Tất cả bài viết của vietnet

VOIP là gì? Ưu và nhược điểm của hệ thống VOIP


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Ngày nay, công nghệ VoIP được ứng dụng nhiều trong truyền thông của các doanh nghiệp. Vậy, VoIP là gì? có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hay không? Mời bạn đọc cùng Vietnix theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về VoIP và ứng dụng của hệ thống này trong doanh nghiệp.

VoIP là gì?

VoIP được viết tắt từ Voice Over Internet Protocol, nghĩa là âm thanh được truyền qua giao thức Internet. Công nghệ này giúp truyền tiếng nói của con người qua mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức TCP/IP.

VoIP là gì?
VoIP là gì?

Công nghệ VoIP sẽ mã hóa giọng nói thành tín hiệu kỹ thuật số để có thể truyền qua các gói dữ liệu trong mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng WAN hoặc các cơ sở hạ tầng khác. Đồng thời, VoIP cũng sử dụng giao thức RTP giúp các gói dữ liệu này được phân phối ngay lập tức theo thời gian thực.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Ưu và nhược điểm của hệ thống VoIP   

Hệ thống VoIP có nhiều ưu điểm khiến doanh nghiệp lựa chọn nó trong việc nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên, tăng cường hệ thống quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế khiến nhà quản lý băn khoăn khi lựa chọn ứng dụng VoIP vào hoạt động của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của VoIP mà bạn nên nắm rõ.

Ưu điểm

Gọi nội bộ miễn phí: VoIP cho phép kết nối hoàn toàn qua Internet nên bạn có thể gọi điện miễn phí trong nội bộ công ty mà không bị hạn chế bởi vị trí địa lý. Điều này khiến VoIP đặc biệt phù hợp với công ty có nhiều chi nhánh, chuỗi cửa hàng. Ưu điểm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 100% chi phí liên hệ nội bộ.

Quản lý dễ dàng: Thay vì quản lý trực tiếp, công nghệ VoIP có thể áp dụng quản lý từ xa. Nếu doanh nghiệp thay đổi văn phòng thì việc di chuyển và cài đặt lại cũng rất đơn giản và dễ dàng.

Ưu điểm của hệ thống VoIP
Ưu điểm của hệ thống VoIP

Mở rộng dễ dàng: Khi mở rộng hệ thống, bạn chỉ cần mua thêm thiết bị điện thoại và cài đặt cho văn phòng. Quá trình mở rộng gói dịch vụ trên hệ thống cũng rất dễ dàng.

Tính năng vượt trội: Đây là một ưu điểm không thể bỏ qua của VoIP, vì so với công nghệ analog cũ thì công nghệ VoIP cho phép ghi âm, trả lời tự động, phân phối cuộc gọi thông minh, quản lý lịch sử cuộc gọi,…

Không giới hạn cuộc gọi cùng lúc: Công nghệ analog cũ chỉ cho phép mỗi kênh được thực hiện 1 cuộc gọi đồng thời dẫn đến tình trạng máy bận. Còn đối với công nghệ VoIP, một đường truyền có thể thực hiện nhiều cuộc gọi đồng thời. Lưu lượng băng thông cần thiết cho VoIP rất ít nếu so với các gói cáp quang hiện hành.

Không phụ thuộc vị trí địa lý: Người dùng dù ở bất cứ đâu, chỉ cần kết nối Internet là sử dụng được, có thể liên lạc từ xa với mọi người, thực hiện cuộc gọi đường dài,…

Nhược điểm

Yêu cầu bắt buộc phải có điện và mạng: Để sử dụng chức năng truyền âm thanh của hệ thống, doanh nghiệp phải đảm bảo có điện và đường truyền Internet ổn định, tín hiệu rõ ràng. Để tránh trường hợp mất điện hay mất kết nối Internet đột ngột, bạn có thể trang bị thêm máy phát điện, bộ lưu điện và kéo thêm đường truyền mạng.

Chất lượng thoại bị ảnh hưởng: Một số công ty sử dụng kỹ thuật nén, nhằm mục đích tiết kiệm dung lượng đường truyền. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc gọi và dẫn tới tình trạng bị vọng tiếng, dẫn đến trải nghiệm của người dùng không được tốt.

Nhược điểm của hệ thống VoIP
Nhược điểm của hệ thống VoIP

Chỉ giới hạn trong chức năng nghe gọi: Nếu máy tính cùng lúc chạy nhiều chương trình và phần mềm thì có thể gây ảnh hưởng tới cuộc gọi VoIP. Điều này khiến hiệu suất máy tính bị quá tải, chất lượng cuộc gọi giảm hoặc không thể nhận/thực hiện cuộc gọi.

Bảo mật thấp: Người dùng mạng Internet thường gặp một số vấn đề về bảo mật như các hệ thống máy tính làm việc bị tấn công bởi hacker, dữ liệu người dùng bị đánh cắp, thông tin cá nhân bị rò rỉ,… Người dùng VoIP cũng có thể gặp những rủi ro này.

Kỹ thuật phức tạp: Để chất lượng cuộc gọi VoIP đảm bảo, doanh nghiệp cần phải thỏa mãn những yêu cầu khắt khe như tỉ số nén lớn, có khả năng suy đoán và tạo lại thông tin của các gọi tin bị thất lạc, tốc độ xử lý các bộ Codec nhanh chóng, cơ sở hạ tầng được nâng cấp với Frame-Relay, MPLS,…

Những lợi ích nổi bật của VoIP

Sở dĩ VoIP ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là bởi hệ thống này mang tới những lợi ích nổi bật như:

  • Tiết kiệm chi phí: VoIP giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản lớn chi phí liên lạc trong kinh doanh. Các dịch vụ VoIP tận dụng Internet và kết nối IP trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ để tạo sự kết nối. Chính vì vậy nó tiết kiệm chi phí các cuộc gọi nội bộ trong tổ chức cũng như chi phí gọi thoại, phục vụ cho hoạt động kinh doanh bên ngoài và quốc tế. Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống VoIP không mất nhiều mạng lưới đường truyền vật lý như các hệ thống truyền thống khác.
  • Dễ dàng cài đặt: Hệ thống điện thoại VoIP cài đặt dễ dàng, không cần nhiều đường truyền vật lý phức tạp như các thiết bị truyền thống khác. Bạn chỉ cần kết nối điện thoại IP với mạng công ty qua đường Ethernet là có thể liên lạc với những người khác.
  • Chất lượng giọng nói rõ ràng: VoIP cung cấp một số lượng lớn các giao thức và codec khác nhau để đảm bảo chất lượng âm thanh HD. Do đó, các cuộc gọi có âm thanh rõ ràng và thậm chí chất lượng thoại có thể tốt hơn các cuộc gọi điện thoại cố định.
  • Tính di động và tính linh hoạt: Doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với nhân viên của họ từ xa miễn là có kết nối Internet và nhân viên đang di chuyển các thiết bị hỗ trợ qua giao thức SIP. Bạn cũng có thể kết nối, quản lý các văn phòng ở mọi nơi rất dễ dàng với hệ thống đám mây.
  • Khả năng mở rộng: VoIP là giải pháp giúp doanh nghiệp nhanh chóng xử lý khối lượng công việc khổng lồ, tăng khả năng mở rộng doanh nghiệp, số lượng nhân viên có thể tăng hoặc giảm một cách linh hoạt. Bạn có thể dễ dàng thêm tài nguyên vào hệ thống của doanh nghiệp mà không gây ảnh hưởng hoặc gián đoạn quá trình làm việc.
  • Tính năng phong phú: Hệ thống VoIP có nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, tuyệt đối an toàn và bảo mật. Một số tính năng có thể kể đến như: Chuyển hướng cuộc gọi, phản hồi giọng nói tương tác (IVR), Ring Group, xếp hàng, nhạc chờ, thu âm cuộc gọi.
Những lợi ích nổi bật của VoIP
Những lợi ích nổi bật của VoIP
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Vì sao doanh nghiệp của bạn cần có hệ thống VoIP

Việc ứng dụng VoIP có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động cũng như xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Sau đây là 6 lý do doanh nghiệp của bạn nên sở hữu hệ thống VoIP từ hôm nay:

Cho phép đồng nghiệp kết nối trao đổi công việc

Hệ thống VoIP cho phép tất cả các nhân viên sử dụng cùng một hệ thống điện thoại dù ở bất cứ vị trí nào. Chỉ cần có kết nối Internet, bạn có thể làm việc từ xa, kết nối những người cùng làm việc một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.

Mang đến một hình ảnh đẹp

Việc ứng dụng hệ thống VoIP vào doanh nghiệp góp một phần vào việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp. Quy trình làm việc chuyên nghiệp, uy tín hơn thông qua hệ thống này.

Mang đến một hình ảnh đẹp
Mang đến một hình ảnh đẹp

Độ tin cậy cao

Quá trình cài đặt VoIP không yêu cầu nhiều dây vật lý để truyền thông tin, vừa tiết kiệm vừa mang lại độ ổn định cao hơn so với các phương pháp khác.

Tích hợp các kênh Comms một cách liền mạch

Có thể tích hợp nhiều hình thức liên lạc giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng dễ dàng hơn. Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi gọi thoại bàn sang gọi thoại trên di động, hoặc gọi video, nhắn tin tức thời với VoIP.

Tận dụng mạng 5G

Việc sử dụng hệ thống VoIP giúp bạn tận dụng triệt để lợi thế của mạng 5G. Theo xu hướng, lưu lượng dữ liệu di động sẽ cao hơn trong tương lai. Trong đó phần lớn người dùng sẽ sử dụng mạng 5G để giao tiếp.

Hưởng lợi từ trí tuệ nhân tạo

Hệ thống VoIP được tích hợp với AI trên Cloud để xử lý cuộc gọi tự động cũng như phân tích và thu thập được dữ liệu của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh các chính sách chăm sóc khách hàng và chính sách bán hàng. Điều này góp một phần không nhỏ vào doanh thu bán hàng của doanh nghiệp cũng như tạo ấn tượng tốt về dịch vụ uy tín, chất lượng trong mắt khách hàng.         

Hưởng lợi từ trí tuệ nhân tạo
Hưởng lợi từ trí tuệ nhân tạo

VoIP hoạt động như thế nào trong doanh nghiệp? 

VoIP hoạt động trong doanh nghiệp theo các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xác định chính xác địa điểm cần gọi (mã quốc gia, mã tỉnh,…) và bấm số cần gọi đến.

Bước 2: Khi bạn bấm số và bắt đầu cuộc gọi, các kết nối giữa người gọi và người nhận sẽ được thiết lập.

Bước 3: Khi nói vào ống nghe hay microphone sẽ tạo ra những tín hiệu analog. Tín hiệu analog được chuyển sang tín hiệu số bằng các thuật toán. Sau đó, giọng nói của bạn sẽ được số hóa và đóng thành gói tin. Trong quá trình này, các giao thức SIP hay H323 sẽ được dùng để điều khiển cuộc gọi như là thiết lập, quay số, ngắt kết nối,… Còn giao thức RTP thì được dùng để bảo mật và duy trì chất lượng dịch vụ trong quá trình truyền.

Bước 4: Dữ liệu sau khi đóng gói hoàn tất được truyền tải qua kết nối được thiết lập lúc đầu.

Bước 5: Ở đầu ra, dữ liệu chứa âm thanh được chuyển hóa lại thành âm thanh mà người nghe hiểu được. Lúc này, người nhận sẽ nghe được giọng nói bình thường của bạn.

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Những điều cần lưu ý khi chọn một dịch vụ VoIP? 

Để lựa chọn dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Tính tương thích của hệ thống VoIP

Khi chọn hệ thống VoIP cho doanh nghiệp, trước hết cần xem xét hệ thống VoIP có phù hợp với thiết bị điện thoại truyền thống hay không? Chúng có thể kết nối với nhau hay việc nâng cấp có ảnh hưởng tới các hoạt động khác của doanh nghiệp không? Hãy đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ VoIP mà bạn lựa chọn sẽ hỗ trợ thiết bị đó của bạn.

Tính tương thích của hệ thống VoIP
Tính tương thích của hệ thống VoIP

Hệ thống VoIP cung cấp khả năng truyền thông hợp nhất nào?

Hệ thống VoIP cung cấp tính năng cuộc thoại với chất lượng âm thanh tuyệt vời. Thế nhưng khi làm việc với khách hàng các chúng ta không thể giới hạn ở cuộc thoại. Do vậy, truyền thông hợp nhất (UC) sẽ là một giải pháp dành cho VoIP của bạn.

UC đơn giản là cách hợp nhất các kênh liên lạc lại thành một điểm truy cập duy nhất. UC sẽ giúp doanh nghiệp của bạn mở rộng hơn và có tính linh hoạt cao. Bạn nên lựa chọn những hệ thống VoIP có các tính năng UC như:

  • Nhắn tin hợp nhất.
  • Nhắn tin tức thì (trò chuyện).
  • Hội nghị truyền hình.
  • Cộng tác nhóm.

Hệ thống VoIP có thể tích hợp đa nền tảng không?

Lựa chọn VoIP có thể tích hợp đa nền tảng trên sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng vận hành các công việc, có sự thống nhất giữa sếp và nhân viên. Bạn cần trao đổi với nhà cung cấp xem liệu hệ thống VoIP có thể tương thích với những nền tảng giao tiếp nào trước khi cài đặt.

Hướng dẫn cách mua hệ thống điện thoại VoIP  

Có nhiều loại điện thoại VoIP khác nhau, linh hoạt với các tùy chọn cho mọi cấp độ người dùng. Vì vậy, tùy vào nhu cầu của mỗi người chúng ta sẽ lựa chọn điện thoại phù hợp với những tính năng cần sử dụng.

  • Điện thoại VoIP cho Giám đốc điều hành: Khối lượng công việc của Giám đốc điều hành khá lớn nên yêu cầu chất lượng điện thoại VoIP tốt, chất lượng âm thanh tốt, màn hình lớn với nhiều tính năng và nhiều dòng. Lựa chọn điện thoại có kiểu dáng, chất lượng tốt đồng thời phải đảm bảo luôn hỗ trợ các modem mở rộng cho các phím phụ, loa ngoài, micro có khả năng khử tiếng ồn tốt. Một số dòng sản phẩm bạn có thể tham khảo, đó là Fanvil V67, Yealink SIP-T58A, Yealink VP 59.
Fanvil V67
Fanvil V67
  • Điện thoại VoIP cho lễ tân: Lễ tân là bộ phận làm việc nhiều nhất với đối tác và khách hàng. Do vậy, điện thoại VoIP dành cho lễ tân cần đảm bảo về chất lượng âm thanh, chức năng quay số nhanh bên ngoài, số máy lẻ nội bộ,… cùng các tính năng thông thường khác. Gợi ý cho bạn một số dòng máy VoIP hỗ trợ các modem mở rộng: Grandstream GXP2130, Fanvil X210, Yealink SIP T29G, Yealink SIP T30, Yealink SIP T31.
  • Điện thoại VoIP cho cuộc gọi nhóm: Điện thoại cho cuộc gọi nhóm yêu cầu đảm bảo độ phủ sóng của âm thanh cùng các vấn đề khác như: Phạm vi đón âm thanh, kích cỡ phòng và quy mô nhóm. Điện thoại hội nghị Yealink CP920 và điện thoại hội nghị Sennheiser SP20 sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho các cuộc gọi nhóm.
  • Điện thoại VoIP cho Trung tâm cuộc gọi: Không cần phải cao cấp và nhiều tính năng, điện thoại VoIP cho Call Center cần chất lượng âm thanh tốt, khử được tiếng ồn xung quanh, có độ tin cậy và tuổi thọ cao. Ngoài ra, chúng cũng cần đảm bảo các tính năng cơ bản khác như: Giám sát hoặc ghi lại cuộc gọi, người quản lý bước vào, có thể thay đổi người dùng giữa các ca làm việc,…
  • Điện thoại VoIP cho không gian mở: Điện thoại VoIP dùng cho các không gian mở như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sảnh giao dịch,… nên yêu cầu cao về tinh bảo mật. Do vậy, điện thoại VoIP dùng cho không gian mở thường có hai cổng Ethernet.
  • Điện thoại VoIP cho nhân viên văn phòng hoặc làm việc tại nhà: Yêu cầu của điện thoại VoIP cho nhân viên làm việc tại nhà hoặc văn phòng chỉ cần đảm bảo chức năng cơ bản. Cụ thể là chất lượng cuộc thoại và khả năng kết nối Internet tốt để đảm bảo không bị gián đoạn công việc.
  • Điện thoại VoIP cho nhân viên hay di chuyển: Ngoài việc sử dụng softphone với điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay, người dùng có thể kết hợp với tai nghe hoặc loa ngoài để đảm bảo chất lượng cuộc gọi tốt. Một số sản phẩm tai nghe và loa ngoài có phân khúc giá tốt như: Tai nghe VT1500, Tai nghe Vbet VT5009, Loa hội nghị VT Speaker CS40, Loa hội nghị không dây Bluetooth VT SPEAK CS61.
Tai nghe Vbet VT5009
Tai nghe Vbet VT5009
  • Điện thoại VoIP cho người làm việc từ xa: VoIP có tính năng vượt trội hơn so với điện thoại truyền thống đó là cho phép nhân viên làm việc từ xa mà không cần đến văn phòng. Họ vẫn có thể kết nối và tương tác với nhau thông qua điện thoại VoIP giống như đang ở cùng một văn phòng.
  • Điện thoại VoIP cho khách sạn: Có thể hỗ trợ được hầu hết các yêu cầu ứng dụng, chất lượng thoại tuyệt vời cùng nhiều tính năng, nền tảng truyền thông tích hợp. Điện thoại Fanvil dòng H là gợi ý tuyệt vời dành cho khách sạn.

Mỗi dòng điện thoại VoIP đều có những ưu điểm khác nhau phù hợp với từng nhu cầu của người sử dụng. Do vậy, khi lựa chọn điện thoại VoIP bạn hãy lưu ý đến chất lượng âm thanh HD, các tính năng tiên tiến, mẫu mã, khả năng hỗ trợ làm việc từ xa, khả năng kết nối, truyền thông hợp nhất.

Các nhà cung cấp dịch vụ VoIP ở Việt Nam        

Một số nhà cung cấp dịch vụ VoIP ở Việt Nam:

Đơn vị tổng đài ảo VOIP24H

Được thành lập vào năm 2012, là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ VoIP vào xây dựng các giải pháp về tổng đài cho doanh nghiệp trên nền tảng điện toán đám mây. Giải pháp chủ lực bao gồm: Đầu số Hotline 1900, 1800, đầu số điện thoại bàn, đầu số di động, Voice OTP, Auto call, phần mềm Telesales, Voice Brandname, tổng đài ảo.

Đơn vị tổng đài ảo VOIP24H
Đơn vị tổng đài ảo VOIP24H

Đơn vị tổng đài ảo vHost

Sử dụng dịch vụ thoại trên nền tảng IP, cung cấp cho khách hàng các cuộc gọi chất lượng cao với chi phí thấp. Khi dùng dịch vụ V-PBX khách hàng trang bị điện thoại IP hoặc điện thoại analog thông qua IP Gateway, hoặc Softphone.

Đơn vị tổng đài ảo StringeX

Tích hợp nhiều tính năng như gọi thoại, tin nhắn, gọi video,… vào ứng dụng hoặc website của doanh nghiệp. Sử dụng dịch vụ của StringeX giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí so với các dịch vụ của nước ngoài hoặc gọi điện thoại thông thường.

Đơn vị tổng đài ảo Mobifone 3C

Cung cấp cho doanh nghiệp một hoặc nhiều số di động đẹp làm tổng đài chung, số máy lẻ có thể linh hoạt bằng các máy điện thoại di động, softphone, SIP phone, điện thoại cố định.

Đơn vị tổng đài ảo VIVAS

Khách hàng có thể sử dụng đầy đủ tính năng của nhà mạng mà không cần trang bị tổng đài nội bộ. Doanh nghiệp có 3 lựa chọn kết nối gồm: Mạng di động, mạng cố định, kết hợp cố định và di động.

Những câu hỏi thường gặp về VoIP

Ví dụ về VoIP là gì?

VoIP (Voice Over Internet Protocol) là việc truyền tải nội dung và đa phương tiện qua kết nối Internet. VoIP cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi thoại từ máy tính, điện thoại thông minh, các thiết bị di động khác.

Điện thoại VoIP là gì?

Điện thoại VoIP sử dụng công nghệ thoại qua giao thức Internet (VoIP) để cung cấp dịch vụ điện thoại dựa trên Internet.
Các cuộc gọi được thực hiện qua Internet thay vì công nghệ kế thừa truyền thống của mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) hoặc mạng kỹ thuật số dịch vụ tích hợp (ISDN).

Lời kết 

Trên đây là một số thông tin về lợi ích mà VoIP mang lại và ứng dụng của VoIP trong thực tế. Mong rằng bài viết này trên sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết này.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

OpenLitespeed là gì? Tính năng nổi bật và cách cài đặt


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Để duy trì hoạt động của một website thì máy chủ web là thành phần không thể thiếu. Hiệu suất hoạt động, độ an toàn và bảo mật của website sẽ phụ thuộc rất lớn vào máy chủ đang được sử dụng. OpenLitespeed là một trong những máy chủ web được sử dụng khá phổ biến.

Vậy cụ thể OpenLitespeed là gì? OpenLitespeed có những tính năng nào nổi bật và cách cài đặt nó ra sao? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Vietnix để biết thêm chi tiết.

OpenLiteSpeed ​​là gì?

OpenLiteSpeed là một phiên bản mã nguồn mở miễn phí của máy chủ LiteSpeed ​​Web Server Enterprise. Cả hai phiên bản máy chủ website này đều do cùng một nhóm phát triển và duy trì, chúng có cùng một tiêu chuẩn mã hóa chất lượng cao.

OpenLiteSpeed là một phiên bản mã nguồn mở
OpenLiteSpeed là một phiên bản mã nguồn mở

OpenLiteSpeed có dung lượng khá nhẹ, hiệu suất hoạt động cao, giúp người dùng load các trang web nhanh chóng. OpenLiteSpeed có hầu hết các tính năng có sẵn như bản doanh nghiệp LiteSpeed Enterprise bao gồm cả LSCache (một plugin quan trọng trong WordPress). Đồng thời có thể hiển thị liên kết tài khoản để hỗ trợ cộng đồng mã nguồn mở.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Các tính năng nổi bật về hiệu suất (Performance Features)

Là một phiên bản khác của LiteSpeed ​​Web Server Enterprise, OpenLiteSpeed được sử dụng miễn phí với mục đích cá nhân hoặc thương mại. Mặc dù nó không có đủ các tính năng như bản trả phí LiteSpeed Web Server Enterprise nhưng OpenLiteSpeed vẫn thể hiện các ưu điểm nổi bật về hiệu suất như sau.

Giảm sử dụng băng thông

Dữ liệu được nén bằng các công nghệ mới nhất: 

  • Hỗ trợ Sendfile(): Có tác dụng đọc file dạng .html rồi gửi nội dung đến trình duyệt.
  • Nén Gzip: Phương pháp nén giúp giảm dung lượng các file dữ liệu ở server để gửi đến client, cách làm này giúp tiết kiệm băng thông sử dụng, tăng tốc độ tải web.
  • Nén Brotli cho các tệp tĩnh: Nén Brotli là cách nén dữ liệu có ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với nén Gzip, giúp các file nhẹ hơn khi truyền tải, tiết kiệm tài nguyên băng thông, tăng tốc độ load dữ liệu web.
Giảm sử dụng băng thông
Giảm sử dụng băng thông

Công nghệ siêu nhanh

OpenLiteSpeed có các tính năng mới với công nghệ hỗ trợ cực nhanh:

  • Hỗ trợ tất cả các phiên bản SPDY/2, 3, 3.1 và HTTP/2.
  • Yêu cầu liên kết.
  • Hỗ trợ TCP_FASTOPEN.
  • Đẩy máy chủ HTTP/2.

Điểm nhấn quan trọng OpenLiteSpeed

So với máy chủ Apache, OpenLiteSpeed có các điểm nhấn đáng chú ý là:

  • Nội dung tĩnh nhanh gấp 5 lần Apache.
  • Tốc độ PHP nhanh hơn Apache gấp 3 lần.
  • Tốc độ HTTPS nhanh gấp 4 lần Apache.

OpenLiteSpeed hỗ trợ ứng dụng bên ngoài

Khi kết nối với các ứng dụng bên ngoài, OpenLiteSpeed thể hiện tính tương thích cao.

  • Hỗ trợ nhiều ứng dụng bên ngoài khác như là Python, PHP, Java, Ruby, Perl.
  • Tích hợp chế độ LSAPI trên máy chủ nhằm cải thiện hiệu quả server, tăng tốc độ PHP, Python, Ruby.
  • Ủy quyền cho các ứng dụng ngoài thực hiện các quy trình riêng biệt, tăng hiệu quả hoạt động.
  • Daemon CGI hiệu quả.
  • Tương thích với các trình tăng tốc PHP được đưa ra từ bên thứ ba.
  • Tăng hiệu quả truyền thông nhờ vào việc kiểm soát quy trình, giảm sử dụng tài nguyên server giúp tăng khả năng mở rộng các ứng dụng web.
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Tính năng bảo mật của OpenLiteSpeed

Máy chủ OpenLiteSpeed hỗ trợ bảo đảm an toàn, bảo mật hiệu quả với các cơ chế:

Hỗ trợ SSL

Tính bảo mật được nâng cao khi server web hỗ trợ SSL.

  • Hỗ trợ SSL tương thích với máy chủ Apache.
  • Hỗ trợ SSL và tăng tốc cho phần cứng.
  • Hỗ trợ các phiên bản của giao thức bảo mật TLS (Transport Layer Security) 1.0, 1.1, 1.2, 1.3.
  • Chống các cuộc tấn công SSL BEAST và hỗ trợ khả năng tấn công lại.
  • Hỗ trợ triển khai mã nguồn mở LibreSSL.

Kiểm soát an ninh

OpenLiteSpeed tiến hành việc kiểm soát chặt chẽ các vấn đề an ninh, an toàn trong các hoạt động trên web.

  • Điều chỉnh băng thông và các kết nối hợp lý.
  • Kiểm soát các truy cập dựa trên địa chỉ IP.
  • Tiến hành xác thực các yêu cầu HTTP nghiêm ngặt.
  • Giới hạn người giới thiệu.
  • Giới hạn tỷ lệ hồi đáp.

Cảnh báo máy chủ

OpenLiteSpeed cũng đưa ra các cảnh báo đối với máy chủ để phát hiện và ngăn chặn các hiện tượng tràn bộ nhớ đệm.

Lí do nên sử dụng OpenLiteSpeed?

OpenLiteSpeed là một gói mã nguồn mở thân thiện, mang đến tốc độ truyền tải dữ liệu cao, tiết kiệm tài nguyên băng thông, đảm bảo tính bảo mật tốt.

Cụ thể những lý do nên lựa chọn OpenLiteSpeed làm web server đó là:

  • Khả năng mở rộng với nhiều ứng dụng ngoài khác, giúp tiết kiệm công sức, thời gian cũng như chi phí vận hành.
  • OpenLiteSpeed tương thích với mod_rewrite nên có thể sử dụng các cú pháp đã biết mà không cần học mới.
  • OLS được tích hợp với WebAdmin GUI, hỗ trợ bảng điều khiển CyberPanel.
  • Có tính năng kết nối chống các cuộc tấn công DDoS, điều chỉnh băng thông, tích hợp ModSecurity v3.
  • Tích hợp bộ nhớ đệm cho các mô-đun có khả năng mở rộng, tăng trải nghiệm cho người dùng.
  • Tối ưu hóa tốc độ trang Google của hệ động khai thác tự động với mô-đun mod_pagespeed.
  • SAPI sử dụng riêng cho PHP ngoài ứng dụng, cho phép nó được viết bằng PHP với tốc độ nhanh hơn 50%.
  • Có thể cài đặt OpenLiteSpeed, WordPress, MariaDB chỉ bằng một cú nhấp chuột trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
  • Tăng tốc cho WordPress, mang lại trải nghiệm hiệu suất có thể được đo lường với OpenLiteSpeed và LSCache.
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Hướng dẫn cách cài đặt OpenLiteSpeed trên DirectAdmin

Trước khi tiến hành cài đặt OpenLiteSpeed, bạn cần kiểm tra xem DirectAdminCustomBuild đang sử dụng thuộc phiên bản nào.

Kiểm tra phiên bản DirectAdmin

Yêu cầu để có thể cài đặt OpenLiteSpeed trên DirectAdmin là bảng điều khiển phải có phiên bản tối thiểu là 1.57 hoặc phiên bản cao hơn. Để kiểm tra, bạn có thể thực hiện qua 2 cách.

Cách 1: Sử dụng SSH

Bạn cần SSH vào VPS hoặc Server của mình. Sau đó sử dụng lệnh sau để kiểm tra xem phiên bản hiện tại của DirectAdmin.

/usr/local/directadmin/directadmin

Ví dụ kết quả trả về dưới đây chỉ ra phiên bản đang dùng là v.1.61.3, hoàn toàn có thể cài đặt OpenLiteSpeed.

Kiểm tra phiên bản DirectAdmin
Kiểm tra phiên bản DirectAdmin

Cách 2: Sử dụng giao diện DirectAdmin

Bạn có thể sử dụng trang quản trị DirectAdmin Panel để kiểm tra phiên bản DirectAdmin. Đầu tiên, bạn trỏ chuột vào mục System Info & Files rồi chọn System Information. Tại đây, bạn kéo chuột xuống phía dưới để xem phiên bản DirectAdmin đang dùng.

Sử dụng giao diện DirectAdmin
Sử dụng giao diện DirectAdmin

Đối với các phiên bản thấp hơn bản 1.57, bạn có thể nâng cấp nó lên rồi mới tiếp tục cài đặt.

Kiểm tra phiên bản CustomBuild

Ngoài yêu cầu về phiên bản DirectAdmin phải từ 1.57 trở lên, để có thể cài đặt OpenLiteSpeed thì bạn cần bảo đảm CustomBuild có phiên bản phải là 2.0.

Cách kiểm tra tương tự trên, bạn cần SSH vào VPS hoặc máy chủ và thực hiện cú pháp:

cd /usr/local/directadmin/custombuild
./build version

Kết quả trả về như sau là bạn đã đủ điều kiện:

Kiểm tra phiên bản CustomBuild
Kiểm tra phiên bản CustomBuild

Cài đặt OpenLiteSpeed

Khi bạn đã đáp ứng đủ 2 điều kiện trên, chúng ta bắt đầu cài đặt OpenLiteSpeed.

Bạn chạy các câu lệnh theo thứ tự sau đây:

cd /usr/local/directadmin/custombuild 
./build update                         
./build set webserver openlitespeed    
./build set mod_ruid2 no              
./build set php1_mode lsphp           
./build set php2_mode lsphp          
./build set php3_mode lsphp            
./build set php4_mode lsphp            
./build openlitespeed                 
./build php n                          
./build rewrite_confs                  

Giả thích các lệnh trên:

  • cd /usr/local/directadmin/custombuild: Chuyển đến thư mục Custombuild.
  • ./build update: Cập nhật lệnh Custombuild.
  • ./build set webserver openlitespeed: Thay đổi cấu hình web server OpneLiteSpeed.
  • ./build set mod_ruid2 no: Tắt mod_ruid2.
  • ./build set php1_mode lsphp: Chỉnh chế độ PHP1 về lsphp.
  • ./build set php2_mode lsphp: Chỉnh chế độ PHP2 về lsphp.
  • ./build set php3_mode lsphp: Chỉnh chế độ PHP3 về lsphp.
  • ./build set php4_mode lsphp: Chỉnh chế độ PHP4 về lsphp.
  • ./build openlitespeed: Thay thế web server bằng OpenLiteSpeed.
  • ./build php n: Cài lại phiên bản PHP cho tương thích với OpenLiteSpeed.
  • ./build rewrite_confs: Tùy chỉnh cấu hình của bạn, nếu muốn để mặc định thì bỏ qua bước này.

Dưới đây là kết quả trả về cho từng câu lệnh.

Thay đổi cài đặt Webservice sang OpenLiteSpeed
Thay đổi cài đặt Webservice sang OpenLiteSpeed
Tắt mod_ruid2
Tắt mod_ruid2
Chỉnh PHP1 về lsphp
Chỉnh PHP1 về lsphp
Chỉnh PHP2 về lsphp
Chỉnh PHP2 về lsphp
Chỉnh PHP3 về lsphp
Chỉnh PHP3 về lsphp
Chỉnh PHP4 về lsphp
Chỉnh PHP4 về lsphp

Quá trình thay thế webservice mặc định thành OpenLiteSpeed hòan tất. Bạn sẽ nhận được thông tin quản trị bằng điều khiển, hãy lưu lại các công tin này. Port mặc định của bảng điều khiển này là 7080, bạn cần mở port IN/OUT trên firewall.

Cài đặt OpenLiteSpeed
Cài đặt OpenLiteSpeed

Tiếp theo, bạn chạy lệnh:

./build php n

Lệnh này dùng để cài lại toàn bộ phiên bản PHP cho tương thích với OpenLiteSpeed. Quá trình này cần tốn khá nhiều thời gian để hoàn thành

Cài lại phiên bản PHP
Cài lại phiên bản PHP

Cuối cùng là sử dụng lại cấu hình của bạn. Nếu muốn mọi thứ được mặc định, bạn có thể bỏ qua lệnh này.

Sử dụng lại cấu hình
Sử dụng lại cấu hình

Như vậy, quá trình thay đổi webservice sang OpenLiteSpeed đã hoàn tất. Hãy cùng xem qua giao diện quản trị dưới đây.

Giao diện quản trị 
Giao diện quản trị 

Bây giờ, tại System Information bạn sẽ thấy OpenLiteSpeed đã được kích hoạt.

OpenLiteSpeed đã được kích hoạt
OpenLiteSpeed đã được kích hoạt

Trong trường hợp website có sử dụng tệp tin dạng “.htaccess”, để nó có thể hoạt động bình thường bạn sẽ cần thêm cronjob như sau:

*/3 * * * * root if ! find /home/*/domains/*/*_html/ -maxdepth 2 -type f -newer /usr/local/lsws/cgid -name '.htaccess' -exec false  +; then /usr/local/lsws/bin/lswsctrl restart; fi

Hiện tại thì OpenLiteSpeed sẽ đọc tệp “.htaccess” vào thời điểm bắt đầu dịch vụ. Nếu có tệp “.htaccess” mới tạo hoặc bị sửa đổi thì các thay đổi đó sẽ không có hiệu lực cho đến khi dịch vụ OpenLiteSpeed được tải lại. Bạn nên tải lại cứ 3 phút một lần cho OpenLiteSpeed nếu hệ thống phát hiện các tệp “.htaccess” được thêm mới hoặc có sự thay đổi.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về loại máy chủ web OpenLiteSpeed dành cho những ai còn chưa hiểu về nó. Hy vọng qua bài viết trên, bạn hiểu rõ hơn OpenLiteSpeed là gì cũng như biết cách để cài đặt OpenLiteSpeed trên DirectAdmin thành công. Đừng quên theo dõi các bài viết của Vietnix để có thêm những thông tin bổ ích nhất.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

IIS là gì? 5 bước cài đặt Internet Information Services


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Quá trình phát triển mạnh mẽ của Internet như hiện nay là tiền đề cho sự ra đời của nhiều dịch vụ mạng máy tính. Trong đó, ISS là một trong những dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với máy chủ. Vậy, ISS là gì? Cách thức hoạt động của ISS như thế nào? Hãy cùng Vietnix tìm hiểu tại bài viết dưới đây!

IIS là gì?

IIS (Internet Information Services) là các dịch vụ dành cho máy chủ chạy trên Window nhằm cung cấp thông tin và phân tán chúng lên hệ thống mạng. ISS bao gồm rất nhiều dịch vụ như: FTP Server, Web Server,… Dịch vụ này được đính kèm ở những phiên bản hệ điều hành Windows.

IIS là gì?
IIS là gì?

ISS thường được sử dụng với vai trò xuất bản các nội cho website và đưa các nội dung lên nền tảng Internet hoặc Intranet. Việc này được thực hiện dựa trên phương thức chuyển giao siêu văn bản hay còn được gọi là HTTP (Hypertext Transport Protocol).

Với vai trò đó, ISS là một trong những thành phần không thể thiếu của một trang web. Các nội dung trên trang web của bạn chỉ được đăng tải và hiển thị trên Internet khi có một trang web server, cụ thể ở đây là IIS. Nếu không có sự tồn tại của IIS thì wesbite của bạn chỉ được hiển thị trên máy tính của bạn hoặc chỉ hiển thị khi bạn chia sẻ tệp dữ liệu trong mạng nội bộ.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Cách thức hoạt động của IIS

IIS hoạt động dựa trên 2 giao thức mạng chính là HTTP FPT. Nhờ đó, IIS đóng vai trò tiếp nhận các yêu cầu và truyền tải những thông tin trên Internet đi kèm với nhiều định dạng khác nhau.

Trong số các dịch vụ của IIS, dịch vụ World Wide Web (WWW) là dịch vụ phổ biến nhất và nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay. Để tiếp nhận các yêu cầu từ trình duyệt, dịch vụ Web sử dụng giao thức mạng HTTP với thông tin có dạng địa chỉ URL. Sau đó, IIS sẽ gửi nội dung của website tương ứng về Web Browser để phản hồi lại những yêu cầu ban đầu.    

Cách thức hoạt động của IIS
Cách thức hoạt động của IIS

Để tạo ra các ký tự, văn bản, vị trí, nút, các tương tác,… IIS đã sử dụng những ngôn ngữ lập trình cơ bản như HTML. Bên cạnh đó, ISS còn sử dụng một số giao thức khác như:

  • Giao thức HTTP: Hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin giữa người dùng với Web Server.
  • Giao thức HTTPS: Giúp mã hóa quá trình giao tiếp và giúp bảo mật dữ liệu bằng cách sử dụng SSL hoặc Transport Layer Security.
  • Giao thức FPT/FPTS: Giúp hỗ trợ trong việc truyền tệp tin, thúc đẩy việc truyền tải nhanh chóng hơn.
  • Giao thức SMTP: Để gửi và nhận thư điện tử hay những tin tức mạng.

IIS làm việc với ASP.NET Core

ASP.NET Core được tạo ra giúp tạo nên những website tương tác dễ dàng hơn theo các quy trình sau:

  • ASP.NET Core sẽ xử lý các yêu cầu được gửi đến máy chủ và thông qua trang web. Sau khi thông tin được xử lý, hệ thống sẽ phản hồi lại các yêu cầu cho khách hàng. 
  • WebDav cung cấp khả năng tạo lập và xuất bản các nội dung cho website IIS.
  • Bên cạnh đó, các công cụ giúp phát triển tích hợp như Microsoft Visual Studio cũng được người dùng ưa chuộng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiều thêm về ngôn ngữ lập trình ASP.NET qua bài tham khảo: ASP.NET là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình ASP.NET của Vietnix.

IIS làm việc với ASP.NET Core
IIS làm việc với ASP.NET Core
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

IIS có những phiên bản nào?

IIS đã có rất nhiều bảng nâng cấp trong quá trình ra đời và phát triển phần mềm. Ở mỗi phiên bản mới đều được nâng cấp thêm các tính năng ưu việt. Tổng hợp các phiên bản IIS hiện có là:

  • IIS 1.0 được đi kèm cùng Windows NT 3.51.
  • IIS 2.0 được bao gồm trong Windows NT 4.0.
  • IIS 3.0 được đi kèm với Service Pack 2 của Windows NT 4.0.
  • IIS 4.0 được đi kèm cùng Option Pack của Windows NT 4.0.
  • IIS 5.0 được đi kèm cùng với Windows 2000.
  • IIS 5.1 được phát hành cùng Windows XP Professional.
  • IIS 6.0 được đi kèm cùng Windows Server 2003 và Windows XP Professional x64 Edition.
  • IIS 7.0 đi kèm cùng Windows Server 2008 và Windows Vista.
  • IIS 7.5 đã được đi kèm với Windows 7 và Windows Server 2008 R2 . 
  • IIS 8.0 đi kèm với Windows Server 2012 và Windows 8.
  • IIS 8.5 được đi kèm cùng Windows Server 2012 R2 và Windows 8.1.
  • Không có IIS 9.0.
  • IIS 10 phiên bản 1607 hay còn được biết đến là phiên bản 10.0.14393. Phiên bản này được ra mắt đi kèm với Windows Server 2016 và Windows 10.
  • IIS 10.0 phiên bản 1709 đi kèm với Windows Server 2016 và Windows 10 Fall Creators Update.
  • IIS 10.0 phiên bản 1809, còn được gọi là phiên bản 10.0.17763 được đi kèm với Windows Server 2019 và Bản cập nhật Windows 10.

IIS 10 có các tính năng nổi bật nào?

IIS 10 là phiên bản mới nhất hiện nay, qua nhiều lần nâng cấp, IIS 10 được nhà sản xuất bổ sung nhiều tính năng ưu việt mới như:

  • Phiên bản này sử dụng giao thức HTTP/2 để hỗ trợ cho việc quản lý và khai thác tài nguyên.
  • IIS 10 hoạt động chủ yếu dựa trên mô hình Nano Server đi kèm với Windows Tomcat và PHP, nên mang lại hiệu quả rất cao.
  • Hơn nữa, ở phiên bản IIS 10 còn hoạt động dựa trên Container và máy ảo để thực hiện các ứng dụng web.
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Thử nghiệm với IIS Express

Đây là một phiên bản được ra đời giúp người dùng có thể thử nghiệm những website độc quyền, được sáng tạo bởi Microsoft. IIS Express cũng mang các chức năng tương tự như Web Server IIS. Phiên bản thử nghiệm này cũng có những tác vụ vô cùng hiện đại. Người dùng có thể thực hiện mọi thao tác mà không cần phải có quyền quản trị.

Thử nghiệm với IIS Express
Thử nghiệm với IIS Express

Thiết lập an toàn bảo mật trong IIS như thế nào?

Việc thiết lập an toàn bảo mật trong IIS vô cùng quan trọng. Bởi trong đó có chứa rất nhiều thông tin trang web, nên bạn cần thực hiện bảo mật kỹ để tránh tình trạng thông tin bị đánh cắp.

Chính vì vậy, IIS cũng được tích hợp các tính năng bảo mật bằng các phương pháp:

  • Kiểm soát, giới hạn tên miền và địa chỉ IP được cho phép truy cập Web Server.
  • Tự động vô hiệu hóa những tính năng không cần thiết hoặc không hoạt động của IIS.
  • Hỗ trợ người dùng cập nhật liên tục các phiên bản bảo mật của Windows.
  • Dùng tường lửa để phân biệt và chọn lọc những gói thích hợp với mới chủ.
  • Sử dụng đường dẫn URL để phân quyền cho những yêu cầu.
  • Lịch sử có tính năng cho phép theo dõi hành động của những người dùng truy cập vào Web Server.
Thiết lập an toàn bảo mật trong IIS
Thiết lập an toàn bảo mật trong IIS

Hướng dẫn các bước cài đặt và cấu hình IIS

Để cài đặt IIS cho Microsoft Windows Server 2012 R2, Microsoft Windows Server 2016 và Microsoft Windows Server 2019 cũng không quá phức tạp. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cài đặt phần mềm IIS bằng Server Manager

  1. Nhấn chọn phím “Windows” > “Server Manager” >” Manage” để lựa chọn thêm vào các tính năng.
  2. Chọn “Installation”.
  3. Lựa chọn cài đặt theo tính năng hoặc vai trò, rồi nhấn chọn “Next”.
  4. Lựa chọn máy chủ bạn muốn cài đặt IIS, tiếp đó chọn “Next”.
  5. Kích hoạt “Web Server Role”.
  6. Chọn “Add Features to add the IIS Management Console”.
  7. Tiếp đó bạn tiếp tục chọn “Next” để kích hoạt các cửa sổ SelectFeatures, Web Server Role (IIS), Select Role Services.
  8. Ở cửa sổ Select Role Services, bạn lựa chọn dịch vụ, tiếp đó nhấn “Next”.
  9. Chọn “Install” để tiến hành cài đặt các tùy chọn.
  10. Cuối cùng nhấn “Close” để hoàn tất cài đặt.

Bước 2: Cài đặt phần mềm IIS trong PowerShell

  1. Nhập vào từ khóa PowerShell, sau đó chọn “Windows PowerShell” và nhập lệnh “Install-WindowsFeature -name Web Server -IncludeManagementTools”.
  2. Nhấn chọn “Enter” để hoàn tất quá trình cài đặt.

Bước 3: Cài đặt cấu hình IIS bằng Server Manager

  1. Ở màn hình giao diện chính của Server Manager chọn menu “Tools”.
  2. Sau đó chọn “Internet Information Services (IIS) Manager” và nhấn chọn “Add Website”.
  3. Lựa chọn tên website hoặc đường dẫn và nhấn “OK” để hoàn thành thiết lập website đầu tiên.

Bước 4: Thay đổi các cài đặt mặc định cho IIS

  1. Đăng nhập với tư cách quản trị viên (Run as administrator) vào Web Server.
  2. Chọn “Start”, sau đó chọn “Control Panel”.
  3. Cửa sổ Control Panel sẽ xuất hiện > chọn “Administrative Tools” và chọn “Internet Services Manager”.
  4. Nhấp chuột phải vào website đang được cấu hình và nhấn chọn “Properties”.
  5. Chọn vào “website tab” và điền các mô tả cần thiết theo yêu cầu cho website vào “Description box”.
  6. Nhập địa chỉ IP mà bạn muốn cài đặt.
  7. Thay đổi Transmission Control Protocol.
  8. Chọn “Home Directory”.
  9. Chọn “Directory” và nhấn chọn “Browse” để lựa chọn thư mục cần chia sẻ hoặc chọn “Share” để nhập đường dẫn mạng tới thư mục cần chia sẻ
  10. Cuối cùng, chọn “Read” để cấp quyền cho thư mục. Nhấn “OK” để chấp nhận và hoàn tất quá trình cài đặt mặc định.

Bước 5: Tạo website mới trong IIS

  1. Đăng nhập vào Web Server với tư cách quản trị viên.
  2. Chọn “Start” > “Settings” và chọn mục “Control Panel”.
  3. Nhấn đúp chuột vào “Administrative Tools” và chọn “Internet Services Manager”.
  4. Chọn “Action” > “New” và chọn “Website” để bắt đầu khởi tạo website mới.
  5. Tiếp theo thực hiện khởi tạo “Creation Wizard”. Sau đó nhấn “Next” để bắt đầu.
  6. Nhập các thông tin cần thiết như mô tả và lựa chọn địa chỉ IP cho website, số cổng TCP, tên Host Header và nhấn “Next”.
  7. Nhấn chọn “Browse” để chọn thư mục hoặc nhập đường dẫn cho thư mục, rồi chọn “Next”.
  8. Lựa chọn quyền truy cập vào website, chọn “Next” và cuối cùng chọn “Finish” để hoàn thành.

So sánh sự khác nhau giữa IIS và Apache

Nhìn chung, IIS và Apache có những điểm khác nhau như:

IIS Apache
IIS là dịch vụ hỗ trợ đi kèm với hệ điều hành Windows và được tích hợp thêm các dịch vụ như .NET và ASPX. Apache là một mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí.
IIS được tạo ra chỉ dành riêng cho hệ điều hành Windows.  Apache sử dụng được cho tất cả các hệ điều hành như: Mac OS, UNIX và Linux.
IIS có thể xử lý những vấn đề từ bộ phận trợ giúp. Apache có khả năng xử lý các vấn đề cộng đồng.
IIS có khả năng bảo mật cao.  Apache có khả năng bảo mật kém hơn.
IIS sử dụng các công nghệ hiện đại nên có khả năng tương thích cao.  Apache có khả năng tương thích thấp hơn.

Lời kết

IIS là một trong những thành phần không thể thiếu của một trang web. Chỉ khi tồn tại Web Server, trang web mới có thể hiển thị nội dung trên Internet. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn biết được IIS là gì? và cách cài đặt, cấu hình IIS cho website. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ, bạn hãy để lại thông tin dưới bình luận, Vietnix sẽ nhanh chóng liên hệ và trả lời nhanh nhất.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Hướng dẫn các cách kiếm tiền với Amazon Affiliate


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Amazon là mảnh đất màu mỡ cho những ai muốn kinh doanh online. Vietnix sẽ hướng dẫn bạn các bước kiếm tiền với Amazon Affiliate đơn giản, chi tiết nhất qua bài viết dưới đây. 

Amazon Affiliate là gì?

Amazon Affiliate là chương trình tiếp thị liên kết trực tuyến của Amazon Associate, giúp bạn tham gia quảng bá các sản phẩm trên Amazon và có thu nhập cho mỗi đơn hàng tiếp thị thành công. 

Amazon Affiliate là một trong những chương trình tiếp thị liên kết đầu tiên và thành công cho đến thời điểm hiện tại. Kể từ năm 2019, Amazon đẩy mạnh quá trình xâm nhập và phát triển thị trường Việt Nam, tạo cơ hội cho những ai biết nắm bắt thời cơ. 

Amazon Affiliate là gì? Kiếm tiền với Amazon Affiliate
Amazon Affiliate là gì? Kiếm tiền với Amazon Affiliate
Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Ưu điểm của Amazon Affiliate

Với sự hậu thuẫn của tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, chương trình Amazon Affiliate mang lại nhiều giá trị cho người tham gia với những ưu điểm vượt trội:

  • Amazon là website thương mại điện tử uy tín hàng đầu trên thế giới, có đa dạng sản phẩm và phân khúc tiêu dùng. Hàng hóa trên Amazon được đánh giá cao, lượng giao dịch lớn từ khắp nơi trên thế giới. 
  • Chính sách bán hàng và tiếp thị trên Amazon tập trung nâng cao trải nghiệm người dùng để tất cả các bên tham gia đều có lợi. 
  • Amazon Affiliate cho phép bạn tham gia miễn phí. Chương trình đặc biệt phù hợp cho những người làm chủ website hoặc blogger hiểu biết về thương mại điện tử và có khả năng viết lách truyền thông. 
  • Mức hoa hồng cao, đa dạng cho nhiều danh mục hàng hóa. 
  • Hàng hóa trên Amazon rất đa dạng nên cho dù bạn bắt đầu với thị trường ngách, bạn vẫn có thể tìm được mặt hàng để quảng bá. 
Ưu điểm của chương trình Amazon Affiliate
Ưu điểm của chương trình Amazon Affiliate

Hướng dẫn kiếm tiền với Affiliate Amazon

Với nhiều tính năng ưu việt, Amazon Affiliate là chương trình được nhiều người quan tâm. Do đó, bạn cần hiểu thật rõ cách thức kiếm tiền trên Amazon để vượt qua sự cạnh tranh lớn cùng quy trình phê duyệt nghiêm ngặt. Vietnix hướng dẫn bạn các bước đơn giản sau đây: 

Lựa chọn Niche

Việc đầu tiên bạn cần làm trước khi vận hành mô hình kinh doanh trên Amazon Affiliate là xác định Niche nội dung. 

Niche market là thị trường ngách, là phân khúc bạn cần khai thác phát triển. Với nguồn lực có hạn, việc xác định đúng ngách giúp bạn tập trung vào danh mục sản phẩm cụ thể, tạo lợi thế cạnh tranh so với các publisher khác. 

Sản phẩm bạn lựa chọn nên nằm trong danh mục best-selling, kết hợp với kho công cụ nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành xây dựng nội dung cho blog. 

Lựa chọn niche tiềm năng
Lựa chọn niche tiềm năng

Cùng tham khảo một số công cụ phổ biến:

  • Sync Centric: Giúp bạn lựa chọn sản phẩm và phân tích dữ liệu thị trường. 
  • Ecomspy: Xác định đối thủ cạnh tranh và phân khúc sản phẩm mang lại lợi nhuận khả thi. 
  • Seller Champ: Tìm kiếm sản phẩm có giá tối ưu, hỗ trợ quy trình theo dõi đơn hàng.
  • Big Tracker: Giúp bạn phân tích tiềm năng của thị trường ngách và sản phẩm phù hợp. 
  • E-com Solution: Giúp bạn quản lý kho, thống kê lợi nhuận, tìm kiếm mặt hàng tiềm năng. 

Lựa chọn Domain và mua Hosting

Domain nên chọn lựa đơn giản, dễ hiểu, không gây nhầm lẫn hoặc phản cảm. Domain sát với chủ đề ngách của website là tốt nhất. Bạn cũng có thể chọn tên Domain bắt nguồn từ tên thương hiệu cá nhân. 

Đối với hosting, bạn nên lựa chọn đơn vị uy tín, tốc độ cao, chế độ khuyến mãi tốt. Đơn vị cung cấp cũng nên có chất lượng chăm sóc khách hàng để hỗ trợ những vấn đề kỹ thuật liên quan. 

Về Domain và dịch vụ Hosting, bạn có thể tham khảo tại Vietnix. Nhà cung cấp hosting giá rẻ uy tín trên thị trường hiện nay, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực.

Xây dựng website để kiếm tiền với Amazon Affiliate
Xây dựng website để kiếm tiền với Amazon Affiliate

Xây dựng website

Nếu muốn nghiêm túc kiếm tiền với Amazon Affiliate, bạn cần xây dựng một website hoàn chỉnh. Bạn có thể làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ website, lập trình viên hoặc đơn giản là sử dụng những nền tảng website có sẵn như: Shopify, Wix hoặc WordPress.

Phát triển nội dung chủ đề cho website

Để kiếm tiền với Amazon Affiliate, bạn phải cạnh tranh với các publisher khác có cùng ngách kinh doanh. Khách hàng sẽ có xu hướng tập trung vào những website có nội dung hữu ích, rõ ràng. 

Do đó, bạn cần đầu tư thời gian và công sức để gia tăng trải nghiệm người dùng, để họ tin tưởng nhấp chuột vào các thông tin quảng cáo.

Nội dung website bạn có thể hướng tới như sau:

  • Review sản phẩm, toplist cho từng mặt hàng.
  • So sánh giá và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
  • Xây dựng nội dung tin tức, đặt banner quảng cáo.
  • Website cung cấp mã giảm giá. 
Xây dựng website có nội dung phù các chương trình Affiliate
Xây dựng website có nội dung phù các chương trình Affiliate

Giai đoạn đầu, bạn chỉ cần có khoảng 20 bài viết trên website là được. Bạn có thể tự viết hoặc thuê dịch vụ bên ngoài. Các bài viết nên được chuẩn hóa SEO onpage và offpage để tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. 

Ở giai đoạn này, để có lưu lượng truy cập website nhiều, bạn cũng nên đầu tư vào quảng cáo Google Adwords. Ngoài ra, bạn có thể liên kết với các kênh mạng xã hội phổ biến như: Facebook, Instagram,… để giới thiệu sản phẩm Amazon. 

Tạo hồ sơ trên Amazon Associates

Sau khi bước đầu xây dựng nội dung cho website, bạn có thể đăng ký hồ sơ trên Amazon Associates.

Vietnix hướng dẫn chi tiết các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang chủ Amazon Associate, nhấp chuột vào “Join Now for Free“. Sau đó, bạn đăng nhập vào tài khoản Amazon và nhấp chuột vào “New Customer“. 
  • Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin tài khoản bao gồm: Họ tên, số điện thoại, địa chỉ và thông tin website. 
  • Bước 3: Nhập preferred store ID của bạn. Đây là phần chia sẻ mục tiêu bạn muốn đạt được và những chủ đề trên Amazon bạn muốn liên kết đến. 
  • Bước 4: Lựa chọn cách thức tăng lưu lượng truy cập và kiếm tiền với Amazon Affiliate.
  • Bước 5: Nhập số điện thoại, sau đó nhấp vào “Call Me Now“. Amazon sẽ điện thoại và nhập mã xác nhận gồm 4 chữ số. Sau đó tài khoản đăng ký được chấp nhận. 
  • Bước 6: Chọn phương thức thanh toán. Bạn nhập đầy đủ thông tin thẻ credit card và thuế. Tới đây là hoàn tất công đoạn đăng ký hồ sơ. Giờ bạn sẽ đến Performance Dashboard để quản lý tài khoản cá nhân. 
Tạo tài khoản trên Amazon Associates
Tạo tài khoản trên Amazon Associates

Sau khi đăng ký tài khoản thành công, bạn lấy link Affiliate đưa vào website cá nhân đúng vị trí theo các hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Nhấp vào “Quick Links: Search for Product” (tìm kiếm theo từ khóa) hoặc “Browse for Product” (tìm kiếm theo sản phẩm).
  • Bước 2: Khi tìm được sản phẩm phù hợp, bạn nhấp vào “Get Link”. Bạn có thể tùy chỉnh thêm văn bản hay hình ảnh kèm theo link hoặc widget. 
  • Bước 3: Với mỗi link, bạn tùy chỉnh màu nền, tiêu đề và kích cỡ hình ảnh. Chọn chế độ Preview – xem trước. 
  • Bước 4: Sao chép và dán link đầy đủ hoặc link rút gọn vào trang web của bạn. 
  • Bước 5: Bạn cần có một giao dịch mua bán trong 180 ngày. Nếu không thì tài khoản của bạn sẽ bị khóa. Bạn có thể gửi phản hồi đến Amazon Associates nếu có mong muốn điều chỉnh.

Tối ưu cho Amazon Affiliate Site

Để kiếm tiền với Amazon Affiliate, bạn cần dành thời gian và công sức để tối ưu hệ thống, nội dung, tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Bạn nên xác định đây là mô hình kinh doanh thu nhỏ, nên mọi công đoạn cần được theo dõi và đo lường sát sao. Việc này không thể thực hiện trong thời gian ngắn mà cần thời gian lâu dài, kiên trì và có chiến lược hành động cụ thể. 

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Lời kết

Qua bài viết trên, bạn đã nắm bắt được Amazon Affiliate là gì? và cách thức kiếm tiền với Amazon Affiliate. Nếu có sự đầu tư bài bản, chắc chắn bạn sẽ đạt thành quả nhất định. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn thêm, bạn có thể để lại thông tin bên dưới bình luận để Vietnix hỗ trợ nhanh chóng.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Google Adsense trả tiền như thế nào? 4 cách để nhận tiền


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Được xem như một hình thức kiếm tiền online, rất nhiều người thắc mắc Google Adsense trả tiền như thế nào. Bài viết bên dưới cung cấp cho bạn thông tin về các loại tài khoản và hình thức thanh toán của Google. 

Đôi nét về Google Adsense

Google Adsense là nền tảng do chính Google phát triển, kết nối giữa người quảng cáo và bên muốn đặt quảng cáo. 

Theo đó, Google Adsense đóng vai trò trung gian, cho phép bạn đặt banner trên website của mình. Khi người đọc nhấp chuột vào banner, bạn sẽ có doanh thu. 

giới thiệu Google Adsense
Google Adsense là gì

Để hiểu rõ hơn về việc Google Adsense trả tiền như thế nào, Vietnix sẽ đi sâu phân tích các tài khoản chính trên Google Adsense cùng cách thức thanh toán qua kênh phổ biến. 

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

2 loại tài khoản Google Adsense là gì?

Có hai tài khoản chính trên Google Adsense mà bạn cần biết vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà Google trả tiền cho bạn.

Google Adsense Hosted (GA Hosted)

Hình thức này có tỷ lệ chi trả là 51% doanh thu, dùng cho Blogspot hoặc Youtube. Bạn có thể đăng ký loại này nếu có ý định hoặc đã có sẵn kênh Youtube. 

Để biết cách tạo blog kiếm tiền bằng Blogspot, bạn có thể xem qua bài viết “Hướng dẫn cách tạo Blogspot miễn phí trên Blogger“.

Ưu điểm của hình thức này là có thể kiếm tiền online ngay khi Google xét duyệt thành công. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể chạy quảng cáo trên các website Youtube hay blogspot chứ không thể chạy ở những website khác nữa. 

Khi đăng ký thành công, quảng cáo sẽ xuất hiện trong video trình chiếu của kênh Youtube. Khi người dùng nhấp chuột vào để xem thông tin thì bạn sẽ nhận được hoa hồng. 

Google Adsense Content (GA Content)

Loại này có tỷ lệ chi trả cao hơn, đến 68% doanh thu. Đây là tài khoản mà mọi blogger đều muốn hướng đến. Tài khoản dùng được cho website, blog và Youtube. GA Content sẽ được phê duyệt khó hơn, yêu cầu website không vi phạm chính sách và có nội dung hữu ích cho người đọc. 

Google Adsense Content dành cho những website đã có sẵn lượng truy cập, có thể đặt banner quảng cáo được ngay. Chủ tài khoản sẽ nhận hoa hồng dựa trên mỗi lượt nhấp chuột của người dùng vào banner quảng cáo.

Số tiền hoa hồng phụ thuộc vào hai yếu tố: Lượt nhấp chuột vào quảng cáo hoặc giá thầu đã thỏa thuận với doanh nghiệp

Hai loại tài khoản trên Google Adsense 

Google Adsense trả tiền như thế nào? Có mấy hình thức thanh toán?

Tương ứng với hai loại tài khoản, bạn sẽ nhận tiền từ Google Adsense thông qua 4 cách sau:

Google Adsense trả tiền như thế nào?
Google Adsense trả tiền như thế nào?

Thanh toán thông qua chuyển khoản điện tử (EFT)

ETF – Electronic Funds Transfer là hình thức chuyển tiền điện tử, lệnh chuyển tiền từ ngân hàng đến tài khoản khác của một tổ chức tài chính hoặc ngược lại. 

Hướng dẫn thanh toán thông qua chuyển khoản điện tử (EFT) của Google

Trong chính sách thanh toán của Google Adsense, hình thức ETF sẽ gửi trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của bạn bằng nội tệ. Do đó, bắt buộc bạn phải đăng ký tài khoản ngân hàng. 

Hiện bạn vẫn chưa thể thực hiện thanh toán theo cách này vì hình thức trên vẫn chưa chấp nhận Việt Nam đồng.

Thanh toán qua khu vực bằng đồng euro (SEPA)

SEPA – Single Euro Payments Area cho phép bạn giao dịch không dùng tiền mặt thông qua thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, trong phạm vi khu vực Châu Âu. 

SEPA cũng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng nhưng sẽ không dùng đồng tiền nội địa mà dùng đồng Euro. 

Việc này thuận tiện cho các website giao dịch trong phạm vi Châu Âu, tránh chênh lệch về giá. Nếu biết cách Google Adsense trả tiền như thế nào tại Việt Nam thì nhìn chung đây không phải là cách thức tối ưu. 

Thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng

Nếu bạn không quá rõ về cách thức Google Adsense trả tiền như thế nào thì cách này là phù hợp nhất vì chúng rất đơn giản và thông dụng tại Việt Nam. Chỉ cần liên kết tài khoản ngân hàng với Google Adsense là bạn có thể nhận được tiền định kỳ theo đợt thanh toán. 

Đồng tiền thanh toán là USD hoặc EURO nên thẻ Visa sẽ giao dịch quốc tế thuận tiện hơn. Hãy đảm bảo ngân hàng phát hành thẻ của bạn có thể xử lý các thanh toán này. 

Video Google Adsense thanh toán thông qua tài khoản ngân hàng

Khi đăng ký tài khoản và thông tin payment trên Google Adsense bạn nên nhập đầy đủ nội dung sau:

  • Tên chủ tài khoản.
  • Tên ngân hàng.
  • Số tài khoản.
  • SWIFT- BIC bao gồm 8-11 ký tự: 4 chữ cái đầu tiên là mã ngân hàng đại diện, 2 chữ cái tiếp theo là địa điểm ngân hàng giao dịch, 3 chữ cái cuối đại diện cho thông tin chi nhánh ngân hàng. 

Ví dụ: Mã SWIFT-BIC của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank là BFTVVNVX.

Bạn có thể tra cứu mã này dễ dàng trên Google hoặc vào trực tiếp trang chủ của từng ngân hàng. 

Thanh toán bằng thẻ SEC

Nếu bạn chọn hình thức thanh toán này, bạn sẽ nhận tiền qua tấm Séc phát hành bởi CitiBank. Bạn sẽ mang Séc đến ngân hàng và quy đổi thành tiền mặt. Do đó, bạn cần đảm bảo ngân hàng mở tài khoản của bạn có liên kết với CitiBank và có chức năng quy đổi tiền. 

Xem chi tiết cập nhật của Google tại: https://support.google.com/adsense/answer/1714397?hl=vi

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Cách thiết lập thanh toán trên Google Adsense

Vietnix hướng dẫn bạn cách thức thiết lập tài khoản thanh toán trên Google Adsense để thuận tiện nhận tiền khi tới kỳ chi trả. 

Cách thức thanh toán Google Adsense qua tài khoản ngân hàng
  • Bước 1: Đầu tiên, bạn đăng nhập vào tài khoản Google Adsense.
  • Bước 2: Bạn nhấn vào mục Thanh toán.
  • Bước 3: Bạn tiếp tục nhấn vào mục Quản lý phương thức thanh toán.
  • Bước 4: Tại đây bạn nhấp chọn ở mục Thêm phương thức thanh toán để thiết lập thông tin cần thiết. 
  • Bước 5: Điền đầy đủ thông tin tài khoản ngân hàng của bạn. 
  • Bước 6: Lựa chọn phương thức thanh toán mặc định là chuyển khoản ngân hàng.
  • Bước 7: Nhấp vào Lưu để hoàn thành thiết lập thanh toán. 

Ngưỡng thanh toán của Google Adsense

Ngưỡng thanh toán Google Adsense trả tiền như thế nào? Rất nhiều người kiếm tiền online thắc mắc câu hỏi này. Đó là mức tối thiểu cho mỗi lần thanh toán. Quy định về mức này sẽ khác nhau cho từng quốc gia. 

Ngưỡng thanh toán của Google Adsense
Ngưỡng thanh toán của Google Adsense

Tại Việt Nam, ngưỡng thanh toán là 100 USD. Nếu mức thanh toán trong tháng của bạn thấp hơn con số này thì số tiền sẽ được chuyển sang kỳ thanh toán tiếp theo.  

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Google Adsense trả tiền khi nào?

Thời điểm Google Adsense trả tiền là định kỳ mỗi tháng, từ ngày 21-26. Thời điểm sẽ có sự chênh lệch do múi giờ và không bao gồm cuối tuần hoặc các ngày nghỉ Lễ, Tết.

Thời gian thanh Google Adsense với mỗi hình thức sẽ khác nhau
Thời gian thanh Google Adsense với mỗi hình thức sẽ khác nhau

Hướng dẫn các bước nhận thanh toán từ Google Adsense

Nếu biết quy trình Google Adsense trả tiền như thế nào, bạn sẽ tự chủ theo dõi quá trình thanh toán. Đối với lần thanh toán đầu tiên, bạn cần khai báo đầy đủ thông tin. Những đợt thanh toán tiếp theo, hệ thống tự động chuyển khoản nếu đạt đủ ngưỡng. 

Hướng dẫn các bước nhận thanh toán từ Google Adsense
4 bước nhận thanh toán từ Google Adsense

Các bước nhận tiền thanh toán sau khi thiết lập đầy đủ thông tin cụ thể như sau:

  • Bước 1: Khai báo và xác minh thông tin thuế.

Hiện Google Adsense chưa yêu cầu xác minh thông tin thuế đối với các tài khoản khác trừ Youtube. Ngoài ra, Google chưa trừ thuế đối với người không phải công dân Mỹ. 

Nếu cần khai báo, bạn vào trang chủ Google Adsense, nhấp chuột vào Quản lý thông tin thuế. Hoặc bạn vào Menu phần Thanh toán > Cài Đặt > Quản lý thông tin Thuế. Sau đó nhấn vào nút thêm thông tin thuế và tiến hành trả lời các câu hỏi của Google Adsense. 

  • Bước 2: Kiểm tra thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú và liên lạc. 
  • Bước 3: Xác nhận phương thức thanh toán theo các cách đã đề cập ở trên.
  • Bước 4: Nếu đạt ngưỡng thanh toán và đáp ứng đầy đủ điều kiện, bạn sẽ nhận khoản thanh toán đầu tiên từ Google Adsense. 

Lời kết

Sau khi biết cách thức Google Adsense trả tiền như thế nào, bạn sẽ cảm thấy yên tâm về chính sách thanh toán của nền tảng kiếm tiền online lớn nhất toàn cầu này. Cùng theo dõi những thông tin hữu ích từ Vietnix để xây dựng hệ thống kinh doanh online bền vững. 

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

10 cách đặt tên công ty hay, ý nghĩa, ấn tượng nhất hiện nay


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Ngoài chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ, tên công ty hay đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp giúp tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng. Vậy làm thế nào để hình thành cấu trúc tên đẹp, thu hút khách hàng hãy cùng Vietnix tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Những quy định cần biết về cách đặt tên công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam

Hiện nay, để đặt tên các công ty, doanh nghiệp có khá nhiều quy định, vậy đâu là cách đặt tên công ty đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Những quy định về đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

Theo đó, đặt tên công ty đúng = loại hình + tên riêng. Trong đó, tên riêng được đặt theo mong muốn bảo đảm không trùng lặp hay gây nhầm lẫn so với công ty đang có. Có hai thành tố tạo nên tên tiếng Việt của doanh nghiệp được sắp xếp theo thứ tự như sau.

Thành tố thứ nhất là loại hình của doanh nghiệp. 

  • Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn thì tên loại hình của doanh nghiệp sẽ được viết “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hay “Công ty TNHH”.  
  • Đối với công ty cổ phần thì được viết là “công ty cổ phần” hay “công ty CP”.
  • Đối với công ty hợp danh được viết là “công ty hợp danh” hay “công ty HD”.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân thì được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”.

Thành tố thứ hai là tên riêng. Theo quy định, tên riêng được viết bằng chữ trong bảng chữ cái của tiếng Việt; còn lại là những chữ J, Z, F, W, chữ số và ký hiệu.

2. Trong cách đặt tên doanh nghiệp nhất định phải có gắn trụ sở chính/ văn phòng đại diện/ chi nhánh/địa điểm kinh doanh cụ thể. Đặc biệt, tên công ty, doanh nghiệp phải được in hay viết trên tất cả giấy tờ trong giao dịch hay các hồ sơ, tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp đó phát hành.

3. Theo đó, căn cứ vào Quy định tại các điều 38, 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

Những quy định về đặt tên cho công ty, doanh nghiệp
Những quy định về đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

Những điều không nên làm khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

1. Không nên đặt tên trùng hay tạo nhầm lẫn với những tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký được theo quy định tại Điều 42 của Luật Doanh nghiệp.

2. Không được sử dụng tên cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân cùng các tổ chức: Chính trị; chính trị – xã hội; chính trị xã hội – nghề nghiệp; xã hội; các tổ chức xã hội – nghề nghiệp để thực hiện tất cả hay một phần tên riêng cho doanh nghiệp, ngoại trừ trường hợp được sự chấp thuận từ cơ quan, đơn vị hay tổ chức.

3. Theo quy định tại Điều 39 của Luật Doanh nghiệp thì không được sử dụng các từ ngữ hay ký hiệu vi phạm về truyền thống lịch sử hay văn hóa, đạo đức gắn với thuần phong mỹ tục của người dân tộc ta.

Những điều không nên làm khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp
Những điều không nên làm khi đặt tên cho công ty, doanh nghiệp

Những quy định về tên của doanh nghiệp bị trùng và gây nhầm lẫn

Hiện nay, có 3 điều cấm trong cách đặt tên cho công ty, doanh nghiệp là: Tên gọi trùng lập, tạo sự nhầm lẫn; sử dụng tên của cơ quan, tổ chức và Nhà nước; sử dụng từ ngữ làm vi phạm văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

1. Theo đó, bạn không được đặt tên cho doanh nghiệp trùng hay gây nhầm lẫn với tên gọi của những doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia, tuy nhiên trừ các doanh nghiệp đã bị giải thể hay đã bị phá sản (có quyết định và hiệu lực của Tòa án).

2. Dưới đây là những trường hợp gây nhầm lẫn với tên gọi của các doanh nghiệp khác đã được đăng ký trước đó:

Theo như quy định tại Khoản 2, Điều 42 Luật Doanh nghiệp có các trường hợp như sau:

  • Tên tiếng Việt đã đăng ký của doanh nghiệp đọc giống như tên doanh nghiệp đăng ký trước đó.
  • Tên viết tắt trùng tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký
  • Trường hợp, tên được đặt bằng tiếng nước ngoài trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký.
  • Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác một số tự nhiên, thứ tự, chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt hay các chữ F, J, Z, W đặt sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Trường hợp tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp bởi một số ký hiệu +, _ , &,…
  • Trường hợp tên riêng chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ở phía trước hoặc từ “mới” ở phía sau hay vị trí phía trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Doanh nghiệp đã đề nghị đăng ký tên riêng chỉ khác nhau bởi từ miền Nam, miền Bắc, miền Tây, miền Trung, miền Đông hay những từ mang ý nghĩa tương tự với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó.

Ngoài ra, còn có trường hợp tên riêng trùng tên riêng mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

3. Theo đó, tên viết tắt của doanh nghiệp không được phép trùng tên viết tắt mà doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; tên viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

4. Trường hợp các doanh nghiệp có nguyên tắc hoạt động theo Giấy phép đầu tư hay Giấy chứng nhận đầu tư (cũng là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) có tên bị trùng hay tên gây hiểu nhầm với tên của doanh nghiệp đăng ký trước đó trong hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia trong đăng ký doanh nghiệp thì sẽ không bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên.

5. Hiện nay, nước ta luôn khuyến khích cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tất cả các doanh nghiệp có tên trùng hay gây nhầm lẫn được tự thương lượng, qua đó, đăng ký đổi tên doanh nghiệp hay bổ sung thêm tên của địa danh để dễ phân biệt.

Điều này được quy định tại Điều 17, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP

Thời gian qua, để tra cứu tên công ty mà doanh nghiệp bạn đang dự định chọn có thể thực hiện như sau:

  • Cụ thể, khi bạn mong muốn tra cứu tên doanh nghiệp hay xem thông tin công ty thì bạn có thể truy cập vào Website: dangkykinhdoanh.gov.vn và nhập tên riêng của công ty của công ty bạn vào ô tìm kiếm.
  • Trường hợp không có tên công ty, doanh nghiệp nào hiện lên thì đồng nghĩa với việc tên mà bạn dự tính đặt không bị trùng và bạn hoàn toàn có thể sử dụng cái tên đó.
Đăng ký doanh nghiệp
Đăng ký doanh nghiệp

Trước khi đăng ký tên bạn nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia.

Được biết, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có quyền chấp nhận hay từ chối tên của doanh nghiệp dự kiến theo các quy định của pháp luật và quyết định cuối cùng thuộc về Phòng Đăng ký kinh doanh.

Trường hợp các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư hay Giấy chứng nhận đầu tư (cũng là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) sẽ được sử dụng tiếp tục tên mà doanh nghiệp đã đăng ký, đồng thời không bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký đổi tên.

Quy định tại Điều 18 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Vì sao đặt tên công ty lại quan trọng

Không chỉ đơn thuần là tên gọi xuất hiện trên những văn bản mà tên công ty còn tạo sự khác biệt, ấn tượng đối với các khách hàng. Qua đó, thông tin về loại hình kinh doanh hay những mong muốn mà doanh nghiệp truyền truyền tải.

Mặt khác, tên gọi còn hỗ trợ việc định hình thương hiệu, phong cách, quảng cáo. Đây là một trong các yếu tố quan trọng cho khách hàng nhận diện các sản phẩm, cũng như dịch vụ của công ty bạn. Chính vì điều đó, doanh nghiệp phải thật cẩn trọng trong lựa chọn tên công ty.

Tổng hợp 10 cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Bên cạnh sự nổi bật về chất lượng thì tên công ty, doanh nghiệp chính là ấn tượng đầu tiên để khách hàng “để mắt” đến các sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn so với công ty đối thủ. Vậy đâu là cách để đặt tên công ty, doanh nghiệp thật hay, ý nghĩa nhưng không bị trùng lặp?

1. Tên công ty được đặt theo tên chủ của doanh nghiệp hay người thân

Đây là một trong các cách đặt tên doanh nghiệp cực kỳ phổ biến hiện nay. Bởi mỗi người đều được người thân trong gia đình đặt tên để gọi, việc lấy tên mình đặt cho tên công ty sẽ dễ nhớ và thuận tiện hơn. Ngoài ra, nhiều trường hợp sẽ đặt bằng cách ghép tên của các thành viên trong gia đình.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng đặt tên doanh nghiệp theo cách này như:

  • Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (tên gọi công ty đặt theo tên con trai bầu Đức)
  • Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt tên công ty theo tên con trai của chủ tịch Trần Bá Dương)
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt tên công ty theo tên con trai của chủ tịch Trần Bá Dương)
Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (đặt tên công ty theo tên con trai của chủ tịch Trần Bá Dương)

2. Đặt tên theo ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh

Có thể nói, đặt tên theo ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh là một trong những cách đơn giản nhất, đồng thời ít có sự trùng lặp nhất nhưng lại mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, khách hàng sẽ dễ nhớ và nắm được các thông tin doanh nghiệp mong muốn truyền đạt.

Ví dụ một vài công ty đã đặt tên theo phương pháp này là:

  • Công ty Cổ phần sản xuất nhựa Duy Tân.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên gỗ Nhân Nghĩa.

3. Tên công ty được đặt theo biểu tượng của các loài hoa

Theo đó, nếu thích doanh nghiệp hoàn toàn có thể lấy một biểu tượng nào đó để đặt tên. Ví dụ như: Hoa sen chính là biểu tượng của nước ta, hoa Anh Đào tượng trưng cho đất nước Nhật Bản,…

Dưới đây là một vài cái tên công ty nổi tiếng được đặt theo biểu tượng của các loài hoa:

  • Công ty du lịch Hoa Anh Đào.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thông Bông sen trắng.

4. Doanh nghiệp của bạn cũng có thể đặt tên công ty từ cảm hứng trong tên của các vì sao

Bằng cách này, chúng ta có thể kể đến một vài các vì sao cụ thể như: Sao Khuê, Sao Thủy, Sao Mai, Sao Kim,… Việc đặt tên của doanh nghiệp, công ty lấy cảm hứng từ tên gọi của các vì sao thể hiện tham vọng vượt ngoài giới hạn Trái Đất của doanh nghiệp bạn.

Một vài ví dụ cụ thể như:  

  • Công ty cô phần tư vấn thương hiệu Sao Kim.
  • Công ty cổ phần Kỹ Thuật Sao Mai Việt Nam.

5. Tên công ty được đặt theo tên của các vị thần/thánh

Hiện nay, mọi người hoàn toàn có thể áp dụng cách đặt tên này cho doanh nghiệp, công ty bạn.

Ví dụ một vài tên doanh nghiệp, công ty theo tên các vị thần:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư, Xây dựng, Thương mại Sơn Tinh
  • Công ty cổ phần đa phương tiện Zeus

6. Tên công ty được đặt lấy cảm hứng từ một loài vật mang ý nghĩa phong thủy

Tương tự như hoa, từng loài vật sẽ có một nét đặc trưng khác nhau. Điển hình như “lợn đất” tượng trưng cho một cuộc sống thật viên mãn; loài kiến tượng trưng cho sự kiên nhẫn; loài linh dương có đặc tính sẵn sàng hành động; con ong thì luôn chăm chỉ, có tổ chức, tái tạo nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống;…

Theo nhiều người nhận xét, tên công ty liên quan đến một loài vật nào đó thường mang ý nghĩa “phong thủy”, đặc biệt, phải hợp mệnh với người sáng lập ra doanh nghiệp, công ty để công việc được thuận lợi.

Ví dụ về một số tên gọi:

  • Công ty cổ phần chứng khoáng Rồng Việt.
  • Công ty cổ phần Kiến vàng.

7. Tên công ty của doanh nghiệp được đặt theo tiếng nước ngoài

Hiện nay, có khá nhiều công ty đặt tên theo tiếng nước ngoài để tránh sự trùng lặp và nhiều lý do khác. Cách đặt tên này có ngôn ngữ sử dụng phổ biến, nhất là tiếng Anh.

Ví dụ những tên gọi theo tên tiếng nước ngoài là:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn dinh dưỡng GreenFarm (Green có nghĩa là màu xanh lá cây, còn Farm được dịch là nông trại).
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn Thaco Seafood (Seafood tức là hải sản).

8. Lựa chọn một cái tên vô nghĩa để đặt cho doanh nghiệp, công ty

Trường hợp doanh nghiệp đó đã trở thành tên thương hiệu nổi tiếng thì dường ý nghĩa tên gọi là gì đã không còn là điều quan trọng. Ví dụ: Zynga, Yahoo, Skype,…

9. Tên công ty được đặt theo tên các địa danh nổi tiếng

Có thể nói đây là cách đặt tên truyền thống được các doanh nghiệp, công ty sử dụng để nhằm nhấn mạnh tính địa phương qua đó giúp doanh nghiệp có được lợi thế khi phục vụ ở thị trường địa phương hay trong trường hợp có người có quê quán, nguồn gốc tại đây.

Hiện nay, chúng ta có thể liệt kê một vài cái tên như:

  • Bia Hà Nội.
  • Nước mắm Phan Thiết.
  • Yến Khánh Hòa.
  • Chè Thái Nguyên.

10. Tên công ty được đặt bằng cụm từ viết tắt

Hiện nay, cách đặt tên này thường thấy tại các ngân hàng. Bởi nhiều công ty có tên gọi rất dài. Theo đó, họ gọi tên ngắn lại bằng cụm từ viết tắt có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng anh. Tuy nhiên trong trường hợp này thì viết tắt bằng cụm từ tiếng Anh sẽ được sử dụng phổ biến hơn.

Một vài cái tên nổi tiếng hiện nay như:

  • Vietcombank là tên viết tắt của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
  • Agribank là tên viết tắt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông.
  • ACB là tên viết tắt của Ngân hàng Á Châu.
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Lời kết

Nhìn chung, tên công ty, doanh nghiệp giống như tên của một đứa trẻ sơ sinh sắp ra đời nên mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Song nghệ thuật đặt tên công ty hay và ấn tượng quả thật rất khó. Mong rằng, qua bài viết mà Vietnix vừa chia sẻ đã giúp bạn biết cách đặt tên công ty hay, qua đó, xây dựng được thương hiệu cho chính doanh nghiệp.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Công ty mẹ là gì? Ưu nhược điểm của mô hình công ty mẹ con


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Công ty mẹ, công ty con là khái niệm được sử dụng phổ biến trong hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm công ty mẹ là gì và những quy định pháp luật của nước ta với mô hình hoạt động này. Hãy cùng Vietnix giải đáp qua bài viết sau! 

Công ty mẹ là gì? Mô hình công ty mẹ, công ty con là gì?

Mô hình công ty mẹ – công ty con, đã được sử dụng phổ biến ở nước ngoài nhưng với các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. 

Khái niệm công ty mẹ, công ty con

Công ty mẹ là công ty nắm một phần vốn hoặc nắm giữ toàn bộ số vốn đầu tư của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác được gọi là doanh nghiệp con hoặc công ty con. Công ty mẹ có khả năng kiểm soát một cách hợp pháp một số hoạt động nhất định của các đơn vị kinh doanh chiến lược phía dưới.

Cụ thể, công ty mẹ, công ty con đều là các chủ thể pháp lý độc lập và có mối quan hệ hợp đồng. Điều đó có nghĩa mô hình công ty mẹ – công ty con không phải là mệnh lệnh hành chính mà là sự liên kết mềm dẻo, linh hoạt, chặt chẽ trong phạm vi vốn, thị trường, chiến lược kinh doanh, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,…

Công ty mẹ là gì? Công ty con là gì?
Công ty mẹ là gì? Công ty con là gì?

Các yếu tố để nhận định công ty mẹ dựa vào số vốn đóng góp, quyền quản lý, điều hành, đưa ra quyết định,… đối với công ty khác.

Cụ thể Công ty A được xem là công ty mẹ của Công ty B khi đáp ứng một trong ba yếu tố sau:

  • Công ty A sở hữu ít nhất 50% vốn điều lệ trở lên hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty B.
  • Công ty A được quyền đưa ra quyết định đối với các vấn đề liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các Điều lệ của công ty B.
  • Công ty A có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp đối với việc quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên trong Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty B.

Mô hình công ty mẹ – công ty con liệu có giống với hình thức nhượng quyền thương hiệu? Mời bạn đọc qua bài viết: “Nhượng quyền thương hiệu là gì? Các ngành nhượng quyền thương hiệu hấp dẫn tại Việt Nam” để có cái nhìn chính xác nhất.

Quy định của pháp luật Việt Nam về công ty mẹ con.

Trong quy định Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định rõ ràng về công ty mẹ, công ty con như sau:

  • Công ty con sẽ không được đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần của công ty mẹ.
  • Các công ty con thuộc cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn hoặc mua cổ phần lẫn nhau để sở hữu chéo. Ngoài ra, nếu các công ty con có cùng một công ty mẹ – mà công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn Nhà nước thì các công ty con không được cùng nhau góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Ngoài ra, Nghị định 96/2015/ND-CP cũng có các điều liên quan đến công ty mẹ – con như sau:

  • Thứ nhất, Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp quy định việc công ty con góp vốn thành lập doanh nghiệp, bao gồm việc góp vốn hoặc mua cổ phần để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
  • Thứ hai, mối quan hệ sở hữu chéo giữa các công ty con là việc đồng thời hai doanh nghiệp cùng sở hữu phần vốn góp hoặc cùng sở hữu cổ phần của nhau.
  • Thứ ba, theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp về việc cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần hoặc phần vốn góp của các công ty sở hữu từ 51% số vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.
  • Thứ tư, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, chủ tịch của các công ty có liên quan phải có trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phần của công ty khác. 
 Quy định của pháp luật Việt Nam về công ty mẹ con.
Các thành viên trong hội đồng quản trị phải tuân thủ trách nhiệm chung trước khi muốn góp hoặc mua cổ phận ở công ty khác
  • Nếu vi phạm các quy định tại Điều luật này, dù là Chủ tịch công ty hoặc thành viên của Hội đồng thành viên, thành viên của Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty.
  • Thứ năm, nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện vi phạm quy định tại các Khoản 2 và Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp trong việc góp vốn, chuyển nhượng cổ phần, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc phần vốn góp liên quan thì cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty.
  • Thứ sáu, trước ngày 01 tháng 7 năm 2015, các công ty không có cổ phần hoặc phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn hoặc mua cổ phần có quyền mua bán, tăng, giảm hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, số cổ phần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.

Đặc điểm mô hình hoạt động Công ty mẹ – Công ty con

Dưới đây là nhưng đặc điểm đặc trưng trong mô hình Công ty mẹ – công ty con:

Các công ty con bắt buộc phải tuân theo những quy định cứng đã được thống nhất trong toàn bộ nhóm

Mô hình công ty mẹ – công ty con được xây dựng dựa trên mối quan hệ hợp đồng nhưng công ty mẹ nắm giữ quyền chi phối điều hành các hoạt động của công ty con. Công ty con mặc dù là chủ thể pháp lý độc lập nhưng bị hạn chế quyền tự chủ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính.

mô hình hoạt động Công ty mẹ - Công ty con
Các công ty con bị công ty mẹ chi phối các hoạt động

Quan hệ chi phối được thể hiện thông qua các hoạt động cụ thể dưới đây:

Quyền chi phối thông qua đầu tư góp vốn

Có nghĩa là liên kết được hình thành từ hoạt động góp vốn của công ty mẹ chiếm tỉ lệ trong vốn điều lệ của công ty con đủ để công ty mẹ có thể chi phối hoạt động của công ty con. 

Về bản chất, công ty mẹ được xem là cổ đông lớn, là thành viên góp vốn của công ty con. Tuy nhiên, vì phần góp vốn chiếm tỷ lệ lớn nên cổ đông, thành viên này giữ quyền chi phối trong công ty con. Tùy thuộc vào phần góp vốn đang nắm giữ mà công ty mẹ có thể chi phối toàn bộ hoặc một phần hoạt động của công ty. 

Quyền chi phối thông qua việc kiểm soát hoạt động công ty

Hiểu một cách đơn giản, đây là hình thức công ty mẹ cử một số người nằm trong ban điều hành công ty con. Từ đó chi phối hoặc quyết định các phương hướng, mục tiêu kinh doanh của công ty con. 

Việc cử người quản lý này có thể được thực hiện thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

  • Trong trường hợp trực tiếp, nếu mức vốn góp của công ty mẹ nắm giữ có quyền chi phối hoạt động của công ty con. Nếu công ty con chấp nhận điều kiện để trở thành thành viên tập đoàn (tạo cơ hội gia nhập vào tập đoàn, hưởng lợi ích từ tập đoàn lớn), lúc này, công ty mẹ được: Bổ nhiệm các chức danh quản lý quan trọng đối với công ty con; Công ty mẹ có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ đối với công ty bị chi phối. 
  • Trong trường hợp gián tiếp, mức cổ phần, vốn góp của công ty mẹ chưa ở mức chi phối nhưng trong quá trình bầu ban điều hành, công ty mẹ vẫn có quyền bầu cử thành viên trong ban điều hành của công ty con.

Công ty mẹ, công ty con đều là các chủ thể pháp lý độc lập, bình đẳng trước pháp luật

Điều này có nghĩa là, công ty mẹ, công ty con đều có tài sản riêng, tự thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hoạt động kinh doanh của mình. 

Trong trường hợp công ty mẹ hoặc một trong số các công ty con phá sản, các công ty còn lại trong nhóm không phải chịu các loại trách nhiệm liên đới. Hiểu một cách đơn giản, về nguyên tắc, công ty mẹ được quyền chi phối hoạt động của công ty con nhưng không được vượt quá những thẩm quyền và phạm vi cho phép. 

Các công ty mẹ, con đều bình đẳng trước pháp luật

Vì vậy, trong quá trình hoạt động, công ty con phải tuân theo các chiến lược kinh doanh chung của nhóm công ty nhưng vẫn trên danh nghĩa tự chủ kinh doanh. Và trong những trường hợp đặc biệt, công ty con có quyền áp dụng các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh.

Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều cấp bậc khác nhau

  • Cấp một: Bao gồm công ty chi phối ban đầu (là công ty mẹ) có các công ty thành viên bị chi phối – là các công ty con cấp một.
  • Cấp hai: Bao gồm các công ty bị chi phối (là những công ty con cấp một) có các công ty đang bị chi phối (các công ty con cấp hai).
  • Cấp ba, cấp bốn,… tương tự (nếu có).

Để đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của công ty mẹ, số cấp trong mô hình công ty mẹ – công ty con có thể bị giới hạn. Và tên của các công ty con cấp một, công ty con cấp hai,… có thể mang chung thành tố trong tên của công ty mẹ ban đầu. Và thành tố này trong tương lai có thể trở thành nhãn hiệu hoặc thương hiệu của một tập đoàn lớn. 

Ví dụ: Vingroup > VinMart, VinFast, Vinhomes, Vincom,…

Tùy từng giai đoạn phát triển, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quy định hạn chế việc đầu tư sở hữu chéo vốn giữa các công ty

Quyền và trách nhiệm giữa Công ty mẹ – Công ty con

Quyền và trách nhiệm giữa công ty mẹ – công ty con được Luật doanh nghiệp năm 2020 ghi nhận rõ như sau:

  • Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ có quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, là chủ sở hữu hoặc với tư cách là cổ đông trong quan hệ với công ty con. 
  • Giữa công ty mẹ và công ty con phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng đối với hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập. Vì vậy, nếu công ty mẹ có những hành vi can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thiệt hại đó.
  • Theo quy định tại khoản 3 Điều luật này, nếu người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm can thiệp đối với hoạt động của công ty con không đền bù thiệt hại đã gây ra thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc là đại diện của công ty con đòi đền bù thiệt hại.
  • Trường hợp hoạt động kinh doanh do công ty con A thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con B thuộc cùng một công ty mẹ thì công ty con B phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con A.
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định cụ thể về mối quan hệ, quyền và trách nhiệm giữa công ty mẹ và công ty con
Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã quy định cụ thể về mối quan hệ, quyền và trách nhiệm giữa công ty mẹ và công ty con

Dựa vào những quyền và trách nhiệm đã được quy định trên có thể thấy rằng công ty mẹ sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ phần của một công ty con có thể kiểm soát, chi phối định hướng, điều phối hoạt động và quyết định các vấn đề quan trọng theo chiến lược chung đối với công ty con. 

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Hồ sơ thành lập công ty mẹ – con như thế nào?

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty con cũng tương tự như thủ tục thành lập một công ty bình thường. Điểm khác nhau là sẽ có một cổ đông lớn góp từ 51% trở lên vốn vào công ty con.

Hồ sơ thành lập công ty mẹ – con yêu cầu những gì?

Hồ sơ thành lập công ty mẹ – con cụ thể như sau:

  • Điều lệ của công ty.
  • Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông cùng góp vốn (Bắt buộc có danh sách này trong trường hợp công ty con là công ty TNHH có hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần).
  • Tùy theo loại hình công ty mẹ mà cần những hồ sơ bổ sung tương ứng: Nếu công ty mẹ là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH một thành viên hoặc là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì nộp thêm quyết định về việc cử người góp vốn quản lý vào công ty con của chủ sở hữu/chủ tịch hội đồng thành viên/hội đồng quản trị.

Lưu ý: Người được cử để làm đại diện góp vốn vào công ty con không bắt buộc phải là thành viên đang nắm giữ vốn góp trong công ty mẹ.

  • Trong trường hợp không phải là người đại diện pháp luật công ty trực tiếp đi nộp thì cần có giấy ủy quyền đi nộp hồ sơ.
  • Bản sao có công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên trong công ty.
  • 1 bản sao công chứng giấy phép kinh doanh của công ty mẹ.
  • 1 bản sao công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân người được công ty mẹ cử góp vốn và quản lý.

Ưu nhược điểm của mô hình công ty mẹ con

Mô hình hoạt động này có những ưu và nhược điểm cụ thể dưới đây.

Ưu điểm

  • Mô hình công ty mẹ – con là một tổ chức kinh tế năng động có thể mở rộng ra với quy mô đa sở hữu ngày càng lớn, hoạt động đa ngành, đa phương, đa quốc gia.
  • Công ty mẹ, công ty con là những chủ thể pháp lý có tính độc lập nên các công ty đều có quyền phát huy được sáng tạo, quyền tự chủ, tự do định đoạt những vấn đề của công ty.
  • Với sức mạnh của Tập đoàn hoặc của công ty mẹ mà công ty con được nâng cao vị thế của mình khi tham gia các quan hệ kinh tế.
  • Tạo nên sức mạnh hợp nhất nguồn lực và cơ cấu tài chính, tạo ra sự hoà nhập giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh.
Ưu nhược điểm của mô hình công ty mẹ con
Mô hình công ty mẹ – công ty con tạo nên sức mạnh hợp nhất
  • Cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí hoặc tái bố trí cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, đa phương thông qua việc mua/bán cổ phần của mình.
  • Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố vị thế trên thị trường, từ đó thu được nhiều lợi nhuận hơn.
  • Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh, phân tán sự rủi ro, phối hợp hay chia sẻ các nguồn lực của các cổ đông với nhau.
  • Với mô hình hoạt động này, công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm quản lý các công ty con một cách thường xuyên, sâu sát hơn. Thông qua người đại diện của mình trong ban quản lý tại các công ty con, công ty mẹ có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty con. 
  • Mô hình công ty mẹ – công ty con vừa có thể kiểm soát được doanh nghiệp mới thành lập một cách hữu hiệu thông qua cổ phần khống chế, các doanh nghiệp cũ cũng không bị các nhà đầu tư chi phối.
  • Phát huy được tính tự chủ sáng tạo của từng thành viên trong tập đoàn, hạn chế được sự cạnh tranh không lành mạnh, tạo ra sức mạnh của tập đoàn.
  • Tạo điều kiện để đáp ứng nhanh thị trường trong nước cũng như quốc tế, từ đó có cơ hội cạnh tranh với các tập đoàn kinh tế trong khu vực và thế giới

Nhược điểm

  • Dễ gây nên hiện tượng lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung nếu tập đoàn trở thành nhà đầu tư độc quyền.
  • Tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh có thể dẫn đến tình trạng các công ty con cạnh tranh lẫn nhau, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
  • Việc các công ty mẹ hướng đến nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh có thể dẫn tới nguy cơ mất việc làm của người lao động.
  • Các hoạt động của công ty con phụ thuộc vào mục tiêu phát triển của công ty mẹ nên công ty mẹ nắm giữ phần lớn cổ phần, vốn góp của các công ty con nên dễ dẫn tới tình trạng độc quyền kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, nếu công ty mẹ gặp sự cố sẽ kéo theo sự phá sản của các công ty con đó.
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Lời kết

Hi vọng những chia sẻ trên của Vietnix đã giúp bạn hiểu chi tiết hơn về khái niệm công ty mẹ, công ty con cũng như các vấn đề liên quan như hồ sơ thành lập, mối quan hệ, ưu – nhược điểm của mô hình này.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Domain Authority là gì? 9 cách tăng điểm DA cho Website


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Domain Authority là một thuật ngữ khá xa lạ và mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên, Domain Authority lại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển trang web. Để website có thể hoạt động hiệu quả cần phải có những chiến lược cụ thể để đảm bảo điểm Domain Authority tốt nhất. Muốn hiểu rõ hơn về Domain Authority hãy cùng Vietnix tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Domain Authority là gì?

Domain Authority hay còn được viết tắt là DA, khái niệm này dùng để chỉ điểm xếp hạng của trang web và được phát triển bởi Moz. Domain Authority được ra đời với mục đích giúp dự đoán cho sự xếp hạng của website tại kết quả tìm kiếm.

Domain Authority hay còn được viết tắt là DA
Domain Authority hay còn được viết tắt là DA

Domain Authority chủ được tính toán thông qua các yếu tố Roots Domain, tổng các liên kết,… để cho ra một số điểm tổng thể. Điểm số này sẽ dao động trong khoảng từ 0 – 100. Trang web có số điểm càng cao sẽ có thứ hạng càng cao.

Điểm số này sẽ được sử dụng để so sánh giữa các trang web với nhau. Điều này nhằm tạo nên sự cạnh tranh giữa các website. Đồng thời, đây còn yếu tố để đo lường khả năng cạnh tranh trên trang tìm kiếm trong một khoảng thời gian.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Làm thế nào để check Domain Authority?

Để check Domain Authority vô cùng đơn giản, bạn có thể sử dụng một số công cụ SEO của Moz. Những công cụ miễn phí được nhiều người sử dụng như: MozBar, Link Explorer, SERP Analysis,… Các công này cho phép người dùng kiểm tra điểm xếp hạng của website ở thời điểm hiện tại.

Công cụ Mozbar để check Domain Authority
Công cụ Mozbar để check Domain Authority

Hơn nữa, các thông tin về chỉ số Domain Authority cũng đồng thời được tích hợp vào một số công cụ khác như AIP và Moz Pro Campaigns. Bên cạnh đó, các chỉ số đo lường còn được thống kế trên rất nhiều nền tảng SEO và cũng được hiển thị ở nhiều trang web. 

Cách tính điểm Domain Authority

Điểm Domain Authority sẽ được tính dựa trên thang điểm 100. Việc tăng điểm số ở mức điểm cao sẽ khó hơn so với việc tăng ở mức điểm thấp, ví dụ việc tăng từ 70 lên 80 điểm sẽ khó hơn so với từ 30 lên 40.

Việc tính điểm Domain Authority còn dựa vào những liên kết của các Roots Domain và tổng số liên kết để tạo thành một điểm Domain Authority. Thông qua các yếu tố đó, hệ thống sẽ có sự so sánh giữa các website và cho ra số điểm của trang. 

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Điểm Domain Authority như thế nào được coi là tốt?

Điểm Domain Authority của website càng cao sẽ càng tốt. Ở những website có số lượng backlink càng lớn điểm sẽ càng cao. Hầu hết, những trang này sẽ luôn nằm ở vị trí đầu tiên của Domain Authority.

Ngược lại, đối với những trang web có số lượng liên kết ngoài ít, điểm thứ hạng của trang cũng sẽ thấp. Điểm Domain Authority trên thực tế sẽ được sử dụng để so sánh về thứ hạng giữa các website.

Domain Authority và Page Authority khác nhau như thế nào?

Bên cạnh thuật ngữ Domain Authority, Page Authority cũng xuất hiện rất nhiều. Đôi khi mọi người cũng có sự nhầm lẫn về hai khái niệm này. Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, chúng chỉ có cùng chung vai trò là hỗ trợ cho sự nghiên cứu và phát triển website. Vậy, Domain Authority và Page Authority khác nhau như thế nào?

  • Domain Authority được sử dụng với vai trò phỏng đoán thứ hạng của toàn bộ domain chính hoặc miền phụ. 
  • Page Authority đóng vai trò trong việc đo lường độ mạnh của một trang.
Sự khác nhau Domain Authority và Page Authority
Sự khác nhau Domain Authority và Page Authority
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

9 bước tăng điểm Domain Authority cho Website của bạn

Điểm Domain Authority là một trong những yếu tố rất quan trọng của một trang web. Nhưng để có thể tăng điểm DA cũng thực sự là một vấn đề gây đau đầu cho nhiều người. Để giúp bạn có thể dễ dàng tăng điểm, Vietnix sẽ chia sẻ đến bạn 9 bước tăng điểm Domain Authority ngay dưới đây!

Bước 1: Lựa chọn tên miền tốt

Lựa chọn tên miền là giai đoạn vô cùng quan trọng, đóng vai trong quyết định trong điểm DA của trang web. Nếu bạn chưa có sẵn một website, trước tiên bạn sẽ cần lựa chọn một domain phù hợp. Chú ý rằng tên domain phải phù hợp với chủ đề chính của trang web.

Lựa chọn tên miền tốt
Lựa chọn tên miền tốt

Tốt nhất bạn nên lựa chọn một tên domain đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm lại website của bạn. Nếu không có quá nhiều thời gian bạn cũng có thể mua lại tên miền cũ, những tên miền này sẽ có sẵn tuổi miền. 

Trong trường hợp bạn đã có domain thì phải kiểm tra về thời gian hoạt động, để đảm bảo tên miền không bị hết hạn.

Bước 2: Tối ưu hóa On-Page 

Tối ưu on-page là công việc không thể thiếu nếu muốn tăng điểm Domain Authority. SEO cũng có sự tác động lên thứ hạng của website ở kết quả tìm kiếm lẫn điểm DA. Vì thế, hãy chắc chắn rằng code website luôn được tối ưu một cách tốt nhất. Cần tối ưu các tag tiêu đề, hình ảnh và nội dung của website. Cách tối ưu on-page hiệu quả nhất chính là tạo ra những biến thể in đậm, gạch chân, in nghiêng. 

Tối ưu hóa On-Page
Tối ưu hóa On-Page

Đồng thời, các đường liên kết cũng chính là mấu chốt để giúp website hoạt động hiệu quả hơn. Các liên kết phải ngắn gọn và có sự liên quan đến nội dung chính của bài viết. 

Tối ưu từ khóa cũng chính là một phương pháp hiệu quả để cải thiện chất lượng của bài viết. Bạn cần xây dựng những bài viết có nội dung cụ thể và mang đến giá trị cho người dùng. Những việc làm này sẽ giúp tăng điểm Domain Authority vô cùng nhanh chóng.

Bước 3: Tạo ra những nội dung có thể liên kết

Bước tiếp theo cần phải thực hiện để tăng điểm Domain Authority chính là tạo ra các nội dung có thể liên kết được với nhau. Để có thể thực hiện được việc này bạn cần phải tạo ra nội dung chất lượng và đăng tải chúng thường xuyên.

Tạo các nội dung có thể liên kết với nhau
Tạo các nội dung có thể liên kết với nhau

Những nội dung có chất lượng tốt sẽ giúp tăng lượng traffic cho bài viết. Từ đó, trang web sẽ được nhiều người biết đến hơn. Bạn cũng nên chú ý mang đến những nội dung phù hợp với trang của mình.

Bước 4: Nâng cao cấu trúc các liên kết nội bộ 

Các liên kết nội bộ cũng có tác động đến điểm Domain Authority của website. Những điều này vẫn thường bị nhiều người bỏ qua bởi không biết được tầm quan trọng của các liên kết này. Chúng là yếu tố có thể hướng người xem truy cập tới những thông tin mà họ muốn tìm kiếm. 

Không những thế, chúng còn tạo nên sự tiện lại cho người đọc, họ có thể trở lại trang chủ một cách dễ dàng hơn thông qua các liên kết nội bộ. Bạn có thể đề xuất những bài viết có nội dung liên quan với bài viết hiện tại để thu hút người xem click vào bài đăng. Từ đó, giúp giữ chân người xem và tăng trải nghiệm người đọc. 

Bước 5: Loại bỏ các liên kết độc hại 

Cần phải kiểm tra thường xuyên các liên kết của trang web để kịp thời loại bỏ những đường liên kết xấu và độc hại. Chúng sẽ gây ra những tác động không tốt lên website của bạn, khiến cho trang web chạy chậm hơn và điểm DA cũng giảm xuống.

Vì thế, việc xóa chúng khỏi trang là vô cùng cần thiết. Việc làm này giúp dọn dẹp website, trang sẽ trở nên thân thiện và sạch hơn. Bạn có thể sử dụng Link Manager để loại bỏ cùng một lúc nhiều liên kết độc hại một cách nhanh chóng.

Bước 6: Giao diện website thân thiện với thiết bị di động

Các thiết bị di động hiện nay được sử dụng vô cùng phổ biến. Hầu hết, mọi người thường tìm kiếm thông tin và truy website bằng điện thoại di động. Do đó, việc tối ưu giao diện trang thân thiện với điện thoại di động là một trong những yếu tố hàng đầu, nếu muốn tăng điểm Domain Authority. 

Giao diện website thân thiện với thiết bị di động
Giao diện website thân thiện với thiết bị di động

Với những giao diện không thân thiện với thiết bị di động có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng trên trang tìm kiếm. Với người dùng di động rất cao nên sẽ làm bạn mất đi một lượng truy cập lớn từ những người dùng này.

Bạn có thể sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test by Google Developers để kiểm tra độ thân thiện của trang trên di động. Trang web này sẽ phân tích website của bạn dựa trên nhiều yếu tố và trả kết quả nhanh chóng.

Bước 7: Nâng cao danh tiếng của website 

Một website có danh tiếng chính là công cụ thúc đẩy người dùng truy cập vào trang. Từ đó, cũng góp phần làm tăng điểm Domain Authority cho website. Để tạo danh tiếng cho trang của mình, cách tốt nhất bạn cần làm chính là tạo ra những nội dung có giá trị.

Những nội dung có ích sẽ tạo được sự tin tưởng đối với người dùng. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để tạo sự thu hút cho website của mình.

Nhờ đó, số lượng người truy cập vào website sẽ tăng lên đáng kể, tạo nên được một danh tiếng thương hiệu tốt. Cũng dựa vào đó mà số lượt liên kết ngoài cũng sẽ tăng lên một cách dễ dàng. 

Bước 8: Tăng tốc độ tải của website

Tốc độ tải của website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng mà còn ảnh hưởng đến điểm DA. Nếu một trang web có tốc độ chạy chậm sẽ khiến người dùng khó chịu và dẫn đến tỷ lệ thoát trang cũng tăng theo. 

Tăng tốc độ tải của website
Tăng tốc độ tải của website

Có rất nhiều công cụ để hỗ trợ kiểm tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng PageSpeed để kiểm tốc độ tải trang web của mình. Hãy thường xuyên kiểm tra tốc độ tải trang để khắc phục kịp thời những vấn đề tiêu cực và tránh gây ra ảnh hưởng tới điểm Domain Authority.

Bước 9: Sử dụng mạng xã hội để quảng bá nội dung

Một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tăng điểm Domain Authority chính là mạng xã hội. Hãy tận dụng các kênh truyền thông này để thu hút người dùng truy cập vào trang web của bạn. 

 Sử dụng mạng xã hội để quảng bá nội dung
Sử dụng mạng xã hội để quảng bá nội dung

Những câu hỏi thường gặp về Domain Authority

Domain Authority có quan trọng không?

Domain Authority rất quan trọng bởi vì nó đại diện cho website của bạn được xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Nó sẽ giúp bạn hiểu rõ về độ tin cậy của một website trong mắt của công cụ tìm kiếm và bạn có thể so sánh nó với các đối thủ cạnh tranh.

Domain Authority có ảnh hưởng đến SEO không?

Domain Authority của website cao sẽ tương quan thứ hạng trên công cụ tìm kiếm cao hơn. Vì thế bạn có thể thấy DA có tác động như thế nào đến kết quả của SEO. Ví dụ như một website có điểm DA 94 sẽ có khả năng website của nó sẽ xếp hạng cao hơn một trang web có chỉ số DA là 70.

Lời kết

Domain Authority là một nhân tố rất quan trọng trong việc vận hành và phát triển một trang web. Website chỉ hoạt động hiệu quả khi điểm DA đạt được mức tiêu chuẩn. Vì thế, việc cải thiện điểm Domain Authority là việc làm rất cần thiết. Hy vọng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn biết được cách tăng điểm DA cho website của mình.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Endpoint là gì? Tìm hiểu quy trình sử dụng Endpoint API


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Endpoint là một phương pháp giúp hầu hết các doanh nghiệp hay tổ chức khác bảo mật tốt hệ thống dữ liệu của họ. Vậy thuật ngữ Endpoint có nghĩa là gì? Với nội dung sau đây, Vietnix sẽ mang đến góc nhìn chi tiết hơn về Endpoint.

Endpoint là gì?

Endpointthiết bị (thường là máy tính, thiết bị phần cứng,…) hoặc ứng dụng được kết nối từ xa vào mạng doanh nghiệp. Nó sẽ giao tiếp dữ liệu thông qua mạng lưới đang được liên kết. Ngoài ra, Endpoint còn được gọi là điểm cuối.

Endpoint là gì?
Endpoint là gì?

Cụ thể, điểm cuối có thể là hub, modem,… hoặc các công cụ đầu cuối dữ liệu (máy in, bộ định tuyến,…) hay máy tính chủ (máy chủ, máy trạm,…). Tuy vậy, ở hiện tại, Endpoint được biết đến với hàm nghĩa lớn hơn như: Máy tính bảng, laptop, điện thoại,… có liên kết mạng. 

Endpoint là một thuật ngữ thuộc lĩnh vực mạng máy tính và hiểu đơn giản, nó được xem như thiết bị đầu cuối của Wide Area Network (WAN) và Local Area Network (LAN).

Phương thức bảo mật thiết bị đầu cuối (Endpoint Security) đang được phân ra thành các nhóm riêng biệt như: Trung tâm dữ liệu, thiết bị đặc thù, không gian làm việc, thiết bị di động. Vietnix sẽ đi vào chi tiết từng nhóm như sau:

Trung tâm dữ liệu

Thiết bị đầu cuối trong trung tâm dữ liệu có thể là máy chủ, thiết bị lưu trữ, cơ sở dữ liệu và hiển nhiên chúng cần được kiểm soát và bảo mật. Điều này là vì nơi đây chứa hàng loạt các dữ liệu quan trọng về hạ tầng mạng hay việc kinh doanh của công ty.

Thiết bị đặc thù

Các thiết bị đặc thù với những chức năng cụ thể có khả năng kết nối vào hệ thống dữ liệu doanh nghiệp đã nâng tầm quan trọng của Endpoints. Các thiết bị đặc thù mà bạn có thể biết: POS (thiết bị thanh toán), thiết bị y tế, máy ATM,…

Không gian làm việc

Đa phần các không gian làm việc sẽ trang bị những thiết bị đầu cuối gồm: Laptop, máy tính bàn, thiết bị di động có chức năng lưu trữ. Có thể nói, đây là những đồ dùng công nghệ cần được bảo mật vì dễ bị xâm nhập thông qua các điểm yếu.

Nhóm không gian làm việc của Endpoint Security 
Nhóm không gian làm việc của Endpoint Security 

Thiết bị di động

Những thiết bị di động dường như trở thành công cụ không thể thiếu đối với mỗi người, bao gồm cả các cá nhân trong doanh nghiệp. Họ không chỉ sử dụng các chức năng thông thường mà còn lưu trữ vô vàn thông tin công việc trên chiếc điện thoại của mình.

Tài liệu, làm việc online, email,… đều được lưu giữ ngay trên điện thoại và nó cần được quản lý cũng như thường xuyên kiểm tra tính bảo mật. Điều này giúp ích cho việc hạn chế rò rỉ dữ liệu doanh nghiệp cũng như thông tin cá nhân của bạn.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Tìm hiểu về khái niệm API

API là giao diện trương trình ứng dụng, nó được gọi với tên chuẩn là Application Programming Interface. Trong đó, application dùng để đề cập đến tất tần tật các ứng dụng có chức năng riêng biệt. 

API và khái niệm cơ bản bạn cần biết 
API và khái niệm cơ bản bạn cần biết 

Bên cạnh đó, interface được hiểu với danh nghĩa là hợp đồng về dịch vụ đối với 2 phần mềm khác nhau. Đây là loại hợp đồng hỗ trợ cả 2 phần mềm xác định được cách thức giao tiếp của chúng (yêu cầu – phản hồi). 

Tài liệu của Application Programming interface lưu giữ những thông tin chính xác về cách thức nhà phát triển đã xây dựng nên cấu trúc của hàng loạt các yêu cầu – phản hồi.

Tìm hiểu về khái niệm Restful

Restful API sẽ là tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng API cho các thiết kế Web services giúp bạn thuận tiện hơn trong việc quản lý nguồn. Nó sẽ tập trung chủ yếu vào những dữ liệu hệ thống (âm thanh, hình ảnh, văn bản,…) và có cả các tài nguyên đã định dạng và gửi qua HTTP. 

Restful được nhận định là cách thiết kế API đang được nhiều người sử dụng, nó phù hợp cho ứng dụng mobile, web,… riêng biệt giao tiếp với nhau.

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Quy trình sử dụng Endpoint API

Để hiểu rõ về cách thức vận hành của API Endpoint thì bạn cần biết khá nhiều yếu tố như: SOAP, tạo Action Plan, Restful cũng như các ngôn ngữ lập trình cơ bản đến nâng cao. Dưới đây, Vietnix sẽ đưa đến bạn quy trình sử dụng của điểm cuối trong việc xây dựng API.

Quy trình sử dụng Endpoint API 
Quy trình sử dụng Endpoint API 

Hoạt động của Endpoint khi triển khai API 

Bất kỳ hệ thống nào ứng dụng giao tiếp bằng API sẽ vận hành theo quy trình tổng quan như sau:

  • Phía máy chủ sẽ gửi dữ liệu tới API.
  • Phía khách hàng sẽ đề ra những yêu cầu thông qua thao tác API.
  • Phía máy chủ sẽ đưa ra dữ liệu hoặc tài nguyên đã được yêu cầu bằng điểm cuối API.

Khách hàng phải cung cấp được bộ định vị tài nguyên (URL) nhất quán với một phương thức tương ứng với những nội dung hay tiêu đề để tạo ra yêu cầu hiệu quả và điểm cuối API sẽ xử lý. Dữ liệu nội dung gửi từ máy khách và phần tiêu đề được gọi là siêu dữ liệu cung cấp về một yêu cầu.

Đối với URL hoàn chỉnh, các phương thức được xem là yêu cầu cho phép thực hiện sẽ đặt tại vị trí trước Endpoint. Các phương thức API (DELETE, PATCH, GET, POST) sẽ hoạt động song song với Endpoint. 

Khi hoàn thành định hình xong các phương thức GET, POST, PUT bao gồm Action thuộc ACtion Plan, việc xây dựng Endpoint sẽ thực hiện bằng cách đặt các Resource tại duy nhất controller có các hàm như: Places Controller, Categories Controller, User Controller và định tuyến Routing được hoàn thành.

Ví dụ về Endpoint API 

Thông qua mã có tác dụng đặt yêu cầu cho trang cụ thể bất kỳ trên website thì bạn sẽ xác định được Endpoint. Ví dụ, một URL có yêu cầu GET, GET ở đây là phương thức điểm cuối ám chỉ phần cụ thể của một địa chỉ website được ghi chú ở sau.

Khi nhà phát triển nền tảng Facebook yêu cầu những chỉ số của một tài khoản Instagram thông thường hoặc doanh nghiệp, họ được phép dùng API đồ thị Instagram để xác định Endpoint chỉ số Instagram.

Cách xây dựng EndPoint

Khi bạn đã định hình được Post, Put, Get đối với các Action thuộc Action Plan thì nhiệm vụ tiếp theo chính là đặt những Resource vào duy nhất một controller và trong đó bao gồm cả các hàm Action Plan: Categories Controller, Places Controller, User Controller,… Cuối cùng, bạn có thể hoàn thành hoạt động định tuyến Routing.

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Mối đe dọa lớn nhất đối với bảo mật Endpoint là gì?

Trong một mạng lưới thì những thiết bị đầu cuối sẽ có liên kết chặt chẽ và lưu trữ hàng loạt thông tin quan trọng của hệ thống. Hiện nay, khi dữ liệu doanh nghiệp là một phần tất yếu thì những nội dung email, hợp đồng, văn bản trong máy tính, máy in,… là điểm đến giá trị cho các cuộc xâm nhập.

Mối đe dọa lớn nhất đối với bảo mật Endpoint là gì?
Mối đe dọa lớn nhất đối với bảo mật Endpoint là gì?

Trên Endpoint sẽ có 3 cách phổ biến mà dữ liệu dễ bị tấn công:

  • Người dùng không có kiến thức truy cập vào phần mềm độc hại, mã ẩn (có trên các website, ứng dụng,…) sẽ thu thập dữ liệu rồi gửi đến những hệ thống từ xa khác.
  • Người dùng vô tình cấp quyền cho bên khác truy cập vào bộ lưu trữ thiết bị, tài nguyên công nghệ thông tin. 
  • Người dùng phân phối dữ liệu đến các thiết bị khác thông qua phương pháp không an toàn.

Làm sao để bảo mật Endpoint API?

Dưới đây là những cách giúp bạn bảo mật Endpoint API hiệu quả mà Vietnix tổng hợp được: 

  • Bạn có thể thực hiện mã hóa mật khẩu không đối xứng hay một chiều giúp việc bảo mật điểm cuối API an toàn hơn. Hoạt động lưu trữ mật khẩu thông thường và đối xứng cần được lưu ý nhằm hạn chế lộ thông tin.
  • HTTP là giao thức giúp người dùng và những ứng dụng tương tác với nhau, nếu giao thức không được đảm bảo sẽ dễ bị xâm nhập. Bạn cần đảm bảo dù Endpoint có không an toàn thì tùy chọn khả dụng duy nhất là HTTP.
HTTP giao thức hỗ trợ tương tác giữa người dùng và ứng dụng 
HTTP giao thức hỗ trợ tương tác giữa người dùng và ứng dụng 
  • Hạn chế tối thiểu việc dùng tài nguyên hệ thống vào việc không cần thiết. Chỉ cho phép người dùng đưa ra yêu cầu trong giới hạn nhất định với API nhằm ngăn chặn các bất cập về dữ liệu.
  • Thực hiện xác thực đầu vào sẽ giải mã cũng như biết được mối đe dọa sớm nhất giúp bạn tìm phương pháp khắc phục trước khi dữ liệu gửi đến người dùng. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra định dạng dữ liệu, quản lý SQL injection tránh mất cơ sở dữ liệu.
  • Chuyển toàn bộ văn bản sang giọng nói bằng công cụ trực tuyến miễn phí là phương thức thay đổi việc dùng các điểm cuối API, bạn phải chú ý đến việc bảo mật dữ liệu mọi lúc.

Lời kết

Như vậy, Vietnix đã chia sẻ đến bạn dữ kiện cụ thể về Endpoint. Hy vọng, với nội dung này, bạn đã có sự nhìn nhận chính xác về Endpoint. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại tại phần bình luận và Vietnix sẽ trực tiếp giải đáp sớm nhất.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website