để bạn có thể đặt menu. Trong ví dụ này, Việt Nét đang sử dụng theme 2020 mặc định và có 5 vị trí khác nhau.
Sau khi thêm các trang vào menu, hãy chọn vị trí bạn muốn hiển thị menu và nhấp vào Save Menu.
Chọn vị trí hiển thị menu
Nếu bạn không chắc chắn từng vị trí sẽ nằm ở đâu thì bạn hãy thử lưu menu ở những nơi khác nhau, sau đó truy cập trang web của bạn để xem nó trông như thế nào. Có thể bạn sẽ không muốn sử dụng tất cả các vị trí nhưng bạn có thể sử dụng nhiều vị trí khác nhau.
Ví dụ đây là menu đã hoàn chỉnh trên trang web:
Menu hoàn chỉnh trên website
Menu drop-down, đôi khi được gọi là menu nested, là menu navigation với các mục menu chính và menu phụ, khi bạn chạy con trỏ qua một mục mẹ thì tất cả các mục con sẽ xuất hiện bên dưới mục đó trong menu phụ.
Để tạo menu phụ, hãy kéo một mục bên dưới mục chính, sau đó kéo nhẹ sang bên phải, chúng ta sẽ thấy có 3 mục phụ bên dưới Services trong menu sau:
Tạo menu drop-down trong WordPress
Dưới đây là menu phụ trực tiếp trên trang web:
Giao diện menu phụ của website
Bạn thậm chí có thể thêm nhiều lớp dropdown để menu phụ của bạn có thêm menu phụ con nữa, điều này sẽ có thể khiến bạn thấy hơi lộn xộn và có nhiều theme không hỗ trợ menu dropdown nhiều lớp.
Trong ví dụ này, bạn có thể thấy rằng Logo Design (một mục con của Services) có hai mục con của riêng nó.
Giao diện menu có hai mục con
Nếu bạn đang sử dụng WordPress để làm blog, thì bạn có thể muốn thêm các Category cho blog dưới dạng menu dropdown trong menu WordPress của mình.
Bạn có thể dễ dàng thêm các Category vào menu của mình bằng cách nhấp vào tab Categories ở bên trái màn hình Menu, bạn cũng có thể cần phải nhấp vào tab View All để xem tất cả các Category.
Chỉ cần chọn Category bạn muốn thêm vào menu, sau đó nhấp vào Add to Menu.
Thêm Category vào menu
Các Category sẽ xuất hiện dưới dạng các mục menu thông thường ở cuối menu của bạn, bạn có thể kéo và thả chúng vào từng vị trí, ví dụ dưới đây sẽ đặt tất cả các Category này trong mục menu Blog.
Sắp xếp category phụ cho Blog
Ngoài các Categories và Page, WordPress cũng giúp bạn dễ dàng thêm các liên kết tùy chỉnh vào menu của mình, bạn có thể sử dụng nó để liên kết với profile mạng xã hội, cửa hàng trực tuyến của mình hoặc các trang web khác mà bạn sở hữu.
Bạn sẽ cần sử dụng tab Custom Links trên giao diện Menu. Chỉ cần thêm liên kết cùng với văn bản bạn muốn sử dụng trong menu của mình.
Sử dụng Custom link để liên kết đến trang khác
Khi bạn thêm các Page hoặc Category vào menu navigation tùy chỉnh của mình, WordPress sẽ sử dụng tiêu đề trang hoặc tên của Category làm văn bản liên kết, bạn có thể thay đổi điều này bất cứ khi nào bạn muốn.
Bất kỳ mục menu nào cũng có thể được chỉnh sửa bằng cách nhấp vào chiều mũi tên hướng xuống bên cạnh nó.
Chỉnh sửa menu navigation trong WordPress
Bạn có thể thay đổi tên của mục menu tại đây và bạn cũng có thể nhấp vào Remove để xóa toàn bộ liên kết ra khỏi menu của mình.
Nếu bạn đang gặp khó khăn với giao diện kéo và thả ta cũng có thể di chuyển mục menu bằng cách nhấp vào liên kết Move thích hợp.
Bạn không cần phải đặt cố định các vị trí hiển thị cho theme của mình, bạn có thể thêm menu navigation trong bất kỳ khu vực nào bằng cách sử dụng Widgets như Sidebars hoặc Footers.
Điều hướng đến Appearance >> Widgets và thêm widget Navigation Menu vào sidebar của bạn. Tiếp theo, thêm tiêu đề cho widget và chọn đúng menu từ danh sách drop down Select Menu.
Sử dụng widget để thêm sidebar và footer
Dưới đây là một ví dụ về menu footer WordPress tùy chỉnh được xây dựng trên trang web của Syed Balkhi.
Giao diện menu footer trong WordPress
Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến nhất mà chúng tôi được nghe về menu navigation WordPress.
Để thêm trang chủ của bạn vào menu navigation, bạn cần nhấp vào tab View All trong Page rồi bạn sẽ thấy trang chủ của mình.
Thêm liên kết trang chủ vào menu WordPress
Chọn box bên cạnh Home và nhấp vào Add to Menu, sau đó nhấp vào Save Menu để lưu các thay đổi của bạn.
Trong WordPress, bạn có thể tạo bao nhiêu menu tùy thích và để đặt menu lên trang web của bạn thì bạn sẽ phải thêm menu đó vào một trong các vị trí menu của theme hoặc vào khu vực widget như đã trình bày ở trên.
Để thêm nhiều menu navigation vào trang web WordPress của bạn, trước tiên bạn hãy tạo các menu theo hướng dẫn của ở trên.
Để đặt chúng lên trang web của bạn, hãy click vào tab Manage Locations.
Thêm nhiều menu navigation trong WordPress
Từ đây, bạn có thể chọn menu bạn muốn hiển thị trong các vị trí menu có sẵn trong theme của bạn.
Lời kết
Việc tạo menu trong WordPress là một điều cơ bản nhưng cũng không kém phần quan trọng vì nó được dùng để hiển thị ở trang chủ để khách truy cập website có thể dễ sử dụng và điều hướng đến các danh mục khác của website. Hy vọng bài viết này cung cấp nhiều kiến thức bổ ích mới và giúp bạn tạo menu trong WordPress dễ dàng, chúc bạn thành công!
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Google tính phí theo số phút sử dụng (tối thiểu là 10 phút), do đó người dùng chỉ cần chi trả tương ứng với thời gian mình sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, Google cũng có nhiều chương trình ưu đãi giảm giá, đặc biệt hữu ích cho những người muốn sử dụng dịch vụ lâu dài, thậm chí bạn cũng không cần làm cam kết trả trước. Do đó, dịch vụ Google Cloud Hosting rất phù hợp với những startup và các doanh nghiệp CNTT muốn tiết kiệm chi phí.
Lấy ví dụ một số nhà cung cấp khác như AWS. Nơi này yêu cầu người dùng thanh toán trước để có thể đủ điều kiện nhận giảm giá. Nhà cung cấp hosting Azure cũng chỉ giảm 5% nếu người dùng trả trước 12 tháng chi phí dịch vụ. Do đó có thể thấy Google rất hào phóng trong các chương trình giảm giá và ưu đãi của mình.
AWS và Google Cloud
Về cơ bản, người dùng sử dụng Google Cloud Platform sẽ nhận được nhiều IOPS hơn với giá chỉ bằng 1/3 các nhà cung cấp khác. Như bên dưới là cấu hình của AWS, với giá khoảng 1102,5 USD/tháng với hợp đồng 3 năm. Trong khi đó Google Cloud chỉ mất khoảng 470.64 USD/Tháng mà không cần cam kết trả trước.
IOPS là một phép đo các hoạt động đầu vào/đầu ra trong mỗi giây và tần suất một thiết bị có thể thực hiện các tác vụ vào/ra. Nói chung, IOPS càng cao đồng nghĩa với hiệu suất càng tốt.
Azure và Google Cloud
Azure thì khác hơi một chút. Sandeep đã báo cáo rằng người dùng cần phải có một bộ lưu trữ SSD để có được bộ nhớ mạng chất lượng tốt. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ của Google Cloud Hosting lại chỉ bằng khoảng 1/3 so với Azure. Theo như so sánh ở bên dưới, bạn sẽ mất đến 1602.68 USD/Tháng so với chỉ 532.82 USD/Tháng từ dịch vụ Google Cloud Hosting.
Trong Tháng 11 năm 2016, AWS cũng đã chủ động giảm giá dịch vụ để tăng thị phần của mình. HTG Guy, một developer ở London, đã nghiên cứu và so sánh chi phí dịch vụ giữa AWS và Google Cloud Hosting, điều bất ngờ là Google Cloud vẫn rẻ hơn đến 50%. Developer này cũng cho biết tất cả phiên bản của Google đều sở hữu tốc độ mạng nhanh hơn đáng kể so với AWS, thậm chí là nhanh hơn rất nhiều.
Hiện nay, AWS cũng đang bắt đầu tập trung vào dịch vụ cloud của mình, nhưng tính đến nay vẫn chưa thể vượt qua Google.
Cloud Spectator
Cloud Spectator là một công ty chuyên đánh giá hiệu năng của các dịch vụ cloud, cũng đã thực hiện một phân tích chuyên sâu về hiệu suất và chi phí dịch vụ của các nhà cung cấp tại Bắc Mỹ vào năm 2017. Báo cáo này cũng bao gồm cả những nhà cung cấp lớn như Google Cloud Platform, Amazon, Azure và SoftLayer. Cuối cùng, công ty đã kết luận rằng Google Cloud vẫn ít tốn kém nhất, cho dù xét trên các máy ảo có quy mô nhỏ hay rất lớn.
Mạng cáp quang toàn cầu riêng
Vào ngày 29/6/2016, Google đã công khai khoản đầu tư của mình vào Hệ thống dây FASTER, cho phép Google truy cập với tốc độ lên đến 10 Tbps với tổng băng thông là 60 Tbps giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Google đang sử dụng hệ thống cáp này để cung cấp cho khách hàng sử dụng dịch vụ Google Cloud và Google App. Tuyến cáp xuyên Thái Bình Dương dài đến 9.000km là tuyến cáp quang dưới biển có sức chứa cao nhất từng được xây dựng. Hệ thống này nằm ở Oregon của Hoa Kỳ và hai địa điểm khác ở Nhật Bản.
Google hiện là một trong 6 thành viên có quyền truy cập độc quyền vào cặp cáp quang 100Gb/s x 100 bước sóng giữa Oregon và Nhật Bản.
Đến đây chắc bạn cũng có thể biết tại sao dịch vụ Google Cloud Hosting đáng sử dụng. Không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng có khả năng đặt một hệ thống cáp quang toàn cầu riêng ở dưới lòng đại dương. Bên cạnh đó, tốc độ mạng cũng tạo ra được sự khác biệt không hề nhỏ trong tổng chi phí. Tốc độ mạng cao đồng nghĩa với việc xử lý dữ liệu cũng nhanh hơn rất nhiều.
Vì vậy, với một cơ sở vật chất khổng lồ cùng với đường dây mạng riêng, Google có thể dễ dàng cung cấp các dịch vụ điện toán với giá cả vô cùng phải chăng cho người sử dụng.
Di chuyển trực tiếp của máy ảo
Khả năng di chuyển trực tiếp giúp các kĩ sư tại Google dễ dàng giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến dịch vụ như: Sửa chữa, tạo bản vá, cập nhật phần mềm và phần cứng,… mà không cần phải lo lắng về việc boot lại máy. Miche Baker-Harvey, Trưởng nhóm kỹ thuật/Giám đốc tại Google đã cung cấp hình ảnh minh họa trực quan cho việc di chuyển trực tiếp các máy chủ ảo tại Google.
Bên cạnh đó, Google cũng cho phép người dùng tự do thay đổi kích thước ổ đĩa liên tục mà không có bất kỳ downtime nào. Bạn có thể sử dụng portal hoặc CLI để thay đổi kích thước ổ đĩa trực tiếp vô cùng dễ dàng.
Cải thiện hiệu suất
Dưới đây là hình ảnh cho thấy thời gian tải website đã giảm mạnh như thế nào sau khi chuyển sang sử dụng dịch vụ Google Cloud Hosting. Có thể dễ dàng thấy thời gian load trang thường tăng mạnh ở vị trí 1 giây và ổn định trong khoảng dưới 500ms. Tuy nhiên sau khi chuyển sang Google Cloud Platform, thời gian load trang đã giảm đến 50%. Rõ ràng các máy ảo của Google có một hiệu suất tốt hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, người dùng hosting sẽ sử dụng server Google Compute Engine, giúp đảm bảo khả năng tự động mở rộng cao. Thay vì bị giới hạn chỉ sử dụng 2-6 CPU cho mỗi VPS như nhiều nhà cung cấp hosting WordPress khác, Google lại cho phép mở rộng container của trang web thành nhiều CPU nếu cần thiết. Do đó, nếu lưu lượng truy cập có đột ngột tăng thì số lượng CPU mà Google cung cấp có thể dễ dàng tự động cân bằng tải trên server.
Google Cloud Hosting đang có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây khi bắt đầu tập trung vào không gian điện toán đám mây. Kể từ tháng 1 năm 2017, người dùng có thể sử dụng GPU cho các bài toán machine learning hay tính toán khoa học. Cũng trong năm 2017, Google đã chính thức phát hành máy ảo với số lượng CPU ảo lên đến 64!
Bảo mật hiện đại
Một lợi thế lớn khác của Google Cloud Hosting là mô hình bảo mật đã được xây dựng và phát triển liên tục trong gần 20 năm qua. Người dùng sử dụng dịch vụ sẽ nhận được sự an toàn tuyệt đối với hơn 500 chuyên gia bảo mật hàng đầu đang làm việc tại Google.
Một số tính năng bảo mật hiện đại của Google Cloud Hosting:
Tất cả dữ liệu đều được mã hóa trong quá trình giao tiếp giữa Google, khách hàng và trung tâm dữ liệu; mọi dữ liệu trong các dịch vụ Cloud Platform cũng được bảo mật tuyệt đối. Dữ liệu được lưu trữ trên các đĩa được mã hóa theo AES 256-bit, mỗi khóa mã hóa cũng được mã hóa bằng một tập hợp các khóa chính và liên tục được cập nhật, thay đổi.
Các lớp của ứng dụng Google và storage stack chỉ nhận các request từ những thành phần khác nếu được xác thực và ủy quyền.
Google có mối liên kết với nhièu ISP hàng đầu thế giới, do đó khả năng bảo mật cũng sẽ được cải thiện đáng kể vì số lượng bước nhảy sẽ ít hơn.
Cam kết đạt được chứng chỉ bảo mật doanh nghiệp, được đánh giá định kỳ theo SSAE16, ISO 27001, ISO 27017, ISO 27018, PCI, FedRAMP, và HIPAA.
Mở rộng trên nhiều khu vực
Google vẫn đang liên tục nâng cấp cơ sở hạ tầng cho Google Cloud Platform. Vào ngày 29/9/2016, Google đã công bố các vị trí có Google Cloud Regions. Mạng lưới rộng khắp trên thế giới giúp cho độ trễ của dịch vụ Google Cloud Hosting được giảm đi đáng kể. Dưới đây là danh sách các khu vực Google Cloud Platform hiện nay:
Warsaw, Ba Lan.
Doha, Qatar.
Toronto, Canada.
Melbourne, Australia.
Delhi, Ấn Độ.
Paris, Pháp.
Milan, Italia.
Santiago, Chile.
Madrid, Tây Ban Nha.
Sao lưu dự phòng
Google Cloud Storage được thiết kế để có độ bền lên đến 99,999999999% với 4 loại lưu trữ khác nhau: Coldline, nearline, regional và multi-regional. Google cũng lưu trữ dữ liệu dự phòng và tự động kiểm tra để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liêu. Bên cạnh đó, multi-regional storage (lưu trữ đa khu vực) cũng có tính dự phòng về mặt địa lý, tức là dịch vụ sẽ lưu dữ liệu ở ít nhất hai khu vực khác nhau. Vì vậy, khả năng bị mất dữ liệu sẽ được giảm xuống mức tối thiểu.
Lời kết
Qua bài viết này, các bạn có thể thấy Google Cloud Hosting và Google Cloud Platform có rất nhiều lợi thế khác nhau. Không chỉ có giá cả phải chăng hơn mà người dùng còn có cơ hội trải nghiệm một trong những mạng lưới lớn nhất trên thế giới. Điều này đồng nghĩa với độ trễ thấp, tính toán chính xác hơn và dữ liệu cũng sẽ được xử lý nhanh hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, khả năng di chuyển trực tiếp các máy ảo cũng là một đặc điểm nổi bật của Google Cloud Hosting. Bảo mật cao, hiệu suất tốt, có khả năng xử ly hàng trăm nghìn kết nối đồng thời và vô số tính năng khác. Chắc chắn bạn có thể tin tưởng Google Cloud Platform trong quá trình xây dựng doanh nghiệp của mình!
Tuy nhiên, nếu người truy cập website của bạn chủ yếu tại Việt Nam thì việc sử dụng Google Cloud Hosting hay Google Cloud Platform sẽ có thể ảnh hưởng đến hiệu năng, tốc độ mà bạn nhận được do các trung tâm dữ liệu, mạng lưới của Google Cloud Hosting đều đặt ở nước ngoài. Lúc này, một nhà cung cấp dịch vụ trong nước như Việt Nét sẽ là một lựa chọn phù hợp hơn.
Việt Nét là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting uy tín hàng đầu tại Việt Nét. Hosting Việt Nét được đánh giá cao khi tích hợp nhiều công nghệ và tính năng hiện đại, mang đến tốc độ vượt trội cho website của bạn. Bên cạnh đó, dịch vụ hosting tại Việt Nét có nhiều gói khác nhau với cấu hình và mức giá đa dạng, phù hợp cho tất cả khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ nhân viên tư vấn của Việt Nét để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Trước khi tìm hiểu danh sách các Plugin Facebook tốt nhất cho WordPress, Việt Nét xin tóm tắt một chút plugin Facebook là gì và cách thức hoạt động như thế nào.
Plugin Facebook chỉ đơn giản là các công cụ giúp bạn tích hợp Facebook của mình với trang WordPress. Một số theme có thể hỗ trợ tính năng này thông qua các widget có sẵn.
Với các plugin này bạn có thể hiển thị bài đăng hay hạn chế nội dung, hoặc chỉ đơn giản là muốn đảm bảo rằng bạn luôn kết nối với người dùng của mình.
Hơn nữa, bạn có thể thêm các widget vào các khu vực khác nhau trên trang web của mình nhanh chóng. Vậy chính xác thì việc thêm Facebook vào trang web của bạn sẽ giúp ích gì cho trang web của bạn?
Thu hút người xem của bạn và làm cho trang web trở nên thú hút về mặt hình ảnh.
Việc thêm Facebook giúp cải thiện tương tác của người dùng ở cả hai nguồn (Facebook và website).
Nhận diện thương hiệu hoặc trang web của bạn thông qua mạng xã hội.
Xây dựng và phát triển lượng khách truy cập của bạn thông qua mạng xã hội.
Tiết kiệm thời gian và công sức chia sẻ các bản cập nhật cho người dùng trên cả hai nền tảng.
Kết nối bạn và người dùng của bạn, tăng tương tác.
Những plugin Facebook tốt nhất cho WordPress
1. Custom Facebook Feed
Custom Facebook Feed là một plugin Facebook hoàn hảo để giúp bạn tích hợp Facebook vào trang WordPress của mình. Plugin thân thiện với người dùng do Smash Balloons thiết kế là một cách hữu hiệu để liên kết Facebook với mọi theme WordPress.
Custom Facebook Feed
Hơn nữa, với các tính năng nâng cao và tùy biến, cài đặt dễ dàng phù hợp với cả người dung WordPress mới bắt đầu. Bạn có thể tải xuống phiên bản miễn phí từ trang web WordPress chính thức hoặc bạn có thể chọn chuyển sang phiên bản Pro để có thêm các tính năng bổ sung.
Các tính năng chính:
Có thể tùy chỉnh.
Công cụ tìm kiếm thân thiện với SEO.
Thiết kế thân thiện và tương thích với thiết bị di động.
Tùy chọn để hiển thị nhiều nguồn cấp dữ liệu.
Tùy chọn CSS tùy chỉnh.
Quá trình cài đặt và thiết lập dễ dàng.
Hỗ trợ các thẻ Facebook.
Bản dịch sẵn sàng.
Các tính năng của bản Pro:
PHP độc lập có sẵn.
Tùy chọn để thêm nhiều trang web.
Hỗ trợ cho video HD, video trực tiếp và video 360 độ
Pop-up lightbox.
Tùy chọn hiển thị lượt thích, bình luận, chia sẻ bên dưới mỗi bài đăng.
tùy chọn chỉ hiển thị một số loại bài đăng nhất định.
Các bản cập nhật và tính năng thường xuyên hơn.
Giá: Có cả gói miễn phí và gói pro 49$ (1 năm cập nhật và hỗ trợ)
2. Easy Facebook Like Box
Một cách khác để tích hợp Facebook vào WordPress là plugin Easy Facebook Like Box. Với tính năng chính, nguồn cấp Facebook tùy chỉnh, plugin trang Facebook và pop-up tự động, plugin này còn có các tính năng khác siêu tiện dụng và hữu ích.
Easy Facebook Like Box
Đây là một plugin WordPress miễn phí do Sajid Javed phát triển và chắc chắn xứng đáng có vị trí trong danh sách những plugin Facebook tốt nhất.
Các tính năng chính:
Nguồn cấp Facebook tùy chỉnh trong Auto Pop-up.
Tùy chọn để hiển thị hoặc ẩn khuôn mặt /kết nối.
Bố cục tương thích.
Hỗ trợ 75 ngôn ngữ khác nhau.
Nút Close hoạt động với tính năng không bao giờ hiển thị lại.
Tạo shortcode bằng cách sử dụng các biểu mẫu tiện ích con.
Giá: Miễn phí
3. WP-Chatbot for Facebook Messenger
WP-Chatbot for Facebook Messenger là một trong những cách dễ nhất mà bạn có thể thêm trò chuyện khách hàng Facebook trên trang web WordPress của mình. Đây là một plugin Facebook ngày càng phổ biến và dễ sử dụng. Một trong những tính năng nổi bật là bạn có thể quản lý tất cả tin nhắn của mình chỉ với một hộp thư đến.
WP-Chatbot for Facebook Messenger
Plugin WordPress Facebook này cũng tương thích với hầu hết theme WordPress. Các nhà phát triển đã thiết kế theme này để có thể hoạt động tốt trên mọi trang web WordPress và mọi phiên bản WordPress cập nhật.
Các tính năng chính:
Cài đặt One-Click cho trang web WordPress.
Trò chuyện trực tiếp 24/7 với khách truy cập trang web thông qua Facebook Messenger.
Tích hợp với trang doanh nghiệp Facebook cũng như Facebook Messenger.
Tương thích với tất cả các phiên bản của WordPress.
Có thể được sử dụng trên bất kỳ loại trang web WordPress nào.
Hỗ trợ liên tục với công nghệ chatbot ngay cả khi nhân viên chăm sóc khách hàng không có mặt.
Thích hợp với mọi theme và plugin WordPress.
Giá: Miễn phí
4. Facebook SpiderLink
Bạn muốn có thêm lượt thích, bình luận và lượt xem trên Facebook thì đây là plugin phù hợp cho bạn. Facebook SpiderLink là một plugin hạn chế nội dung cho Facebook, buộc người dùng của bạn phải bình luận hoặc thích bài đăng để truy cập nội dung. Trong khi người dung tương tác, plugin sẽ theo dõi tất cả cơ sở dữ liệu của người dùng.
Facebook SpiderLink
Một plugin Facebook hoàn hảo để đầu tư nếu bạn muốn quảng bá và tăng tương tác với khách hàng của mình.
Các tính năng chính:
Tăng tương tác và tiếp cận của người dùng.
Dễ dàng cài đặt và thiết lập.
Tính năng Content Restriction.
Thông tin người dùng được lưu trong Database.
Nhiều trang và timeline thân thiện.
Cuộc trò chuyện được tối ưu hóa.
Hỗ trợ khách hàng tận tình.
Giá: 49S cho gói thông thường (6 tháng cập nhật và hỗ trợ)
5. Facebook Messenger
Việc kết nối với người dùng trên Facebook là rất dễ dàng với plugin Facebook Messenger. Về cơ bản, đây là một plugin cao cấp dành cho nhắn tin, đặc biệt dành cho các trang web dựa trên nền tảng WordPress. Bạn sẽ không bao giờ lo sẽ bỏ lỡ bất kỳ khách hàng tiềm năng nào mà thậm chí bạn có thể nhận được tin nhắn của người dùng và lưu thông tin chi tiết của họ.
Facebook Messenger
Facebook Mesenger hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ và tính năng hệ thống thông báo tức thì để cập nhật cho bạn và người dùng.
Các tính năng chính:
Dễ dàng và nhanh chóng duy trì kết nối thông qua Facebook.
Hệ thống thông báo tức thì.
Tương thích với WooCommerce.
Hoàn toàn tùy biến.
Tùy chọn phối màu không giới hạn.
Tương thích và thân thiện với người dùng.
Cập nhật trọn đời và RTL sẵn sàng.
Giá: 25$ cho gói thông thường (6 tháng cập nhật và hỗ trợ).
6. FBomatic
Một plugin Facebook WordPress cực kỳ tốt khác nữa đó là FBomatic, công cụ tạo bài đăng tự động và poster tự động của Facebook. Giúp bạn chia sẻ nội dung của mình và thúc đẩy lưu lượng truy cập Facebook đến các trang web và blog của bạn. Với giao diện dễ dàng và nhiều tùy chọn người dùng, plugin này chắc chắn xứng đáng là một trong những plugin tốt nhất hiện có.
Plugin Facebook FBomatic
Muốn thúc đẩy và phát triển doanh nghiệp và trang web thì đây là giải pháp. Plugin cao cấp này cũng có tính năng hỗ trợ và mang lại kết quả xuất sắc, do đó nó có mặt ở trong danh sách Các Plugin Facebook tốt nhất cho WordPress.
Các tính năng chính:
Tự động xuất bản bài đăng.
Nhập nội dung từ facebook.
Hỗ trợ đa ngôn ngữ.
Trình đồng nghĩa văn bản tích hợp sẵn.
Nhắm mục tiêu theo Vị trí Địa lý.
Tự động tạo hình ảnh nổi bật.
Hỗ trợ chất lượng cao.
Giá: 29$ cho gói thông thường (6 tháng cập nhật và hỗ trợ)
7. Social Network Events Calendar For WordPress
Sử dụng Facebook để quảng bá doanh nghiệp hoặc cho các mục đích khác liên quan đến kinh doanh ngày nay đã trở nên phổ biến hơn. Khía cạnh quan trọng nhất của điều đó rõ ràng là luôn cập nhật cho người dùng của bạn mọi sự kiện về doanh nghiệp.
Với plugin Social Network Events Calendar For WordPress, bạn có thể thực hiện điều đó một cách dễ dàng.
Social Network Events Calendar For WordPress
Tạo Sự kiện của bạn trên lịch cho WordPress và hơn nữa hiển thị chúng trên trang web cho người dùng của bạn xem. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn bố cục cho lịch. Dù là widget hay shortcode, plugin này cũng đủ linh hoạt để hoạt động theo cả hai cách.
Các tính năng chính:
Phiên bản độc lập PHP có sẵn.
Tùy chọn bố cục: Nhỏ gọn và Đầy đủ.
Tạo sự kiện và hiển thị trên trang web.
Xem nhanh thông tin của sự kiện với chú giải công cụ.
Chế độ xem lịch/Chế độ xem danh sách.
Giao diện thân thiện với người dùng.
Tùy chọn sử dụng nó như Widget hoặc Shortcodes.
Giá: 20$ cho gói thông thường (6 tháng cập nhật và hỗ trợ)
8. Facebook Widget
Một tiện ích và cũng là một plugin WordPress Facebook miễn phí khác, Facebook Widget là một plugin nhẹ và dễ dàng cho các nguồn cấp dữ liệu trang Facebook của Milap Patel. Tích hợp Facebook của bạn vào trang web một cách nhanh chóng và hiệu quả!
Plugin Facebook Widget
Hơn nữa, bạn có thể hiển thị các bài đăng, dòng thời gian, ảnh bìa và các yếu tố khác của trang Facebook và giúp người dùng tương tác với bạn. Hoàn toàn có thể tùy chỉnh, có được tất cả các yếu tố theo sở thích của bạn một cách dễ dàng với plugin Facebook này!
Các tính năng chính:
Cấu hình nhẹ và dễ dàng sử dụng.
Hỗ trợ shortcode.
Hỗ trợ khách hàng nhanh chóng.
Bố cục thân thiện và tương thích với thiết bị di động.
Hoàn toàn tùy biến.
Giao diện thân thiện với người dùng.
Tùy chọn thêm id ứng dụng từ ứng dụng FB.
Giao diện thân thiện với người dùng.
Giá: Miễn phí
9. WP2Social Auto Publish
Nếu bạn muốn chia sẻ ngay lập tức tất cả các bài đăng của mình từ blog lên Facebook cho người dùng xem. WP2Social Auto Publish sẽ cho phép bạn làm điều đó. Xuất bản và chia sẻ bài đăng trên blog của bạn ngay lập tức với một số cấu hình nhanh.
WP2Social Auto Publish
Ngoài ra, bạn có thể chọn đăng tất cả và phân loại chúng theo sở thích. Thêm vào đó để tiết kiệm thời gian, bạn có thể lọc nội dung bạn muốn xuất bản khỏi những nội dung bạn không muốn.
Các tính năng chính:
Xuất bản bài đăng lên Facebook với hình ảnh.
Đính kèm hoặc chia sẻ một link trên Facebook.
Các định dạng tin nhắn có thể tùy chỉnh cho Facebook.
Lọc các mục được chia sẻ dựa trên danh mục và loại bài đăng.
Bật hoặc tắt xuất bản Trang WordPress.
Lên lịch và chỉnh sửa ngày xuất bản.
Tiêu đề bài đăng, Mô tả, Đoạn trích, Permalink và ID bài đăng.
Giá: Miễn phí
Lời kết
Danh sách 10 plugin Facebook trên đều đáp ứng rất tốt chức năng chính là liên kết Facebook với Website WordPress. Do đó bạn có thể xem xét các tính năng hỗ trợ khác đi kèm và cân nhắc về giá cả để chọn ra một plugin phù hợp nhất. Việt Nét chúc bạn thành công.
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Plugin đánh giá là một công cụ hỗ trợ trên website giúpcho giao diện WordPress có những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng bằng cách đánh giá sản phẩm, bài viết,… Và từ đó, người dùng có thể nhìn vào các đánh giá sao này để biết được chất lượng sản phẩm, bài viết thông qua thông kê này.
Plugin đánh giá là gì?
Top plugin đánh giá bài viết WordPress
1. Plugin đánh giá bài viết WordPress – WP Review Pro
WP Review Pro là một plugin đánh giá bài viết WordPress phổ biến từ MyThemeShop. Có cả phiên bản miễn phí giới hạn tại WordPress.org, cũng như phiên bản Premium với nhiều chức năng hơn.
Việt Nét sẽ chủ yếu tập trung vào plugin premium. Nhưng bạn luôn có thể dùng thử plugin này tại WordPress.org nếu bạn muốn thử trước khi mua.
Plugin đánh giá bài viết – WP Review Pro
Trước hết, WP Review Pro giúp bạn hiển thị các chi tiết đánh giá quan trọng trong box hiển thị trước, sau hoặc bên trong nội dung của bạn. Plugin đi kèm với 16 template được tạo sẵn về cách các box review này có thể thấy như thế nào, cùng với các tùy chọn style để tùy chỉnh thêm.
Review box của bạn bao gồm schema markup để giúp bạn nhận được xếp hạng sao trong kết quả tìm kiếm của Google.
Sau đó, WP Review Pro cũng giúp bạn hiển thị đánh giá từ những người khác theo một vài cách khác nhau. Đầu tiên, bạn có thể cho phép người khác đánh giá sản phẩm trên giao diện người dùng của website WordPress của bạn bằng cách cho phép người dùng:
Xếp hạng các tính năng.
Để lại comment về bài đánh giá.
Đánh dấu comment của người khác là hữu ích hoặc không hữu ích.
Các tính năng hữu ích khác bao gồm:
Tạo bảng so sánh sản phẩm để so sánh các tính năng của các sản phẩm khác nhau.
Quảng cáo các bài đánh giá bằng popup hoặc thanh thông báo.
10 widget tùy chỉnh để giúp bạn hiển thị các bài đánh giá sản phẩm trong bất kỳ khu vực widget nào.
Sử dụng tích hợp WooCommerce để thay thế các form đánh giá WooCommerce mặc định.
Lưu ý rằng trong khi WP Review Pro chủ yếu tập trung vào các bài đánh giá, nó thực sự có thể giúp bạn thêm schema markup để có được 14 loại snippet chi tiết khác nhau. Vì vậy, đừng nghĩ nó chỉ là một plugin để giúp bạn thêm các bài đánh giá sản phẩm vào website của mình.
WP Review Pro là một plugin đánh giá bài viết WordPress đi kèm với 16 template được tạo sẵn, vì vậy không có giao diện duy nhất. Dưới đây là giao diện của template review box mặc định (bạn cũng có thể xem một số widget ở bên cạnh):
Và đây là template review lấy cảm hứng từ Facebook trông như thế nào với thumb rating:
Đây là một plugin miễn phí trên WordPress.org nhưng sẽ bị hạn chế một số chức năng. Nếu bạn muốn truy cập vào tất cả các template và chức năng (bao gồm tất cả các đánh giá của người dùng) thì bạn cần phải nâng cấp lên phiên bản Pro.
Plugin Premium có giá 67$ cho một giấy phép trang web duy nhất và lên đến 97$ cho giấy phép trang web không giới hạn.
2. Site Reviews
Site Review là một plugin đánh giá bài viết WordPress đơn giản cho phép khách truy cập website của bạn gửi xếp hạng 1-5 sao trên website của bạn. Sau đó, bạn có thể lấy những đánh giá này và hiển thị chúng ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm cả schema markup cho các snippet của Google.
Site Review
Bạn có thể cho phép mọi người xếp hạng website của bạn hoặc chỉ định các bài đánh giá cho các bài post, page, sản phẩm cụ thể và hơn thế nữa.
Ví dụ: Nếu bạn viết đánh giá của riêng mình về một sản phẩm nhất định, bạn có thể sử dụng Site Reviews để cho phép mọi người gửi xếp hạng đánh giá của riêng họ.
Để thêm form đánh giá giao diện người dùng, bạn có thể sử dụng các block text chuyên dụng hoặc shortcode. Bạn cũng có thể sử dụng các block hoặc shortcode để hiển thị các form của mình.
Tính năng chính của plugin site reviews
Ba block / shortcode chuyên dụng: Gửi form đánh giá, hiển thị các đánh giá mới nhất và hiển thị tóm tắt xếp hạng đánh giá.
Tùy chọn để phê duyệt thủ công các bài đánh giá trước khi chúng xuất hiện.
Trả lời công khai các bài đánh giá.
Chỉ định các bài đánh giá cho các bài post, page, sản phẩm nhất định hoặc các loại bài post tùy chỉnh khác.
Chỉ định đánh giá cho người dùng trên website của bạn
Cấu trúc data/schema markup cho snippet.
Tùy chỉnh form đánh giá (Premium).
Thêm các tùy chọn để sắp xếp, lọc và tìm kiếm các bài đánh giá (Premium).
Cho phép người dùng đính kèm hình ảnh vào bài đánh giá của bạn (Premium).
3. Customer Reviews for WooCommerce
Customer Reviews for WooCommerce là một plugin đánh giá bài viết WordPress được xây dựng đặc biệt cho các cửa hàng WooCommerce. Vì vậy, nếu bạn chỉ muốn thêm một review box cho các bài đánh giá sản phẩm của riêng bạn trên blog WordPress của mình, thì đây không phải là một lựa chọn tốt.
Tuy nhiên, nếu bạn có một cửa hàng WooCommerce và muốn thu hút nhiều đánh giá hơn từ khách hàng và hiển thị những đánh giá đó theo cách tăng cường bằng chứng xã hội, thì đây chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời để xem xét.
Tính năng chính Customer Reviews for WooCommerce
Customer Reviews for WooCommerce có hai tính năng cao cấp:
Nó giúp bạn nhận được nhiều đánh giá hơn từ khách hàng của mình
Nó giúp bạn sử dụng tốt hơn các bài đánh giá của mình làm bằng chứng xã hội, điều này có thể giúp bạn nhận được nhiều doanh thu hơn
Để giúp bạn nhận được nhiều đánh giá hơn, Customer Reviews for WooCommerce cung cấp những điều sau:
Form đánh giá một trang cho phép người mua hàng đánh giá nhiều sản phẩm từ một form duy nhất
Xem lại email lời nhắc / lời mời (bạn có thể tùy chỉnh thời gian chờ và đưa thông tin động vào mẫu email).
Tùy chọn cung cấp chiết khấu để đổi lấy các bài đánh giá (với tính năng tạo phiếu giảm tự động giá duy nhất).
Để giúp bạn sử dụng các bài đánh giá của mình hiệu quả hơn, Customer Reviews for WooCommerce cũng cung cấp các tính năng sau:
Tùy chọn để mọi người đính kèm hình ảnh vào bài đánh giá.
Tính năng question and answer.
Hiển thị thanh tóm tắt đánh giá trên các trang sản phẩm đơn lẻ.
Cho phép người mua hàng lọc các bài đánh giá theo xếp hạng và bình chọn cho các bài đánh giá hữu ích nhất.
Huy hiệu tin cậy để hiển thị các bài đánh giá đã xác minh.
Customer Reviews for WooCommerce có sẵn miễn phí tại WordPress.org. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đăng ký một tài khoản miễn phí để sử dụng phiên bản miễn phí, điều này sẽ giúp bạn nhận được một key bản quyền mà bạn có thể sử dụng để kích hoạt các tính năng miễn phí.
Ngoài ra còn có phiên bản Pro có giá 49,99$/ Năm hoặc 7,99$/Tháng.
4. Ultimate Reviewer
Ultimate Reviewer là một plugin đánh giá bài viết WordPress cao cấp tại CodeCanyon. Nó đến từ Envato Power Elite Author, người đã tạo ra các theme WordPress với hàng nghìn lượt bán hàng.
Một trong những điều độc đáo về plugin này là bạn có thể xây dựng các template đánh giá tùy chỉnh của riêng mình bằng cách sử dụng tích hợp plugin với các plugin Page Builder như Elementor và WPBakery. Hoặc, bạn cũng có thể chọn từ một loạt các template được tạo sẵn.
Ultimate Reviewer
Tính năng chính của Ultimate Reviewer
Giống như WP Review Pro, Ultimate Reviewer giúp bạn vừa hiển thị các đánh giá của riêng mình, vừa thu thập / hiển thị các đánh giá của người dùng. Nó cũng sẽ giúp bạn thêm schema markup để nhận được các snippet chi tiết đánh giá của Google.
Sau đó, bạn cũng có thể tùy chỉnh template đánh giá của người dùng, chẳng hạn như chọn tiêu chí mà người dùng có thể xếp hạng và cho phép người dùng khác bỏ phiếu đánh giá lên hay xuống.
Ultimate Reviewer có giá 36$ với giấy phép Envato tiêu chuẩn.
5. Taqyeem
Taqyeem
Taqyeem là một trong những plugin đánh giá bài viết WordPress phổ biến nhất tại CodeCanyon. Google cho chúng tôi biết rằng “Taqyeem” có nghĩa là “định giá” trong tiếng Ả Rập, trong trường hợp bạn đang thắc mắc về tên gọi này đến từ đâu.
Giống như những người khác, bạn có thể sử dụng Taqyeem để tạo review box của riêng mình, cũng như chấp nhận đánh giá sản phẩm từ những người khác.
Tính năng chính của Taqyeem
Để bắt đầu, Taqyeem cho phép bạn thêm các review với các tiêu chí đánh giá không giới hạn. Bạn cũng có thể chọn từ ba kiểu đánh giá khác nhau:
Taqyeem cũng sẽ thêm schema markup để giúp bạn có được các snippet trong Google. Và nếu bạn muốn, bạn có thể mở mọi thứ với người dùng của mình và để họ đánh giá sản phẩm.
Taqyeem đi kèm với các tính năng tùy chỉnh nâng cao. Bạn nhận được màu sắc không giới hạn và toàn quyền kiểm soát các tiêu chí đánh giá của mình để bạn có thể thay đổi giao diện review box của mình.
Một tùy chọn là box trong nội dung này:
Demo box
Và một tùy chọn khác là sử dụng widget để đưa review box của bạn vào thanh bên như sau:
Demo review box
Taqyeem có giá 29$ với giấy phép Envato tiêu chuẩn. Phần bổ trợ Buttons riêng biệt có giá 19$.
6. Reviewer
Reviewer là một plugin đánh giá bài viết WordPress phổ biến khác tại CodeCanyon. Nó đã được mua hơn 6.100 lần và đã duy trì xếp hạng 4,55 sao xuất sắc trên hơn 400 bài đánh giá.
Reviewer
Nó có thể giúp bạn chèn cả review box và bảng so sánh vào bài post, page và các loại bài post tùy chỉnh của bạn, cũng như cung cấp cho bạn tùy chọn chấp nhận đánh giá của người dùng.
Tính năng chính của reviewer
Bạn có thể tùy chỉnh font chữ, màu sắc, biểu tượng dấu sao, v.v. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng shortcode để thêm review box, bảng, danh sách đánh giá và đánh giá của một người dùng vào website WordPress của mình. Plugin cũng sẽ thêm schema markup cho phép bạn nhận được các snippet trên SERPs (search engine results pages).
Nếu muốn, bạn cũng có thể cho phép người dùng để lại đánh giá / xếp hạng của riêng họ trong comment và kết hợp những xếp hạng đó vào review box của bạn.
Ngoài ra, Reviewer cũng có thể giúp bạn tạo bảng so sánh sản phẩm và cũng đi kèm với các widget được tạo sẵn cho cả đánh giá của riêng bạn và đánh giá của người dùng.
Dưới đây là một ví dụ về review box:
Review box
Và đây là những gì xếp hạng của người dùng trông như thế nào trong phần comment:
Reviewer có giá 29$ với giấy phép Envato tiêu chuẩn.
7. WP Product Review Lite
WP Product Review Lite là một plugin đánh giá bài viết WordPress miễn phí với chức năng cơ bản. Nó biến các bài post của bạn thành bài đánh giá sản phẩm bằng cách thêm một checkbox ‘Is this post a review?’ vào WordPress Gutenberg editor.
WP Product Review
Tính năng chính của WP Product Review
Review box cũng thêm schema markup thích hợp để bạn có được các snippet của Google. Nếu muốn, bạn có thể bật xếp hạng người dùng và cho phép người dùng để lại đánh giá của riêng họ khi đăng comment.
WP Product Review Lite cũng đi kèm với các tiện ích tùy chỉnh của riêng mình để giúp bạn làm nổi bật các đánh giá mới nhất / hay nhất của mình trong bất kỳ lĩnh vực tiện ích nào.
Mặc dù WP Product Review Lite không đi kèm với bất kỳ template tạo sẵn nào, nhưng bạn có quyền truy cập vào nhiều tùy chọn để tùy chỉnh kiểu mà thông tin hiển thị, chẳng hạn như màu sắc, kiểu chữ, kiểu xếp hạng comment, v.v.
Đây là một ví dụ về những gì bạn có thể tạo:
Demo ví dụ
WP Product Review Lite có sẵn miễn phí tại WordPress.org.
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Yêu cầu để cài đặt và cấu hình Apache Virtual Host trên Ubuntu
Để tiếp tục với hướng dẫn bạn cần hoàn thành một số yêu cầu sau trên server Ubuntu 18.04:
Một user sudo trên server.
Một Apache2 web server mà bạn có thể cài đặt với sudo apt install apache2.
Tạo cấu trúc thư mục cho Apache Virtual host
Đầu tiên, bạn cần tạo một thư mục chứa site data mà sẽ lưu trữ tập tin và phục vụ cho visitor khi được yêu cầu.
Sử dụng các domain name theo mẫu như bên dưới đây tạo 2 thư mục /var/www/example.com và /var/www/test.com. Bạn nên thay thế chúng bằng domain name thực của bạn.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng cấp quyền đọc được phép vào thư mục web chung và tất cả các file và thư mục trong đó để các trang có thể được phân phối chính xác.
sudo chmod -R 755 /var/www
Tạo các trang demo cho mỗi máy chủ ảo
Hãy tạo một số nội dung để phục vụ, tạo một trang index.html trình bày cho mỗi site. Bạn có thể mở file index.html trong text editor cho site đầu tiên, sử dụng nano:
nano /var/www/example.com/public_html/index.html
Trong file này, hãy tạo một HTML document, như sau:
/var/www/example.com/public_html/index.html
Success! The example.com virtual host is working!
Lưu và đóng file, sau đó sao chép file này để sử dụng làm mẫu cho site thứ hai:
Bây giờ bạn cần sửa đổi các phần thông tin để phù hợp với domain thứ hai. File khi hoàn tất sẽ trông giống như dưới đây, với văn bản được đánh dấu tương ứng với thông tin domain của riêng bạn.
Tiếp theo, disable site mặc định được xác định trong 000-default.conf:
sudo a2dissite 000-default.conf
Khi hoàn tất, khởi động lại Apache để những thay đổi có hiệu lực. Sử dụng systemctl status để kiểm tra việc khởi động lại thành công.
sudo systemctl restart apache2
Khi hoàn tất thì server của bạn bây giờ sẽ được thiết lập để phục vụ hai website.
Thiết lập Local Hosts File
Nếu bạn chưa sử dụng domain thực để kiểm tra quy trình này và đang sử dụng miền mẫu, bạn có thể kiểm tra bằng cách tạm thời sửa đổi hosts file trên máy tính cục bộ của bạn.
Trên máy Mac hoặc máy Linux cục bộ, hãy nhập như dưới đây:
sudo nano /etc/hosts
Đối với máy Windows cục bộ, hãy tìm hướng dẫn về cách thay đổi hosts file của bạn tại đây.
Sử dụng các domain trong hướng dẫn này và thay thế phần your_server_IP thành IP server của bạn, file của bạn sẽ trông giống như ảnh sau:
Lưu và đóng file. Nó sẽ điều hướng các yêu cầu cho example.com và test.com trên máy tính và gửi chúng đến server của bạn.
Kiểm tra kết quả cài đặt
Bây giờ bạn đã cấu hình các virtual hosts của mình, bạn có thể kiểm tra thiết lập bằng cách truy cập các domain mà bạn đã cấu hình trong trình duyệt web của mình:
http://example.com
Bạn sẽ thấy một trang trông như thế này:
Bạn cũng có thể truy cập trang thứ hai của mình và xem file bạn đã tạo.
http://test.com
Nếu cả hai site này đều hoạt động, là bạn đã thành công cấu hình virtual host trên cùng một server.
Nếu bạn đã điều chỉnh hosts file, hãy xóa các dòng bạn đã thêm.
Lời kết
Như vậy là bạn đã biết cách cài đặt Apache Virtual host trên Ubuntu, hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, chúc bạn thành công!
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Theo Wikipedia, PuTTY là một trình giả lập thiết bị đầu cuối cho phép kết nối và ứng dụng truyền network file miễn phí, mã nguồn mở. PuTTY có khả năng hỗ trợ cả một số giao thức mạng như SSH, TCP, Telnet, rlogin hay socket; hoặc thậm chí có thể kết nối đến một serial port.
Ban đầu, PuTTY được viết cho Microsoft Windows và sau đó được ứng dụng trên nhiều hệ điều hành khác. Các port chính đều có sẵn trên một số nền tảng Unix và đang tiếp tục phát triển các port cho Classic Mac OS và macOS. Ngoài ra còn có một số port không chính thức khác cho các nền tảng như Windows Mobile, Windows Phone hay Symbian.
Các tính năng của PuTTY
Một số tính năng nổi bật của PuTTY gồm:
Có Windows client và Mac, Linux port. PuTTY không có server đi kèm.
Có thể hỗ trợ Windows 32-bit và 64-bit. Kể từ 2016 thì còn có thêm trình cài đặt MSI.
Cho phép hỗ trợ SSH client, Telnet client và rlogin client. Ngoài ra PuTTY cũng hỗ trợ giao thức SSH2 và SS1 (trong đó SSH1 không được khuyến khích sử dụng vì khả năng bảo mật không quá tốt). Trên thực thì mọi thiết bị hiện nay đều có khả năng hỗ trợ SSH2.
Hỗ trợ xác thực public key và xác thực active directory/Kerberos.
Truyền file bằng một chương trình command-line riêng biệt.
Không hỗ trợ scripting nhưng vẫn có thể dùng được với WinSCP.
Sơ lược về lịch sử của PuTTY
Đây chắc chắn là một trong những SSH client cho Windows lâu đời nhất. Ban đầu thì PuTTY được phát triển bởi Simon Tatham vào năm 1998. Đến năm 2000 thì chính thức hỗ trợ thêm SSH. Mãi đến 19 năm sau thì phần mềm vẫn chỉ đang ở giai đoạn beta, vì vậy có thể thấy quá trình phát triển PuTTY tương đối chậm. Phiên bản gần đây nhất được bổ sung thêm khả năng hỗ trợ mật mã đường cong e-lip. Ngoài ra, giao diện người dùng và các tính năng chính hầu như không thay đổi gì trong 15 năm gần đây.
Các phiên bản cũ hơn 0.66 có một số lỗ hổng bảo mật nhất định, do đó người dùng nên nâng cấp lên phiên bản mới hơn để bảo mật hệ thống.
Buffer overflow trong SCP là một lỗ hổng stack overflow. Nếu server gặp lỗi thì nó có thể thực thi code trên client nếu có bất kỳ file nào được download. Ngoài ra lỗ hổng này cũng có thể bị khai thác bởi tấn công MITM (man in the middle).
Integer overflow liên quan đến việc gửi một chuỗi escape đến terminal. Đây là một lỗ hổng liên quan đến bộ nhớ.
PuTTY là một client vô cùng đa năng và đã được triển khai từ rất nhiều năm về trước. Tuy nhiên giao diện người dùng vẫn khá cũ nên nhiều người dùng gặp khó khăn trong việc sử dụng. Ngoài ra PuTTY cũng không cung cấp giao diện đồ họa để truyền file. Nếu bạn muốn tìm một giải pháp thay thế thì hãy cân nhắc sử dụng SSH client.
Phân tích các đặc tính PuTTY cơ bản
Cửa sổ giao diện
Tính năng cơ bản của phần mềm PuTTY chính là cửa sổ giao diện. Trong đó, các mô phỏng giao diện được đánh giá cao, khả năng cấu hình tốt và hỗ trợ hiệu quả cho nhiều thuật toán mã hóa. Hỗ trợ giao thức SSH, telnet và giao thức TCP/IP đơn giản.
Chuyển giao file
Thông thường, giao diện người dùng không bao gồm client truyền tệp tích hợp sẵn. Tuy nhiên, các công cụ dòng lệnh như PSFTP hay PSCP vẫn được cung cấp và sử dụng trong quá trình chuyển giao file. Dù vậy, phần lớn những người dùng không có kiến thức công nghệ chuyên môn thường không thích việc sử dụng câu lệnh.
Thay vào đó, người dùng có thể sử dụng WinSCP và FileZilla để truyền file khi kết hợp với PuTTY. Khi sử dụng hai phần mềm này, việc chuyển đổi để thực hiện các hành động, quản lý hồ sơ và đăng nhập thường gây thêm nhiều phiền toái. Hiện nay, WinSCP có thể import các cấu hình PuTTY, nhưng mỗi phần mềm yêu cầu các đăng nhập riêng biệt.
>> Xem thêm:FileZilla là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng FileZilla cơ bản
Xác minh public key
Phần mềm PuTTY sử dụng một định dạng tệp riêng cho khóa SSH. Các khóa này sẽ được lưu trữ trong các tệp .ppk. Công cụ PuTTYgen sử dụng để tạo khóa mới, chuyển đổi giữa các tệp .ppk lưu trữ khóa SSh và các định dạng khóa khác.
Tình trạng hacker và phần mềm độc hại thu thập các khóa SSH khi thâm nhập vào một tổ chức rất thường gặp. Do đó, việc quản lý các khóa SSH đúng cách vô cùng quan trọng. Universal SSH Key Manager chính là giải pháp quản lý khóa SSH duy nhất cho đến thời điểm này hỗ trợ các tệp .ppk.
Hỗ trợ telnet
Phần mềm PuTTY được phát triển từ một telnet client. Do đó, nó vẫn hỗ trợ giao thức telnet. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít thiết bị sử dụng giao thức telnet. Lý do người ta không khuyến khích sử dụng giao thức telnet có liên quan đến vấn đề bảo mật.
Giao thức telnet gửi đi tất cả tên người dùng và mật khẩu một cách rõ ràng. Việc nhận biết traffic mạng, đánh cắp tên người dùng và mật khẩu từ telnet rất dễ dàng. Vào giữa những năm 1990, các cuộc tấn công đánh cắp mật khẩu đã trở thành vấn đề bảo mật đáng báo động trên Internet. Lúc này, SSH chính thức được ra đời để giải quyết vấn nạn này. Các bộ định tuyến, chuyển mạch hoặc các cuộc tấn công ARP cũng có thể được sử dụng nhằm mục đích truyền các lệnh tùy ý vào các telnet session.
Một phiên bản gọi là PuTTYtel được sử dụng cho các quốc gia không cho phép sử dụng mã hóa. Tuy nhiên, hiện nay SSH đã được sử dụng ở tất cả các quốc gia, có thể chính thức hoặc không chính thức. Các hệ thống hầu hết không còn được quản lý mà không cần mã hóa. Không bảo mật mạng trong một môi trường mạng không có mã hóa.
PuTTY cũng hỗ trợ kết nối đến các port nối tiếp và raw socket. Việc này có thể mang lại hữu ích khi debug và làm việc với một số thiết bị cũ.
Các lỗ hổng an ninh
Đặc tính cuối cùng của phần mềm PuTTY là lỗ hổng an ninh, cụ thể như sau:
Buffer overflow (tràn bộ nhớ đệm): Đây là lỗ hổng mã từ xa. Một máy chủ bị hỏng có thể thực thi mã trên máy khách khi có tệp tải xuống.
Tràn số nguyên trong xử lý thoát chuỗi thiết bị đầu cuối: Đây là một lỗi bộ nhớ và lỗ hổng thực thi mã từ xa có liên quan đến việc gửi một chuỗi thoát tới thiết bị đầu cuối.
Download và cài đặt PuTTY trên Windows
Hướng dẫn dưới đây phù hợp với các phiên bản Windows 10, 8 và 7. Đối với những phiên bản khác thì bạn vẫn có thể cài đặt hoàn toàn tương tự.
Download package cài đặt
Trước tiên, bạn cần download package cài đặt PuTTY về máy (putty--installer.msi). Nếu đang dùng máy 64-bit thì bạn nên cài đặt phiên bản 64-bit bằng lệnh putty-64bit--installer.msi. Hầu hết mọi máy tính đời mới đều sử dụng processor 64-bit, nếu bạn không chắc về bộ xử lý của máy tính thì có thể cài đặt phiên bản 32-bit để đảm bảo an toàn (putty--installer.msi).
Hoặc bạn có thể download trực tiếp từ link này.
Bắt đầu quá trình cài đặt
Sau khi download xong thì hãy mở file cài đặt bằng quyền Admin (sử dụng tài khoản admin hoặc tài khoản cá nhân có quyền admin).
Cấu hình và cài đặt
Bây giờ màn hình sẽ hiển thị một cửa sổ welcome, nhấn vào Next để tiếp tục.
Tiếp theo công cụ sẽ yêu cầu chọn folder đích để cài đặt, bạn có thể đặt đường dẫn như mặc định rồi nhấn Next.
Sau đó lựa chọn các tính năng bạn muốn cài đặt. Tốt nhất thì bạn nên enable tất cả option có trong cửa sổ. Cuối cùng là chọn Install để bắt đầu quá trình cài đặt.
Đợi công cụ hoàn tất quá trình cài đặt và nhấn Finish trong cửa sổ tiếp theo.
Khởi chạy PuTTY
Sau khi hoàn tất, bạn nên kiểm tra để đảm bảo rằng công cụ có thể hoạt động chính xác. Bạn có thể khởi động bằng cách double click vào icon bên ngoài màn hình, hoặc tìm trong menu Windows Start.
Bây giờ màn hình sẽ hiện ra cửa sổ PuTTY Configuration như bên dưới. Hãy nhập tên host vào trường Host Name ở phía trên và nhấn Open.
Kết nối đến server
SSH client chuyên được sử dụng để kết nối đến một server SSH. Server bạn kết nối có thể là trường học, công ty hay nhà của bạn. Để kết nối thì ta cần có tên host (ví dụ như students.edu) và một địa chỉ IP (chẳng hạn như 177.33.189.54). Chỉ cần nhập tên host hoặc địa chỉ IP vào trường Host Name ở trên rồi nhấn Open để bắt đầu.
Nếu bạn không có server thì có thể cài đặt Tectia hoặc SSH cho Windows, hoặc OpenSSH cho Linux.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ xoay quanh thuật ngữ PuTTY. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ PuTTY và có thể thực hiện được các thao tác cài đặt, đăng nhập và sử dụng phần mềm này trên máy tính của mình. Chúc các bạn thành công và tiếp tục theo dõi những bài viết hữu ích khác trên blog của Việt Nét nhé!
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau:
Điều kiện để cài đặt và cấu hình Reverse Proxy trên Nginx
Linux server với Apache, PHP và tường lửa.
Quyền truy cập vào root user với quyền truy cập sudo.
Dùng lệnh hoặc terminal của Linux (Ctrl – Alt – T đối với Ubuntu, Alt – F2 đối với CentOS).
Package manager (Chẳng hạn như APT).
Cài đặt Nginx từ Default Repositories
Mở terminal và nhập lệnh sau:
sudo apt-get update
Cho phép package manager làm việc với danh sách các phần mềm, sau đó nhập lệnh sau:
sudo apt-get install nginx
Lưu ý: Đây là cách dễ nhất để cài đặt Nginx Reverse Proxy trên CentOS hoặc Ubuntu, nhưng nó có thể không tải bản phát hành ổn định mới nhất. Chuyển sang Bước 2 để thêm và cài đặt từ Nginx software repository.
Cài đặt Nginx từ Official Repository
Thêm Security Key
Trong cửa sổ terminal, hãy nhập dòng lệnh như sau:
Thao tác này sẽ tải xuống sign key cho Nginx Reverse Proxy, key này xác mình rằng bạn đang tải xuống phần mềm xác thực.
Mở file source.list để chỉnh sửa
Trong terminal, nhập lệnh sau:
sudo vi /etc/apt/sources.list
Thêm nguồn Nginx vào Repository List
Nhập các dòng sau vào file /etc/apt/sources.list mà bạn vừa mở:
deb https://nginx.org/packages/mainline/debian/ nginx
deb-src https://nginx.org/packages/mainline/debian/ nginx
Replace with the codename for your distribution of Debian.
Lưu file và thoát.
Lưu ý: Các nhà phát triển Nginx duy trì các directory khác nhau cho các bản phân phối Linux khác nhau. Hướng dẫn này đề xuất cài đặt bản phát hành được hỗ trợ cho dòng chính. Như với hầu hết các phần mềm, có nhiều package mới hơn nhưng chưa được kiểm tra.
Cài đặt bản phát hành mới nhất của Nginx
Để cài đặt phiên bản mới nhất của Nginx Reverse Proxy, hãy sử dụng các lệnh:
Khởi động Nginx và định cấu hình để khởi chạy khi khởi động lại
Để khởi động Nginx:
sudo systemctl start nginx
Để bật Nginx :
sudo systemctl enable nginx
Để kiểm tra Nginx có đang chạy hay không:
sudo systemctl status nginx
Output sẽ cho bạn thấy dịch vụ đang hoạt động, như trong hình ảnh bên dưới:
Hủy liên kết file cấu hình mặc định
Trong terminal, nhập lệnh sau:
sudo unlink /etc/nginx/sites-enabled/default
Tạo file cấu hình mới
Để tạo file cấu hình mới, hãy nhập:
cd /etc/nginx/sites-available/
sudo vi custom_server.conf
Thay thế custom_server bằng một cái tên có ý nghĩa đối với bạn. Trong file mới, nhập:
server
listen 80;
location /
proxy_pass http://my_server;
Đây là một ví dụ về Nginx reverse proxy rất cơ bản. Nginx reverse proxy được thiết lập dành cho tất cả các lưu lượng trên port 80.
Lệnh proxy_pass hướng tất cả lưu lượng trên port 80 đến http: // my_server. Chỉ cần thay đổi http: // my_server thành vị trí bạn chọn và Nginx Reverse Proxy sẽ chặn các yêu cầu của khách hàng và định tuyến chúng đến vị trí bạn chỉ định. Khi bạn đã hoàn tất, hãy lưu file và thoát.
Như thường lệ, hãy thay thế custom_server bằng tên của file cấu hình của bạn.
Kiểm tra và khởi động lại Nginx
Để kiểm tra Nginx:
sudo service nginx configtest
Để khởi động lại Nginx:
sudo service nginx restart
Tùy chọn cấu hình Nginx
Proxy Buffers
Theo mặc định, Nginx Reverse Proxy sẽ buffer lưu lượng truy cập cho các server có proxy. Buffer cải thiện hiệu suất server vì phản hồi của server không được gửi cho đến khi client gửi xong phản hồi hoàn chỉnh.
Để tắt buffer, hãy mở file cấu hình. Dưới location/section, hãy thêm thông tin sau:
proxy_buffering off;
Header cung cấp thông tin server về các yêu cầu được thực hiện hoặc về client.
Nginx Reverse Proxy xác định lại hai trong số các header: host được chỉ định cấu hình cho $proxy_host và kết nối được định cấu hình cho close. Nếu bạn sử dụng các header đó, hãy đảm bảo thay đổi hành vi trong file cấu hình.
Nếu bất kỳ chuối header nào tổng, nginx chỉ cần loại bỏ nó.
Để thay đổi cách Nginx Reverse Proxy xử lý, hãy sử dụng lệnh sau trong file cấu hình của bạn:
location /
proxy_set_header Host $host;
Ví dụ này yêu cầu Nginx Reverse Proxy đặt host thành biến $host.
Để ngăn header được chuyển đến server proxy, hãy sử dụng một chuỗi như sau:
location /
proxy_set_header header-variable "";
Load Balancing
Bạn có thể sử dụng file cấu hình để định tuyến lưu lượng truy cập đến một số server. Để sử dụng cấu hình này, file cấu hình của bạn sẽ giống như sau:
http
server
proxy_pass http://my_server
Để tạo tên cho một nhóm server, hãy sử dụng lệnh sau:
http
upstream server_group
server my.server1.com weight=3;
server my.server2.com;
server
location /
proxy_pass http://server_group;
Như vậy là bạn đã biết cách cài đặt và cấu hình Nginx Reverse Proxy, hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, chúc bạn thành công!
Hãy đánh giá bài viết post
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS và Hosting, quý khách sẽ được tặng bộ Theme & Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm. Đăng ký dùng thử ngay và Việt Nét sẽ hoàn tiền 100% nếu quý khách không hài lòng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ! Nếu bạn có thắc mắc hay có vấn đề cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Việt Nét thông qua các kênh sau: