Tất cả bài viết của vietnet

Sưu tầm những câu nói hay của Bill Gates về cuộc sống


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Bill Gates là một trong những doanh nhân thành công nhất trên thế giới khi ông là người sáng lập kiêm Kiến trúc sư trưởng – Chủ tịch tập đoàn Microssoft. Đồng thời ông cũng là tác giả, nhà từ thiện nổi tiếng với nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong bài viết này, hãy cùng Vietnix tìm hiểu những câu nói hay của Bill Gates để xem và học tập những triết lý sống tích cực của ông.

Tổng hợp 35 câu nói nổi tiếng của Bill Gates

1. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó.

những câu nói hay của Bill Gates
Những câu nói hay của Bill Gates

2. Tôi đã thi trượt một số môn, nhưng bạn tôi thì đã qua tất cả. Bây giờ anh ta là một kỹ sư trong Microsoft còn tôi là chủ sở hữu của Microsoft.

3. Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

Những câu nói hay của Bill Gates
Những câu nói hay của Bill Gates

4. Giá trị của sự cần mẫn nằm ở chỗ nó tích tụ mầm mống cho những điều may mắn. Càng chăm chỉ bao nhiêu, tôi càng được may mắn bấy nhiêu.

5. Cuộc sống không được chia thành những học kỳ. Bạn cũng chẳng có mùa hè để nghỉ ngơi và rất ít ông chủ nào quan tâm và giúp bạn tìm ra cơ hội này. Hãy tự làm điều mình muốn trong thời gian nhàn rỗi của bạn.

6. Đừng luôn ngóng chờ các ngày nghỉ lễ, nếu không bạn sẽ bị tụt hậu so với đồng nghiệp của mình. Sự tụt hậu này đồng nghĩa với sự đào thải và thất nghiệp.

7. Truyền hình không phải là cuộc sống thực. Trong cuộc sống, người ta phải biết rời khỏi quán cà phê giải trí để đi làm việc.

8. Ai cũng thích xem phim truyền hình. Tuy nhiên, bạn không nên xem quá nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn và tư tưởng của bạn sẽ bị chúng ảnh hưởng. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định.

9. Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được tương lai và khi đó, bạn có thể sẽ phải làm việc cho một kẻ như vậy.

Những câu nói hay của Bill Gates
Những câu nói hay của Bill Gates

10. Bạn nên hòa nhã với mọi người. Trong cuộc sống luôn xảy ra những điều bạn không muốn chút nào. Hãy cởi mở với sếp và đừng nói xấu sau lưng họ vì nó sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn đâu.

11. Trường học – có thể không có người thắng kẻ thua nhưng ở trường đời thì không phải vậy. Trong một số trường học, người ta có thể loại các điểm kém và cho bạn thêm cơ hội để giành được điểm cao hơn. Trong cuộc sống thực không bao giờ có chuyện như thế.

Những câu nói hay của Bill Gates
Những câu nói hay của Bill Gates

12. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.

13. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình.

14. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập, có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.

15. Những khách hàng khó tính nhất chính là nguồn để học tập lớn nhất của bạn.

16. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó.

Những câu nói hay của Bill Gates
Những câu nói hay của Bill Gates

17. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ tốt nghiệp trung học nữa.

18. Tôi đã học tất cả mọi thứ nhưng chưa bao giờ đứng đầu… Nhưng ngày nay những người đứng đầu của những trường đại học tốt nhất là nhân viên của tôi.

19. Hầu hết mọi người đánh giá quá cao những gì họ có thể làm trong một năm và đánh giá quá thấp những gì họ có thể làm trong mười năm.

20. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu, bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình.

21. Ăn mừng thành công cũng tốt, nhưng quan trọng hơn là phải biết chú ý đến những bài học của thất bại.

Những câu nói hay của Bill Gates
Những câu nói hay của Bill Gates

22. Không ai quan tâm đến lòng tự trọng của bạn đâu. Mọi người chỉ trông đợi bạn đạt được điều gì đó trước khi bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.

23. Bạn sẽ không thể kiếm được 40.000 USD/năm ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Bạn cũng không là một ông sếp lớn có điện thoại gắn trên ô tô cho đến khi bạn kiếm được hai thứ đó.

24. Nếu như bạn làm rối tung mọi chuyện lên thì đó không phải lỗi của bố mẹ bạn, thế nên đừng có mà ca thán về lỗi lầm của bạn, hãy rút kinh nghiệm từ chúng.

25. Trước khi bạn ra đời, bố mẹ của bạn đã chẳng “đáng chán” như bây giờ. Bố mẹ đã trả những hoá đơn của bạn, giặt giũ quần áo bạn sạch sẽ và lắng nghe bạn kể xem bạn sành điệu như thế nào. Vì vậy trước khi phàn nàn bố mẹ điều gì thì hãy dọn dẹp buồng ngủ của bạn cho ngăn nắp đi đã.

26. Thành công là một người thầy tồi tệ. Nó quyến rũ những người thông minh vào ý nghĩ rằng họ không thể thất bại.

Những câu nói hay của Bill Gates
Những câu nói hay của Bill Gates

27. Tôi chọn người lười biếng để làm những việc khó khăn. Bởi một người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng để làm việc đó.

28. Đừng so sánh bản thân với người khác. Làm như vậy là bạn đang tự xúc phạm mình đấy.

29. Khi bạn có tiền trong tay, chỉ có bạn quên mất mình là ai. Nhưng… khi bạn không có đồng nào, cả thế giới sẽ quên đi bạn là ai. Đó là cuộc sống!

30. Nếu bạn nghĩ rằng, giáo viên của mình thật hắc ám thì hãy đợi đến khi bạn làm việc dưới trướng một ông chủ. Rồi bạn sẽ thấy với ông ta thì không có khái niệm nhiệm kỳ nắm quyền.

31. Để thắng lớn, đôi khi bạn phải chấp nhận rủi ro lớn.

32. Nếu không thể làm cho nó tốt, ít nhất bạn hãy làm nó trông thật đẹp.

33. Internet đang trở thành quảng trường thành phố cho ngôi làng toàn cầu của ngày mai.

34. Con người luôn lo sợ sự thay đổi. Chẳng phải tất cả mọi người cũng đã từng sợ điện khi nó được phát minh ra, có phải không?

Những câu nói hay của Bill Gates
Những câu nói hay của Bill Gates

35. Trong công việc kinh doanh, đến khi mà bạn nhận ra mình đang gặp khó khăn thì đã quá muộn để tự cứu lấy mình. Trừ khi bạn luôn sợ hãi, bạn sẽ không còn nữa.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những câu nói bất hủ của Bill Gates mà bạn nên biết. Hy vọng những triết lý sống của Bill Gates sẽ truyền cảm hứng, động lực để giúp bạn sống tích cực và thành công hơn. Bạn thích câu nói nào nhất? Hãy chia sẻ chúng lên trang cá nhân để mọi người cùng biết tới nhé.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

SQL Server là gì? Hướng dẫn cài đặt SQL Server đơn giản


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Nếu thường xuyên làm việc với cơ sở dữ liệu, chắc hẳn bạn sẽ biết đến khái niệm SQL Server. Nó là một phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu hiệu quả được phát triển bởi Microsoft. Vậy, cụ thể SQL Server là gì? Mục đích sử dụng SQL Server và cách cài đặt nó ra sao? Cùng tìm hiểu với Vietnix thông qua bài viết dưới đây! 

SQL là gì?

SQL là viết tắt của từ Structured Query Language, đây là một dạng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc. SQL là tập hợp các câu lệnh để tương tác với cơ sở dữ liệu. Trong thực tế, SQL là một ngôn ngữ truy vấn tiêu chuẩn, được dùng trong hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: SQL Server, MySQL, Oracle, MS Access,…

SQL là gì?
SQL là gì?

SQL xây dựng các tập lệnh cho phép người dùng có thể truy xuất dữ liệu dễ dàng như:

  • Chèn, cập nhật, xóa các hàng trong một quan hệ dữ liệu.
  • Thêm, sửa, xóa các đối tượng có trong cơ sở dữ liệu.
  • Điều khiển các thao tác truy cập tới database, các đối tượng của database đồng thời bảo đảm tính bảo mật cho dữ liệu.
  • Bảo đảm tính nhất quán, mối quan hệ ràng buộc của cơ sở dữ liệu.

Ngoài ra, SQL sử dụng các lệnh nhất định như: Create, Drop, Insert,… để thực hiện các tác vụ cần thiết. Hãy tham khảo bài viết: SQL là gì? Các câu lệnh của SQL của Vietnix để nắm thêm thông tin về vấn đề này.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

SQL Server là gì?

SQL Server hay Microsoft SQL Server, là viết tắt của MS SQL Server. Đây là một phần mềm được phát triển bởi Microsoft dùng để lưu trữ, thao tác với dữ liệu theo tiêu chuẩn RDBMS (Relational Database Management System). 

SQL Server là gì?
SQL Server là gì?

SQL Server được xây dựng một cách tối ưu để có thể hoạt động trên hệ sơ sở dữ liệu rất lớn, lên đến hàng Terabyte. SQL Server cung cấp cho người dùng đầy đủ các công cụ, phục vụ việc quản lý dữ liệu từ giao diện GUI đến ngôn ngữ truy vấn SQL. Điểm mạnh của SQL Server là có thể kết hợp được với nhiều nền tảng phổ biến như ASP.NET, C# để xây dựng Winform hoặc là nó cũng có thể hoạt động độc lập.

Tuy nhiên, SQL Server thường đi kèm với việc thực hiện riêng các ngôn ngữ truy vấn dữ liệu SQL, T-SQL:

  • SQL Server Management Studio: Đây là một phần mềm cung cấp giao diện, chức năng chính cho máy chủ cơ sở của dữ liệu SQL.
  • T-SQL: Đây là một dạng mở rộng của ngôn ngữ SQL được độc quyền bởi Microsoft, có tên đầy đủ là Transact-SQL. T-SQL có thêm các chức năng nâng cao như khai báo biến, các thủ tục lưu trữ và xử lý ngoại lệ,…

Các thành phần của SQL Server

SQL Server được cấu thành từ 7 thành phần khác nhau, mỗi thành phần mang một chức năng riêng. Tất cả tạo nên một hệ thống SQL Server hoàn chỉnh, đáp ứng chức năng phân tích và lưu trữ dữ liệu.

  • Database Engine: Có chức năng lưu trữ dữ liệu dưới dạng table và support, có thể tự điều chỉnh được.
  • Integration Services: Là tập hợp các đối tượng lập trình, các công cụ đồ họa, nhằm thực hiện các thao tác sao chép, di chuyển, chuyển đổi dữ liệu.
  • Analysis Services: Là dịch vụ phân tích dữ liệu bằng kỹ thuật khai thác hình khối đa chiều và dữ liệu có sẵn.
  • Notification Services: Là nền tảng phát triển và triển khai các ứng dụng soạn và gửi thông báo. Ngoài ra, dịch vụ này cũng cung cấp tính năng gửi thông báo đến hàng ngàn người đăng ký sử dụng trên các thiết bị khác nhau.
  • Reporting Services: Là một công cụ có chức năng tạo, quản lý và triển khai các báo cáo cho Server và Client. Đây cũng là nền tảng đẩy xây dựng ứng dụng báo cáo.
  • Full Text Search Services: Đây là thành phần đặc biệt trong việc truy vấn và đánh giá các chỉ mục dữ liệu văn bản được lưu trữ trong database.
  • Service Broker: Là môi trường lập trình tạo ra các ứng dụng.
Các thành phần của SQL Server
Các thành phần của SQL Server
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Mục đích khi sử dụng MS SQL Server là gì?

Microsoft đã giới thiệu về SQL Server là sản phẩm được phát triển với mục đích chính nhằm lưu trữ dữ liệu.

Bên cạnh đó, nó còn cung cấp những tính năng giúp người dùng làm việc hiệu quả hơn, cụ thể là:

  • Giúp lưu trữ dữ liệu bền vững, không bị mất dữ liệu.
  • Cho phép tạo và lưu trữ dữ liệu với dung lượng lớn.
  • Cung cấp khả năng sử dụng SSAS để phân tích dữ liệu.
  • Khả năng bảo mật dữ liệu cao.
  • Hỗ trợ tạo báo báo bằng SSRS-SQL dễ dàng.
  • Thực hiện các quá trình bằng SSIS-SQL.

SQL Server có những phiên bản nào?

Từ năm 1995 đến năm 2016, Microsoft đã cho ra mắt nhiều phiên bản khác nhau của SQL Server với các tính năng cải tiến mới. Bên cạnh đó, Microsoft còn kết hợp SQL Server với nhiều công cụ khác, phục vụ cho việc quản lý và phân tích dữ liệu. Một số công nghệ mới được tích hợp phải kể đến như: Web, điện toán đám mây, các thiết bị di động.

Có 5 phiên bản đáng chú ý được phát triển theo các giai đoạn đó là:

  • SQL Server 2012.
  • SQL Server 2014.
  • SQL Server 2016.
  • SQL Server 2017.
  • SQL Server 2019.

SQL Server 2012

Bản SQL Server 2012 có các tính năng như:

  • Cột chỉ mục: dùng để lưu trữ theo định dạng cột cho các ứng dụng.
  • Nhiều thuật toán được triển khai trên SQL Server như: AES256, SHA2 (256 và 512),…

Nhờ đó các dữ liệu được bảo đảm an toàn và bảo mật hơn các phiên bản trước.

SQL Server 2012
SQL Server 2012

SQL Server 2014

Phần mềm SQL Server 2014 có tích hợp thêm OLTP (On-line transactional processing) trong bộ nhớ. Nhờ đó, người dùng có thể thực hiện các thao tác cho phép xử lý các giao dịch trực tuyến. Quá trình thực hiện được lấy dữ liệu từ các bảng đã được tối ưu hóa. Với phiên bản này, nhóm bộ nhớ đệm được mở rộng và tích hợp thêm bộ nhớ vùng đệm cho máy chủ.  

SQL Server 2016

Bản SQL Server ra mắt năm 2016 là một phần mềm quan trọng cho các chiến lược công nghệ ứng dụng trên thiết bị di động trên nền tảng đám mây. Có nhiều tính năng mới được phát triển như: Điều chỉnh hiệu suất, hỗ trợ đám mây, phân tích hoạt động ở thời gian thực. Phiên bản này còn hỗ trợ phân tích luồng dữ liệu lớn và giúp phân tích các ứng dụng nâng cao dựa trên hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu SQL R Services,…

SQL Server 2016 còn cho phép DBMS chạy ứng dụng phân tích dữ liệu được viết bằng ngôn ngữ lập trình nguồn mở R và poly Base. Tính năng này giúp người sử dụng SQL Server được phép truy cập dữ liệu trong cụm Hadoop (Apache framework mã nguồn mở) hoặc lưu trữ Azure blob (công cụ lưu trữ dữ liệu trên Cloud) để tiến hành phân tích.

SQL Server 2017

Bản SQL Server 2017 được phát hành vào tháng 10/2017. Phiên bản này hỗ trợ kết nối với Linux và mang SQL lên Linux. Điều này mở ra tiềm năng ứng dụng SQL Server trên các máy tính không sử dụng hệ điều hành Windows hoặc đối với môi trường làm việc sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau.

SQL Server 2017
SQL Server 2017

SQL Server 2017 hỗ trợ thêm Docker trên hệ điều hành Windows dựa trên phiên bản trước. Phiên bản này còn hỗ trợ cả ngôn ngữ lập trình nguồn mở Python và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng phân tích.

Phiên bản 2017 còn nâng cấp dịch vụ Machine Learning để thực thi chạy cả ứng dụng Python và R. Ban đầu, bộ công cụ học máy và các tính năng chỉ có trong phiên bản dành cho Windows của phần mềm database với tính năng hạn chế hơn khi hỗ trợ trên Linux.

SQL Server 2019

Đây là phiên bản mới nhất của SQL Server với độ bảo mật cao và các tính năng được cải tiến với hiệu suất vô cùng mạnh mẽ. Microsoft đã phát triển Big Data Clusters (cụm dữ liệu lớn) đối với SQL Server 2019, mang đến dự linh hoạt và mở rộng nền tảng cho dữ liệu doanh nghiệp.

Ở phiên bản này, Microsoft còn cải tiến các tính năng Query Store (tính năng đã được phát triển ở phiên bản 2016) bằng cách truy vấn tự động các tính toán thực thi về hiệu suất. Bên cạnh đó, quá trình khôi phục dữ liệu cũng được nâng cấp với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Hiệu suất xử lý dữ liệu cũng được tối ưu hóa nhờ việc mở rộng bộ nhớ cho tính năng OLTP.

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Hướng dẫn cách tải và cài đặt SQL Server chi tiết

Việc cài đặt SQL Server trên máy tính không khó, nhưng nó sẽ mất một khoảng thời gian để hoàn thành. Sau đây, Vietnix sẽ hướng dẫn cho bạn cách tải và cài đặt công cụ SQL Server về máy tính bằng các bước khá đơn giản.

Tải SQL Server

Đầu tiên, bạn cần tải file, setup về máy tính. Bạn truy cập trực tiếp vào trang chủ Microsoft để tải bộ công cụ theo đường dẫn: https://www.microsoft.com/en-in/sql-server/sql-server-downloads.

Tại đây sẽ có nhiều phiên bản để lựa chọn. Hãy chọn một phiên bản tương thích với cấu hình máy tính và phù hợp nhu cầu sử dụng của bạn và download.

Lưu ý: Máy tính của bạn cần có phiên bản Developer Edition và ít nhất là 500MB ổ cứng, 64 MB RAM trống để có thể tải SQL Server.

Tải SQL Server
Tải SQL Server

Cài đặt SQL Server

Sau đây, Vietnix sẽ hướng dẫn bạn cài đặt phiên bản mới nhất SQL Server 2019 cho máy tính.

Bước 1: Bạn mở file vừa tải về trên máy tính ra. Màn hình sẽ hiển thị ba lựa chọn ứng với 3 mục đích sử dụng khác nhau:

  • Basic: Đây là tùy chọn gồm các tính năng cơ bản được tự động cài đặt cho bạn, phù hợp với người mới bắt đầu sử dụng.
  • Custom: Tùy chọn này sẽ có thêm một số tính năng chuyên sâu hơn bản Basic, các tính năng cũng được cài đặt tự động khi lựa chọn.
  • Download Media: Khi chọn tính năng này, sẽ có một file cài đặt online được tải xuống. Mục đích là để giúp bạn cài đặt được trên nhiều thiết bị mà không cần load lại từ đầu.
Cài đặt SQL Server - bước 1
Cài đặt SQL Server – bước 1

Dưới đây là hướng dẫn về cách cài đặt bản Custom cho người mới dùng phần mềm.

Bước 2: Sau khi chọn Custom, bạn nhấn “Accept” > “Install” để bắt đầu cài đặt.

Cài đặt SQL Server - bước 2
Cài đặt SQL Server – bước 2

Bước 3: Quá trinh tải xuống sẽ được bắt đầu và thời gian trôi qua cho thao tác này có thể thay đổi tùy theo tốc độ kết nối Internet.

Cài đặt SQL Server - bước 3
Cài đặt SQL Server – bước 3

Bước 4: Ở cửa sổ SQL Server Installation Center, bạn chọn mục “New SQL Server stand-alone Installation or add features to an existing installation” và bắt đầu cài đặt.

Cài đặt SQL Server - bước 4
Cài đặt SQL Server – bước 4

Bước 5: Tại cửa sổ License Terms, nhấn chọn “I accept the license terms and Privacy Statement”, tiếp theo ấn “Next”.

Cài đặt SQL Server - bước 5
Cài đặt SQL Server – bước 5

Bước 6: Màn hình Global Rules sẽ được khởi chạy và thiết lập máy SQL Server sẽ được kiểm tra cấu hình máy tính, tiếp tục ấn “Next”.

Cài đặt SQL Server - bước 6
Cài đặt SQL Server – bước 6

Bước 7: Ở cửa sổ Install Rules tiếp theo, hệ thống sẽ kiểm tra các yêu cầu cần đạt. Ở phần này, thường mục Windows Firewall sẽ có dấu cảnh báo màu vàng, vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình cài đặt. Nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều, bạn bấm chọn “Next”.

Cài đặt SQL Server - bước 7
Cài đặt SQL Server – bước 7

Bước 8: Tại mục “Features Selection”, tích vào các mục “Database Engine Services”, “SQL Server Replication” “Client Tools Connectivity” để có đủ các chức năng cho việc học về cơ sở dữ liệu cơ bản. Rồi chọn “Next” để tiếp tục.

Cài đặt SQL Server - bước 8
Cài đặt SQL Server – bước 8

Bước 9: Với mục “Instance Configuration”, bạn sẽ đặt tên cho “Instance” với điều kiện chữ không dấu, không có khoảng trắng rồi nhấn “Next”.

Cài đặt SQL Server - bước 9
Cài đặt SQL Server – bước 9

Bước 10: Ở mục “Database Engine Configuration”, tích vào mục “Mix Mode” (chức năng bảo mật dữ liệu). Nhập mật khẩu cho tài khoản rồi nhấn “Add current User”. Tiếp theo chọn “Next”.

Cài đặt SQL Server - bước 10
Cài đặt SQL Server – bước 10

Bước 11: Bước cuối cùng, bạn nhấn “Install” và đợi quá trình cài đặt tự động hoàn tất rồi nhấn “Close” để kết thúc.

Cài đặt SQL Server - bước 11
Cài đặt SQL Server – bước 11

Như vậy, việc cài đặt bản SQL Server 2019 đã hoàn tất. Đối với các phiên bản khác bạn có thể thực hiện tương tự theo các bước trên.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về SQL Server Management Studio và cách cài đặt qua bài viết: Hướng dẫn download và cài đặt SQL Server Management Studio từ A-Z của Vietnix.

Những câu hỏi thường gặp về SQL Server

Ví dụ về SQL Server là gì?

SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, hoặc RDBMS, được phát triển và tiếp thị bởi Microsoft. Tương tự như các phần mềm RDBMS khác, SQL Server được xây dựng dựa trên SQL, một ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn để tương tác với cơ sở dữ liệu.

Sự khác nhau giữa SQL Server và MySQL là gì?

Cả SQL Server và MySQL đều là hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoặc RDBMS. MySQL là mã nguồn mở và được sử dụng miễn phí trong khi SQL Server là sản phẩm được cấp phép của Microsoft.
Về sở hữu và phát triển thì SQL Server được phát triển bởi Microsoft, còn MySQL thuộc sở hữu của Oracle. Về không gian lữu trữ, MySQL cần ít dung lượng lưu trữ hoạt động hơn, SQL Server cần một lượng lớn không gian lưu trữ hoạt động.

Lời kết

Trên đây là những thông tin tổng quan về SQL Server cho những người mới nhập môn. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu SQL Server là gì? những vấn đề tổng quan về SQL Server cũng như cách cài đặt phần mềm SQL Server trên máy tính. Chúc bạn nhanh chóng thành thạo phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu này.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Content Creator là gì? 7 kỹ năng cần có của Content Creator


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Content Creator là gì? Đây có phải là một trong những người quyết định sự phát triển sự hiện diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng đối với hầu hết các doanh nghiệp không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Content Creator là gì? 

Content Creator là những người sáng tạo nội dung, có trách nhiệm đưa ra các nội dung mới xuyên suốt từ ý tưởng đến khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng

Content Creator là gì?
Content Creator là gì?

Hiện nay, Content Creator đều phải trải qua nhiều bước trong quá trình tạo nội dung, cho dù là người sáng tạo kỹ thuật số hay đang làm việc trên các tài liệu in. 

Các dạng nội dung mà Content Creator này thường hay mang đến sẽ có tính giáo dục hoặc giải trí. Nó được tạo ra để thu hút sự quan tâm của nhóm đối tượng mà họ muốn hướng đến. 

Content Creator là gì? Họ được biết đến như người sáng tạo nội dung, còn được gọi là “người có ảnh hưởng”, vì họ thường có lượng lớn khán giả trên mạng xã hội. 

Đồng thời những người này còn làm việc với các thương hiệu về nội dung được tài trợ, quảng bá doanh nghiệp đến với người theo dõi họ. 

Content Creator là nghề gì? Đối với những người sáng tạo trên mạng xã hội làm việc trên một số nền tảng và nội dung được tạo riêng để cộng hưởng với những đối tượng mà họ hay các doanh nghiệp muốn họ hướng đến. 

Hiện nay, Content Creator cũng có thể là người nổi tiếng làm việc với tư cách là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Và nhờ đó mà họ đã tạo dựng được tên tuổi cũng như tăng lượng người theo dõi đáng kể.

Content Creatorcòn được gọi là “người có ảnh hưởng” vì họ thường có lượng lớn khán giả trên mạng xã hội
Content Creator còn được gọi là “người có ảnh hưởng” vì họ thường có lượng lớn khán giả trên mạng xã hội
Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Vì sao cần sáng tạo nội dung?

Không phải ngẫu nhiên mà những cá nhân hoặc doanh nghiệp lại rất coi trọng việc sáng tạo nội dung như thế sau khi biết Content Creator là gì. Lý do là vì nó mang lại những điều sau:

Xây dựng lòng tin 

Đừng tạo nội dung chỉ vì mục đích tạo nội dung đơn thuần có lợi cho mỗi bạn. Hãy cung cấp cho người xem của mình điều gì đó có giá trị đối với họ sau khi đọc xong hoặc nghe xong bài viết bạn chia sẻ. 

Điều này có thể thấy rõ nhất thông qua những nội dung giáo dục khán giả hoặc đơn giản chỉ là cung cấp cho họ một chút hài hước hoặc giải trí hàng ngày. Chính điều này làm cho thời gian của người xem trở nên đáng giá.

Xây dựng lòng tin 
Xây dựng lòng tin 

Đặc biệt, khi đã nhất quán được trong việc cung cấp nội dung tuyệt vời sẽ khiến người xem quay trở lại. Xa hơn nữa là tìm hiểu về cá nhân hay các dịch vụ của bạn đang cung cấp. 

Khi càng đầu tư nhiều thời gian vào việc xem nội dung của chính mình thì sẽ người đọc càng trở nên quen thuộc và tin tưởng hơn với bạn.

Nhận diện thương hiệu

Bằng cách tạo nội dung mới một cách nhất quán, bạn đang xây dựng một thư viện gồm các hình ảnh và tài nguyên tuyệt vời để xác định thương hiệu của riêng bạn hay cho bất kỳ một doanh nghiệp nào đó. 

Content Creator giúp nhận diện thương hiệu
Content Creator giúp nhận diện thương hiệu

Tất cả những phần nội dung này kết hợp với nhau chính là thứ tạo nên thương hiệu độc quyền. Bằng cách cung cấp nội dung phù hợp, sản phẩm hay thông điệp bạn đang muốn truyền tải sẽ trở nên dễ nhận biết và thuyết phục được người xem chọn mua hay sử dụng.

Sử dụng hình ảnh mạnh mẽ và sáng tạo trong nội dung sẽ thể hiện tính thẩm mỹ cho thương hiệu của bạn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với mạng xã hội. Yếu tố này quyết định phần nhiều xem bạn có muốn tiếp tục xem nội dung hay lướt qua nhanh.

Đừng nghĩ rằng tất cả những nội dung bạn đã làm ra chỉ đăng lên mạng xã hội hay website nào đó một lần. Nếu bạn thấy một hình ảnh hoặc bài viết cụ thể gây được tiếng vang lớn với người xem, hãy đăng lại. 

Hành động này chính là đang xây dựng nhận thức về thương hiệu. Đó là một nỗ lực tích lũy, vì vậy đừng nản lòng nếu ban đầu một phần nội dung không thành công như bạn mong đợi.  

Giúp cho việc làm SEO tốt hơn

Nếu bạn biết Content Creator là gì và am hiểu về SEO, chắc hẳn sẽ hiểu tầm quan trọng của việc sáng tạo nội dung có thể giúp tăng cơ hội để khách hàng tiềm năng tìm thấy bạn. 

Giúp cho việc làm SEO tốt hơn
Giúp cho việc làm SEO tốt hơn

Việc sử dụng các từ khóa trong mọi hình ảnh và bài viết có liên quan đến thương hiệu của bạn để khi có bất kỳ người nào tìm kiếm những từ khóa đó, trang web của bạn sẽ hiển thị trong những kết quả đầu tiên.

SEO có thể mất một thời gian để thực sự phát huy tác dụng, đó là lý do tại sao phải bắt đầu ngay bây giờ. Hãy xem lại những nội dung của bạn và chỉnh sửa chúng bằng cách thêm các từ khóa sao cho phù hợp.  

Mở rộng thêm nhiều khách hàng tiềm năng

Khi bạn chia sẻ một phần nội dung mới, bạn đang tăng cơ hội đưa sản phẩm, tác phẩm của mình đến với những người chưa biết đến. Khi khơi dậy sự quan tâm của ai đó với nội dung của mình đồng nghĩa với việc đang tạo mối quan hệ ban đầu hoặc tìm được khách hàng tiềm năng.

Sáng tạo nội dung có thể mở rộng khách hàng
Sáng tạo nội dung có thể mở rộng khách hàng

Hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Pinterest,… để chia sẻ nội dung của mình. Đó là nơi có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng. 

Ngoài ra tùy thuộc vào lĩnh vực mà bạn hay doanh nghiệp lựa chọn xem những kênh nào hoạt động tốt nhất và hướng sự tập trung vào chúng.

Đào sâu thêm kiến ​​thức chuyên môn 

Sau khi biết Content Creator là gì? Vậy điều gì khiến bạn trở nên giỏi nhất trong lĩnh vực của mình? Tại sao ai đó nên chọn bạn thay vì đối thủ cạnh tranh? 

Bên cạnh việc giúp khách hàng tiềm năng giải quyết một vấn đề, thường xuyên tạo nội dung là một cách tuyệt vời để xác định mức độ hiểu biết của bạn trong lĩnh vực của mình. 

Hãy thảo luận chuyên sâu về các chủ đề của bạn và chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng bạn biết rõ nhất về nội dung mình tạo ra về mặt kiến thức.

Đào sâu thêm kiến ​​thức chuyên môn 
Đào sâu thêm kiến ​​thức chuyên môn 

Nếu sáng tạo nội dung từng là một cách để tạo nên sự khác biệt, thì giờ đây nó là một kỹ thuật tiếp thị cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào trong thế giới công nghệ hiện đại. 

Cuối cùng, bạn sẽ tạo được niềm tin với người xem của mình. Nhờ đó sẽ đảm bảo rằng bạn luôn có một lượng khách hàng tiềm năng ổn định nhờ vào nội dung mang lại có giá trị.

Khác biệt giữa Content Creator với Content Writer, Copy Writer

Cho đến hiện nay vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 3 khái niệm: Content Creator là gì với Content Writer và Copy Writer là gì. Vậy làm sao để phân biệt?

Xét trên phương diện sáng tạo nội dung

  • Content Writer: Mang đến những nội dung thực sự hữu ích và có giá trị đến khách hàng. Thông qua những nội dung này là để tiếp cận, giúp khách hàng hiểu và có niềm tin dành cho thương hiệu cá nhân hay doanh nghiệp.
  • Copywriter: Tạo ra nội dung để hướng đến mục đích thu hút cái nhìn, sự chú ý của khách hàng và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
  • Content Creator: Tạo nội dung khác biệt giữa hàng trăm nghìn đối thủ trên thị trường. Vị trí này đòi hỏi sự khác biệt để giúp thương hiệu dễ “lọt vào mắt xanh” của các khách hàng tiềm năng.

Xét trên phương diện tiếp cận khách hàng

  • Content Writer: Dùng nội dung tiếp cận khách hàng theo hướng nhẹ nhàng, tạo dựng niềm tin dần dần. Họ cần đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu được chân dung cũng như hành trình mua hàng của khách hàng thật sâu sắc.
  • Copywriter: Dùng nội dung tiếp cận khách hàng theo hướng luôn đổi mới. Trong một số trường hợp để tạo sự hấp dẫn, chú ý của khách hàng, Copywriting chọn hướng đi “đánh nhanh thắng nhanh” để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Từ đó thúc đẩy sức mua hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp hoặc khẳng định thương hiệu cá nhân.
  • Content Creator: Dùng nội dung tiếp cận khách hàng qua nhiều kênh để thu hút rất nhiều khách hàng. Cách truyền tải của Content Creator sẽ chứa rất nhiều điều thú vị ở mức độ khiến người xem sẽ được trải nghiệm “mắt thấy tai nghe”.
Tạo nội dung khác biệt giữa hàng trăm nghìn đối thủ trên thị trường
Tạo nội dung khác biệt giữa hàng trăm nghìn đối thủ trên thị trường
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Công việc của một Content Creator là gì?

Content Creator là làm gì? Họ sẽ tạo ra tác phẩm trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm: truyền thông xã hội, blog, postcast, nền tảng video, đồ họa thông tin và hơn thế nữa. 

Thật ra, đây chỉ là bề mặt của những gì người tạo nội dung làm. Tùy thuộc vào nơi bạn làm việc và lĩnh vực là gì thì trách nhiệm của bạn sẽ rất khác nhau. 

Công việc của một Content Creator
Công việc của một Content Creator

Dù đã biết Content Creator là gì và hoạt động trong lĩnh vực nào thì cũng sẽ phải thực hiện một số nhiệm vụ này:

Phân tích thương hiệu 

Đánh giá thương hiệu bao gồm phong cách thiết kế, điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược,… của đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng ý tưởng, chiến lược, lập kế hoạch

Đây là một trong những công việc cực kỳ quan trọng của bất kỳ Content Creator trong lĩnh vực nào. Bạn cần phải thật chi tiết trong việc xây dựng ý tưởng ban đầu, từ đó lập ra chiến lược và có những kế hoạch cụ thể, để khi bắt tay vào thực hiện tránh được những sai sót hoặc lạc hướng. 

Phát triển ý tưởng nội dung

Là đáp án phổ biến nhất của câu hỏi công việc của content creator là gì. Họ sẽ phải vận dụng sự sáng tạo của mình thông qua việc phân tích nội dung có liên quan và hấp dẫn để mang lại kết quả.

Phát triển ý tưởng nội dung

Quản lý dự án 

Nhiều nhà sản xuất nội dung kỹ thuật số cũng được giao nhiệm vụ quản lý các dự án mà họ đang thực hiện. Đây là một trong những kỹ năng sẽ giúp bạn trong nhiều tình huống khác nhau.

Copywriting và Research 

Content Creator bao gồm cả công việc của Copywriting là tiến hành xây dựng nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội, các bài blog dài, bài tổng hợp các nghiên cứu,…

Content Creator bao gồm cả công việc của Copywriting là tiến hành xây dựng nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội
Content Creator bao gồm cả công việc của Copywriting là tiến hành xây dựng nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội

Thiết kế và hình ảnh

Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao nội dung và chất lượng của thương hiệu. Thiết kế có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc chia sẻ. Đôi lúc hình ảnh còn có giá trị bằng một nghìn lời nói.

Thiết kế có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc chia sẻ
Thiết kế có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong việc chia sẻ

Quay phim

Các nền tảng như YouTube và TikTok đã mở ra những con đường mới để kết nối với khán giả của bạn, xếp hạng và gắn nội dung trực tiếp với sản phẩm thông qua các video và đánh giá.

Content Creator có thể quay video
Content Creator có thể quay video

Biên tập

Đây là một kỹ năng quan trọng áp dụng cho viết quảng cáo, quay phim và thiết kế. Trang bị khả năng phát hiện sai sót hoặc lỗi chính tả sẽ giúp khách hàng hài lòng khi xem những nội dung của bạn.

SEO

Người viết nội dung website nên thành thạo các kiến ​​thức cơ bản về SEO và áp dụng chúng để có khả năng hiển thị tốt nhất. SEO không chỉ là nội dung bài viết mà còn là trên các video và tối ưu hóa hình ảnh sẽ giúp xếp hạng nội dung.

Quảng cáo

Khi nội dung được tạo, bạn sẽ muốn nó đạt được nhiều người biết đến nhất có thể. Bước cuối cùng nhưng rất quan trọng này trong quy trình nội dung có thể bao gồm xây dựng liên kết thủ công, tạo email cho người đăng ký, quảng cáo hàng hoặc tương tác xã hội.

Quảng cáo
Quảng cáo

Đo lường, đánh giá hiệu quả

Sau khi thực hiện tất cả các công việc trên, cuối cùng Content Creator sẽ phải triển khai, đánh giá để có những điều chỉnh cho phù hợp và xây dựng phương án dự phòng kịp thời để có được hiệu quả vượt trội.

Những kỹ năng để trở thành Content Creator thành công

Điều thực sự khiến ai đó xuất sắc trong lĩnh vực bất kỳ lĩnh vực nào là thực hành những thói quen tốt và dành thời gian để cải thiện. 

Bạn không cần phải bắt đầu như một Content Creator tuyệt vời nhất. Nhưng bạn hoàn toàn có thể thành công và cải thiện được kỹ năng của mình nếu bạn nỗ lực. 

Dưới đây là danh sách các phương pháp và mẹo khác nhau để khi đã hiểu rõ Content Creator là gì sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn trên con đường đã lựa chọn

Biết rõ công việc của mình

Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, hãy tìm hiểu nó thật kỹ lưỡng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn bắt đầu tạo nội dung cho lĩnh vực mà bạn không quen thuộc. Nhưng bạn cũng nên nghiên cứu các lĩnh vực mà bạn đã cảm thấy quen thuộc. 

Content Creator phải hiểu về công việc của mình
Content Creator phải hiểu về công việc của mình

Nội dung nên phù hợp với thời đại, tìm các xu hướng từ khóa mới nổi bằng cách sử dụng các công cụ như Google xu hướng và tin tức trong ngành để kịp thời nắm bắt và giữ cho nội dung phù hợp.

Ưu tiên ý định của người xem

Các bản cập nhật thuật toán của Google sẽ chỉ ra tầm quan trọng của việc tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời. 

Mặc dù trải nghiệm người dùng nhờ vào nhiều yếu tố nhưng trong số đó không thể phủ nhận cấu trúc và mức độ dễ đọc hiểu nội dung của bạn tạo ra.

Khi tạo ra các ý tưởng cho một nội dung, người dùng cuối mà bạn hướng đến phải luôn là người ưu tiên. Hãy suy nghĩ về những thông tin họ đang tìm kiếm và cách đáp ứng tốt nhất thông qua thứ tự nội dung, thiết kế và định dạng. 

Tìm kiếm ý tưởng ở những nơi bình thường và khác thường

Quá trình sáng tạo nội dung thật sự mang đến nhiều thử thách. Một mẹo nhỏ là hãy thử tìm cảm hứng trong các nội dung liên quan và chiến lược của đối thủ cạnh tranh. 

Content Creator liên tục tìm kiếm những ý tưởng mới
Content Creator liên tục tìm kiếm những ý tưởng mới

Một người tạo nội dung giỏi sẽ luôn tìm kiếm những cách sáng tạo để truyền tải thông tin khiến nó trở nên thú vị hơn. Đôi lúc bạn có thể tìm thấy cảm hứng ở những nơi không ngờ tới để tạo ra nội dung hấp dẫn.

Lựa chọn doanh nghiệp hoặc đội nhóm có tính tổ chức

Chọn được một doanh nghiệp hay team tuyệt vời sẽ giúp bạn phát triển thêm nhiều kỹ năng chuyên môn và kiểm soát tốt thời hạn hoàn thành công việc của bạn. 

Hãy thử tìm kiếm xem đâu mới là nơi phù hợp cho bạn. Nếu bạn có hy vọng quản lý thành công trong việc sản xuất nội dung hoặc thực hiện nhiều công việc tự do cùng một lúc, chọn đúng tổ chức chính là chìa khóa.

Trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong một mối quan hệ hợp tác kinh doanh thành công dù bạn là nhà sáng tạo nội dung tự do hay làm việc cho công ty nào đó. 

Trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp

Hãy nâng cao kỹ năng giao tiếp để truyền tải thông tin qua lời nói thì mới có thể diễn đạt suôn sẻ câu từ. Đồng thời đừng quên cập nhật cho đồng nghiệp và khách hàng về thời hạn, hiệu suất hợp lý ngay từ đầu. Nếu bất kỳ yếu tố nào thay đổi, hãy thông báo chúng càng sớm càng tốt.

Phân tích kết quả và học hỏi rút kinh nghiệm từ đó

Trước khi tham gia vào bất kỳ dự án nào, cần có một thỏa thuận về khả năng thành công một cách cụ thể. Sau khi dự án đó hoạt động, hãy bắt đầu theo dõi hiệu suất thực tế của nó so với kết quả mong đợi. 

Thành công của nội dung được đo lường bởi nhiều thứ bao gồm tăng lưu lượng truy cập trang web, tỷ lệ chuyển đổi, giá trị lưu lượng truy cập, số lượng liên kết mà nó tạo ra và hơn thế nữa.

Content Creator biết phân tích và không ngừng học hỏi 
Content Creator biết phân tích và không ngừng học hỏi 

Những người sáng tạo nội dung sẽ phân tích chuyên sâu để chọn ra những gì hiệu quả, những gì không, tại sao nó hoạt động hoặc không hoạt động và đưa ra cách thực hiện các cải tiến hợp lý. 

Những điều cần lưu ý này nên được trao đổi với nhóm làm việc hoặc khách hàng của bạn, nó thể hiện sự quan tâm và tính chuyên nghiệp.

Cư xử như người mà bạn muốn làm việc cùng

Cuối cùng, quy tắc cơ bản để trở thành một Creator Content thành công là đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử. Danh tiếng đi nhanh và gắn bó với bạn lâu hơn bạn nghĩ. 

Điều quan trọng là bạn phải nỗ lực hết mình và khẳng định giá trị bản thân, thương hiệu của khách hàng của bạn một cách duyên dáng, chuyên nghiệp.

Hãy luôn làm việc với thái độ tích cực, chỉ góp ý trên tinh thần xây dựng. Đừng giữ cái tôi quá lớn, hãy khiêm tốn vì bạn không bao giờ biết mình có thể học hỏi từ ai tiếp theo. 

Bên cạnh đó, hãy giúp tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, khích lệ đồng nghiệp khi họ gặp khó khăn sẽ là nền tảng gốc rễ cho những thành công của bạn.

Kỹ năng quan sát

Đừng xem thường việc quan sát những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh cuộc sống của bạn. Bởi biết đâu đó sẽ là những chất liệu quý giá để một Content Creator có thể ứng dụng tốt trong lĩnh vực mình đang thực hiện.

Rèn luyện kỹ năng quan sát
Rèn luyện kỹ năng quan sát

Kỹ năng đọc và diễn đạt ngôn ngữ viết

Đọc và diễn đạt được những ý tưởng của mình thành bài viết, văn bản là yếu tố cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn trở thành Content Creator chuyên nghiệp.

Khi bạn diễn đạt thành công ngôn ngữ của chính mình, đồng nghĩa với việc sẽ lan tỏa trọn vẹn những thông điệp hay ý tưởng đến được với nhiều người hơn. 

Kỹ năng tư duy hình ảnh

Đừng nghĩ rằng Content Creator là chỉ làm những công việc liên quan đến con chữ. Thực tế mà nói, văn bản và hình ảnh đều là “Content” và chúng luôn song hành cùng nhau. Vì thế hãy rèn cho mình có tư duy tốt về mặt hình ảnh, chúng sẽ rất tốt cho công việc của bạn sau này.

Cần có kỹ năng tư duy hình ảnh
Cần có kỹ năng tư duy hình ảnh

Học thêm công cụ hỗ trợ việc sáng tạo nội dung

Bạn sẽ phải ngày càng nâng cấp kiến thức của mình hơn để có thể tồn tại và đi lâu dài với công việc này. Thế nên đừng bỏ qua các công cụ rất bổ ích như: Canva, Trello, Blog Topic Generator, 750 Words, SEMrush, AnswerThePublic, Power Thesaurus,…

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Lời kết

Sau khi đã biết Content Creator là gì cũng như làm sao để làm tốt công việc này, Vietnix hi vọng rằng bạn đã có thêm kiến thức để bắt đầu hành trình trở thành một content creator chuyên nghiệp.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Phân tích ma trận SWOT của Viettel chi tiết nhất


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Được đánh giá là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Không những phát triển mạnh mẽ trong nước mà Viettel còn đầu tư ra cả thị trường nước ngoài và có số lượng khách hàng lớn trên thế giới. Hãy cùng Vietnix phân tích ma trận SWOT của Viettel đã được thực hiện như thế nào, để đạt được vị thế như ngày hôm nay nhé.

Giới thiệu về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Viettel thành lập vào ngày 01/06/1989, với tên gọi đầu tiên là Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO). Cho đến 02/2003, được đổi tên lần đầu thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh chủng Thông tin. Cuối cùng, đến ngày 05/01/2018 được đổi tên chính thức thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel.

Trụ sở chính của Viettel được đặt tại: Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Viettel đang là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam. Không chỉ phát triển kinh doanh mạnh mẽ ở trong nước, mà Viettel còn đang triển khai đầu tư, hoạt động và kinh doanh tại 10 quốc gia khác nhau, với hơn 50.000 nhân viên, nằm rải rác trong 3 châu lục gồm châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Quy mô thị trường ở 3 châu lục này là 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần so với dân số Việt Nam.

Năm 2019, Viettel thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao cung cấp ra thị trường. Nằm trong Top 40 công ty viễn thông lớn nhất trên thế giới về nguồn doanh thu.

Những con sô ấn tượng về tập đoàn Viettel

Nguồn: https://viettel.com.vn/vi/ve-viettel/

Lĩnh vực kinh doanh chính của Viettel là cung cấp các sản phẩm – dịch vụ viễn thông, internet tốc độ cao, smartphone, dịch vụ tin nhắn, cung cấp ứng dụng giải trí trên mạng điện thoại di động,… Bên cạnh viễn thông, Viettel còn đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây dựng công trình, thương mại và xuất nhập khẩu, dữ liệu quốc tế.

Sản phẩm nổi bật của Tập đoàn Viễn Thông Quân đội Viettel hiện tại chính là mạng di động Viettel mobile và Viettel Telecom.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Phân tích điểm nổi bật trong ma trận SWOT của Viettel

Ma trận SWOT vốn không xa lạ và gần như mọi doanh nghiệp đều áp dụng trong chiến lược marketing và kinh doanh của mình. Vậy SWOT của một tập đoàn viễn thông hàng đầu có gì đáng lưu ý? Cùng Vietnix phân tích chi tiết trong phần dưới đây.

ma trận swot của viettel
Ma trận SWOT của Viettel có gì đặc biệt?

1. Strengths – Điểm mạnh của Viettel

Vietnix chỉ ra 8 điểm mạnh mà Viettel hiện đang triển khai được như sau:

Nguồn tài chính dồi dào, ổn định

Yếu tố tài chính của Viettel rất dồi dào và ổn định. Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng với 100% nguồn vốn nhà nước, có tổng số vốn điều lệ là 50 nghìn tỷ đồng (trong đó chỉ có khoảng 6 nghìn tỷ đồng còn nợ để mua thiết bị trả chậm). Những hoạt động đầu tư của Viettel chủ yếu là nguồn vốn tự kiếm, rất ít khi phải vay ngân hàng.

Văn hóa của Viettel

Ngay từ khi mới thành lập, Viettel đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn hóa công ty. Không chỉ dừng lại ở những giá trị chung chung có thể áp dụng ở bất cứ nơi nào, mà những giá trị này được ra đời nhờ đội ngũ tư vấn luôn không ngừng quan sát, nghiên cứu và thích nghi với thời cuộc. Tại Viettel văn hóa công ty bắt buộc phải thay đổi.

Điều này được thể hiện rõ trong sự thay đổi giá trị cốt lõi. Trước kia, văn hóa Viettel chỉ được gói gọn trong 3 giá trị: Caring (Quan Tâm), Innovative (Sáng Tạo) và Passionate (Khát khao). Giờ đây cả ba giá trị này đã được kết tinh thành một triết lý thương hiệu sâu sắc là Diversity (Cộng hưởng tạo sự khác biệt).

Trước sự phát triển của công nghệ và ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0, Viettel đã đối mới giá trị của mình để mang tới văn hóa doanh nghiệp hiện đại hơn, tạo môi trường làm việc trẻ trung, năng động. Đảm bảo những giá trị cũ sẽ không bao giờ bị mất đi, mà chỉ được hòa trộn, để giúp phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

Văn hóa doanh nghiệp Viettel đã được thể hiện ở 8 giá trị cốt lõi sau:

  • Thực tiễn chính là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.
  • Trưởng thành lên qua những thách thức và thất bại.
  • Sáng tạo là nguồn sống.
  • Thích ứng nhanh chóng là sức mạnh cạnh tranh.
  • Tư duy hệ thống (toàn thể).
  • Kết hợp văn hóa Đông Tây.
  • Xây dựng truyền thống và cách làm của người lính.
  • Chung sống trong ngôi nhà chung mang tên Viettel.

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất

Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” thể hiện Viettel quan tâm, lắng nghe và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng. Để cùng họ cải thiện và sản xuất ra các sản phẩm – dịch vụ ngày càng chất lượng hơn.

Theo khảo sát trên tổng số 1000 khách hàng (trong đó, 510 khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động của Viettel và 490 khách hàng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng khác) của NielsenIQ được tiến hành vào ngày 06/09/2021, có đến 85% khách hàng trên tổng số khách hàng sẵn sàng giới thiệu dịch vụ của Viettel cho người thân, bạn bè của mình. Đây là con số ấn tượng, khẳng định giá trị thương hiệu của Viettel trên thị trường viễn thông di động ở Việt Nam.

Bảng khảo sát dựa trên 5 tiêu chí về chất lượng dịch vụ bao gồm: Chất lượng sóng, tốc độ kết nối vào thời gian cao điểm, chất lượng dịch vụ và giá cước, tốc độ đăng tải dữ liệu.

Một trong những điểm mạnh nổi bật trong ma trận SWOT của Viettel chính là được nhiều khách hàng hài lòng và tin tưởng sử dụng sản phẩm – dịch vụ viễn thông nhờ vào: Độ phủ sóng vượt trội, chất lượng dịch vụ được nâng cấp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu liên lạc của khách hàng, tốc độ đường truyền Internet cao.

Độ nổi tiếng của thương hiệu

Năm 2019, Viettel được Brand Finance định giá thương hiệu là 4,3 tỷ USD và thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới. Nhưng chỉ đến giữa năm 2022, giá trị thương hiệu của Viettel đã lên tới hơn 8,7 tỷ USD. Đây là con số được xác nhận là cao nhất trong lịch sử phát triển của tập đoàn từ trước cho đến nay. Thuộc Top 2 tại thương hiệu viễn thông giá trị nhất Châu Á và Top 18 thế giới. Vươn lên top 227 thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Giá trị thương hiệu của Viettel
Giá trị thương hiệu của Viettel

Cuối năm 2020, chân dung thương hiệu của Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, trong thị trường viễn thông, được tổ chức bởi VCCI phối hợp cùng với công ty Life Media, AC Nielsen.

Cơ cấu tổ chức

Viettel là thuộc Bộ Quốc Phòng quản lý. Chịu toàn bộ trách nhiệm, kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao. Thực hiện quyền chủ sở hữu và kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông và công nghệ thông tin theo quу định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Viettel gồm 1 công ty mẹ và các công ty con. Trong đó, công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng. Các công ty con, doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, phối hợp với công ty mẹ thực hiện nhiệm ᴠụ ѕản хuất kinh doanh, và thực hiện nhiệm ᴠụ quân ѕự – quốc phòng. 

Một số công ty trong cơ cấu tổ chức của tập đoàn Viettel
Một số công ty trong cơ cấu tổ chức của tập đoàn Viettel

Tất cả đều gắn bó chặt chẽ và hợp tác lâu dài ᴠới nhau để thực hiện nhiệm ᴠụ, phát triển lợi ích kinh tế, công nghệ, và thị trường. Ngoài ra còn phát triển các dịch ᴠụ kinh doanh khác. Các doanh nghiệp dưới trướng của công ty mẹ tự chủ trong mọi quyết định, tổ chức ᴠà hoạt động kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm pháp lý.

Việc điều hành hoạt động của tập đoàn Viettel sẽ do Tổng Giám Đốc quyết định. Chủ tịch Viettel sẽ do Thủ tướng bổ nhiệm dựa trên đề nghị của Bộ Quốc phòng ᴠà ѕau khi đã thống nhất ý kiến của Ban cán ѕự Đảng Chính phủ.

Thị phần của Viettel

Hiện nay, Viettel là doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực truyền thông ở Việt Nam, chiếm khoảng 44% thị phần di động của cả nước. Đây là điểm mạnh trong ma trận SWOT của Viettel. 

Trên thị trường quốc tế, Viettel đã đầu tư quy mô phát triển mạnh mẽ. Trở thành một nhà cung cấp đa dịch vụ viễn thông, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trải dài 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Phi với quy mô thị trường tiềm năng lên đến 270 triệu dân.

Hiệu quả và năng lực hoạt động

Các hiệu quả đáng ngưỡng mộ mà Viettel đã làm được trong suốt quãng thời gian hoạt động của mình như:

  • Chỉ với hơn 10 năm hoạt động đã là 1 trong 3 nhà mạng chủ chốt tại Việt Nam.
  • Nằm trong Top 15 doanh nghiệp viễn thông có tốc độ phát triển nhanh chóng nhất thế giới.
  • Viettel với định giá thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD, đã đứng thứ nhất tại Đông Nam Á và đứng thứ 9 tại Châu Á. Xếp hạng thứ 28 trên tổng số 150 nhà mạng giá trị nhất trên thế giới.
  • Giữ vững ngôi vị số 1 về bằng sáng chế (BSC) được bảo hộ độc quyền tại Hoa Kỳ.
  • Ngày 30/11/2020, Viettel công bố chính thức khai trương kinh doanh thử nghiệm mạng 5G tại Việt Nam.
  • Năm 2020, đạt chứng nhận “Best in Test” từ Công ty đo kiểm viễn thông hàng đầu thế giới – Umlaut.
  • Đạt giải Bạc sản phẩm viễn thông mới xuất sắc nhất trong giải thưởng Kinh doanh quốc tế 2020, cho gói data siêu tốc ST15K.
  • Năm 2018, đạt giải Nhất về hạng mục Fintech, trong khung giải thưởng APICTA 2018 cho sản phẩm ViettelPay.
  • Giải bạc hạng mục “Dịch vụ khách hàng mới của năm” nằm trong hệ thống giải thưởng quốc tế Stevie Awards 2014, cho Dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc của Viettel.
  • Ngày 04/06/2009, Frost & Sullivan đã trao thưởng Viettel là “Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại các thị trường đang phát triển”. Đồng thời là “Nhà cung cấp dịch vụ data di động tốt nhất Việt Nam năm 2019”.

Đội ngũ nhân lực trẻ, năng động

Viettel đang là một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam có số lượng nhân viên đông đảo, tính đến đầu năm 2022 có hơn 70.000 người nằm rải rác khắp 11 quốc gia. Với số lượng nhân sự lớn như vậy đòi hỏi Viettel phải có chiến lược quản lý phù hợp để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong 5 năm trở lại đây, Viettel đã tiến hành tuyển hơn 4.200 nhân sự với độ tuổi khoảng 24 – 25 tuổi, để phục vụ lĩnh vực công nghệ cao. Phải đến 40% lãnh đạo, quản lý nằm trong độ tuổi dưới 35. Khác hẳn so với các làm của nhiều doanh nghiệp lâu năm khác, Viettel không ngại trao cơ hội phát triển và sắp xếp những vị trí cốt cán cho nhân sự trẻ tuổi đảm nhận. Giờ đây, tốc độ thăng tiến hoàn toàn là sự vào năng lực.

2. Weaknesses – Điểm yếu của Viettel

Bên cạnh các điểm mạnh nổi bật, thì Viettel cũng sẽ có những điểm yếu cần phải khắc phục như sau:

Không có kinh nghiệm quản lý chuyên sâu

Là công ty trực thuộc của Bộ Quốc Phòng, tất cả ban quản trị đều xuất thân từ những người lính không được đào tạo kỹ năng quản trị chuyên sâu, nên trong nhiều khâu quản lý còn tương đối cứng nhắc và không phù hợp với thị trường hiện tại. Việc triển khai quản lý, điều hành còn bị tác động nhiều bởi bên thứ 3 như quốc phòng – an ninh.

Hơn nữa, dù được đầu tư quy mô phát triển thị trường rộng khắp nhưng mạng lưới của Viettel vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu người dùng hiện nay. Gặp nhiều khó khăn trong vận hành và quản lý, vì không có đồng bộ được các hoạt động kinh doanh.

Vốn kinh doanh còn hạn chế

Để đẩy mạnh phát triển thị trường nước ngoài, cho nên một số khu vực Tổng công ty Viettel Global đang đầu tư cần được cung cấp thêm USD, làm cho các công ty con trong nước không có sẵn nguồn USD để thanh lý hợp đồng mua thiết bị. Do vậy, dẫn tới khoản nợ ngân hàng khoảng 6.000 tỷ đồng cho việc mua thiết bị trả chậm. Đây cũng là một trong nhiều điểm yếu phổ biến khó khắc phục được trong mô hình SWOT của Viettel.

Chất lượng sản phẩm – dịch vụ

Nhiều danh mục sản phẩm, dịch vụ không hoạt động hiệu quả như Viettel mong đợi, duy trì hoạt động còn phát sinh lỗ nhiều hơn, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Do thành lập lâu năm, nên các đối thủ đến sau chỉ cần nhìn theo và đưa ra những sản phẩm tương tự có mức giá tốt hơn, với mức chi phí bỏ ra thấp hơn. 

Có rất nhiều hạng mục cũ lạc hậu không còn phù hợp với thị trường hiện nay, nhưng vẫn chưa đưa ra được phương án giải quyết hiệu quả, gây lãng phí ngân sách quản lý và sửa chữa.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Viettel đang ngày càng phát triển nhanh chóng, mạng lưới kinh doanh mở rộng, nguồn nhân sự tăng cao, kéo theo đó là số lượng khách hàng cũng tăng nhanh chóng. Đội ngũ chăm sóc khách hàng không thể đáp ứng được nhu cầu cho tất cả người tiêu dùng. Hầu hết nhân sự không đảm bảo được mức độ chuyên nghiệp, số lượng có trình độ chuyên môn cao rất ít.  

Khách hàng thường xuyên về hiện tượng tin nhắn rác, sóng 3G không đủ mạnh còn chập chờn, sóng 5G tốn quá nhiều dung lượng, dù cho Viettel đã liên tục cải thiện chất lượng.

Còn một lý do nữa làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ đó chính là sự phát triển nhanh chóng của thị trường công nghệ. Viettel luôn phải cập nhập các công nghệ mới khiến cho việc đầu tư hay chất lượng cơ sở hạ tầng không thể hoàn thiện ngay được.

3. Opportunities – Cơ hội của Viettel

Việc đầu tư phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế đã tạo ra cơ hội lớn trong ma trận SWOT của Viettel, đặc biệt là đối với các nước láng giềng như Lào hay Campuchia.

Mở rộng thị trường kinh doanh tạo ra nhiều tiềm năng mới 

Tính đến nay vừa tròn 16 năm (từ tháng 6/2006, bắt đầu từ Campuchia) Viettel hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Với 11 quốc gia triển khai hoạt động kinh doanh (tính cả Việt Nam), Viettel hoàn toàn có thể mở rộng kinh doanh sang nhiều thị trường mới có nhiều tiềm năng hơn, giúp đặt mục tiêu phủ sóng thế giới hiệu quả.

Chính sách kích thích doanh nghiệp phát triển của chính phủ

Nhằm chiếm lĩnh thêm thị phần và xâm nhập sâu vào thị trường quốc tế, chính phủ đang triển khai chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế như Viettel mở rộng đầu tư hợp tác ra nước ngoài. Đặc biệt là ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 

Để tạo cơ hội cho tập đoàn Viettel phát triển mạnh mẽ hơn nữa, chính phủ hạn chế việc thành lập mới các công ty viễn thông di động trên thị trường, thực hiện nghiêm ngặt điều khoản đăng ký kinh doanh.

Tốc độ phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin

Trong hai năm 2019 và 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra rất phức tạp, khiến cho hầu hết thị trường kinh doanh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quy trình sản xuất bị đình trệ trong thời gian dài, chuỗi cung ứng bị tạm ngưng, giá cả hàng hóa tăng cao,… Nhưng ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông vẫn duy trì hoạt động mạnh mẽ, trở thành điểm sáng cho nền kinh tế của quốc gia trong mùa dịch.

Nếu nhìn theo mặt tích cực, nhờ có dịch Covid-19 mà ngành công nghệ thông tin của Viettel đã có cơ hội tăng trưởng vượt bậc, đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội. Số lượng người tiêu dùng sử dụng thuê bao tăng lên chóng mặt, dịch vụ Internet và dịch vụ chuyển phát cũng đem lại nguồn doanh thu lớn cho Viettel.

4. Threats – Thách thức của Viettel

Có cơ hội thì chắc chắn sẽ có thách thức, dưới đây là 4 thách thức lớn trong ma trận SWOT của Viettel:

Sự khốc liệt của thị trường cạnh tranh 

Là 1 trong 3 nhà mạng chủ chốt trong nước được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng, Viettel phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt đến từ 2 nhà mạng cạnh tranh lớn là Vinaphone, Mobifone. Ngoài ra, cũng không nên bỏ qua các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn đang kinh doanh cùng ngành.

Ở thị trường nước ngoài, Viettel chỉ là doanh nghiệp mới gia nhập không lâu, cho nên sẽ có phần yếu thế hơn các đơn vị viễn thông di động đã có chỗ đứng tại quốc gia của họ.

Triển khai chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường

Một thách thức vô cùng lớn khi gia nhập thị trường nước ngoài trong ma trận SWOT của Viettel đó là sự thích nghi, sự hài lòng của khách hàng, mức độ cạnh tranh của đối thủ hoạt động cùng lĩnh vực.

Để tạo ra sự khác biệt trên thị trường, giúp chiếm lĩnh thị phần nhanh chóng thì Viettel cần phải hạ thấp giá thành sản phẩm – dịch vụ của mình, nhất là ở thời gian đầu mới xâm nhập vào một quốc gia.

Ngoài ra, Viettel cũng có thể sử dụng các chương trình ưu đãi nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Nhu cầu về đa dạng hóa dịch vụ

Viettel luôn không ngừng cải thiện chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Khi thâm nhập vào thị trường quốc gia khác, Viettel luôn giữ giá thành dịch vụ thấp hơn so với thị trường chung, tạo ra sự biệt lớn cho sản phẩm, triển khai thêm thật nhiều chương trình ưu đãi để giúp tăng lượng người dùng nhanh chóng.

Thay đổi của hệ thống pháp luật

Chính phủ đang triển khai sửa đổi điều lệ trong hệ thống luật, văn bản dưới luật quá nhiều, điều này làm giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Ngoài ra, những quy định pháp luật kinh doanh ở thị trường nước ngoài, sở thích và phong tục tập quán của người dân bản địa cũng là một thách thức rất lớn cho Viettel.

>> Để có thêm góc nhìn về một doanh nghiệp lớn khác tại Việt Nam, mời bạn tham khảo bài viết: Phân tích chi tiết ma trận SWOT của Vinamilk

Lời kết

Trên đây là phân tích về ma trận SWOT của Viettel. Hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về điểm mạnh, mặt còn hạn chế, cơ hội và thánh thức của Viettel, qua đó tích lũy thêm kinh nghiệm vào chiến lượt kinh doanh. Chúc bạn thành công!

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Facebook Watch là gì? Vai trò quan trọng với doanh nghiệp


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Để cạnh tranh trực tiếp với ông lớn Youtube, Facebook đã cho ra mắt tính năng xem video mới có tên là Facebook Watch. Vậy Facebook Watch là gì và tính năng này có gì đặc biệt so với những ứng dụng xem video khác? Hãy để Vietnix thay bạn giải đáp những câu hỏi ấy thông qua bài viết dưới đây

Facebook Watch là gì?

Facebook Watch là một nền tảng video trực tuyến mới do Facebook phát triểnđã được ra mắt chính thức vào tháng 8/2017. Nền tảng này sẽ bao gồm nhiều loại video với đa dạng các chủ đề khác nhau từ phim tài liệu, phóng sự cho đến các sự kiện âm nhạc, thể thao trực tiếp,…

Facebook là một nền tảng video trực tuyến mới do Facebook phát triển và đã được ra mắt chính thức vào tháng 8/2017
Facebook là một nền tảng video trực tuyến mới do Facebook phát triển và đã được ra mắt chính thức vào tháng 8/2017

Ban đầu Facebook Watch chỉ cấp quyền cho một số lượng người dùng, nhà sáng tạo nội dung tại Mỹ được phép đăng tải video trên nền tảng này. Tuy nhiên hiện nay, số lượng các nhà xuất bản video ngày càng tăng và đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.

Mỗi video được đăng tải có thể thu hút từ hàng trăm đến hàng triệu lượt xem và tương tác mỗi ngày. Hiện nay người dùng có thể trải nghiệm Facebook Watch thông qua nhiều thiết bị hỗ trợ phổ biến như smartphone, laptop, PC, tablet, TV,…

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Trải nghiệm người dùng trên Facebook Watch

Trên thực tế, sự ra đời của nền tảng Watch được các chuyên gia đánh giá là sẽ giúp ông lớn Facebook có thể cạnh tranh trực tiếp và sòng phẳng với Youtube. Thông qua Facebook Watch, người dùng có thể tìm thấy những chủ đề mà mình mong muốn hoặc các video livestream từ người nổi tiếng.

Nền tảng Watch được các chuyên gia đánh giá là sẽ giúp ông lớn Facebook có thể cạnh tranh với Youtube
Nền tảng Watch được các chuyên gia đánh giá là sẽ giúp ông lớn Facebook có thể cạnh tranh với Youtube

Ngoài ra nền tảng này còn cung cấp cho người xem một danh sách các nghệ sĩ, thương hiệu hoặc chương trình đang được xem nhiều nhất bởi bạn bè hoặc cộng đồng. Rõ ràng, cách mà Facebook Watch phát triển được nhận xét là có phần tương tự như cách Youtube hoạt động từ trước đến nay.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia dự đoán trong tương lai, Facebook Watch có thể vượt mặt Youtube và trở thành nền tảng mạng xã hội dành riêng cho video. Nhờ đó, người dùng Facebook có thể chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất hành tinh này và dễ dàng kiếm thêm thu nhập từ chúng.

Video trên Facebook Watch có gì?

Hiện nay Facebook cho phép người dùng được tạo ra một kênh video dành riêng cho mình tương tự như Channel của Youtube. Tại kênh video của mình, người dùng có thể tự do đăng tải các video với nhiều chủ đề khác nhau. Chẳng hạn như video giải trí, hài hước, video mẹo vặt, hướng dẫn nấu ăn, gấp quần áo, video live stream,….

Thông qua những video được đăng tải, bạn có thể xây dựng nên một cộng đồng những người dùng quan tâm đến nội dung video. Từ đó khai thác chúng để tạo ra lợi nhuận cho bản thân.

Bạn có thể xây dựng nên một cộng đồng những người dùng quan tâm đến nội dung video
Bạn có thể xây dựng nên một cộng đồng những người dùng quan tâm đến nội dung video

Thông thường, các video trên nền tảng Facebook Watch sẽ được sắp xếp theo từng chủ đề hoặc mức độ quan tâm từ người dùng Facebook. Cụ thể như sau:

  • Mục Most Talked About: Nơi người dùng tìm thấy các chương trình talk show nổi tiếng.
  • Mục What‘s Making People Laugh: Tổng hợp những video hài hước, vui nhộn.
  • Mục What Friends Are Watching: Tổng hợp những chương trình đang được theo dõi bởi bạn bè của bạn.
  • Và còn rất nhiều chuyên mục khác nữa mà bạn có thể từ từ tìm hiểu và khám phá thông qua nền tảng này.
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Cách Facebook Watch kiếm tiền

Chắc hẳn nhiều bạn cũng sẽ thắc mắc rằng Facebook Watch kiếm tiền từ đâu? Câu trả lời chính là dựa trên tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận quảng cáo có được từ việc đăng tải các video nền tảng này. Trong đó 55% doanh thu quảng cáo sẽ dành cho chủ nhân của video trong khi 45% còn lại sẽ thuộc về Facebook.

>> Để kiếm tiền trên Facebook bạn có thể xem qua 10 cách kiếm tiền trên Facebook phổ biến nhất hiện nay

Điểm khác biệt của Facebook Watch với các ứng dụng khác

Mặc dù có cơ chế hoạt động tương tự như Youtube thế nhưng Facebook Watch vẫn sở hữu những đặc điểm riêng và nổi bật hơn so với các ứng dụng khác. Một số điểm khác biệt của nền tảng này có thể kể đến như:

  • Khi xem video trên Facebook Watch, người dùng có thể comment, đánh giá hoặc gửi phản hồi bằng các emoji, icon bên dưới phần bình luận của video.
  • Nội dung video trên nền tảng Watch của Facebook là độc quyền và bạn không thể xem được trên những ứng dụng khác.
  • Việc xem video trên Facebook Watch là hoàn toàn miễn phí. Tất cả những gì bạn cần làm là đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình và nhấp vào tab Watch để bắt đầu xem video.
  • Facebook Watch giúp người dùng có thể tiếp cận và tham gia vào các nhóm trên Facebook, nơi tập hợp những đối tượng người dùng đang dành sự quan tâm đặc biệt cho một chương trình hoặc chủ đề nào đó.
  • Các đối tác sản xuất video trên Facebook sẽ nhận được lợi nhuận khổng lồ thông qua việc lồng ghép đoạn quảng cáo trước mỗi video được đăng tải. Người dùng sẽ không được phép bỏ qua đoạn quảng cáo này nếu muốn xem tiếp nội dung của video.
  • Cá nhân hóa người dùng xem video – điều mà các nền tảng khác chưa từng thực hiện.
Video trên Facebook Watch, có thể comment, đánh giá bằng các emoji, icon bên dưới phần bình luận của video
Video trên Facebook Watch, có thể comment, đánh giá bằng các emoji, icon bên dưới phần bình luận của video
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Social Viewing là gì?

Social Viewing là một tiện ích mới của Facebook Watch cho phép người dùng có thể theo dõi video mà mình yêu thích cùng với người thân hoặc bạn bè của họ. Hoặc bạn cũng có thể thông qua tính năng này để tìm kiếm và kết nối với những người dùng Facebook khác có cùng sở thích xem video giống như bạn. Để làm được điều đó, Facebook Watch cung cấp cho người dùng 3 giải pháp hỗ trợ, bao gồm:

  • Đề xuất cá nhân hóa trong tab Discover. Người dùng Facebook có thể sử dụng một số danh mục thú vị như “Most Talked About”, “What’s Making People Laugh”, “Shows Your Friends Are Watching” để xem các chủ đề video đang được yêu thích và xem nhiều bởi cộng động hoặc bạn bè.
  • Kết nối với những người dùng Facebook khác ngay lập tức thông qua liên kết Groups.
  • Đi thẳng tới phần bình luận trực tiếp để trò chuyện với người xem và bạn bè đang theo dõi một video nào đó.
Người dùng có thể theo dõi video mà mình yêu thích cùng với người thân hoặc bạn bè của họ
Người dùng có thể theo dõi video mà mình yêu thích cùng với người thân hoặc bạn bè của họ

Vai trò của Facebook Watch với các nhà quảng cáo

Hiện nay Facebook đang có hơn 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi tháng, trong đó số lượng người dùng đăng nhập vào Facebook Watch để xem video đạt 1,25 tỷ. Đây là một con số vô cùng ấn tượng cho thấy mức độ phổ biến rộng rãi của nền tảng này so với các ứng dụng khác.

Đồng thời cho thấy Facebook Watch chính là “mảnh đất màu mỡ” mà các nhà sáng tạo nội dung và Marketing không nên bỏ qua nếu muốn phát triển thương hiệu của mình và mang về lợi nhuận một cách nhanh chóng.

Trong tương lai Facebook dự định sẽ tích hợp nền tảng Watch vào News Feed. Điều này sẽ giúp cho Bảng tin của Facebook trở nên đa dạng hơn thay vì bị bó buộc trong các bài viết hay status nhàm chán. Dưới đây là 4 vai trò chính của Facebook Watch với các nhà quảng cáo

1. Quảng cáo giữa giờ nghỉ rất quan trọng

Thông thường khoảng thời gian từ 11h30 đến 13h là thời điểm mà người lao động được nghỉ trưa và tự do giải trí theo sở thích. Lúc này người dùng sẽ có xu hướng vào Facebook để theo dõi tin tức cập nhật hàng ngày hoặc chat với bạn bè, người thân. Và đó cũng chính là thời điểm vàng để các nhà quảng cáo tiếp cận cũng như thu hút sự chú ý từ những đối tượng người dùng này. 

 Đây là thời điểm vàng để các nhà quảng cáo tiếp cận cũng như thu hút sự chú ý
Đây là thời điểm vàng để các nhà quảng cáo tiếp cận cũng như thu hút sự chú ý

Thực tế thì News Feed của Facebook thường chứa quá nhiều thông tin “hỗn tạp” và các mẩu tin quảng cáo sẽ rất dễ bị người dùng bỏ qua. Tuy nhiên với nền tảng Facebook Watch, tất cả nội dung đều sẽ được lồng ghép vào video và người xem không thể cuộn màn hình để chúng biến mất.

Những video dài sẽ góp phần tăng hiệu quả quảng cáo giữa giờ nghỉ hơn so với video ngắn. Và nếu Facebook bổ sung thêm tính năng tương tác xã hội trong đoạn quảng cáo của video như comment, chia sẻ hoặc “thả tim” thì chúng sẽ càng trở nên hấp dẫn và thu hút người xem hơn.

Mang đến kênh truyền thông hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung

Với Facebook Watch, các nhà xuất bản video có thể tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bán sản phẩm/dịch vụ đi kèm miễn là có thông tin/tài trợ rõ ràng. Bên cạnh đó Facebook Watch cũng là công cụ hữu ích để giúp các nhà sáng tạo nội dung tăng tầm ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội. Từ đó gặt hái được nhiều thành công và lợi ích trong tương lai.

Chẳng hạn như Facebook Watch cho phép người dùng xem hoặc đăng ký chương trình video yêu thích để giúp chúng xuất hiện và được cập nhật hàng ngày trong New Feeds. Điều này cũng mang lại cho các nhà sáng tạo nội dung cơ hội lớn để tăng tương tác video và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người hâm mộ.

Xây dựng thương hiệu với Facebook Live

Facebook Livetính năng cho phép các người dùng phát nội dung trực tiếp trong thời gian thực. Đó có thể là một buổi livestream, chương trình hoặc các sự kiện biểu diễn trực tiếp. Trước đây hầu hết các thương hiệu, doanh nghiệp đều sẽ thực hiện quảng cáo thông qua nền tảng này.

Facebook Live là tính năng cho phép các người dùng phát nội dung trực tiếp trong thời gian thực
Facebook Live là tính năng cho phép các người dùng phát nội dung trực tiếp trong thời gian thực

Tuy nhiên hiện nay, mức độ phổ biến của Facebook Watch cùng số lượng Content Creator tăng ngày càng nhanh. Các thương hiệu có thể tận dụng “mảnh đất màu mỡ” này để khai thác và thu lời từ những video quảng cáo. Từ đó tạo tiếng vang và giúp cho khách hàng dễ dàng ghi nhớ về thương hiệu của bạn.

Thay đổi cuộc đua online của các nhà quảng cáo nội dung video

Facebook luôn đề cao tính cộng đồng. Đó cũng chính là lý do công ty này đã bổ sung thêm tính năng chia sẻ và tương tác xã hội cho Facebook Watch.

Danh sách các chương trình được phát trên nền tảng này chủ yếu tập trung vào video dài với nhiều chủ đề như chương trình thực tế, phim tài liệu, âm nhạc, thể thao, kịch, video stream,….Ngoài ra, Facebook Watch cũng thực hiện tối ưu hóa nội dung cho các video dài để giúp chúng nâng cao khả năng tiếp cận với người dùng.

Ngay từ bây giờ, các nhà sáng tạo nội dung video nên bắt đầu lập kế hoạch để biết cách tạo nội dung phù hợp trên Facebook Watch nhằm tăng tương tác và liên kết cộng đồng tại thời gian thực. Những video thành công trên Facebook Watch sẽ giúp tạo ra những cộng đồng trung thành và tích cực thảo luận để đưa video của bạn trở nên viral hơn.

Lời kết

Như vậy, Vietnix đã vừa giới thiệu đến bạn khái niệm Facebook Watch là gì cũng như những điểm khác biệt của Facebook Watch đối với các ứng dụng khác. Đây là giải pháp quảng cáo hiệu quả mà doanh nghiệp không nên bỏ qua trong thời gian sắp tới. Đừng quên đón xem những bài viết thú vị khác của Vietnix để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích và xu hướng công nghệ mới nhé.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Giờ UTC là gì? Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam đơn giản


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

UTC là một khái niệm về thời gian rất hay được nhắc đến trong rất nhiều lĩnh vực như Internet, hàng không, tiền điện tử, … Tuy nhiên, không phải ai cũng biết giờ UTC là gì? có gì khác với GMT hay cách đổi giờ UTC như thế nào? Nếu có cùng những băn khoăn như vậy, hãy cùng Vietnix tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Giờ UTC là gì?

Thực tế, hiện nay nhiều người đã nghe qua về khái niệm UTC (UTC Time) nhưng lại chưa hiểu rõ UTC Time là gì cũng như lịch sử ra đời như thế nào?

Định nghĩa giờ UTC

Giờ UTC hay còn gọi là giờ phối hợp quốc tế, được viết tắt từ một cụm từ tiếng Anh “Coordinated Universal Time” và một cụm từ tiếng Pháp “Temps Universel Coordonné”. Đây là tiêu chuẩn giờ để định vị thời gian chuẩn quốc tế, được cơ quan đo lường quốc tế (BIPM) công nhận và chọn làm mốc thời gian về pháp lý trên toàn cầu.

Giờ UTC là gì?
Giờ UTC là gì?

UTC ra đời dựa theo tiêu chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich (GMT) do hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ thứ 19. Mọi múi giờ trên Trái Đất đều lấy tương đối so với Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) là giờ tại kinh tuyến số 0. Múi giờ UTC 0 đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich của nước Anh.

Lịch sử ra đời của giờ UTC

Vào cuối thế kỷ 18, các quốc gia trên thế giới bắt đầu liên kết kinh tế với nhau và đòi hỏi có một mốc thời gian chuẩn để có thể dễ dàng điều phối chúng. Lúc này, ý tưởng về giờ quốc tế ra đời. Đến năm 1960, Radio Consultative Committee mới đưa ra khái niệm Thời gian phối hợp quốc tế.

Đến giữa năm 1967, UTC chính thức được BIPM áp dụng bằng cách đo lường sự tự quay của Trái Đất dựa trên hàng trăm đồng hồ nguyên tử xesi trên khắp thế giới. Sau nhiều lần điều chỉnh, giờ UTC được hoàn thiện hơn bằng cách thêm vào một số giây nhuận vì sự quay quanh trục của Trái Đất không đều. 

Từ khi UTC ra đời, GMT đã không còn được coi là một chuẩn thời gian nữa mà trở thành một trong 24 múi giờ trên Trái Đất. Múi giờ này thường được sử dụng tại Tây Âu, Châu Phi, Vương quốc Anh (vào mùa đông) và Iceland.

Thành phần chính của giờ UTC

Để có thể trở thành tiêu chuẩn đồng bộ hóa các quốc gia trên thế giới qua 24 múi giờ khác nhau, UTC nhờ vào hai thành phần chính: Giờ nguyên tử quốc tế (TAI) và Giờ quốc tế (UT1).

  • Giờ nguyên tử quốc tế (TAI): Đây là giờ được xác định bằng cách kết hợp thời gian của hơn 200 đồng hồ nguyên tử trên toàn thế giới.
  • Giờ quốc tế hay giờ toàn cầu (UT1): Đây là giờ được xác định theo vòng quay quanh trục của Trái Đất. Thường được các thiết bị định vị thời gian sử dụng để đo độ dài thời gian của một ngày.
Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Sự khác nhau giữa múi giờ UTC và GMT

Thực tế, hiện nay nhiều người vẫn thường bị nhầm lẫn giữa giờ GMT và UTC. Thực tế, GMT và UTC có nhiều sự khác biệt rõ rệt như: 

  • GMT là múi giờ chính thức được sử dụng ở một số nước châu Âu và Châu Phi. Thời gian có thể hiển thị theo hai kiểu: 24 giờ (0 – 24) hoặc 12 giờ (1 – 12 giờ sáng / chiều). GMT được tính dựa trên sự chuyển động của Trái Đất tự xoay quanh trục.
  • UTC không phải múi giờ mà được sử dụng để làm tiêu chuẩn thời gian và múi giờ hoạt động trên thế giới. Chính vì thế, UTC không được dùng làm giờ địa phương của bất kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào. UTC dựa trên định nghĩa khoa học của giây (giây SI của đồng hồ nguyên tử) mà không phụ thuộc vào thời gian quay quanh trục của Trái Đất như GMT. 
Sự khác nhau giữa múi giờ UTC và GMT
Sự khác nhau giữa múi giờ UTC và GMT

Hướng dẫn cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam chi tiết

Nếu bạn đã hiểu được khái niệm giờ UTC là gì? nhưng chưa biết các đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam như thế nào, thì hãy tham khảo cách tính quy đổi chi tiết dưới đây.

Cách viết chính xác của giờ UTC

Giờ UTC được viết dưới dạng 4 chữ số theo quy ước như sau:

  • Hai số đầu chỉ giờ từ 00 tới 23.
  • Hai số sau chỉ phút từ 00 tới 59.

Đặc biệt, giữa các số phải được viết liền và không được để dấu. 

Ví dụ: 5 giờ 30 phút chiều được viết là 1530.

Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam

Múi giờ UTC Việt Nam thuộc UTC +7, còn được gọi là múi giờ Đông Dương (Indochina Time – ICT). Đây cũng là múi giờ chung của một số quốc gia như: Lào, Thái Lan, Campuchia và Indonesia. 

Như vậy, ta có thể hiểu giờ UTC chậm hơn so với Việt Nam 7 giờ đồng hồ. Khi đổi giờ UTC sang Việt Nam thì chỉ cần cộng thêm 7 tiếng là được. Trên các ứng dụng điện tử, UTC + 7 thường có tên ở các thủ đô như: Bangkok, Hanoi, Jakarta…

Ví dụ: Khi giờ UTC đang 0200 thì giờ Việt Nam là 0900.

Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam
Cách đổi giờ UTC sang giờ Việt Nam
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Giờ UTC được sử dụng vì mục đích gì?

Giờ UTC được sử dụng vào các mục đích sau:

  1. Các múi giờ được xác định dựa theo giờ UTC dựa theo độ lệch dương hoặc âm, cụ thể như sau:
    • Múi giờ cực tây là UTC – 12 (chậm hơn UTC 12 giờ).
    • Múi giờ cực đông là UTC +14 (nhanh hơn UTC 14 giờ).
  2. UTC là cơ sở cho các tiêu chuẩn Internet và World Wide Web. Đặc biệt hữu dụng trong việc đồng bộ thời gian mạng (NTP0), đồng bộ hóa đồng hồ của máy tính qua Internet, truyền thông tin thời gian.
  3. UTC là tiêu chuẩn về thời gian trong nhiều lĩnh vực khác, chẳng hạn như ngành hàng không. Hệ thống UTC có thể dự báo thời tiết và bản đồ một cách chính xác. Nhờ đó tránh nhầm lẫn về múi giờ và thời gian, tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST). Bên cạnh đó, giờ UTC còn xác định kế hoạch bay, được sử dụng trên các phương tiện vận chuyển hàng hóa lớn. 
  4. Bên cạnh đó, trong thị trường tiền điện tử, các nhà đầu tư cần dựa theo giờ UTC để mua các dự án kịp thời. 

Khái niệm về đồng hồ nguyên tử

Đồng hồ nguyên tử là đồng hồ hoạt động dựa trên sự đo đạc và tính toán thời gian theo trạng thái dao động của nguyên tử. Đây cũng là loại đồng hồ chính xác nhất hiện tại vì tần số dao động của nguyên tử là không đổi.

Theo thời gian, các loại nguyên tử dần được sử dụng trong đồng hồ, được thay đổi từ phân tử Amoniac, sang đến hiện tại là Cesium, Rubidium, Hydro, Strontium, … Và theo nhiều chuyên gia dự đoán, trong thời gian tương lai có thể sẽ dựa trên ánh sáng. Những chiếc đồng hồ nguyên tử đang dẫn đầu thế giới bằng độ chính xác có thể đạt sai số bằng tỷ năm. Thậm chí, có chiếc còn chỉ sai 1 giây mỗi 30 tỷ năm. 

Đồng hồ nguyên tử
Đồng hồ nguyên tử
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Có thể tra cứu giờ UTC của các quốc gia bằng cách nào?

Nếu muốn tra cứu giờ UTC của các quốc gia khác, bạn có thể truy cập vào hai trang web:  Time.is hoặc Timeanddate để tham khảo. Chỉ việc nhập tên quốc gia vào ô tìm kiếm sẽ có thông tin mà bạn cần tra cứu.

Sau đây là thông tin số giờ UTC của các quốc gia khác mà bạn có thể tham khảo như sau:

  • Khu vực Thái Bình Dương: UTC -8.
  • Khu vực Đại Tây Dương: UTC -4.
  • Giờ trung bình Greenwich: UTC.
  • Khu vực Trung Âu: UTC +1.
  • Khu vực Đông Âu: UTC +2.
  • Khu vực Moskva: UTC +3.
  • Khu vực Đông Úc: UTC +10.
  • Khu vực Tây Úc: UTC+8.
  • Khu vực miền núi nước Mỹ: UTC -7.
  • Khu vực miền trung nước Mỹ: UTC -6.
  • Khu vực miền đông nước Mỹ: UTC -5.
  • Trung Quốc: UTC+8.
  • Nhật Bản/Hàn Quốc: UTC +9.
  • Ấn Độ: UTC+5:30.
  • Việt Nam: UTC +7.
  • Hồng Kông: UTC+8.

Quốc gia nào có nhiều múi giờ UTC nhất thế giới?

Quốc gia có nhiều múi giờ UTC nhất trên thế giới là Pháp. Lãnh thổ nước Pháp trải dài khắp các châu lục từ Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Mỹ đến châu Phi. Vậy nên dù không có diện tích rộng nhưng đây vẫn là nước có nhiều múi giờ UTC nhất.

Tuy nhiên, Pháp chỉ sử dụng múi giờ UTC +1 và UTC +2. Còn những vùng lãnh thổ khác nằm ngoài ranh giới châu Âu và rải rác khắp trên thế giới cũng sẽ sử dụng 12 múi giờ khác nhau như bình thường. 

Múi giờ trước kia được xác định như thế nào khi chưa có GMT và UTC

Trước đây, khi chưa có các tiêu chuẩn giờ quốc tế, người ta sẽ quan sát bầu trời hoặc mặt đất để xem giờ, tất nhiên là chỉ có tính tương đối. Một kỹ thuật tính toán thời gian chính xác hơn là xem mặt trời lúc thiên đỉnh vào buổi trưa. Hoặc dựa theo bóng nắng, có nghĩa là quan sát sự thay đổi bóng của vật vào các thời điểm khác nhau của mặt trời. 

Sau khi bắt đầu có đồng hồ, con người bắt đầu tính thời gian dựa trên bình minh và hoàng hôn. Tuy vậy, với bất kỳ cách tính nào thì đều có sự khác nhau về thời gian giữa các khu vực. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, do có nhiều hạn chế trong vấn đề giao thương, liên lạc giữa các quốc gia, lãnh thổ nên đây không phải là vấn đề lớn. 

Lời kết

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã biết múi giờ UTC là gì? cũng như cách đổi múi giờ UTC sang giờ Việt Nam như thế nào? Nếu cảm thấy những thông tin trên hữu ích và muốn tìm hiểu các khái niệm ở lĩnh vực khác, đừng quên bình luận phía bên dưới cho Vietnix được biết nhé!

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Phân tích chi tiết ma trận SWOT của Coca Cola


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Nhờ vào sự phân tích chi tiết về ma trận SWOT của Coca Cola đã đưa thương hiệu này trở thành một trong những thương hiệu đi đầu trong ngành nước giải khát. Bằng việc nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức của thị trường đã giúp Coca Cola có những chiến lược marketing hiệu quả. Chính vì thế, nhãn hàng đã có sự thành công và chỗ đứng vững chắc trên thị trường như hiện tại. 

Giới thiệu về thương hiệu Coca Cola

Coca Cola là thương hiệu đã quá quen thuộc với người tiêu dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thương hiệu được thành lập bởi ông John Pemberton tại Atlanta vào năm 1886. Chỉ trong vòng vài năm hoạt động, Coca Cola đã có sự thành công đột phá. Thương hiệu được người tiêu dùng công nhận, sản phẩm nhanh chóng vươn tầm thế giới.

Giới thiệu về thương hiệu Coca Cola
Các con số về thương hiệu Coca Cola

Nguồn: https://www.coca-colacompany.com/brands

Sản phẩm của Coca Cola có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu, từ cửa hàng tiện lợi, quán ăn, quán nước cho đến những nhà hàng, khách hàng,… Sản phẩm có mặt ở hầu hết mọi nơi. Chỉ như vậy cũng đã có thể nhận thấy được vị trí của Coca Cola trên thị trường quốc tế. Bất kể sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều thương hiệu tầm cỡ khác như Pepsi, Redbull, Unilever,… Coca Cola vẫn có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và nhận được sự ưa chuộng từ người dùng.

Đây là thương hiệu đang dẫn đầu trong ngành nước giải khát trên thế giới. Thương hiệu này hiện đang là thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới. Theo khảo sát, có đến 94% dân số của thế giới nhận ra thương hiệu Coca Cola thông qua logo của thương hiệu. Cũng theo thống kê, mỗi giây trung bình sản phẩm nước giải khát Coca Cola tiêu thụ được hơn 10.000 sản phẩm. Một con số vô cùng lớn, có thể thấy được sản phẩm của thương hiệu đã rất thành công.

Không những thành công về sản phẩm nước giải khát, Coca Cola còn là thương hiệu luôn có những chiến dịch quảng cáo vô cùng thu hút và để lại được dấu ấn trong lòng của khách hàng.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Phân tích ma trận SWOT của Coca Cola

Dưới đây sẽ là phân tích về điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức của thương hiệu Coca Cola nổi tiếng toàn cầu.

1. Strengths – Điểm mạnh của Coca Cola 

Coca Cola đạt được sự thành công như hôm nay không chỉ vì sản phẩm chất lượng, mà còn vì thương hiệu đã nắm bắt và phát huy được những điểm mạnh của mình. Từ đó, đưa ra những chiến lược marketing và chiến lược sản phẩm phù hợp.

Sự nổi tiếng của thương hiệu

Ngoài chất lượng sản phẩm, nhận diện thương hiệu của Coca Cola chính là một điểm mạnh lớn nhất của thương hiệu. Định vị thương hiệu của Coca Cola đã vô cùng thành công, hầu hết người tiêu dùng đều có thể dễ dàng nhận ra thương hiệu chỉ thông qua logo với màu trắng, đỏ của nhãn hàng.

Nhiều người tiêu dùng biết Coca Cola là thương hiệu nước giải khát có lượng tiêu thụ sản phẩm lớn nhất trên thị trường thế giới. Trong quá trình phát triển, Coca Cola luôn duy trì được được giá trị và tên tuổi thương hiệu trên thương trường. Thương hiệu chưa từng có dấu hiệu suy giảm mức nổi tiếng sau hơn một thế kỷ hoạt động. 

Theo báo cáo của Interbrand, Coca Cola đứng ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng những thương hiệu tốt nhất toàn cầu năm 2021. Chỉ đứng sau các thương hiệu lớn như Apple, Microsoft, Google, Samsung, Amazon. Định giá thương hiệu của Coca Cola đã đạt đến con số 57 ty đô la, một con số mà nhiều thương hiệu mơ ước. 

Phân tích ma trận SWOT của Coca Cola
Coca Cola đứng ở vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng những thương hiệu tốt nhất toàn cầu năm 2021

Nguồn báo cáo: https://interbrand.com/best-brands/

Lợi thế cạnh tranh

Phạm vi tiếp cận chính là một trong những lợi thế cạnh tranh của Coca Cola. Với độ bao phủ rộng khắp thế giới, sản phẩm có mặt ở hơn 200 quốc gia. Khẩu phần mỗi ngày của sản phẩm nước giải khát Coca Cola lên đến 1,9 tỷ. Chính vì sự có mặt rộng rãi trên toàn cầu, thương hiệu đã mang đến một số lượng lớn sản phẩm đến tay người dùng mỗi ngày.

Coca Cola đã có mặt trên 200 quốc gia
Coca Cola đã có mặt trên 200 quốc gia

Một lợi thế mà Coca Cola có được chính là phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Sản phẩm có thể phục vụ cho nhiều người với nhiều đặc điểm, phong cách sống và hành vi khác nhau. Do đó, sản phẩm nước giải khát của Coca Cola đã chinh phục được người tiêu dùng trên toàn cầu.

Hơn nữa, khả năng cạnh tranh của thương hiệu còn nằm ở sự kết nối cảm xúc, đặc biệt là ở thị trường Mỹ. Người tiêu dùng luôn có sự liên kết cảm giác hạnh phúc, khi thương hiệu Coca Cola được nhắc đến và có được lòng trung thành rất cao đối với thương hiệu.

Lịch sử hoạt động của Coca Cola cũng chính là lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Chính vì nhãn hàng đã đồng hành cũng người tiêu dùng qua hơn 1 thế kỷ, nên rất khó để khách hàng tìm được sản phẩm thay thế. Bởi họ đã trở nên quen thuộc và yêu thích sản phẩm nước giải khát Coca Cola.

Chiếm thị phần lớn trong ngành đồ uống trên toàn cầu

Một trong những điểm mạnh quan trọng trong ma trận SWOT của Coca Cola chính là thị phần. Nhãn hàng đã chiếm được một thị phần lớn trong suốt quá trình hoạt động. Coca Cola là thương hiệu chiếm thị phần lớn nhất toàn cầu trong ngành nước giải khát. Đứng trên nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như Pepsi, Redbull,… Chính vì thế, đây là yếu tố quan trọng trong sự thành công của Coca Cola.

Mạng lưới phân phối rộng rãi

Sản phẩm nước giải khát Coca Cola xuất hiện hầu hết trên toàn thế giới. Coca Cola sở hữu một mạng lưới phân lối vô cùng rộng lớn. Đây là thương hiệu nước giải khát có mạng lưới phân phối thành công nhất.

Dựa vào thống kê cho thấy, thương hiệu đã hợp tác với 225 đối tác đóng chai và gần 900 nhà máy đóng chai trên toàn thế giới. Chính vì thế, sản phẩm của thương hiệu này có thể phủ rộng khắp mọi nơi trên toàn cầu. Chiến lược Promotion thành công của Coca Cola được rất nhiều doanh nghiệp khác học theo.

Khả năng thâm nhập thị trường rộng rãi

Có rất nhiều thương hiệu nước giải khát trên toàn cầu, đã mở ra một thị trường nước giải khát khổng lồ. Với một thương hiệu có nhiều tiềm năng như Coca Cola thì không quá khó để nhãn hàng có thể thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, Coca Cola còn cung cấp chính sách mua lại vô cùng hấp dẫn. Điều này đã góp phần mở rộng thị trường cho thương hiệu. Thương hiệu đã có rất nhiều các thương vụ mua lại và đã mang về cho Coca Cola một khoản lợi nhuận khổng lồ.

2. Weaknesses – Điểm yếu của Coca Cola 

Bên cạnh nhiều điểm mạnh, Coca Cola cũng có một số điểm yếu cần được cải thiện và khắc phục. 

Sự cạnh tranh với thương hiệu Pepsi

Coca Cola và Pepsi luôn có sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt và không có hồi kết. Bởi cả hai thương hiệu này có rất nhiều điểm tương đồng với nhau, nên sự cạnh tranh giữa hai ông hoàng trong ngành nước giải khát ngày càng khốc liệt hơn.

Sự canh tranh gáy gắt của Pepsi ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của Coca Cola
Sự canh tranh gáy gắt của Pepsi ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế của Coca Cola

Sự có mặt của thương hiệu Pepsi chính là cản trở lớn nhất trong quá trình chiếm lĩnh ngành nước giải khát toàn cầu. Tuy Pepsi vẫn đang đứng sau Coca Cola nhưng thương hiệu này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của Coca Cola. Chính vì vậy, đây đã trở thành một trong những điểm yếu trong ma trận SWOT của Coca Cola.

Đa dạng hóa sản phẩm

Công cuộc đa dạng hóa sản phẩm trên toàn cầu chính là một con dao hai lưỡi, việc này vừa lại ưu thế cạnh tranh cũng vừa mang lại những khó khăn nhất định cho thương hiệu Coca Cola.

Hiện nay, Coca Cola chỉ tập trung đa hóa sản phẩm ở duy nhất mảng nước giải khát. Nhờ vào sự chất lượng của sản phẩm lẫn sự đa dạng các loại nước giải khát Coca Cola đã đưa nhãn hàng lên vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, sự đa dạng hóa của thương hiệu vẫn nằm ở mức thấp.

Bởi thương hiệu Pepsi hiện đang đa dạng hóa ngành hàng của họ, không chỉ dừng lại ở nước giải khát mà Pepsi đã lấn sân sang thị trường thức ăn nhẹ như Lays, Kurkure. Còn Coca Cola vẫn đang tập trung ở mỗi ngành hàng nước giải khát. Nên đây đã trở thành điểm yếu cần được cải thiện trong tương lai của thương hiệu.

Phụ thuộc vào thị trường thức uống giải khát

Do mức độ đa dạng hoá sản phẩm của thương hiệu khá thấp, nên Coca Cola bị thuộc vào thị trường thức uống giải khát. Việc tập trung vào một thị trường đã giúp sản phẩm của Coca Cola lươn được nghiên cứu và đầu tư kỹ lưỡng. Chính vì thế, có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, yếu tố này cũng đã làm cho thương hiệu bị tụt lại phía sau ở những ngành hàng khác. 

Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ

Đây là một trong những điểm yếu có mặt ở mọi doanh nghiệp kinh doanh đa quốc gia cần phải đối mặt. Khi sản phẩm được đưa vào một thị trường quốc tế sẽ phải chịu hoàn toàn những biến động về tỷ giá ngoại tệ. Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ có thể khiến doanh thu và lợi nhuận của nhãn hàng bị suy giảm đáng kể.

Việc thu mua nguyên liệu và bán sản phẩm thu ngoại tệ mang đến cho Coca Cola một rủi ro vô cùng lớn. Với quy mô rộng khắp của thương hiệu ở hơn 200 quốc gia, việc chi trả tiền cho người bán và sau đó thu về ngoại tệ sẽ làm cho tỷ giá tăng cao. Khi đó, khoản vốn để doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm hoặc giá thành sản phẩm sẽ bị biến thiên theo hướng không có lợi. Chính vì thế, đây đã trở thành điểm yếu trong ma trận SWOT của Coca Cola.

Vấn đề sức khỏe

Nhắc đến nước ngọt thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ luôn có những nỗi lo về sức khỏe. Sản phẩm nước giải khát của Coca Cola cũng không ngoại lệ, nhiều sản phẩm của nhãn hàng đều chứa một khối lượng lớn đường. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, béo phì,…

Chính vì tác hại của các thành phần có trong nước ngọt, nhiều chuyên gia về y tế đã cấm dùng những loại nước ngọt. Điều này đã gây ra ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu hiện vẫn chưa đưa ra được những giải pháp thay thế khác hợp lý hơn.

3. Opportunities – Cơ hội của Coca Cola 

Nếu nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, những điểm yếu sẽ mở ra cho thương hiệu nhiều có hội để tạo ra bước đột phá mới. Theo ma trận SWOT của Coca Cola, có rất nhiều cơ hội để thương hiệu phát triển mạnh mẽ hơn.

Đa dạng hóa sản phẩm

Tuy đây là một trong những điểm yếu của Coca Cola, nhưng sự đa dạng hóa sản phẩm cũng chính là cơ hội cho thương hiệu. Việc dẫn đầu một ngành hàng và bị tụt lại phía sau ở ngành hàng khác là một cơ hội tiềm ẩn cho nhãn hàng. Có thể thấy được, hiện tại chưa có thương hiệu nào có thể thống lĩnh mạnh mẽ một ngành hàng như Coca Cola. Ở những ngành hàng khác, thị phần đều được chia nhỏ và có rất ít thế mạnh vượt trội.

Sản phẩm đa dạng của Coca Cola
Sản phẩm đa dạng của Coca Cola

Dựa vào tiềm năng về kinh tế và kinh nghiệm trên thị trường ở nhiều quốc gia thì Coca Cola cũng đã có rất nhiều điểm mạnh. Thương hiệu có thể thấu hiểu được từng thị trường, sở hữu dây chuyền sản xuất hiện đại. Do đó, việc tập trung ở lĩnh vực nước giải khát mang đến cơ hội phát triển rộng mở cho Coca Cola.

Khai thác thị trường ở những quốc gia đang phát triển

Các quốc gia đang phát triển đều có điểm chung lớn nhất chính khí hậu khá nóng. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nước giải khát ở những quốc gia này là vô cùng cao. Với sự phát triển của Coca Cola như hiện tại thì không quá khó để thương hiệu khai thác những thị trường mới và đầy tiềm năng này.

Sở hữu hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến

Chuỗi cung ứng là một yếu quan trọng trong hệ thống kinh doanh của Coca Cola. Bởi việc vận tải và nguyên liệu luôn có mức chi phí không ngừng tăng. Chính vì thế, khó khăn này đã mở ra một cơ hội tiềm năng cho thương hiệu. Việc sở hữu một hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến giúp quá trình phân phối sản phẩm được cải thiện hiệu quả.

Liên tục đổi mới

Với sự phát triển và biến đổi liên tục của xã hội cũng đã dẫn đến những thói tiêu dùng của người dùng cũng có sự thay đổi. Việc đổi mới liên tục chính là yếu tố nòng cốt để giúp giữ chân khách hàng. Coca Cola luôn không ngừng đổi mới từ bao bì sản phẩm, các chiến dịch marketing và truyền thông một cách mới mẻ nhất. Những chiến dịch này là công cụ để làm mới sản phẩm và thương hiệu.

Tập trung vào thức uống có lợi cho sức khỏe

Vấn đề sức khỏe luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Điểm yếu của thương hiệu chính là sản phẩm còn sử dụng rất nhiều đường không tốt cho sức khỏe của người dùng. Nhưng đây cũng là cơ hội cho nhãn hàng phát triển các dòng sản phẩm nước giải khát tốt có lợi cho sức khỏe.

Coca Cola có thể tập trung và phát triển dòng sản phẩm này để kịp thời gia nhập vào ngách sản phẩm lành mạnh. Thị trường đầy tiềm năng này rất có ích cho thương hiệu, khi người dùng đang ngày càng tập trung vào yếu tố sức khỏe. Điều này sẽ mang đến cho thương hiệu cải thiện hình ảnh của thương hiệu và sẽ giúp tăng doanh thu cho nhãn hàng. 

4. Threats – Thách thức của Coca Cola

Trước một thị trường nước giải khát cạnh tranh khốc liệt, đa mang đến cho Coca Cola nhiều thách thức. Đòi hỏi thương hiệu phải đối mặt và biến những thách thức thành cơ hội phát triển. 

Mối đe dọa cạnh tranh cao

Đối thủ cạnh tranh chính là một trong những thách thức lớn nhất trong ma trận SWOT của Coca Cola. Đối thủ cạnh tranh ở đây bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp lẫn gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp lớn nhất của Coca Cola chính là Pepsi đã có rất nhiều tác động đến Coca Cola.

Pepsi luôn là thách thức, là đối thủ lớn nhất của Coca Cola

>> Nguồn thống kê giá trị cổ phiếu của Coca Cola trên Google: https://www.google.com/finance/quote/KO:NYSE?comparison=NASDAQ%3APEP&window=1Y

Bên cạnh đó, những đối thủ tiềm ẩn ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu. Chẳng hạn như Starbuck, Lipton, Tropicana, Nescafe,… đều đang có vị trí vững chắc trên thị trường, nên đã chiếm thị phần không nhỏ. Chính vì vậy, có thể là những thách thức và có sự tác động đến vị thế của Coca Cola trên thị trường.

Nhiều sản phẩm của Coca Cola đã lỗi thời

Với sự phát triển hơn một thế kỷ cũng đã trở thành một trong những thách thức trong ma trận SWOT của Coca Cola. Trải qua 136 năm phát triển, sản phẩm chính của thương hiệu chỉ có nước ngọt Coca Cola. Do đó, không thể nào tránh được sự nhàm chán đối với sản phẩm.

Nhu cầu về những sản phẩm có lợi cho sức khỏe ngày càng cao

Xã hội đang ngày càng phát triển nên người tiêu dùng càng chú trọng nhiều hơn về vấn đề sức khỏe. Việc ưu tiên sử dụng những sản phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe ngày càng tăng cao. Điều này đã khiến người dùng dần tránh xa các sản phẩm nước ngọt có hàm lượng đường cao.

Chính vì ý thức tiêu dùng thay đổi nên đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và lợi nhuận của Coca Cola. Khách hàng ngày càng tập trung vào những sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Điều này đã tạo nên một thách thức vô cùng lớn cho thương hiệu nước giải khát Coca Cola.

>> Tham khảo ma trận SWOT của doanh nghiệp thực phẩm đồ uống hàng đâu Việt Nam qua bài viết: Phân tích chi tiết ma trận SWOT của Vinamilk

Lời kết

Với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong ma trận SWOT của Coca Cola đã giúp nhãn hàng rất nhiều trong việc đưa ra những chiến lược sản phẩm và tiếp thị mới. Chính vì nắm bắt được những yếu tố trên đã đưa thương hiệu nước giải khát Coca Cola trở thành thương hiệu nước giải khát dẫn đầu trên toàn thế giới.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Mô hình AISAS là gì? 5 bước ứng dụng AISAS vào doanh nghiệp


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Trong vô số mô hình kinh doanh thì AISAS là mô hình phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất. Vậy, mô hình AISAS là gì? Vì sao mô hình này lại đóng vai trò như một chìa khóa cốt lõi để dẫn đến sự thành công của mỗi một doanh nghiệp? Cùng Vietnix tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài dưới!

Mô hình AISAS là gì?          

AISAS là mô hình dùng để giải thích hành vi của mỗi một người tiêu dùng trong thời đại truyền thông kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ. Mô hình này gồm 5 bước chính và ở mỗi bước sẽ sử dụng những công cụ, phương pháp marketing phù hợp với tâm lý người dùng. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp mới ra mắt một sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin nào đó, cần thu hút và chuyển đổi khách hàng thì đây là mô hình phù hợp nhất.

Mô hình AISAS là gì?  
Mô hình AISAS là gì?  

Dựa theo mô hình này, sự chú ý cũng như hành vi của khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến sẽ ngày càng tăng và tỷ lệ chuyển đổi ngày càng lớn. Đồng thời, mô hình này cũng cho hiệu quả tốt với việc người dùng phản hồi và truyền đạt các thông tin mà thương hiệu muốn gửi đi tới những người xung quanh một cách ngẫu nhiên.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Mô hình AISAS được áp dụng trong Marketing như thế nào?     

Mô hình AISAS là viết tắt của 5 chữ cái tiếng Anh lần lượt là: Attention, Interest, Search, Action và Share. Trong Marketing online doanh nghiệp thường vận dụng theo mô hình này để tăng hiệu quả của từng chiến lược. Cụ thể như sau:              

Attention (Gây sự chú ý)

Có thể khẳng định một điều rằng, bất cứ sản phẩm nào muốn tồn tại lâu dài trên thị trường đều phải tiếp cận và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Sản phẩm có tính độc đáo, mới lạ, ấn tượng sẽ càng hấp dẫn được ánh nhìn của các vị khách. 

Hiện nay, Facebook là thị trường khá tiềm năng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến với mọi người một cách nhanh chóng. Hãy tham khảo bài viết: Hướng dẫn cách thiết lập và chạy quảng cáo Facebook Ads cho người mới để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Attention (Gây sự chú ý)
Attention (Gây sự chú ý)

Bạn có thể vận dụng các nhiều loại hình thức khác nhau để thu hút sự chú ý của khách hàng. Càng nhiều người biết đến thương hiệu thì bạn càng thành công.

Ví dụ như:

  • Viết bài PR.
  • Seeding sản phẩm online.
  • Làm banner chạy quảng cáo MXH.
  • Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền hình
  • Chạy quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng mạng Xã Hội.

Interest (Thu hút quan tâm) 

Sau khi đã thu hút được sự chú ý của khách hàng thì bước tiếp theo mà mỗi thương hiệu cần làm đó là khiến họ thích thú và muốn tìm hiểu nhiều hơn về sản phẩm. Bạn cần phải cho khách hàng thấy được tất cả những giá trị mà sản phẩm có hoặc là cho họ có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp.

Các hình thức có thể tiến hành để đẩy mạnh sự quan tâm của khách hàng có thể là:

  • Viết bài giới thiệu và hướng dẫn dùng sản phẩm.
  • Chạy bài review, đánh giá về hiệu quả, công năng.
  • Tổ chức các buổi hội thảo cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm.
  • Thuê KOL review, cũng như có những bài đánh giá chân thực cho thương hiệu.

Mặc dù các cách thức để thu hút sự quan tâm không thiếu, thế nhưng bạn cũng nên đặc biệt cẩn trọng trong việc truyền tải thông tin đến với khách hàng mục tiêu. Hãy chú ý, không nên dùng đến những thông tin mang tính tiêu cực hay đánh giá sai về sản phẩm của đối thủ. Bởi vì điều này rất có thể phản tác dụng trong tương lai gần.

Search (Tìm kiếm) 

Search thực chất là một bước hết sức cần thiết và quan trọng trong quá trình xem xét và mua hàng. Khi một vị khách đã bắt đầu có những hành vi tìm kiếm thêm thông tin về sản phẩm, thì đồng nghĩa với việc cơ hội bán hàng của bạn đã được đẩy lên cao. Do đó, tất cả những nội dung cung cấp cho độc giả ở giai đoạn này cần phải thống nhất với 2 bước trên. 

Search (Tìm kiếm) 
Search (Tìm kiếm) 

Nội dung phải được trình bày một cách rõ ràng và theo chiều hướng hấp dẫn nhất. Đặc biệt, thương hiệu nào cũng cần phải biết cách tận dụng tối đa công năng của MXH. Có như vậy, khách hàng mới dễ dàng tiếp nhận được tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm.

Tìm kiếm gần như là thói quen của tất cả người tiêu dùng. Bất cứ ai cũng cẩn trọng hơn trong việc xuống tiền và lựa chọn những sản phẩm thực sự có giá trị. Đặc biệt, nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn có giá thành cao thì khách hàng càng tốn nhiều thời gian cho quá trình này.

Bạn nên triển khai viết những bài content có từ khóa, nội dung mà khách hàng quan tâm. Hơn nữa, hãy dành thời gian chú ý đến các lời bình ở phía dưới sản phẩm. Bởi rất nhiều khách hàng hiện tại đang dần quyết định có mua hàng hay không phụ thuộc vào đánh giá, bình luận của những người dùng khác.

Nhìn chung, một số hình thức đẩy mạnh thương hiệu trong giai đoạn này là:

  • Thực hiện SEO/SEM website trên các công cụ tìm kiếm phổ biến như: Google, Bing, FireFox,…
  • Đẩy mạnh nội dụng trên các nền tảng mạng Xã Hội lớn như: Facebook, Instagram, TikTok, Youtube,…
  • Cải thiện review ở các kênh bán hàng, sàn thương mại điện tử như: Shopee, Tiki, Lazada,…

Action (Hành động) 

Đừng bỏ lỡ bất cứ cơ hội chốt đơn nào khi khách hàng đã quan tâm và tìm hiểu thông tin liên quan đến sản phẩm của thương hiệu. Bạn có thể thúc đẩy việc mua hàng của khách thông qua việc:

  • Đưa ra lời kêu gọi mua hàng.
  • Để lại hotline tư vấn miễn phí.
  • Mang tới những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Đề cập số lượng có hạn và tạo cho họ cơ hội sở hữu sản phẩm giá trị.
Action (Hành động) 
Action (Hành động) 

Action được xem là một bước đánh dấu sự thành công của mô hình AISAS. Và đây cũng là bước giúp bạn có nguồn doanh thu. Tuy nhiên, bước Action này chỉ thực sự có hiệu quả khi những bước trên được thực hiện một cách hiệu quả.  

Share (Chia sẻ) 

Bước cuối cùng trong mô hình AISAS chính là Share. Bước này vừa có thể giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, tăng doanh thu nhanh chóng và có sức ảnh hưởng lớn trên MXH. Tuy nhiên, nếu như sản phẩm của bạn không tốt thì đây là một bước có khả năng ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh cũng như xuất hiện những đánh giá không tốt.

Share (Chia sẻ)
Share (Chia sẻ)

Tất cả những tin tức chia sẻ đều sẽ giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn khách hàng tiềm năng. Bạn hoàn toàn có thể kích thích khách hàng chia sẻ thông tin về sản phẩm, thương hiệu bằng các biện pháp như: Tặng mã giảm giá, quà tặng, tổ chức minigame, giveaway,…

>> TikTok không chỉ là kênh giải trí, mà còn là một kênh có thể kiếm ra tiền. Là một người hay sử dụng TikTok, bạn có biết điều này? Hãy tham khảo bài viết: TikTok Shop là gì? Cách đăng ký TikTok Shop nhanh chóng của Vietnix để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về mô hình kinh doanh AISAS mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Mô hình này sẽ giúp bạn chinh phục khách hàng nhanh và tiến đến vạch đích sớm hơn. Chúc bạn thành công với mô hình AISAS và đừng quên theo dõi những bài viết sau của Vietnix về các mô hình kinh doanh hiệu quả nhé.

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Google Drive là gì? Cách sử dụng Google Drive đơn giản nhất


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

Ngoài những thiết bị như ổ cứng rời, USB thì Google Drive cũng là một trong những ứng dụng được người dùng lựa chọn để lưu trữ tài liệu miễn phí. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn Google Drive là gì? Và cách sử dụng Google Drive sao cho tối ưu nhất.

Google Drive là gì?

Google Drive là tên của một dịch vụ lưu trữ và đồng bộ hóa tin tức được phát triển bởi Google, cho phép người dùng lưu trữ tập tin trên đám mây, chia sẻ và tùy chỉnh tài liệu, bảng tính, thuyết trình, biểu mẫu, bản vẽ bằng loạt tính năng như: Google Docs, Sheets và Slides một cách miễn phí.

Google Drive là gì?
Google Drive là gì?

Tuy có nhiều điểm tương đồng với Microsoft Word, nhưng vì được tích hợp nhiều tính năng nổi bật nên Google Drive được đông đảo người dùng ưa chuộng. Ngày nay, Google Drive được đánh giá là một ứng dụng phổ biến và quan trọng đối với nhiều người như: Học sinh, sinh viên, văn phòng…

Sau khi đăng ký tài khoản sử dụng trên dịch vụ này, người dùng được cung cấp 15 GB lưu trữ hoàn toàn miễn phí. Người dùng có thể thực hiện lưu trữ qua Google Drive, Gmail, và Google Photos cùng 1 thời điểm.

Google Drive được phát triển bởi tập đoàn lớn mạnh là Google. Vậy, Google là một công ty phát triển như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thêm về Google qua bài tham khảo của Vietnix: Google là gì? Cách Google hoạt động của bộ máy Google.

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Google Drive dùng để làm gì?

Là một giải pháp lưu trữ dựa trên đám mây nổi trội, Google Drive được sử dụng với ba mục đích cơ bản dưới đây:

  • Lưu trữ tài liệu trực tuyến.
  • Chỉnh sửa, tùy chỉnh tài liệu.
  • Cho phép truy cập sử dụng tài liệu trên mọi thiết bị.

Cách thức hoạt động của Google Drive

Toàn bộ dữ liệu như tài liệu, âm thanh, hình ảnh, video của người dùng sau khi tải lên Google Drive sẽ được lưu trữ trên máy chủ của Google. Đặc biệt, dịch vụ này được đánh giá cao bởi tính năng cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng văn phòng quen thuộc như Google Tài liệu, Google Trang tính, Google Trang trình bày, Google Hình ảnh. Người dùng có thể tải xuống dễ dàng và hoàn toàn miễn phí trên CH Play hay Appstore.

Cách thức hoạt động của Google Drive
Cách thức hoạt động của Google Drive

Ngoài ra, Google Drive còn được so sánh ngang hàng với bộ Office trực tuyến của Microsoft nhờ có trình chỉnh sửa tài liệu hoạt động vô cùng tiện lợi. Điều đó thể hiện qua quá trình sử dụng Google Tài liệu (Google Docs), khi 2 người trở lên cùng tùy chỉnh trên cùng một nội dung, Google cho phép người dùng khôi phục giữa các phiên bản của nội dung, sao lưu tự động hoặc có thể truy xuất xem ai đã thực hiện thay đổi nội dung đó.

Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Các tính năng hữu ích của Google Drive

Dưới đây là những tính năng hữu ích của dịch vụ lưu trữ Google Drive:

Gửi trực tiếp tệp thông qua Gmail

Người dùng được phép gửi trực tiếp tệp từ Drive bằng Gmail của mình. Phía người nhận có thể mở thư trực tiếp hoặc chọn lưu tệp ở Drive của họ mà không cần thực hiện tải xuống.

Để làm được như vậy bạn chỉ cần thực hiện thao tác như sau:

  • Chọn biểu tượng của Drive trên thanh công cụ dưới thư, sau đó chọn tệp mà bạn muốn gửi.
Cách gửi trực tiếp tệp thông qua Gmail
Cách gửi trực tiếp tệp thông qua Gmail

Cộng tác trực tuyến trở nên đơn giản

Như đã nêu ở trên, Google Drive cho phép nhiều tài khoản truy cập và được quyền chỉnh sửa trên một văn bản, bảng tính,… những thao tác của từng người đều được sao lưu khi trực tuyến. Từ đó, giúp tối ưu được thời gian và năng suất công việc thay vì thực hiện từng người sau đó mới tổng hợp như trước kia.

  • Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+Shift+G để theo dõi được lịch sử hoạt động trên tệp của từng tài khoản trong nhóm.
  • Ngoài ra, người dùng có thể xem danh sách đầy đủ các phím tắt của Google Drive bằng phím tắt Ctrl + / ở bất cứ đâu trên trang.

Sao lưu dữ liệu từ điện thoại

Nếu có nhu cầu sao lưu dữ liệu từ điện thoại lên Drive, người dùng chỉ cần thực hiển những bước như sau: 

  1. Từ Drive của thiết bị, bấm Settings đến Backup, sau đó chọn mục mà bạn muốn sao lưu. Ví dụ: Ảnh, video, danh bạ điện thoại.
  2. Bấm chọn On Auto Backup, sau đó chờ một lúc để điện thoại thực hiện quá trình sao lưu.

Lưu ý: Trong khi thực hiện sao lưu điện thoại cần có kết nối mạng Internet ổn định.

Tạo bảng khảo sát và thu thập dữ liệu

Google Drive còn cung cấp cho người dùng tính năng tạo bảng, giúp bạn lập nên những bảng khảo sát ý kiến và thu thập thông tin.

Thao tác thực hiện như sau:

  1. Chọn tạo file, sau đó nhấp chọn dòng “Google biểu mẫu”: gồm mẫu trống và mẫu có sẵn.
  2. Google biểu mẫu chứa các hình thức khảo sát đa dạng bạn có thể kết hợp với nhau như: câu hỏi, văn bản thông thường, chọn đáp án,…

Ưu nhược điểm của Google Drive

Sau khi đã tìm hiểu những tính năng nổi bật thì bên dưới đây là một số ưu và nhược điểm của Google Drive bạn nên biết:

Ưu điểm

  • Sao lưu các tập tin: Google Drive là giải pháp lưu trữ tối ưu thay thế cho ổ cứng ngoài, thẻ nhớ hoặc USB. Những thiết bị này có thể bị hư hỏng bất cứ lúc nào, dẫn đến việc mất dữ liệu vĩnh viễn. Google Drive đã xuất hiện và giải quyết được vấn đề trên.
  • Gửi tệp lớn cho gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp: Chỉ cần sở hữu một tài khoản Gmail, thì việc gửi các tệp có kích thước lớn đến bạn bè, đồng nghiệp của bạn,… bằng Google Drive sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết.
  • Dùng ứng dụng Google Drive để truy cập tài liệu: Một chiếc điện thoại thông minh hay thiết bị điện tử cầm tay như iPad, máy tính bảng sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc truy cập, tải xuống hoặc thao tác với bất kỳ tệp nào qua Drive mà không cần đến máy tính.
  • Công cụ tìm kiếm tích hợp hiệu quả: Google Drive được tích hợp tính năng tìm kiếm theo loại tệp, gồm: Hình ảnh, tệp Word, keyword, video,… Đồng thời, người dùng cũng có thể tìm kiếm theo chủ sở hữu của tệp.
  • Tính năng nhận dạng ký tự quang học: Đã bao giờ bạn tìm một người hay một điều gì đó đặc biệt nổi bật. Google Drive với tính năng quét qua các tài liệu được lưu bởi người dùng khác và tìm kiếm từ, tên mà bạn đã tìm kiếm trước đó nhờ công nghệ nhận dạng ký tự quang học độc đáo. Tính năng này thích hợp cho những ai đang nghiên cứu hoặc làm việc về lịch sử.
  • Chia sẻ ảnh và video với các liên hệ trong Contact của bạn: Trong trường hợp bạn bè, người thân, đồng nghiệp của bạn đều đang sử dụng Google Drive thì việc chia sẻ các tệp với nhau sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện. Chẳng hạn như, bạn đi công tác nhưng vẫn có thể thực hiện thao tác trong một dự án với với mọi người mặc dù vị trí địa lý hoàn toàn khác nhau.
  • Truy cập và chỉnh sửa đa dạng tài liệu: Điều này thể hiện qua việc dù máy tính của bạn không chứa phần mềm, bạn cần để mở một loại tệp nhất định thì vẫn thực hiện được sau khi tải lên tài khoản Google Drive. Google Drive cho phép người dùng mở mọi thứ từ dạng Adobe Suite đến tài liệu Microsoft Word, bảng tính, biểu mẫu,…
  • Công nghệ nhận dạng hình ảnh tích hợp tuyệt vời: Đây là tính năng được đánh giá cao của Google Drive, công nghệ này có thể nhận ra nội dung hình ảnh của người dùng. Ví dụ: Hình ảnh về một địa điểm nào đó của bạn được tải lên ngay sau đó nó cũng có thể xuất hiện khi những người dùng khác tìm kiếm mốc đó thông qua Google Drive.
  • Miễn phí sử dụng hoàn toàn: Người dùng có thể thoải mái trải nghiệm những lợi ích trên của Google Drive hoàn toàn miễn phí

Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nói trên nhưng Google Drive cũng sở hữu những mặt hạn chế nhất định sau đây:

  • Người dùng cảm thấy bất tiện vì khả năng truy cập của Google: Trên cùng một thời điểm nhưng quá nhiều người tham gia, những phiên bản cập nhật chỉnh sửa của người không thể được cùng cập nhật, do đó nếu ai đó nhấn F5 cho trang, phần chỉnh sửa trước đó của từng người sẽ mất đi vĩnh viễn.
  • Dữ liệu có khả năng bị mất hay thất lạc: Những trường hợp như tổ chức, công ty chỉ sử dụng Google Drive để lưu trữ và quản lý dữ liệu thì tính không bảo đảm an toàn. Các dữ liệu sẽ dễ dàng bị mất đi nếu nhân viên cố tình xóa bỏ sau khi họ nghỉ việc nhằm thực hiện mục đích xấu, vì thế vấn đề bàn giao công việc và quản lý tài khoản hợp lý cần được xem trọng.
  • Giao diện các công cụ tích hợp chưa thân thiện với người dùng: Tuy đã được tích hợp loạt phần mềm như: Google Tài liệu, Google Trang tính, Google Trang trình bày,… và so sánh như ngang hàng với Microsoft nhưng Google Drive vẫn chưa thật sự thân thiện với người dùng. Vẫn còn một bộ phận chọn sử dụng Microsoft rồi mới đăng tải lên Google Drive, điều này khiến tốn thời gian và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Lưu ý khi sử dụng Google Drive

  • Bạn chỉ được dùng dung lượng lưu trữ tối đa là 15GB, nếu có nhu cầu mở rộng thì phải thanh toán theo gói/tháng.
  • Những tài liệu dùng với Google Docs gồm: .gdoc, .gslides, và .gsheet lưu trữ tại Google Drive đều không tính bị giới hạn.
  • Khi trải nghiệm Google Drive, hình ảnh cần lưu ý như sau: Hình ảnh kích thước tối đa là 2048 x 2048 pixel còn video phải thấp hơn 15 phút sẽ không bị giới hạn.
  • Những tập tin được tải lên từ phần mềm Microsoft Office sở hữu định dạng mở sẽ được chuyển thành định dạng Google và được phép lưu trữ trên Google Drive không giới hạn.
Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Hướng dẫn sử dụng Google Drive

Cách tạo Google Drive

  • Đầu tiên, bạn cần thực hiện tạo mới tài khoản Google.
Tạo mới tài khoản Google
Tạo mới tài khoản Google
  • Hoàn tất việc tạo mới tài khoản Google, bạn hãy truy cập vào đường link sau: https://drive.google.com/, đó là Google Drive của bạn.
Truy cập Google Drive của bạn
Truy cập Google Drive của bạn

Cách đăng tải và tạo tệp lưu trữ

Muốn truy cập và sử dụng các tài liệu trên Google Drive, đầu tiên bạn phải tải các tệp đó lên.

Thực hiện tải tệp lên Google Drive thông qua hai cách sau:

  1. Kéo tệp hoặc thư mục từ màn hình thiết bị của bạn và thả chúng vào cửa sổ trình duyệt đang sử dụng.
  2. Nhấn vào mục “Mới” ở góc bên trái của màn hình của bạn. Sau đó sẽ có những lựa chọn được hiện lên. Bấm chọn “Thư mục” để tạo tệp mới, nhấn chọn “Tải tệp lên” hoặc “Tải thư mục lên” nếu muốn tải lên những tài liệu nằm ở thiết bị.
Cách đăng tải và tạo tệp lưu trữ
Cách đăng tải và tạo tệp lưu trữ

Đồng thời, bạn cũng có thể dùng mục “Mới” để tạo mới tệp, tài liệu, biểu mẫu,… mới dùng những phần mềm tích hợp trên Google Drive.

Dựa theo nhu cầu của bản thân, bạn có thể tùy chọn những ứng dụng tương ứng trên thanh Menu. Chúng sẽ được sao lưu tự động và cho phép truy cập từ Google Drive.

Cách sắp xếp dữ liệu 

Hãy cố găng sắp xếp dữ liệu của mình một cách khoa học để tiết kiệm thời gian, hiệu suất công việc và nâng cao thẩm mỹ hơn. Đồng thời, nó cũng giúp bạn tìm kiếm các file, tài liệu một cách dễ dàng.

Một vài mẹo bạn nên áp dụng để lưu trữ file hiệu quả:

  • Nhất quán việc đặt tên cho thư mục.
  • Hãy chọn “Drive của tôi” và Click “Mới” tạo thư mục nếu có nhu cầu lập thư mục lớn nhất.
  • Trường hợp muốn tạo một thư mục con, nên mở thư mục mẹ trước sau đó chọn “Mới” tạo thư mục con. Tại đây bạn có thể dễ dàng kéo thả các thư mục tùy thích.

Cách chia sẻ tệp và tài liệu

Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của Google Drive, người dùng có thể chia sẻ toàn bộ tài liệu cho người khác một cách nhanh chóng và đơn giản.

Thông qua các bước như sau:

  • Bấm chuột phải cho file hoặc thư mục bạn muốn chia sẻ. Cuối cùng bấm “Chia sẻ”.
Cách chia sẻ tệp và tài liệu
Cách chia sẻ tệp và tài liệu
  • Tiếp tục, bổ sung người dùng khác thông qua tài khoản Email và tiến hành phân quyền cho các vị trí như: Người xem, nhận xét, chỉnh sửa. Đặc biệt, tất cả các file và thư mục sau khi được tạo tại Drive có thể tùy chỉnh được nhiều người chỉnh sửa cùng một thời điểm dễ dàng.

Nếu muốn ai cũng có thể truy cập thư mục, bạn thực hiện chia sẻ địa chỉ liên kết với tuỳ chọn là “Bất kì ai có đường liên kết”. Cuối cùng, copy URL đó và chia sẻ.

Lưu ý: “Bị hạn chế” là một tùy chỉnh mà chỉ những người bạn thêm bằng Email mới có thể mở file, thư mục.

Cách chia sẻ tệp và tài liệu - bị hạn chế
Cách chia sẻ tệp và tài liệu – bị hạn chế

Hướng dẫn tải Google Drive cho điện thoại

Để sử dụng Google Drive mọi lúc mọi nơi, thực hiện tải Google Drive về thiết bị di động của bạn theo hướng dẫn dưới đây:

  1. Tìm và tải Google Drive trên CH Play (cho Android) và Appstore (cho iOS).
  2. Nếu có nhu cầu tạo mới file, chỉnh sửa và sắp xếp file một cách linh động nhất, người dùng cần thực hiện tải xuống ứng dụng di động độc lập của Google gồm: Google Tài liệu, Google Trang tính, Google Trang trình bày, Google Hình ảnh.
  3. Các ứng dựng trên đều được tích hợp tính năng hỗ trợ ngoại tuyến để có vận hành tốt mà không cần đến mạng Internet, đồng thời cũng được cập nhật với ứng dụng Google Drive.

Ngoài ra, nếu người dùng có nhu cầu lưu trữ dữ liệu ở máy tính của mình thì hiện tại Mac và PC là hai hệ điều hành hỗ trợ chức năng “Sao lưu và Đồng bộ hóa” các tệp sẽ được sao lưu nhanh chóng vào Google Drive.

Những câu hỏi thường gặp về Google Drive

Mặc dù được ưa chuộng từ đông đảo người dùng, nhưng đối với những người mới tìm hiểu về Google Drive thì vẫn có những điểm chưa hiểu rõ, chẳng hạn như:

Google Drive có mất phí không? Google Drive được bao nhiều GB?

Với dung lượng lưu trữ miễn phí là 15 GB. Đối với một số công việc cần lưu trữ nhiều thì đây là con số rất nhỏ, bạn có thể mua Google One với mức giá sau:
– 1,99 USD/Tháng cho 100 GB.
– 2,99 USD/Tháng cho 200 GB.
– 9,99 USD/Tháng cho 2 TB.
– 99,99 USD/Tháng cho 10 TB.
– 199,99 USD/Tháng cho 20 TB.
– 299,99 USD/Tháng cho 30 TB.

Google Drive cho phép lưu trữ định dạng file nào?

Theo trình bày bên trên, thì hiện tại Google Drive cho phép người dùng lưu trữ nhiều loại định dạng file dữ liệu thông dụng như: video, tài liệu, âm nhạc, hình ảnh,…
Kích thước file của các dạng dữ liệu:
– Tài liệu: Tối thiểu với số lượng 1,02 triệu ký tự. Trong trường hợp là văn bản chuyển đổi sang định dạng Google Docs tối thiểu là 50 MB.
– Bảng tính: 2 triệu ô cho bảng tính là con số cho phép khi được tạo mới, hay nếu chuyển đổi thành Google Sheets.
– Tập tin trình chiếu: Tối thiểu là 100 MB cho bản trình bày được chuyển đổi sang Google Slides.
– Tất cả các tập tin khác: Không vượt quá 5 TB.

Google Drive có dùng được khi ngoại tuyến không?

Một lưu ý nhỏ cho những ai dùng Google Drive là nó chỉ hỗ trợ cho người dùng khi làm việc trên trình duyệt Chrome. Nếu bạn đang dùng một trình duyệt nào đó khác như: Safari, Cốc Cốc,… thì bạn nên đổi sang Chrome ngay nếu không muốn mất nội dung khi không được kết nối mạng Internet hay thao tác tùy chỉnh tại Drive. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng Drive trên các thiết bị di động của mình, chỉ cần thực hiện tải xuống ứng dụng Drive sau đó kích hoạt chế độ ngoại tuyến.

Các loại tập tin được hỗ trợ trên Google Drive

Các tập tin thông thường:
– File nén gồm: .RAR,.ZIP, gzip, tar.
– File âm thanh gồm các định dạng: MP3, MPEG, WAV, .ogg.
– File hình ảnh ở dạng: .JPEG, .PNG, .GIF, .BMP.
– Markup/Code theo dạng: .CSS, .HTML, .PHP, .C, .CPP, .H, .HPP, .JS.
– File văn bản chỉ ở .TXT.
– Các file video như: WebM, .LV, .MPEG4, .MPEGPS, 3GPP, .MOV, .AVI, .WMV, .ogg.

Tập tin Adobe:
– Autodesk AutoCad (.DXF).
– lllustrator (.AI).
– Photoshop (.PSD).
– Định dạng tài liệu di động (.PDF).
– PostScript (.EPS, .PS).
– Scalable Vector Graphics (.SVG).
– Tập tin hình ảnh được gắn thẻ (.TIFF) – hiệu quả nhất với RGB .TIFF.
– TrueType (.TTF).

Lời kết

Hy vọng sau khi đọc bài viết trên đây của Vietnix bạn đã hiểu được Google Drive là gì? và có thể sử dụng Drive dễ dàng, giúp tối ưu được thời gian và hiệu suất công việc. Nếu có gì chưa rõ, hãy bình luận ngay bên dưới để được Vietnix giải đáp. Chúc bạn thành công!

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website