CTO là gì? Cách để trở thành một CTO giỏi

Nội Dung ChínhCTO là gì? Phân biệt CTO và CIOCông việc của CTO là gì?Phân loại CTO hiện nayCTO phát triển cơ sở hạ tầngCTO phụ trách kỹ thuậtCTO phụ trách MarketingCTO phát triển chiến lược kỹ thuật dài hạnCách để trở thành một CTO giỏiKỹ năng chuyên mônKỹ năng mềmTop 10 CTO nổi tiếng trên … Tiếp tục đọc CTO là gì? Cách để trở thành một CTO giỏi


Banner hosting giá rẻ dành cho sinh viên

CTO là gì? CTO là viết tắt của từ gì? Đây có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều người khi mới tìm hiểu về CTO. Hôm nay, Vietnix sẽ cùng bạn tìm hiểu về công việc của một CTO, phân biệt CTO và CIO, bí quyết trở thành một CTO giỏi và Top 10 CTO nổi tiếng nhất trên thế giới!

CTO là gì? 

CTO là viết tắt của Chief Technology Officer, thường được dịch là Giám đốc Công nghệ. Họ là những người đứng đầu và trực tiếp điều hành, phát triển các hoạt động công nghệ, kỹ thuật của công ty.

Công việc này thường xuất hiện trong các mô hình kinh doanh công nghệ, đặc biệt tại các Startup trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt bậc, vị trí này lại càng thêm quan trọng và mang tính quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các tổ chức cần quan tâm và nhanh chóng đẩy mạnh tìm kiếm nhân tài cho vị trí này.

CTO là gì?
CTO là gì?

>> Xem thêm: BI là gì? Business Intelligence có vai trò như thế nào với các doanh nghiệp?

Banner Hosting Cao Cấp dành cho SEOer

Phân biệt CTO và CIO

Với những người mới tìm hiểu về chức vụ Chief Technology Officer, bạn rất dễ nhầm lẫn giữa CTO và CIO – một chức vụ quan trọng khác trong bộ máy doanh nghiệp.

CIO là viết tắt của từ Chief Information Officer – Giám đốc công nghệ thông tin. Mặc dù CTO và CIO có tên gọi gần giống nhau, nhưng đây lại là 2 công việc khác nhau với nhiệm vụ và trọng trách riêng biệt. Vì vậy, các công ty nên tách riêng hai chức vụ này chứ không nên gộp chúng lại với nhau.

Hãy cùng Vietnix phân biệt 2 khái niệm này:

Chief Technology Officer thiên về tư duy sáng tạo, nhanh chóng cập nhật sự đổi mới của công nghệ để áp dụng vào phát triển sản phẩm phù hợp với công ty. Ngược lại, CIO sẽ tập trung vào quản lý thông tin của nội bộ doanh nghiệp, cải tiến và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ của tổ chức. 

Chief Technology Officer chú trọng công nghệ cốt lõi, CIO tập trung vào việc xử lý thông tin. CTO tập trung hợp tác với các khách hàng bên ngoài. Trong khi đó, CIO có xu hướng làm việc nội bộ

Trước đây, CIO thường làm việc với 2 vai trò: CIO và CTO. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh các hoạt động công nghệ kỹ thuật, 2 vị trí này mới được tách biệt rõ ràng. 

Phân biệt CTO với CIO
Phân biệt CTO với CIO

Công việc của CTO là gì?

Sau đây là công việc và nhiệm vụ cơ bản của vị trí Chief Technology Officer mà bạn nên biết:

  • Nghiên cứuđưa ra các chiến lược phát triển về công nghệ cốt lõi cho công ty. 
  • Các chiến lược củng cố an ninh mạng, định hướng kỹ thuật thích hợp với sứ mệnh công ty.
  • Quản lýđiều hành hoạt động đội ngũ nhân sự công nghệ – kỹ thuật.
  • Đào tạophát triển nguồn nhân lực công nghệ cao cho doanh nghiệp. 
  • Quản lý hệ thống máy chủ của tổ chức, giám sát các chỉ số dữ liệu vận hành để đảm bảo tiến độ hoạt động của công ty.
  • Báo cáo cho các SEO về hoạt động công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời đóng vai trò tư vấn các vấn đề công nghệ, kỹ thuật cao.
  • Làm việc và trao đổi với các đối tác về chiến lược công nghệ phù hợp.
Banner Hosting Giá Rẻ dành cho cá nhân

Phân loại CTO hiện nay

Nhiệm vụ và vai trò của các Chief Technology Officer phụ thuộc phần lớn vào lĩnh vực mà công ty đang theo đuổi. Về cơ bản có thể chia CTO thành 4 loại khác nhau dựa trên nhiệm vụ:

CTO phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tiên là các Chief Technology Officer có vai trò quản lý và giám sát cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Họ sẽ là người trực tiếp phụ trách nền tảng dữ liệu, duy trì an ninh và bảo trì mạng của tổ chức. Họ cũng có nhiệm vụ kiểm soát định hướng công nghệ của công ty.

CTO phụ trách kỹ thuật

Đây là các Chief Technology Officer có nhiệm vụ quản lý việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật cho doanh nghiệp, phát triển chiến lược công nghệ cho toàn bộ hệ thống công ty. Họ cũng là người nghiên cứu và nắm bắt các kỹ thuật hiện đại để áp dụng cho bộ máy công nghệ của công ty mình. 

CTO phụ trách Marketing

Đây là một phân nhánh Chief Technology Officer mà không phải ai cũng biết. Họ có nhiệm vụ là cầu nối giữa công ty và các đối tác. Quản lý quan hệ khách hàng, nghiên cứu về thị trường mục tiêu để từ đó phát triển công nghệ thông tin của tổ chức hơn nữa.

CTO phụ trách Marketing
CTO phụ trách Marketing

CTO phát triển chiến lược kỹ thuật dài hạn

Cuối cùng là Chief Technology Officer phụ trách các chiến lược kỹ thuật dài hạn. Họ là người có tầm nhìn xa và khả năng phân tích logic, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ phù hợp với nội bộ doanh nghiệp và xu thế thị trường. 

CTO phụ trách kỹ thuật dài hạn
CTO phụ trách kỹ thuật dài hạn

>> Xem thêm: CRM là gì? CRM hữu ích như thế nào đối với một công ty?

Cách để trở thành một CTO giỏi

Để “bước lên” vị trí Chief Technology Officer của một doanh nghiệp, bạn cần học hỏi và trau dồi bản thân không ngừng nghỉ. Sau đây là những yếu tố không thể thiếu có tham vọng trở thành một CTO xuất sắc:

Kỹ năng chuyên môn

Điều đầu tiên mà các Chief Technology Officer không thể thiếu đó là kỹ năng chuyên môn về kỹ thuậtcông nghệ thông tin. Bạn không thể phát triển trong lĩnh vực này nếu không phải là người có thể nắm chắc các kiến thức lập trình và phần mềm “trong lòng bàn tay”.

Thắc mắc của nhiều bạn trẻ là làm Chief Technology Officer có cần giỏi code không. Thì câu trả lời là Có. Bởi để đạt được vị trí này, hầu hết các CTO đều có xuất thân từ Software Engineer và với họ, code và lập trình đã là một phần trong cuộc sống. Tuy nhiên, một CTO không nhất thiết phải thành thạo ở mọi loại code. Họ chỉ cần có kiến thức, tư duy nền tảng và không ngừng tìm tòi, tiếp xúc với nhiều loại code khác nhau. 

Kỹ năng mềm

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, các kỹ năng mềm đóng vai trò quyết định cho lộ trình thăng tiến của một Chief Technology Officer.

  • Tầm nhìn xa và kỹ năng lên chiến lược dài hạn: Các CTO là người phụ trách và định hướng phát triển cho kỹ thuật công nghệ của công ty. Do đó, bạn cần rèn luyện cho mình một tầm nhìn xa và tư duy dài hạn. CTO cần có cái nhìn bao quát để kiểm soát được bộ máy công nghệ của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng làm việc với con người: CTO là người giám sát và quản lý đội ngũ nhân sự công nghệ thông tin của toàn doanh nghiệp. Do đó họ cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc với con người. Bên cạnh đó, CTO cũng sử hữu khả năng truyền cảm hứng và thuyết phục những người xung quanh.
  • Kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề: Là người kiểm soát toàn bộ hệ thống công nghệ của doanh nghiệp, các CTO luôn phải đối mặt với trọng trách khá nặng nề. Bạn cần phải sẵn sàng và bình tĩnh để giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động. Do đó, kỹ năng tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề chuyên nghiệp sẽ là “chìa khóa” tạo nên một CTO xuất sắc.
  • Kỹ năng cập nhật xu hướng: Công nghệ là lĩnh vực thay đổi qua từng ngày. Các doanh nghiệp nếu không nắm bắt và “chuyển mình” đúng lúc, sẽ khó mà giữ vững vị thế của mình trên thị trường. Do đó, là một CTO, bạn cần không ngừng tìm tòi, nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất, để từ đó áp dụng vào bộ máy hoạt động của doanh nghiệp nếu phù hợp.
Kỹ năng làm việc với con người là kỹ năng không thể thiếu
Kỹ năng làm việc với con người là kỹ năng không thể thiếu

Xem thêm: Project Manager là gì? Những kỹ năng phải có để trở thành một Project Manager giỏi

Hosting Cao Cấp dành cho Web Developer

Top 10 CTO nổi tiếng trên thế giới

Sau đây là Top 10 Chief Technology Officer nổi tiếng trên thế giới mà có thể bạn chưa biết:

Kevin Scott – CTO của Microsoft

Kevin Scott là Phó chủ tịch và là Giám đốc công nghệ của tập đoàn Microsoft. Ông có kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực công nghệ với tư cách là nhà nghiên cứu, kỹ sư và nhà lãnh đạo.

Kyle Malady – CTO của công ty Viễn thông Verizon

Kyle là Giám đốc Công nghệ của công ty Verizon, nổi tiếng là người có công trong việc phát triển và thương mại hóa dịch vụ 4G LTE.

Suresh Kumar – CTO của Walmart

Suresh Kumar giữ chức Phó chủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ toàn cầu và Giám đốc phát triển (CDO) của tập đoàn Walmart.. Ông có trách nhiệm đặt ra chiến lược kỹ thuật, quyết định ứng dụng chuyển đổi kỹ thuật số đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Will Grannis – CTO của Google

Will Grannis là Giám đốc điều hành của Google. Ông bắt đầu xây dựng chức năng CTO đầu tiên cho Google từ năm 2015 nhằm đẩy mạnh phát triển sản phẩm. Ông cũng là một nhà phát triển, CTO, SVP Kỹ thuật và Giám đốc điều hành, xây dựng nhiều nền tảng công nghệ cao cho Google.

Gerri M. Flickinger – CTO của Starbucks

Gerri Martin-Flickinger là Cựu Phó chủ tịch điều hành kiêm Giám đốc công nghệ của Starbucks. Bà chịu trách nhiệm phát triển an ninh mạng và có nhiều năm kinh nghiệm hội đồng quản trị công ty đại chúng với Tableau Software.

Susie Wee – CTO của Cisco

Susie là Phó Chủ tịch Cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ Cisco. Cô đã thành lập và lãnh đạo DevNet – chương trình cải tiến tốc độ tự động hóa và chuyển đổi kỹ thuật số. Dưới sự lãnh đạo của Susie, DevNet đã phát triển thành một cộng đồng toàn cầu với hơn 500.000 nhà phát triển.

Christine Spang – Nylas

Christine Spang giữ vị trí CTO của Nylas. Cô chịu trách nhiệm phát triển và cung cấp các giải pháp công nghệ cho các nhà phát triển phần mềm và nhóm kỹ thuật. Ngoài ra, điều ấn tượng ở Christine là cô đã có bằng khoa học máy tính tại trường đại học nổi tiếng MIT.

Chris Wolf – CTO của VMware

Chris Wolf là CTO tại công ty VMware. Ông có trách nhiệm làm cố vấn cho các khách hàng của VMware tại Châu Mỹ. Đồng thời, ông là người lên chiến lược hiện đại hóa trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. 

Peng Xiao – CTO của Pegasus LLC

Peng Xiao là Giám đốc điều hành tại Pegasus. Ông đã từng giữ chức vụ Giám đốc Công nghệ và Phó Chủ tịch Điều hành Cấp cao tại MicroStrategy Inc. Ông sở hữu tấm bằng B.S. danh giá trong Khoa học Máy tính và bằng B.A. bằng Kinh doanh Quốc tế của Đại học Hawaii Pacific, bằng Thạc sĩ Công nghệ và Các vấn đề Quốc tế của George Washington

Elizabeth Davis – CTO của Greo

Elizabeth Davis là Trợ lý giám đốc điều hành đánh giá thể chế tại Hội đồng Giáo dục Nghề nghiệp. Cô bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí một kỹ sư phần mềm, trước khi trở thành Người đồng sáng lập và CTO của Greo.

Kevin Scott - CTO của Microsoft
Kevin Scott – CTO của Microsoft

Lời kết

Trên đây, bạn đã cùng Vietnix tìm hiểu về CTO là gì, CTO là viết tắt của từ gì, công việc của một CTO và cách để trở thành một CTO – Chief Technology Officer giỏi. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích, giúp bạn phát triển bản thân trên con đường trở thành một CTO xuất sắc!

Banner Hosting Giá Rẻ tại Vietnix



Thiết kế website

Rate this post

Bình luận